Nét độc đáo đặc trưng trong văn hoá lễ hội vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ...8 2... Và có lẽ trung tâm của mọi tinh tuý của nền văn hoá ấy không thể thiếu vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ với v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-🙦🙦🙦🙦🙦
-BÀI THẢO LUẬN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài:
Tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của một vùng
văn hóa Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: Dương Hồng Hạnh
Lớp học phần: 217BENTI011
Nhóm: 9
Hà Nội, tháng 11 năm 2021
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9
Trang 3MỤC LỤC
I Phần mở đầu: 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu nghiên cứu 5
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Kết cấu tiểu luận 6
II Phần nội dung 6
1 Giới thiệu chung về văn hoá lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ 6
1.1 Khái quát về văn hoá lễ hội của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ……… 7
1.2 Nét độc đáo đặc trưng trong văn hoá lễ hội vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ 8
2 Những đặc điểm chung về lễ hội chùa Keo 11
2.1 Những nét độc đáo đặc trưng trong lễ hội chùa Keo 11
2.2 Những giá trị của lễ hội mang lại đối với nhân dân 17
2.3 Những khó khăn thách thức hiện tại của lễ hội chùa Keo 19
2.4 Đưa ra những giải pháp cụ thể, thực tiễn để khắc phục những khó khăn 20
III Kết luận 22
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Có một hành tinh mang tên Trái Đất và ở đó có một đất nước nhỏ xinh đẹp hình chữ S nằm bên bờ biển Đông bao la sóng vỗ mang tên Việt Nam Việt Nam, cái nôi văn hoá được chắt lọc qua hàng nghìn năm Và có lẽ trung tâm của mọi tinh tuý của nền văn hoá
ấy không thể thiếu vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ với vô số nét văn hoá truyền thống dường như nơi đây mỗi tấc, mỗi bước đi ta đều cảm nhận được một câu chuyện một nét văn hoá mang ý nghĩa riêng Đó cũng chính là lý do nhóm cơ sở văn hoá chúng em quyết định tìm hiểu nền văn hoá lễ hội nơi đây, đặc biệt là lễ hội chùa Keo Tại sao không phải một lễ hội khác mà lại là lễ hội chùa Keo, vậy nó có gì đặc biệt ?
Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ nằm giữa sông Hồng và sông Mã, nơi đây chứa mọi tinh tuý của dân tộc Việt như văn hoá Đông Sơn, văn hoá Đại Việt và văn hoá Việt Nam Cũng chính trung tâm này, văn hoá Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ Sự lan truyền ấy chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hoá Việt, sự sáng tạo của người dân đất Việt Do vậy văn hoá nơi đây vừa có những nét đặc trưng của văn hoá Việt, vừa mang những nét riêng đặc sắc về văn hóa vùng Ngoài ra, vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ còn là
sự giao hoà giữa thiên nhiên và con người nơi đây, phát triển dựa trên sự kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc văn hoá của khu vực và nhân loại
Trên mảnh đất quyến rũ thiêng liêng này, có một lễ hội thật đặc biệt diễn ra tại ngôi chùa cổ nhất Việt Nam đó chính là lễ hội chùa Keo Thái Bình Mỗi năm, chùa Keo mở hội hai lần: hội Xuân mùng 4 tháng Giêng âm lịch, hội Thu diễn ra vào trung tuần tháng Chín âm lịch với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao mang tính dân gian, gần gũi với nét sinh hoạt của cư dân trồng lúa nước đồng bằng châu thổ sông Hồng Lễ hội được mở hằng năm để nhân dân trong vùng dâng hương, ngưỡng vọng, thành kính tri ân
Trang 5Đức Phật, Đức Thánh, tưởng nhớ công đức của Quốc sư Dương Không Lộ, các bậc tiền nhân có công hộ quốc an dân và những người có công dựng chùa Ngoài ra, tháng 10 năm
2017, chùa được đón nhận Bằng ghi danh Lễ hội chùa Keo là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Vậy nên áp dụng với những lý thuyết và hiểu biết kiến thức đã tích lũy qua các tiết học Cơ sở văn hoá Việt Nam cùng với những nguồn tài liệu, nhóm chúng em đã cùng nhau trao đổi thảo luận về lễ hội chùa Keo
2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu những nét văn hoá độc đáo của lễ hội chùa Keo ở vùng văn hoá châu thổ Bắc
Bộ, những nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá lễ hội Từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của lễ hội chùa keo nói riêng và các lễ hội ở Việt Nam nói chung
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày hệ thống những đặc điểm, nét đặc trưng của lễ hội chùa Keo ở vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ
- Trình bày và phân tích thực trạng hiện tại thông qua góc nhìn đa chiều, tài liệu có tính chính xác cao
- Đưa ra hệ thống các giải pháp toàn diện và khả thi dựa trên thực trạng hiện tại của
cả nước nói chung và lễ hội chùa Keo nói riêng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
Đặc điểm văn hóa đặc trưng của lễ hội chùa Keo ở vùng châu thổ Bắc Bộ
Phạm vi nghiên cứu :
- Phạm vi không gian : Tại chùa Keo ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
- Phạm vi thời gian : Từ khi có lễ hội chùa Keo đến nay tiếp cận nghiên cứu các giá trị lễ hội
Trang 65 Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu và tiến hành thu thập tài liệu, thông tin theo các yếu tố thời gian, không gian
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu trên các trang mạng, sách báo, tài liệu tham khảo
6 Kết cấu của Tiểu luận
Gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận
PHẦN NỘI DUNG
1 Giới thiệu chung về văn hóa lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ
a Vị trí địa lý
Châu thổ Bắc Bộ trải rộng từ vĩ độ 21o34’B huyện Lập Thạch tới vùng bãi bồi khoảng
19o5’B huyện Kim Sơn, từ 105 17’Đ huyện Ba Vì đến 107 7’Đ trên đảo Cát Bà Vùng o onằm ở phía Bắc của đất nước, phía Bắc giáp vùng văn hoá Việt Bắc, phía Nam giáp vùng văn hoá Trung Bộ, phía Tây giáp vùng văn hoá Tây Bắc, phía Đông giáp biển Đông
Không những thế vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính Tây- Đông và Bắc-Nam Vị trí này khiến cho nơi đây trở thành vị trí đồn điền để tiến tới các vùng khác trong nước và khu vực Đông Nam Á Với vị trí địa lý thuận lợi đã làm cho nó trở thành mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào Đông Nam Á Nhưng cũng tạo điều kiện cho dân cư nơi đây thuận lợi về giao lưu và tiếp thu văn hoá nhân loại
b Địa hình
Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần xuống đến độ cao mặt biển Nơi đây có hệ thống sông ngòi dày đặc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của vùng Tuy nhiên về mùa mưa dễ gây ra lũ lụt, nhất
là ở các vùng cửa sông còn về mùa khô thì dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% có thể gây ra hiện tượng thiếu nước Đặc biệt ở Vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật chiều Bởi vậy
Trang 7chính yếu tố nước đã tạo nên sắc thái riêng trong tập quán canh tác cư trú cũng như sinh hoạt cộng đồng nơi đây vừa có cái riêng vừa có cái độc đáo riêng của vùng
c.Khí hậu
Vùng châu thổ Bắc Bộ thật độc đáo làm sao khác biệt so với các vùng khác Nơi đây có bốn mùa rõ rệt dễ dàng cảm nhận được cái nóng bức oi ả của mùa hạ cái se se lạnh của mùa thu hay cái giá rét của mùa đông đặc biệt cài hơi thở của màu xuân làm cho nơi đâu thật khác thật riêng biệt Ngoài ra gió ở đây cũng rất đặc trưng như gió mùa đông bắc vừalạnh vừa ẩm, gió mùa hè vừa nóng vừa ẩm
d Kinh tế- xã hội
Nơi đây đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của Việt Nam do có vị trí địa lý là điều kiện tự nhiên thuận lợi Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, dân cư đông đúc, mặt bằng dân trí cao đã tạo nên nhu cầu và môi trường lao động, tính cộng đồng và truyền thống văn hoá dân tộc Đặc biệt là truyền thống lâu đời về thâm canh lúa nước, cư dân sống với nghề lúa nước làm nông nghiệp một cách thuần tuý Biển và rừng bao quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tiềm thức người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân ‘xa rừng, nhạt biển’- chữ dùng của PGS; TS Ngô Đức Thịnh Nhưng giờ đây đã có những trung tâm công nghiệp và hệ thống đô thị phát triển …là điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển các ngành nghề lao động sản xuất
từ phổ thông đến hiện đại, mang đến sự thuận lợi cho công cuộc định cư lâu dài của con người
1.1 Khái quát văn hóa lễ hội ở vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu “lễ hội là gì ?” Lễ hội là một trong những ‘hoạt
động văn hoá cao’, ‘hoạt động văn hoá nổi trội’ trong đời sống con người đồng thời nó là
hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hoá có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội Phần lễ là phầnchính, diễn ra ngắn nhưng không thể thiếu được, mang ý nghĩa tạ ơn và xin thần linh bảo trợ Không những thế, phần lễ này còn có ý nghĩa rất quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn học truyền thống, thẩm mỹ triết học sâu sắc của cộng đồng Còn phần hội là phần hạt nhân của lễ hội Có hai loại thức cúng: Một là loại thức cúng phổ biến như oải hương hoa quả, hai là thức cúng mang tính nghi lễ riêng biệt như món bánh trôi của đền Hát Môn…
Đặc trưng của dân cư châu thổ Bắc Bộ là sống bằng nghề trồng lúa nước Ban đầu, lễ hội chỉ là hình thức để người dân giải trí giữa những vụ mùa rồi lâu dần nó lắng đọng và trở thành một văn hóa tín ngưỡng
Trang 8Ở vùng châu thổ Bắc Bộ, lễ hội rất đa dạng, phong phú, rực rỡ về cả thời gian, mật độ
và số lượng Lễ hội có thể chia theo mùa hoặc chia theo các khu vực, có thể chia thành hội làng; hội vùng; hội của cả nước; nếu theo thời gian có thể chia thành lễ hội mùa xuân,
lễ hội mùa thu Dù thuộc loại nào, các lễ hội ấy đều là hội làng của cư dân nông nghiệp; hay nói cách khác đó là các lễ hội nông nghiệp
Các tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như tục thờ Thành hoàng, thờ mẫu, thờ ông
tổ nghề…hiện diện ở hầu hết các làng quê ở vùng châu thổ Bắc Bộ
Lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ không những phác họa về tôn giáo mà còn mang đậm chất văn hóa tín ngưỡng văn hóa Những lễ hội thường được đồng nhất với lễ chùa chiền, miếu mạo, nếu xét trong phạm vi hẹp nhất định Không những thế, lễ hội còn là cầu nối quá khứ với hiện tại giúp giới trẻ biết được công lao của tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương đất nước
Chính vì thế mà lễ hội ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có thể được ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp, nơi đó lưu giữ rất nhiều các sinh hoạt văn hóa của cư dân nông nghiệp.Với cư dân ở làng quê châu thổ Bắc Bộ, lễ hội là một môi trường cộng cảm, cộng mệnh
1.2 Nét độc đáo, đặc trưng trong văn hóa lễ hội của vùng châu thổ Bắc Bộ
Như đã trình bày ở trên, châu thổ Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển tiếp nối lẫn nhau Từ trung tâm này, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ, Nam Bộ Sự lan truyền ấy chứng tỏ văn hóa châu thổ Bắc Bộ là
sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, phát triển dựa trên sự kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa khu vực và nhân loại
Đây là vùng văn hóa đúng như PGS, TS Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Trong các sắc thái
phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.” Trong cái bao hàm đó thì đương nhiên văn hóa lễ hội của
đồng bằng châu thổ Bắc Bộ cũng không ngoại lệ, nó cũng có những nét độc đáo đặc trưng, phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như địa hình tự nhiên để tạo nên những nét thuộc về phong tục tín ngưỡng riêng biệt
VÍ DỤ VỀ 1 SỐ LỄ HỘI ĐẶC TRƯNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Hội gò Đống Đa (Hà Nội) – Mùng 5 Âm lịch
Hội gò Đống Đa xảy ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội Ðây là lễ hội thắng lợi, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ)_người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo
Trang 9(Hội gò Đống Đa)
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội) - Từ mùng 6 đến 16 Âm lịch
Lễ hội Cổ Loa xảy ra từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng âm lịch tại đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội Sáng mùng 6 Tết, hội mở bài bằng đám rước Văn với 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, có lọng, tàn che
Sau đám rước Văn là màn tế lễ xảy ra quá giờ ngọ (12 giờ trưa), tiếp theo là đám rướcthần của 12 xóm
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Ngoài ra trong lễ hội còn có nhiều trò chơi khác nhau: chơi đu, thổi cơm thi, hát trù, hát chèo… Hội Cổ Loa kéo dài cho tới 16 tháng Giêng mới làm lễ tế tạ trời đất, kết thúc
lễ hội Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn Thục Phán An Dương Vương, người cócông dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa
Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội) – Từ mùng 6 đến hết tháng 3 Âm
lịch
Trang 10Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức,
Hà Nội Ngày mồng sáu tháng Giêng là khai hội, thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 Âmlịch
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nétđẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân nước ta
Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang độnggắn liền với núi rừng, và biến thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúchài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo
Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng làgiá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóatín ngưỡng
Trẩy hội chùa Hương
Lễ hội chùa Keo (Thái Bình) – Mùng 4 Âm lịch
Lễ hội chùa Keo được tổ chức tại Chùa Keo, xã độc nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh TháiBình Lễ hội được tổ chức trong hai kì một năm: Hội xuân và hội thu Chùa Keo đượcxem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam với gác chuông là công trình kiếntrúc được làm hoàn toàn bằng gỗ, như một hoa sen vươn lên giữa màu xanh bát ngàn củaquê lúa Thái Bình
Hội chùa Keo thờ thiền sư Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông,được phong làm Quốc Sư Mỗi khi lễ hội xảy ra đã lôi cuốn khách du lịch thập phương ởmọi lứa tuổi, mọi tầng lớp cư dân trong vùng đến du xuân, cầu may mắn
Trang 11Trong khi xảy ra lễ hội còn kèm theo các trò chơi dân gian truyền thống, giải trí gắn liềnvới sinh hoạt của cư dân nông nghiệp.
2 Những đặc điểm chung về lễ hội chùa Keo Thái Bình
2.1 Những nét độc đáo của lễ hội
Khái quát về chùa Keo:
- Chùa Keo thuộc huyện Vũ Thư, Thái Bình, có tuổi đời gần 400 năm, vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc cổ kính đặc trưng của các ngôi chùa Việt
- Chùa Keo có tên là “Thần Quang Tự”, tọa lạc trên bờ sông Thái Bình tại làng Keo nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Dân gian còn gọi ngôi chùa ở Thái Bình là Keo trên, phân biệt với chùa Keo dưới ở Nam Định, theo dòng chảy của con sông Ngôi chùa Keo ngày nay được xây dựng từ thời vua Lê Trung Hưng năm 1632 theo lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” đặc trưng của kiến trúc chùa Việt Nam (có nghĩa là kiến trúc bên trong theo hình chữ Công, bên ngoài theo hìnhchữ Quốc) Hiện nay, chùa Keo có 17 công trình với 128 gian Toàn bộ khuôn viênchùa rộng hơn 41.500m2, gồm 16 tòa kiến trúc với 116 gian xây dựng Trong khuôn viên chùa có 3 hồ lớn gồm hồ giữa tam quan ngoại và tam quan nội và hai
hồ phía sau dãy hành lang đông và tây
- Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là công trình có quy mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam, bên cạnh đó là nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật độcđáo Bên cạnh kiến trúc “Nội công, ngoại quốc” thì việc chùa được xây dựng quaymặt ra hướng nam với điểm đầu là Tam quan ngoại và điểm cuối Gác chuông nằm trên một trục bắc – nam được xem là đường “thần đạo” trong phong thủy kiến trúc
- Từ mặt đê đi xuống là tam quan ngoại Men theo hồ sen hai bên tả, hữu là hai cổng
tò vò, giữa là tam quan nội Qua tam quan là khu thờ Phật gồm chùa ông Hộ, tòa thiêu hương và điện Phật Phía trong khu thờ Phật là khu thờ Thánh thờ Thiền sư Không Lộ, vị đại sư thời nhà Lý Cuối cùng là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế Hai dãy hành lang Đông và Tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông gồm hơn hàng chục gian là nơi để Phật tử sắp lễ và du khách nghỉ chân
Lễ hội chùa Keo là lễ hội vùng, một năm thường mở hai lễ hội là Hội Xuân và Hội Thu Hội xuân được tổ chức vào ngày 4 Tết Nguyên Đán Hội vui xuân chùa Keo xưa, ngoài lễPhật là các cuộc đua tài giải trí gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, trong đó đáng chú ý là ba trò chơi: Bắt vịt, nấu cơm và ném pháo
Hội thu mở từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch hằng năm Ngày 13 tháng 9 tức 100 ngày sau khi thiền sư Không Lộ qua đời, ngày 14 là ngày sinh của Người, hội mở thêm ngày rằm là lễ tiết hàng tháng của đạo Phật Nếu hội Xuân ở làng Keo vừa có tính chất thi