Iểu luận mâm ngũ quả trong tết cổ truyền việt nam môn cơ sở văn hóa việt nam

15 0 0
Iểu luận mâm ngũ quả trong tết cổ truyền việt nam môn cơ sở văn hóa việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ thời các vua Hùng dựng nước cho đến ngày nay, trải qua hàng nghìn năm phát triển, văn hóa của Việt Nam đã tự có sự học hỏi và thích nghi, tích lũy được cho mình sự đa dạng và phong ph

lOMoARcPSD|39150642 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN MÂM NGŨ QUẢ TRONG TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bảo Châu MSSV: 2257061021 Lớp: QH2022 – CLC – A Email: tranthibaochau1502@gmail.com Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Hiệu TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2023 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ TẾT CỔ TRUYỀN TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM 3 1 Khái niệm, đặc trưng và cách tiếp cận văn hoá 3 1.1 Khái niệm văn hóa 3 1.2 Đặc trưng của văn hóa 3 1.3 Cách tiếp cận văn hóa 3 2 Sơ lược về văn hóa Việt Nam 4 2.1 Khái niệm văn hóa Việt Nam 4 2.2 Đặc trưng văn hóa Việt Nam 5 3 Vị trí của Tết Cổ truyền trong văn hóa Việt Nam 6 CHƯƠNG II: MÂM NGŨ QUẢ TRONG TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 8 1 Khái niệm mâm ngũ quả ngày Tết 8 2 Nguồn gốc mâm ngũ quả ngày Tết 8 3 Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết 8 3.1 Ngũ quả 8 3.2 Tên gọi 9 3.3 Hình dáng, hương vị 9 3.4 Màu sắc 9 4 Mâm ngũ quả trong văn hóa vùng miền 9 4.1 Miền Bắc 9 4.2 Miền Nam 10 4.3 Miền Trung 10 KẾT LUẬN 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và gắn liền với bề dày lịch sử Từ thời các vua Hùng dựng nước cho đến ngày nay, trải qua hàng nghìn năm phát triển, văn hóa của Việt Nam đã tự có sự học hỏi và thích nghi, tích lũy được cho mình sự đa dạng và phong phú thông qua việc tận dụng sự giàu có trong văn hóa của 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ đất nước, và đồng thời giao lưu tiếp xúc thêm với văn hóa nước ngoài, từ đó bảo tồn, duy trì và phát huy những nét đẹp và tích cực trong nhiều nền văn hóa Văn hóa Việt Nam còn chọn lọc, xóa bỏ đi những mê tín dị đoan, tư tưởng cổ hủ lạc hậu gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội Trong các nét đẹp trong văn hóa của đất nước, Tết cổ truyền có lẽ đã gắn liền với đời sống của các thế hệ con người Việt Nam Tết đại diện cho sự khởi đầu của một năm mới, một chu kỳ mới trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam Do đó văn hóa Tết cổ truyền đóng một vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của dân tộc Việt Nam Ngoài ra, hình ảnh mâm ngũ quả cũng gắn liền với Tết cổ truyền như là một biểu tượng về phong thủy, chứa đựng nhiều ý nghĩa về tâm linh và niềm tin trong đời sống tinh thần của người Việt Nam Nó duy trì niềm tin vào sự thuận lợi trong cuộc sống, thái độ lạc quan và là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ cúng Vì lẽ đó, hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của mâm ngũ quả, đặc biệt trong bối cảnh Tết cổ truyền Việt Nam sẽ giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn về các nét đẹp trong văn hóa Việt Nam để từ đó có hướng đi đúng đắn trong công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tiểu luận trước tiên phân tích sơ lược về khái niệm và các đặc trưng của văn hóa Việt Nam cũng như vị trí của Tết cổ truyền trong đời sống văn hóa Việt Nam Tiếp sau đó, tiểu luận đi sâu vào phân tích nguồn gốc và ý nghĩa của mâm ngũ quả như là một nét đẹp văn hóa gắn liền với ngày Tết cổ truyền 3 Ý nghĩa đề tài Tiểu luận phân tích rõ khái niệm và ý nghĩa của các đặc điểm văn hóa Việt Nam, đề cao tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc bảo tồn và phát huy các nét đẹp văn hóa Đặc biệt tiểu luận tập trung hướng đến Tết cổ truyền và hình ảnh mâm ngũ quả trong Tết, làm nổi bật lên hình ảnh và giá trị của mâm ngũ quả trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam Tiểu luận còn có thể được dùng làm tư liệu tham khảo cho sinh viên trong quá trình tìm hiểu về văn hóa Việt Nam và Tết cổ truyền nói chung, cũng như về mâm ngũ quả nói riêng 1 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 4 Kết cấu tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2 chương 2 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 CHƯƠNG I: VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ TẾT CỔ TRUYỀN TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM 1 Khái niệm, đặc trưng và cách tiếp cận văn hóa 1.1 Khái niệm văn hóa Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra với nhiều cách hiểu và cách tiếp cận khác nhau Theo định nghĩa được UNESCO phát biểu vào năm 1982, văn hóa là “một phức hợp chỉnh thể gồm những đặc trưng cảm xúc và trí tuệ, vật chất và tinh thần làm nên đặc trưng của một xã hội hoặc một nhóm xã hội.”1 Hồ Chí Minh thì cho rằng: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”2 Có thể thấy, nội hàm của khái niệm “văn hóa” rất rộng và có thể được diễn giải từ nhiều khía cạnh Tuy vậy, văn hóa vẫn có những đặc trưng cơ bản để nhận diện và có một hệ thống đặc điểm mang tính thống nhất Nhìn chung, văn hóa bao gồm những giá trị tinh thần và vật chất được hình thành trên nền thế giới tự nhiên trong quá trình sống và phát triển của con người, nói cách khác, văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra thông qua sự tương tác giữa con người với xã hội, giữa con người với con người và được truyền nối, sẻ chia, phát triển, giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác 1.2 Đặc trưng của văn hóa Văn hóa có nhiều đặc trưng khác nhau, phụ thuộc vào cách tiếp cận của mỗi người Nhưng từ các định về văn hóa, có thể rút ra được một số đặc trưng cơ bản sau: - Văn hóa có tính hệ thống: Bởi vì văn hóa được cấu thành từ nhiều khía cạnh, bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau, liên kết lại tạo thành những đặc trưng riêng biệt của một nền văn hóa - Văn hóa có tính đa dạng: Phụ thuộc vào điều kiện sống cũng như môi trường xung quanh mà văn hóa ở mỗi cộng đồng được hình thành và phát triển không giống nhau, tạo nên những sự khác biệt nhất định Chính vì vậy mà văn hóa luôn đa dạng, phong phú - Văn hóa có tính lịch sử: Văn hóa luôn gắn liền với sự thay đổi, biến động của lịch sử, được tích lũy, duy trì, truyền lưu qua nhiều thế hệ Vậy nên có thể nói văn hóa là lịch sử gắn bó mật thiết với nhau - Văn hóa có tính sẻ chia: Được tạo ra qua quan hệ giữa con người và xã hội, vì vậy mà văn hóa phải là những gì được chấp nhận, được chia sẻ và coi đó là giá trị chung của một cộng đồng 1.3 Cách tiếp cận văn hóa Vì văn hóa là một khái niệm rộng với nhiều phạm trù và đặc trưng khác nhau thế nên nó cũng có nhiều quan điểm khác nhau về cách tiếp cận, nghiên cứu 3 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Tuy nhiên, văn hóa nhìn chung là một hệ thống có sự liên kết chặt chẽ, vậy nên ta cũng phải tiếp cận nó một cách có hệ thống, phù hợp với đặc điểm vận hành của văn hóa nói chung Theo giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, có một số cách tiếp cận văn hóa có thể nói đến: - Tiếp cận hệ thống: Khái niệm hệ thống chỉ sự cấu thành một chỉnh thể từ các bộ phận (hay thành tố) có quan hệ mật thiết Tiếp cận hệ thống là nghiên cứu đối tượng trong mối quan hệ tổng hòa, có quan hệ với không chỉ các thành tố mà cả các bộ phận lớn nhỏ của nó - Tiếp cận địa - văn hóa: Nhìn nhận mối quan hệ giữa yếu tố địa lý vùng miền và văn hóa của khu vực, từ đó rút ra được quy luật của các ảnh hưởng môi trường địa lý tự nhiên lên yếu tố văn hóa - Tiếp cận sử - văn hóa: Nghiên cứu quá trình trao đổi, giao thoa các nền văn hóa trong lịch sử, đồng thời vận dụng các lý thuyết về trao đổi giao lưu văn hóa để lý giải cho các hiện tượng biến đổi hay sự tương đồng về văn hóa - Tiếp cận lịch đại - đồng đại: Nhìn nhận văn hóa trong mối quan hệ với không gian, thời gian tương ứng để có thể rút ra kết luận phù hợp với sự tương quan về trình độ phát triển và bối cảnh lịch sử, từ đó có cách lý giải hợp lý cho sự vận động của văn hóa - Tiếp cận liên ngành: Hình thức tiếp cận cuối cùng liên quan đến việc nghiên cứu văn hóa dựa trên sự liên quan của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau Hình thức này yêu cầu người tiến hành nghiên cứu phải có kiến thức trải dài trên đa dạng các lĩnh vực để có thể hiểu được vấn đề một cách sâu sắc hơn và từ đó rút ra nhận định, kết luận thích hợp 2 Sơ lược về văn hóa Việt Nam 2.1 Khái niệm văn hóa Việt Nam Dựa theo khái niệm văn hóa được nêu trên, văn hóa Việt Nam được hiểu là toàn bộ các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành trong xuyên suốt bề dày lịch sử Việt Nam, qua quá trình sinh hoạt, lao động, giải trí của con người, dân tộc Việt Nam Với hơn một nghìn năm lịch sử, cùng những đặc điểm về địa hình, dân cư, văn hóa Việt Nam ra đời và có cơ hội phát triển mạnh mẽ, đa sắc màu trên tất cả các vùng miền của tổ quốc Thế nhưng, văn hóa Việt Nam cũng có những ý kiến khác nhau về cách tiếp cận, khai thác Có ý kiến cho rằng văn hóa Việt Nam chỉ nên được xem là văn hóa của người Việt (hay còn gọi là người Kinh) Một số khác muốn tiếp cận văn hóa Việt Nam dưới góc độ tìm hiểu văn hóa của từng tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam Tuy nhiên cho đến hiện nay, quan điểm được phần lớn các nhà nghiên cứu đồng tình là quan điểm của Hồ Liên, cho rằng “văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc-quốc gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người.”3 4 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 2.2 Đặc trưng văn hóa Việt Nam Đặc trưng văn hóa được hiểu là nét riêng, nét nổi bật mang tính đặc thù, tạo nên sự khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, và văn hóa Việt Nam cũng có những nét đặc trưng riêng, được kết tinh qua bề dày lịch sử của đất nước Có thể nói, Việt Nam có một đất nước có nền văn hóa đa vùng miền, đa dân tộc nhưng lại thống nhất thành một chỉnh thể Chính những khác biệt về khí hậu, địa hình, đặc điểm phân bố dân cư của các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã tạo ra các vùng văn hóa với những bản sắc và giá trị riêng biệt mà theo Trần Quốc Vượng, có thể chia thành 6 vùng văn hóa bao gồm: Vùng văn hóa Tây Bắc, vùng văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, vùng văn hóa Trung Bộ, vùng văn hóa Tây Nguyên và vùng văn hóa Nam bộ Từ những vùng văn hóa với đặc trưng khác nhau cùng sự sinh sống của 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước, có thể nói, Việt Nam có một nền văn hóa đồ sộ và vô cùng phong phú, đa dạng về nhiều mặt, từ trang phục đến nếp sống, từ lao động đến giải trí, từ tín ngưỡng tôn giáo đến những phong tục tập quán, quan điểm riêng nhưng vẫn có sự thống nhất, phù hợp với những giá trị đạo đức và tinh thần chung của xã hội Những nét chung trong văn hóa Việt Nam không khó để nhận thấy, có thể kể đến một số đặc trưng tiêu biểu Thứ nhất, văn hóa Việt Nam ra đời từ nền nông nghiệp lúa nước Với vị trí cũng như khí hậu ở vùng Đông Nam Á cùng đặc điểm địa hình có hệ thống sông ngòi chằng chịt, phân bố rộng khắp, từ rất sớm, Việt Nam đã hình thành nền nông nghiệp trồng lúa nước trên các đồng bằng châu thổ với lượng phù sa màu mỡ được bồi đắp quanh năm Theo nghiên cứu, người Kinh - tộc người chiếm đa số dân số Việt Nam - cùng người Thái, Tày, Mường, Khơ Me là 5 dân tộc có số dân đông nhất trên cả nước, đều lấy trồng lúa nước là nghề tạo ra nguồn sống chính, không những thế, thời kỳ phong kiến Việt Nam cũng đề cao nghề làm nông, trồng lúa nước, vậy nên rất nhiều khía cạnh của văn hóa Việt Nam hiện nay được ra đời từ đây, như kho tàng văn chương nghệ thuật của dân tộc xuất hiện nhiều ca dao tục ngữ về kinh nghiệm trồng lúa, hình thành nên nhiều tín ngưỡng, phong tục như cầu mưa, cầu nước, thờ cúng trời đất mong mưa thuận gió hòa, hay làm nên văn hóa ẩm thực đặc trưng của đất nước Thứ hai, không khó để nhận thấy nền văn hóa Việt Nam đề cao giá trị truyền thống gia đình Điều đó được thể hiện qua các phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên trong nhà, có ngày giỗ để tưởng nhớ những người đã khuất, hay coi trọng cách hành xử giữa các thế hệ thành viên trong gia đình Đó chính là cách để người dân Việt Nam bày tỏ tình cảm và sự kính trọng của bản thân với gia đình, vun đúc nên những giá trị tinh thần tốt đẹp cho xã hội Thứ ba, một nét thú vị trong văn hóa Việt Nam chính là nền văn hóa cộng đồng, làng xã Tục ngữ Việt Nam có câu: “Phép vua thua lệ làng”, đó là minh chứng rõ ràng cho nét độc đáo trong văn hóa làng xã tại Việt 5 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Nam Các làng xã được hình thành rất sớm và các cá nhân trong cộng đồng ấy cũng gắn bó với nhau trong sinh hoạt, lao động hằng ngày Thông qua quá trình chung sống ấy, các làng xã dần hình thành nên những quy tắc và nếp sống riêng, gắn bó với nước nhà, từ đó lại tạo nên những tục lệ, phong tục, lễ hội đặc sắc được duy trì cho đến tận ngày hôm nay cũng như góp phần giữ gìn những bản sắc vùng miền mang đậm giá trị văn hóa Tiếp đến, văn hóa Việt Nam chứa đựng một tinh thần yêu nước vô cùng mạnh mẽ và sâu sắc Trải qua hàng nghìn năm lịch sử với các cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, người Việt Nam luôn có một lòng yêu nước, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc Tinh thần đó đã khiến cho nhân dân ta trong một nghìn năm Bắc thuộc không bị đồng hóa, không đánh mất bản sắc văn hóa riêng, khiến đất nước ta hòa bình độc lập sau hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ Có thể nói, ý thức dân tộc đã đi sâu vào con người Việt Nam, biến nó thành sức mạnh để chống lại kẻ thù và giữ lấy từng mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc Và cuối cùng, nền văn hóa của Việt Nam là một nền văn hóa mở Nó đón nhận các dòng văn hóa lớn trên thế giới, tiếp thu để thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn nhưng vẫn phù hợp với văn hóa nước nhà Chính những sự tác động ấy đã khiến một số khía cạnh trong văn hóa đất nước mất đi, đồng thời xuất hiện những cái mới để dần hình thành nên văn hóa Việt Nam đương thời Vậy mới thấy, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đã được chắt lọc lâu dài và kỹ lưỡng qua tiến trình lịch sử, từ đó tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo vào không thể hòa lẫn 3 Vị trí của Tết Cổ truyền trong văn hóa Việt Nam Tết Cổ truyền, hay còn gọi là Tết Nguyên đán là ngày lễ Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt, được xem là một khía cạnh của văn hóa tâm linh trong văn hóa Việt Nam Đa số quan điểm cho rằng Tết xuất phát từ Trung Quốc và được người Việt Nam tiếp nhận trong 1000 năm Bắc thuộc Tuy nhiên nếu chiếu theo sự tích “Bánh chưng, bánh giầy”, có thể thấy người Việt đã có ngày Tết từ thời Hùng Vương Hiện nay dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc ra đời thế nhưng nhìn chung, Tết Nguyên đán vẫn có vị trí quan trọng trong văn hóa Việt Nam cũng như có những đặc điểm riêng, phù hợp với nền văn hóa lâu đời của đất nước ta Tết Cổ truyền mang ý nghĩa rất to lớn đối với con người Việt Nam Khoảnh khắc bước sang năm mới được xem là khoảnh khắc giao thoa giữa trời và đất, cũng là khoảnh khắc thần linh và con người gần với nhau nhất - đây chính là thời điểm phù hợp để con người bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với các vị thần linh vì đã phù hộ họ trong suốt một năm lao động cũng như mong cầu một năm mới mưa gió thuận hòa, gặt hái được nhiều thành công Tết cũng là lúc để gia đình sum họp sau một năm lao động, là lúc để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, là lúc để người 6 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 thân trao cho nhau những lời chúc mong cầu hạnh phúc Và mỗi lúc Tết đến, đất nước ta lại tổ chức hàng loạt lễ hội văn hóa truyền thống với các trò chơi dân gian như đập niêu ngày Tết, kéo co, đấu vật hay hội Đền Hùng, hội Đền Gióng, để bày tỏ lòng biết ơn những thế hệ trước, và thể hiện sự tôn trọng cùng ý thức gìn giữ những phong tục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam được lưu truyền đến ngày nay Có thể nói, Tết Cổ truyền là sự giao thoa giữa tâm thức cộng động và tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc nên dù xã hội có phát triển như thế nào thì ngày Tết vẫn mang trong mình trọn vẹn ý nghĩa thiêng liêng và giá trị văn hóa tốt đẹp Bên cạnh đó, vì được xem là ngày lễ Tết quan trọng nhất nên Tết Cổ truyền chứa đựng rất nhiều đặc điểm của văn hóa Việt Nam, trong đó có những tập quán, lễ tiết, cúng bái như đưa Ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp, cúng tất niên, cúng giao thừa, đạp đất, chọn hướng xuất hành vào sáng đầu năm, kiêng quét rác ra cửa chính vào 3 ngày Tết, Và trong những lễ tục ấy không thể không nói đến việc bày mâm ngũ quả ngày Tết lên bàn thờ gia tiên - một phong tục mang bản sắc Việt Nam với những ý nghĩa tốt đẹp Và mâm ngũ quả cũng trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa ngày Tết của đất nước ta 7 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 CHƯƠNG II: MÂM NGŨ QUẢ TRONG TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 1 Khái niệm mâm ngũ quả ngày Tết “Ngũ” là số 5 trong tiếng Hán, “quả” chỉ các loại trái cây, “mâm ngũ quả” được hiểu là một mâm trái cây được sắp xếp một cách đẹp mắt với khoảng năm loại quả khác nhau để trang trí cho ngày Tết của gia đình Thông thường, mâm ngũ quả được đặt trên bàn thờ của tổ tiên hoặc có thể bày biện trên bàn dùng để tiếp khách trong những ngày đầu nằm, vừa khiến nhà cửa có không khí Tết, vừa bày tỏ mong cầu của chủ nhà trong năm mới cũng như thể hiện nhiều ý nghĩa về văn hóa tín ngưỡng của con người Việt Nam 2 Nguồn gốc mâm ngũ quả ngày Tết Có nguồn gốc ra đời từ đạo Phật, trong cuốn “Phật Quang Đại Từ điển” có ghi, “ngũ quả” là 5 loại trái cây trước khi ăn phải được gọt vỏ hay nấu chín, bao gồm: Các loại trái cây có hạt: táo, đào, mận, - Các loại trái cây có vỏ da: dưa, lê, - Các loại trái có vỏ cứng: dừa, hồ đào, - Các loại trái có vỏ sần sùi: quả tùng, bách, - Các loại trái có góc cạnh: ấu, các loại đậu - Về nguồn gốc, mâm ngũ quả lần được nhắc đến trong kinh Vu Lan Bồn (Ullambana Sutra) Theo như nội dung trong cuốn kinh, một đệ tử của Phật là Mục Liên trông thấy thân mẫu bị kiếp ngạ quỷ, muốn dùng bát cơm để dâng cho mẹ nhưng cơm hóa thành lửa Do đó ông tìm đến đức Phật để được giúp đỡ Đức Phật sau đó dặn ông cứ đến rằm tháng 7 thì chuẩn bị “trái cây năm màu” để cúng dường chư tăng 10 phương, sẽ được vô lượng công đức, từ đó giúp mẹ ông vượt kiếp nạn Đó chính là nguồn gốc hình thành nên mâm ngũ quả ngày nay Trong lịch sử, những ghi chép cho thấy Lương Vũ Đế thời nhà Lương, Trung Quốc (năm 538) là người đầu tiên bắt đầu lễ Vu Lan Bồn (hay còn gọi là lễ Vu Lan) Từ đó về sau mâm ngũ quả trở thành tục lệ với người dân theo Phật giáo và dần được tiếp nhận rộng rãi hơn Đến nay, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày Tết Cổ truyền của con người Việt Nam 3 Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết 3.1 Ngũ quả Trái cây là kết tinh của sự sống, mang ý nghĩa sinh sôi, nảy nở Với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, bày các loại hoa quả để dâng lên cho thần thánh hay tổ tiên càng thể hiện sự gửi gắm ước muốn cho mùa màng thuận lợi và sự sung túc trong cuộc sống của người dân Con số năm đại diện cho ngũ hành, ngũ phúc, ngũ căn, là các yếu tố liên quan đến văn hóa phong thủy Ngoài ra, số năm còn được cho là gắn liền với “sinh” và số lẻ thì đại diện cho sự sinh sôi, nảy nở trong cuộc sống 8 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Bên cạnh đó, xét trên nguồn gốc hình thành khái niệm mâm ngũ quả được đề cập trong kinh Vu Lan Bồn ở phần trên, mâm ngũ quả còn là đại diện cho lòng hiếu thảo của đệ tử Mục Liên dành cho thân mẫu của mình, là sự cố gắng của người con để giải cứu mẹ mình trước bàn tay ngạ quỷ Từ đó về sau, mâm ngũ quả còn được sử dụng trong lễ Vu Lan như là tấm lòng của người con dâng lên cho cha mẹ mình 3.2 Tên gọi Tên gọi cũng mang một ý nghĩa rất lớn trong văn hóa bày mâm ngũ quả của người Việt Nam Một ví dụ phổ biến nhất cho một mâm ngũ quả điển hình sẽ bao gồm các quả mãng cầu, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài và sung Mâm ngũ quả này mang ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”, được gửi gắm qua tên gọi của các loại trái cây Ngoài ra theo văn hóa xưa, người Việt cũng thường tránh bày những loại quả có tên thể hiện hoặc gần giống các ý nghĩa xấu như táo (còn được gọi là bom), lựu (lựu đạn), cam (cam chịu), Tuy nhiên, theo sự phát triển của thời gian và một số yếu tố đặc trưng về địa lý vùng miền, các điều kiêng kỵ trên cũng được hạn chế tương đối đáng kể 3.3 Hình dáng, hương vị Thường người Việt xưa sẽ dựa vào hình dạng, cấu tạo của trái cây để liên tưởng đến các điều tốt lành trong cuộc sống Ví dụ như dưa hấu hay dừa có vỏ ngoài căng tròn và ruột mát mẻ, nhiều nước sẽ thể hiện cho sự sung túc, ngọt ngào, còn đu đủ bên trong nhiều hạt sẽ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống Do đó thường các loại quả được chọn để bày trên mâm ngũ quả sẽ có vẻ ngoài đẹp, tròn trịa và có vị ngọt ngào 3.4 Màu sắc Vì mâm ngũ quả gắn liền với yếu tố phong thủy và ngũ hành, do đó các màu sắc được sử dụng cũng thường gắn liền với ngũ hành Trong đó, các màu như đỏ (may mắn), xanh lá cây (sinh sôi nảy nở) hay vàng (sung túc, màu của Phật) thường được ưu tiên Bên cạnh đó, đây là những màu sắc vô cùng nổi bật nên phù hợp để sử dụng như một cách trang trí nhà cửa ngày Tết thêm đẹp và rạng rỡ 4 Mâm ngũ quả trong văn hóa vùng miền Vì tính chất “theo mùa” của một số loại trái cây và đặc trưng về điều kiện địa lý tự nhiên vùng miền, mâm ngũ quả cũng có những phiên bản khác nhau để thuận tiện cho việc thờ cúng và thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo trong các dịp lễ quan trọng, đặc biệt là vào Tết Cổ truyền - ngày lễ quan trọng trong văn hóa của nhân dân ta từ lâu 4.1 Miền Bắc Trái cây trong mâm ngũ quả miền Bắc thường được lựa chọn để thỏa mãn hai quy tắc: “Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ” (Ngũ Hành) và “Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh” Từ đó, những màu sắc thường được lựa chọn là trắng, xanh lá cây, 9 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 đen, đỏ và vàng; và những loại trái cây đặc trưng bao gồm chuối, bưởi, hồng, đào và quýt Trong trường hợp các loại quả trên không thể được tìm thấy, người ta vẫn có thể thay thế chúng bằng một số loại quả khác điển hình như dưa hấu, táo, Phật thủ, Tuy nhiên, các quy tắc về màu sắc trong Ngũ hành vẫn cần được bảo đảm Khi bày các loại trái cây lên bàn thờ, thường những loại trái cây có kích thước lớn sẽ được bày ở dưới cùng Trong đó, nải chuối sẽ được đặt ở dưới cùng, ngửa lên trên; quả bưởi sẽ được đặt lên trên nải chuối Các loại trái cây nhỏ khác sẽ được bài trí xen kẽ xung quanh, tạo nên một bố cục vừa đẹp mắt lại chắc chắn, tránh tình trạng đánh rớt các loại quả được bày biện trong quá trình di chuyển 4.2 Miền Nam Các loại quả được dùng trong mâm ngũ quả miền Nam thường được lựa chọn dựa trên tên gọi biến tấu theo ngữ điệu địa phương Từ câu nói cửa miệng “cầu vừa đủ xài sung” khi lựa chọn mâm ngũ quả, các loại trái cây đặc trưng sẽ là mãng cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài và sung Tuy nhiên, vì sự khó khăn trong việc tìm kiếm quả sung, đôi lúc người dân miền Nam vẫn chọn các loại quả thay thế, miễn là vẫn có màu xanh lá cây và mang trong mình ý nghĩa “đầy đủ, sung túc” Cách thức sắp xếp mâm ngũ quả ở miền Nam khá đơn giản so với miền Bắc Vì đặc điểm cấu tạo đặc biệt của mãng cầu xiêm hay dừa, thường những loại quả có kích thước lớn sẽ được sắp xếp ở bên dưới, các loại quả khác như đu đủ, xoài và sung sẽ được cân đối để sắp xếp phù hợp xung quanh 4.3 Miền Trung Vì đặc trưng về các đặc điểm tự nhiên như thời tiết hay địa hình địa lý, các loại quả được bày trên mâm ngũ quả miền Trung thường không được cố định Các gia đình có thể lựa chọn các loại quả phù hợp với mùa màng địa phương và điều kiện kinh tế Tuy nhiên, mâm ngũ quả ở miền Trung vẫn thể hiện rõ sự giao thoa văn hóa giữa hai miền Bắc - Nam Về màu sắc, người dân miền Trung thường sử dụng đa dạng các loại quả như đu đủ, bưởi (hoặc thanh trà tùy khu vực), thanh long, cam, táo, xoài, , miễn là đảm bảo được các yếu tố bắt mắt và đa dạng về màu sắc Về cách bài trí, người dân miền Trung cũng lựa chọn bài trí đơn giản như miền Nam, đặt những quả lớn xuống dưới và quả nhỏ xung quanh Tuy nhiên, cách bố trí này có thể được linh hoạt tùy vào những loại quả được sử dụng để thuận tiện hơn trong việc sắp xếp, bày trí cũng như di chuyển 10 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 KẾT LUẬN Là quốc gia có lịch sử lâu đời với một nền văn hóa đa dạng được kết tinh, vun đúc, hoàn thiện và giữ gìn qua thời gian, Việt Nam đã tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt không thể hòa lẫn, tạo nên những bản sắc độc đáo mang đậm giá trị truyền thống đáng tự hào của dân tộc Một trong số đó, Tết Cổ truyền từ lâu đã có một vị trí quan trọng trong văn hóa của đất nước ta với những ý nghĩa to lớn và thiêng liêng Chính vì vậy mà ngày Tết luôn có nhiều phong tục với niềm tin đem đến một cuộc sống an yên, hạnh phúc và đủ đầy cho người dân, đem đến những gì tốt đẹp nhất cho một khởi đầu mới hứng khởi Và mâm ngũ quả cũng đã trở thành một phần không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên mỗi dịp Tết đến xuân về, thể hiện lòng hiếu thảo và kính trọng của con cháu đối với tổ tiên cùng đạo lý hướng về nguồn cội cũng như ước nguyện tốt lành cho một trang hành trình mới, mang những nét giá trị về tâm linh, tín ngưỡng đi vào đời sống Việt và tạo nên một cái Tết với trọn vẹn tâm thức văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam Có lẽ chính những giá trị thiêng liêng, vô giá ấy đã khiến đất nước ta vững vàng trước bao biến thiên của thời đại, để giờ đây với nền văn hóa lâu đời, ta tự tin bước ra hội nhập với thế giới, và tự hào về tổ quốc Việt Nam 11 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Trích dẫn 1 1 Culture comprises the whole complex of distinctive spiritual, material, intellectual and emotional features that characterize a society of social groups (UNESCO, 1982) 2 2 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tập 2, tr 413 3 3 Hồ Liên (2008), Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học 2/ Tiếng Việt Nguyễn Văn Hiệu & Đinh Thị Dung (2021), Cơ sở văn hóa Việt Nam, tr 8 - 49 3/ Website 1 https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/print/2522/van-de-van-hoa-trong-tu- tuong-hochi-minh-ve-phat-trien-dat-nuoc Ngày truy cập: 09g14 – 10/3/2023 2 https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a Ngày truy cập: 12g05 – 10/3/2023 3 https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Vi%E1%BB%87 t_Nam Ngày truy cập: 17g41 – 11/3/2023 4 https://vanhoavaphattrien.vn/nhung-dac-trung-cua-nen-van-hoa-viet-nam- a7008.html Ngày truy cập: 21g22 – 11/3/2023 5 https://luatduonggia.vn/van-hoa-la-gi-dac-trung-chuc-nang-va-vai-tro- cua-van-hoa Ngày truy cập: 09g07 – 13/3/2023 6 https://baotainguyenmoitruong.vn/di-tim-nguon-goc-va-y-nghia-cua- mam-ngu-qua-ngay-tet-298109.html Ngày truy cập: 15g50 – 13/3/2023 7 http://vinhphuctv.vn/Qu%E1%BA%A3n-tr%E1%BB%8B/Tin- t%E1%BB%A9c-chung/ID/185645/Goc-tich-mam-ngu-qua-ngay-Tet Ngày truy cập: 08g34 – 16/3/2023 8 https://www.cooky.vn/blog/y-nghia-cua-mam-ngu-qua-3-mien-bac-trung- nam-3147 Ngày truy cập: 10g02 – 16/3/2023 9 http://lib.bvu.edu.vn/handle/TVDHBRVT/14519 Ngày truy cập: 19g18 – 16/3/2023 10 https://blog.onhome.asia/mam-ngu-qua Ngày truy cập: 23g10 – 18/3/2023 12 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 11 https://www.btaskee.com/kinh-nghiem-hay/mam-ngu-qua-ngay- tet/?fbclid=IwAR16oevufKPN3uZMu0iE0tfB0jGigLP4N7Qt8fZjuthj_NF MAlvcCFU0eXo Ngày truy cập: 01g07 – 19/3/2023 12 https://gonatour.vn/mam-ngu-qua.html Ngày truy cập: 02g19 – 19/3/2023 -Hết - 13 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:29

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan