1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN cơ sở văn hóa VIỆT NAM lễ tết nguyên đán trong đời sống văn hóa việt nam

21 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 68,57 KB

Nội dung

Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ cổ truyền đặc biệt của người Việt Nam, một thuần phong mỹ tụcmang đầy nét văn hóa Việt, đặc trưng riêng của người Việt.. Do vậy, em đã chọn đề t

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA VĂN HÓA - PHÁT TRIỂN

-TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Lễ Tết Nguyên Đán trong đời sống văn hóa Việt Nam

Sinh viên: Vũ Quỳnh Trang

Mã số sinh viên: 1951100048

Lớp: Quảng cáo K39

Hà nội, tháng 09 năm 2021

Trang 2

MỞ ĐẦU

Cứ mỗi mùa xuân đến, kỷ niệm về những ngày Tết Nguyên đán lại thổn thức trong tâm trí mỗi người chúng ta Tết được coi như là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất nước Trong tâm thức của người Việt, Tết là khoảng thời gian mang nhiều ý nghĩa tâm linh

và cội nguồn Ngày lễ cổ truyền của dân tộc chúng ta gác lại những bộn bề lo toan của cuộc thường ngày để dành thời gian hương về gia đình, tổ tiên Đây

là cơ hội để mọi người thể hiện sự yêu thương, quan tâm, gửi đến nhau những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất

Đi cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng không năm ngoài trong sự hội nhập và giao lưu văn hóa toàn cầu Nhiều nét văn hóa ngoại lai đã

du nhập vào nước ta và nhanh chóng được chấp nhận và tiếp thu, trong khi đó cũng không ít nét đẹp văn hóa Việt xưa có nguy cơ bị rơi vào quên lãng Tuy nhiên, sự phát triển “nội sinh” không có nghĩa là gạt bỏ yếu tố “ngoại sinh” Thời đại của chúng ta là thời đại của nền văn hóa lên ngôi, Muốn đất nước phát triển lâu dài và phồn vinh thì phải phát triển văn hóa, gìn giữ kho tàng tri thức, đạo đức, tâm hồn, lối sống của dân tộc Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ cổ truyền đặc biệt của người Việt Nam, một thuần phong mỹ tụcmang đầy nét văn hóa Việt, đặc trưng riêng của người Việt Có thể nói rằng, Tết cổ truyền đã trở thành một yếu tố văn hóa mở trong mỗi con người và để lại biết bao kỷ niệm sâu sắc Do vậy, em đã chọn đề tài: “Lễ Tết Nguyên Đán trong đời sống văn hóa người Việt Nam” với mục đích lưu giữ và truyền bá giátrị văn hóa tết của dân tộc Việt

Trong quá trình viết bài , do còn hạn chế về kiến thức khiến cho bàiviết còn mang tính chất sơ lược em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp

để bài tiểu luận luận sẽ hoàn chỉnh hơn

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về Tết Nguyên Đán

1.1.1 Định nghĩa

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết Đây được coi là ngày lễ quan trọng nhất trong năm trong văn hóa của người Việt Nam

Nguyên nghĩa của “Tết” chính là “tiết” Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là

sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm Cho nên đọc đúng phiên

âm phải là "Tiết Nguyên Đán”

Theo tập tục, đến ngày 23 tháng chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về trời để tâu việc trần gian, thì không khí Tết bắt đầu rõ nét Ngày xưa dưới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghỉ việc sau lễ

"Phất thức" (tức lễ rửa ấn, rửa triện) Ở cấp triều đình, trong lễ này có sự hiện diện của nhà vua, các quan đều mặc phẩm phục uy nghiêm Xem thế đủ biết rằng ngày tết được coi trọng như thế nào Sau đó, các quan cất vào tủ, niêm phong cẩn thận Không một văn bản nào được kiềm ấn, mọi pháp đình đều đóng cửa Con nợ không thể bị sai áp, các tội tiểu hình không bị trừng phạt, tội nặng thì giam chờ đến ngày mồng 7 tháng giêng (lễ khai hạ) mới tiến hành giải quyết Như vậy, Tết Cả kéo dài từ ngày 23 tháng chạp (một tuần trước giao thừa) đến mồng 7 tháng giêng (một tuần sau giao thừa)

Trong Từ điển tiếng Việt, “tết” là: “Ngày lễ hằng năm, thương có cung

lễ, vui chơi, hội hè, theo truyền thống dân tộc”

Trang 4

1.1.2 Nguồn gốc ngày Tết

Với nhiều người, Tết là điều bí ẩn, thách thức suốt cuộc đời Tết như thể dấu tích minh chứng một điều kỷ nguyên, hệ hình văn hóa xưa đã gửi hết vào đó

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế thay đổi theo từng thời kỳ Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết Các vua chúa nói trên quan niệm

về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau Đời Đông Chu, Khổng

Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần Đời nhà Tần (thế kỷ III TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng

Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm giống chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người, ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc Vì thế ngày Tết thường bắt đầu từ ngày mùng 1 cho đến hết ngày mùng 7

Trước khi bị Trung Quốc đô hộ, người Việt đã có một thời kỳ phát triển lịch sử rực rỡ, đầy tự chủ và độc lập Từ thời nhà nước Văn Lang Âu Lạc của Vua

An Dương Vương, lịch sử Việt Nam đã có tục lệ ăn mừng những ngày đầu năm mới Trong kho tàng truyền thuyết dân gian của Việt Nam, sự tích Bánh chưng - Bánh dầy, hai loại bánh truyền thống đã có từ thời vua Hùng Như vậy, có thể thấy, nguồn gốc Tết Nguyên Đán của người Việt chính thức bắt nguồn từ thời vănminh lúa nước nguyên thủy của Việt Nam Trong sách An Nam Chí

Trang 5

Lược có ghi chép về ngày lễ Tết: “Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xengự-dụng, các quan tuỳ tùng đều mặc triều-phục hầu đạo tiền, tế điện Đế-

Thích Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan-Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi,xem các con hát múa trăm lối Ngày Nguyên-Đán, vào khoảng canh năm, Vua ngồi trên điện Vĩnh-Thọ, các tôn-tử (con cháu nhà vua), các quan cận-thần làm

lễ hạ trước, rồi vào cung Trường-Xuân, vọng bái các lăng tổ.” Ghi chép này được coi là khá đầy đủ về truyền thống Tết Nguyên Đán của người Việt Sau này nhiều học giả khác như Lê Quý Đôn cũng ghi chép rõ ràng về các tập tục Tết của người Việt

Trong đời sống văn hóa và tâm linh dân gian của người Việt, Tết NguyênĐán mang rất nhiều ý nghĩa Việt Nam có nền văn hóa lúa nước, lấy nông nghiệp làm trọng, vì thế từ thời nguyên thủy người Việt đã rất coi trọng thiên nhiên, với tâm lý “ơn trời mưa nắng phải thì” Tết Nguyên Đán là một dịp để

họ tạ ơn các vị thần và cảm ơn các loài vật, cây cối đã nuôi sống, trợ giúp họ trong năm

1.2 Những tục lệ của người Việt trong ngày Tết

1.2.1 Trước Tết

Trong quan niệm của người Việt ta, Tết là ngày bắt đầu một năm mới, một khởi đầu mới, tất cả đều phải được chuẩn bị chỉnh chu từ sớm và mới Chính vì thế, trước khi Tết 2 tuần, người Việt đã nô nức chuẩn bị sắm sửa cho ngày Tết Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua sắm vật dụng, thức ăn cho ngày Tết

Các công việc chuẩn bị cho ngày tết đã gần xong xuôi, cũng là lúc mọi người trong các gia đình đi viếng mộ gia tiên và sửa sang mộ phần Ở nhiều địa phương, mọi người quet lại vôi cho các mộ phần hay mang theo cuốc xeng để đắplại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc lên mộ có thể phạm tớihài cốt của người đã khuất Sau đó cắm mấy nen nhang, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng lên những người đã qua đời Mọi người cũng cắm

Trang 6

thêm nen hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ vô chủ Mọi người đi tảo mộ đều ăn mặc rất chỉnh tề Tre em cũng được bố me cho đi theo, trước là

để nhận tiên nhân, sau là để chúng có được lòng kính trọng biết ơn đối với ông

bà tổ tiên

Đến ngày 23 tháng chạp hằng năm còn được coi là ngày ông Công, ông Táo Theo quan niệm của ông bà ta, gia đình nào cũng có một thần bếp - là người ghi chép lại toàn bộ nết ăn, nết ở của một gia đình trong năm để báo cáo lại Ngọc Hoàng Lễ cúng ông Công, ông Táo được làm vào trưa hoặc chiều ngày 23 âm lịch Lễ cúng gồm có một mâm cơm, hương, nến, hoa quả, vàng

mã và hai mũ đàn ông, một một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép

Từ ngày 25 trở đi, nhiều gia đình có truyền thống gói bánh chưng để cúng Tết, đem đi biếu và để dành ăn Bánh chưng thường được gói bằng lá dong, bên trong là gạo nếp, đậu xanh giã nguyễn và lớp nhân thịt lợn nạc mỡ Ngoài ra, người ta còn chuẩn bị dưa hành, hoa quả, mứt tết, bánh keo và các thực phẩm cần thiết cho ngày tết,…

1.2.2 Giao thừa

Giao thừa bắt đầu từ 0 giờ: 0 phút: 0 giây, là thời điểm chuyển giao giữanăm cũ và năm mới Theo "Hán Việt từ điển giản yếu" của Ðào Duy Anh, "giaothừa" có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến".Đêm giao thừa được coi là thời khắc linh thiêng nhất của mọi gia đình người Việt Người ta quan niệm rằng đây là thời gian để rũ bỏ những xui xẻo của năm

cũ, chào đón một năm mới đầy khởi sắc Hơn thế nữa, đây còn là thời khắc cả gia đình quây quần sum họp bên nhau, tổng kết lại những gì đã làm được trong năm cũ và đặt ra những dự định mới trong tương lai Một trong những truyền thống lâu đời của người Việt trong đêm giao thừa là Lễ cúng trừ tịch Theo tục

lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển) Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhàđược, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà Hết một năm,

vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị

Trang 7

Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ lên Thiên đình

và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà] Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến Lễ vật gồm: Chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng

mã Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch" Tùy vào mỗi vùng miền lại có những nghi lễ cúng khác nhau Đúng vào giờ chính Tý, tức 0h ngày mùng 1 Tết, ngay tại trước sân nhà mình, gia chủ sẽ ăn mặc chỉnh tề, thành tâm làm lễ khấn sám hối với trời đất, mời các thần linh, ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết với gia đình, cầu mong một năm mới vạn sự như ý

Sau khi cúng giao thừa, nhiều gia đình có truyền thống đi chùa cầu maymắn, hạnh phúc, bình an trong năm mới Họ thường chọn giờ và hướng xuất hành với ngụ ý cả năm mọi sự đều hanh thông Họ còn hái lộc, mang về nhà những nhánh cây có lá non nụ mới, như xin Phật được sự tươi mát cùng

phước lành mang về nhà

Trong thời khắc bắt đầu năm mới, các gia đình sẽ lựa chọn người để xông nhà Người này thường là bà con họ hàng, láng giềng hoặc bạn bè hợp mệnh và hợp tuổi với gia chủ để sang thăm Gia chủ hy vọng rằng người đầu tiên xông nhà sẽ đem lại may mắn cho năm mới

1.2.3 Các hoạt động trong ngày Tết

Sáng hôm sau, là mùng 1 Tết, được coi là ngày quan trọng nhất trong 7 ngày Tết Vào ngày này, con cháu thường tụ họp ở nhà thờ tổ hay nhà bác cả

để làm lễ tổ tiên cũng như chúc Tết ông bà Ngày mùng hai Tết là ngày anh em

họ hàng, hàng xóm láng giềng, bạn bè đến nhà chúc tết và thăm hỏi nhau Trong những ngày này người lớn tuổi hơn thường tặng tre em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ với lời chúc hay ăn, chóng lớn

Trang 8

Việt Nam là một trong những đất nước có nền ẩm thực đa dạng và phongphú nhất thế giới Vào những ngày lễ Tết, trên bàn ăn của người Việt không thểthiếu những món ăn truyền thống như: bánh chưng, dưa hành, giò chả,

Trong những thời khắc đầu năm mới, mọi người kiêng nói những điều rủi rohoặc xấu xa, tránh phạm huy tên gia tiên, tránh nhắc lại những lỗi lầm của năm

cũ Cha me thì nhắc nhở con cái không quấy khóc, cãi cọ nhau Cha me cũngkhông quở mắng con em mình Vì người ta tin rằng, nói hoặc làm những điềukhông hay vào đầu năm thì cả năm se như thế Theo quan niệm để giữ của cải,tài sản trong nhà, trong những ngày tết, người ta cũng không hót rác trong nhà

đổ đi

Ngày mùng 4 hoặc mùng 5 Tết thường được coi là ngày làm lễ hóa vàng.Trong ngày này, người Việt làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu và đốtnhiều vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, đặng phù hộ

độ trì cho con cháu hậu thế làm ăn phát đạt heo nhà sử học Dương Trung Quốc,tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn vớiđời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới vô hình bên kia sống gần vớidương gian

1.2.4 Tín ngưỡng lễ cúng đầu năm

a, Lễ động thổ

Hàng năm, tại các làng quê thường làm Lê động thổ để cúng Thổ thần Các bậc cao niên và chức sắc trong làng được cử làm chủ tế của buổi lê Lê vật thường gồm: gà, xôi, trầu, rượu, hương đăng vàng mã,… Trong buổi lê, ông chủ tế cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ Thổ thần, để xin Thổ thần cho dân làng được động thổ Từ đấy, dân làng mới được động tới đất b, Lễ khai hạ:

Lễ khai hạ hay có nơi gọi là lễ hạ cây nêu, tức là lễ kết thúc mọi hoạt động vui chơi ngày Tết, mọi người quay trở lại công việc làm ăn buôn bán hàng

Trang 9

ngày, thể hiện rõ ràng nhất thông qua việc hạ cây nêu ngày Tết Cụ thể hơn, theo phong tục truyền thống ngày xưa, cây nêu ngày Tết sẽ được dựng từ 23 tháng Chạp, hay muộn nhất là dựng vào ngày 30 Tết, có treo kèm những vật trang trí như vòng tròn nhỏ hay thứ gì đó tùy theo phong tục từng địa phương với ý nghĩa là tiễn đi những thứ xấu xa, không may mắn của năm cũ, nghênh đón những điều may mắn đến với gia đình, cộng đồng trong những ngày đầu năm mới Ngoài ra cây nêu còn có ý nghĩa trừ ma quỷ, không cho ma quỷ tới quấy phá gia đình, ăn Tết thật bình an Qua ngày Tết, đón thần linh về với gia đình thì đồng thời sẽ hạ cây nêu ngày Tết này đi c, Lễ khai ấn

Theo hôi cô cua cac bô lao, vao cac năm Ty, Ngo, Mao, Dâu, đung răm thang Giêng, trươc sân đên Thương tô chưc nghi lê Khai ân vơi sư tham gia cua bay lang: Voc, Lôc, Hâu Bôi, Bao Lôc, Kênh, Bai, Tưc Măc Cac lang rươc kiêu cac

vi thân vê tu tâp ơ đên Thương đê tê cac vua Trân Nghi lê nay phan anh môt tâptuc nghi lê cô: sau nhưng ngay nghi têt, tư răm thang Giêng thi triêu đinh trơ lailam viêc binh thương

d, Lễ mừng thọ:

Thường thì nhà nào có cha me già đến bảy tám mươi tuổi, thì làm Lê mừngthọ Trong lê này, trước hết, con cái làm lê gà xôi đem ra đình lê tạ Thần hưu,tức là tạ ơn vị thần đã phu hộ cho cha me sống lâu Tại tư gia, cha me ăn mặclịch sự ngồi ghế đặt chính giữa cho con cái lê bái để tỏ lòng thành kính cha me

Lê bái xong thì mở tiệc ăn uống linh đình

Trang 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TẾT NGUYÊN ĐÁN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ

PHÁT TRIỂN 2.1 Những thay đổi tích cực

Sau hơn 35 năm phát triển và đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng, không chỉ có nền kinh tế tăng trưởng mà chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể Nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới đã du nhập vào nước ta và có sự ảnh hưởng không nhỏ nhưng hầu như những phong tục truyền thống của ngày Tết vẫn còn lưu giữ được giá trị cho đến ngày nay Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến câu đối:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” đã phản ánh ước vọng và đặc trưng ngày Tết truyền thống xưa Những đặc trưng này được thể hiện qua biểu tượng vật chất và tinh thần cụ thể của mỗi gia đình Việt Nam Trải qua một chặng đường dài lịch sử từ tháng năm đất nước còn bao cấp cho tới khi mở cửa hội nhập, đặc trưng ngày Tết cổ truyền cũng đã biến đổi Ở những năm 1945 tới những năm 1975, cả nước dồn lực cho các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc Về ước vọng vật chất, người dân mong mua đủ khẩu phần lương thực, tiêu chuẩn mỗi người được mua thêm vài ba lạng thịt và 1kg gạo nếp Dù có khó khăn đến mấy, nhà nào cũng cố gắng mua cho mình hoặc con cái một bộ quần áo mới để mặc Tết Những ngày Tết là những ngày thảnh thơi mà thường ngày họ không có Mâm cơm đủ đầy, tấm áo mới khiến cho những ngày này trở nên đặc biệt Đó chính là Tết Ở nông thôn, người dân được phép mổ lợn, tự tăng gia Phong trào “đụng lợn”, luộc bánh chưng khắp các làng quê làm cho không khí đón xuân thêm đầm ấm Người dân vui Tết trong hoàn cảnh thiếu thốn bộn bề nhưng tràn ngập niềm vui tình cảm gia đình, tình làng xóm đầm ấm

Từ năm 1986 đến nay, truyền thống đón Tết của dân tộc không gói gọn lại trong cặp bánh chưng xanh, câu đối đỏ, cũng không hạn chế với các “định mức” tem phiếu như thời bao cấp Trước đây, người ta thường chuẩn bị cho Tết

Ngày đăng: 09/12/2022, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w