1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cơ sở văn hoá việt nam đề tài tết cổ truyền việt nam

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính vì lẽ đó trong những lúc nông nhàn, người nông nghiệp có tâm lý ăn bù, chơi bù nên đã đặt ra nhiều ngày Tết, phần lễ là phần cúng bái tổ tiên, gia tiên, thánh thần,.... Nói một các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN

MÔN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐỀ TÀI: TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ KIM BÀI 5 HUỲNH HUYỀN LINH 6 LƯƠNG THỊ HUYỀN VY_1294 7 HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO_3758 8 PHẠM THỊ THU SƯƠNG 9 NGUYỄN HỒ DUY PHÚC 10 NGUYỄN THỊ HOÀNG TIẾN_3311 11 LÊ THỊ THANH THẢO_3616 12 DƯƠNG VĂN HOÀNG PHÚC_2095

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN 4

1 Giới thiệu về Tết Nguyên Đán 4

1.1 Quan niệm về Tết Việt 4

1.2 Các tết Việt Nam trong một năm 4

1.3 Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi của Tết Nguyên Đán 5

1.4 Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam 6

CHƯƠNG II: KHÁM PHÁ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN Ở BA MIỀN BẮC – TRUNG – NAM 7

1 Các giai đoạn chính trong tết 7

1.1 Những ngày cuối năm 7

1.1.1 Phong tục “Đưa ông táo về trời 7

Trang 3

1.3.5 Thăm viếng: 17

2 Ẩm thực ngày tết 18

3 Những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết 19

4 Tết của người Việt ở nước ngoài 20

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG TỔ CHỨC TOUR DU LỊCH TẾT NGUYÊN ĐÁN “ XUÂN HỘI TỤ TRÊN BẢN” 21

Trang 4

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN 1 Giới thiệu về Tết Nguyên Đán

1.1 Quan niệm về Tết Việt

Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, Tết xuất xứ từ chữ hán đọc theo âm Hán Việt là Tiết Cả hai âm Hán Việt đều bắt nguồn từ tiếng Hán trung cổ của chữ “ tiết” có nghĩa là đốt tre đốt trúc Mở rộng nghĩa là một phiến đoạn thời gian trong năm

Văn hóa Đông Á thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian thành 24 tiết khác nhau, ứng với mỗi tiết là một thời khắc giao thời Cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thời xa xưa chia thời gian thành hai phần chính: phần thời vụ và phần nông nhàn

Phần thời vụ thì “nông vụ chí kỳ” không còn thì giờ để sum họp, sắp đồ cúng lễ gia tiên, đãi đằng nhau, gặp gỡ nhau Chính vì lẽ đó trong những lúc nông nhàn, người nông nghiệp có tâm lý ăn bù, chơi bù nên đã đặt ra nhiều ngày Tết, phần lễ là phần cúng bái tổ tiên, gia tiên, thánh thần, và ăn uống bù cho lúc làm ăn đầu tắt mựt tối Nói một cách khái quát, Tết chỉ những ngày lễ được phân bổ theo thời gian trong năm đan xen giữa các khoảng trống thời vụ Đây là dịp để người Việt hưởng thú thanh nhàn trong những lúc nông vụ nhàn rỗi Các ngày Lễ Tết được phân bố theo thời gian trong năm, đan xen vào giữa các khoảng trống thời vụ Lễ Tết gồm 2 phần là phần cúng bái thần linh, trời phật, tổ tiển được gọi là phần lễ, và phần ăn uống gọi là ăn Tết Tết là phải ăn

Tại phần Lễ, con cháu trong gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cúng gồm nhiều món ăn như gà luộc, xôi gấc, thịt đông, bánh chưng, và các món ngọt như chè đỗ để dân lên giatiên, thần linh mong cầu cho những điều may mắn, thuận lợi đến với gia đình Ngoài ra đây cũng là một nghi thức để con cháu trong nhà mời ông bà, tổ tiên những người đã khuất về trần thế đoàn tụ cùng với gia đình trong những ngày Tết Sau khi phần Lễ kết thúc, thức ăn dẽ được mang xuống bày biện ra để con cháu trong nhàcùng nhau thưởng thức, hưởng lộc của ông bà Đây chính là dịp để gia đình sum họp vun vầy bên nhau trong những dịp lễ tết Chính vì vậy người ta mới có khái niệm ăn Tết.

1.2 Các tết Việt Nam trong một năm

Tại Việt Nam của chúng ta có đến 13 cái Tết trải dài từ tháng 1 đến tháng 12 âm lịch, ứng với mỗi ngày tết là một mong muốn nguyện vọng và ý nghĩa riêng mà ông cha ta gửi gắm vào đó

Trang 5

Tết Trung Nguyên (15/07 Âm lịch) Tết Trung Thu (15/08 Âm lịch) Tết Trùng Cửu ( 09/09 Âm lịch) Tết Đông:

Tết Trùng Thập (10/10 Âm lịch) Tết Hạ Nguyên ( 15/10 Âm lịch)

Tết ông Công – Cúng ông Công, ông Táo (23/12 Âm lịch )

1.3 Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi của Tết Nguyên Đán

Từ “Nguyên”: Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là "Xuân Tiết" hoặc "Nông lịch tân niên", và vẫn là tết cổ truyền của họ mặc dù từ năm 1949 (bắt đầu thời kỳ Đại cách mạng văn hóa), Trung Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể chênh lệch 1 ngày (như vào các năm 2007, 2030, 2053, Tết Việt Nam trước Tết Trung Quốc 1 ngày).

Ngoài ra Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết).

Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thừa") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán Sau này được biết

Trang 6

đến là Tết Nguyên Đán Năm mới của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nền văn minh lúa nước cổ đại.

Tết Nguyên Đán có nguồn gốc như thế nào đến nay vẫn còn là vấn đề đang được tranh cãi Hầu hết thông tin đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc Nhưng theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta thì từ thời họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy, người Việt ta đã ăn Tết Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6, tức là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc

Từ đó, có thể thấy rằng nước Việt ta đã sớm hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt – với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa, gạo Gạo – sản vật chính nuôi sống con người, trong đó có gạo nếp thơm ngon nhất nên được chọn làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.

Thực ra, cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chính xác hay thời gian cụ thể xác định cho việc dân tộc ta ăn Tết từ bao giờ Nhưng lịch sử Trung Quốc lại viết rằng, từ thế kỷ thứ nhất khi Nhâm Diên và Tích Quang – 2 vị quan nước Tàu sang nước ta thì đã truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hóa khác trong đó có cả Tết cổ truyền Điều đó, hoàn toàn không đúng bởi thực tế đã chứng minh rằng: trước khi có người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt Nam ta đã có sinh hoạt văn hóa vô cùng nề nếp và đặc sắc.

1.4 Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam

Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.

Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời, và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Trang 7

Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày “làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp.

Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn Trong dịp Tết, các gia đình thường tụ họp chúc Tết nhau, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua

CHƯƠNG II: KHÁM PHÁ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN Ở BA MIỀN BẮC – TRUNG – NAM

1 Các giai đoạn chính trong tết 1.1 Những ngày cuối năm

1.1.1 Phong tục “Đưa ông táo về trời

Công việc chính thức sửa soạn đón Tết của người Việt Nam thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm Lễ cúng gồm có hương (nhang), nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ) Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu, trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên Theo phong tục, cây nêu được dựng lên để chống lại quỷ dữ và những điềm gở Cây nêu thường được treo hoặc trang trí thêm những thứ được coi là để dọa ma quỷ như: tỏi, xương rồng, hình nộm và lá dứa

1.1.2 Gói bánh chưng, bánh tét

Trang 8

Gói bánh chưng và bánh tét là một trong những hoạt động truyền thống quan trọng trong ngày Tết của người Việt Nam Đây là cách để gia đình tụ họp, cùng nhau làm bánh và giao lưu với nhau.

Bánh chưng, bánh tét: theo sự tích dân gian thì bánh chưng bắt đầu từ thời vua Hùng thứ 6 Để làm ra thứ bánh chứa đựng tinh hoa của trời đất để này cần có 5 nguyên liệu chính: Gạo nếp, đậu xanh, lá dong, thịt lợn, các loại gia vị và đặc biệt là hạt tiêu Khi cắt bánh ra, sẽ thấy năm màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: Màu vàng của nhân đậu (thổ), màu đỏ của thịt lợn (hỏa), màu trắng của gạo nếp (kim), màu đen của hạt tiêu (thủy), màu xanh của lá dong (mộc).Ngay cả quá trình luộc bánh cũng thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc, hỗ trợ hài hòa Phải dùng nồi kim loại lớn (kim), xếp bánh vào rồi đổ nước (thủy), nhóm lửa (hỏa) đốt từ củi (mộc) trên nền đất (thổ) Triết lý âm dương còn thể hiện ở lớp vỏ ngoài hình vuông là âm, nhân bên trong hình tròn là dương Nó không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn là loại thực phẩm chức năng nhờ mỗi thành phần cấu tạo nên nó.

1.1.3 Tảo mộ tổ tiên

Ngày Tết, tảo mộ tổ tiên là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam Đây là hoạt động để tưởng nhớ và báo hiếu đối với tổ tiên, chúc phúc cho họ và xin lấy hạnh phúc và may mắn cho gia đình trong năm mới Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp, con cái trong gia đình sẽ tề tựu đông đủ, tụ họp ở nghĩa địa để thi thăm, sửa sang quét dọn mồ mả tổ tiên và những thân quyến quá cố Đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh, hương hồn tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu Dưới đây là mô tả quy trình thông thường của việc tảo mộ tổ tiên ngày Tết:

Chuẩn bị: Trước khi đi tảo mộ, người dân sẽ chuẩn bị các vật phẩm cần thiết như hoa, cây cỏ, nén hương, rượu, thức ăn và nước Các vật phẩm này được coi là lễ vật cúng tại mộ.

Đi tảo mộ: Gia đình sẽ đến nghĩa trang hoặc nơi an táng của tổ tiên Mọi người thường mang theo các vật phẩm cúng và dọn dẹp mộ trước khi tiến hành lễ cúng.

Lễ cúng: Sau khi mộ được dọn sạch, người dân sẽ sắp xếp lễ vật trên bàn thờ tại mộ Họ sẽ thắp nến, nén hương và trình bày các món ăn và rượu trên bàn thờ.

Cầu nguyện và báo hiếu: Người dân sẽ cầu nguyện và bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, xin lấy hạnh phúc và mừng xuân cho gia đình Họ thường có những lời chúc phúc và tâm sự tới tổ tiên.

Tiễn tổ tiên về: Sau khi hoàn thành lễ cúng, người dân thường thắp nến và nén hương cuối cùng để tiễn tổ tiên về Họ tin rằng tinh thần của tổ tiên đã được chúc phúc và sẽ trở về thiên cung.

Trang 9

Tảo mộ tổ tiên ngày Tết không chỉ là một nghi lễ tôn giáo mà còn mang ý nghĩa tôn vinh tổ tiên, gìn giữ truyền thống và kết nối con người với quá khứ và tương lai Đây là một hoạt động quan trọng trong ngày Tết để thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân đối với tổ tiên.

1.1.4 Dọn dẹp nhà cửa

Phong tục dọn dẹp nhà cửa trước Tết là một hoạt động quan trọng và mang ý nghĩa tâm linh trong văn hóa người Việt Đây là cách để chuẩn bị cho một khởi đầu mới, xua tan đi những điều không may mắn và đón nhận niềm vui, sức khỏe và may mắn cho gia đình trong năm mới Thông thường, vào ngày giỗ tổ tiên cuối năm, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa kỹ lưỡng và thiêng liêng hơn Họ tin rằng việc này sẽ đánh tan điều xấu và mang lại sự may mắn cho gia đình Điều này tượng trưng cho việc xua đuổi đi những điều không may mắn và chuẩn bị sự thông thoáng cho năm mới đến.

Sau khi làm sạch, gia đình sẽ trang trí nhà cửa bằng các nhành mai, nhành đào và thiệp Tết để tạo ra không khí vui tươi và lễ hội Đây cũng là cách để chào đón Tết và tạo điểm nhấn cho không gian sống Ngoài ra ở miền Trung và miền Nam thường có phong tục treo các bức tranh có hình ảnh các vị thần linh hay các hiện vật linh thiêng để tạo không gian yên bình và mang lại sự an lành cho gia đình.

Cuối cùng, người dân thường xông nhà bằng cách đốt nhang hoặc hương để lễ bái và tiêu diệt các tà ma Họ tin rằng việc xông nhà sẽ mang lại sự thuận lợi, may mắn và bảo vệ cho gia đình trong năm mới.

Phong tục dọn dẹp nhà cửa trước Tết không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn là một cách để tạo ra không gian sạch đẹp và sẵn sàng đón nhận năm mới Nó cũng thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với tổ tiên và một cách chuẩn bị chặt chẽ cho lễ hội Tết sắp đến.

1.1.5 Cúng tất niên

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi Một số cộng

Trang 10

đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.

Cúng tất niên là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng trong ngày Tết của người Việt Nam Đây là hoạt động để tổ chức bữa tiệc cuối cùng trong năm cũ và chào đón năm mới, cầu nguyện cho sự an lành, phúc lợi và thành công trong năm mới

1.1.6 Trang trí, mua sắm Tết 1.1.6.1 Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là khái niệm để chỉ một mâm trái cây với khoảng năm loại hoa quả khác nhau thường được bày biện trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt Mâm ngũ quả thường được chưng, bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách.

Những loại trái cây này thường để thể hiện ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc cũng như cách sắp xếp chúng Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thuỷ-hoả-mộc-kim-thổ, những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước : Phú ( giàu có) – quý ( sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang ( khoẻ mạnh) – ninh (bình yên) Mỗi miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa của mâm ngũ quả

Sau đây là những điều giống và khác nhau của mâm ngũ quả 3 miền: Điểm giống nhau:

Bày biện mâm ngũ quả là nét đẹp đặc trưng của các dịp Tết đến, xuân về của người Việt Nam Nên là dù miền nào thì nó đều có chung ý nghĩa là thể hiện lòng tôn kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Điểm khác nhau:

Trang 11

Tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam và không chỉ người có tiền mới chơi tranh mà người ít tiền cũng có thể chơi tranh Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt Dưới đây là một số loại tranh phổ biến và ý nghĩa trong ngày Tết:

Tranh Đông Hồ: Tranh Đông Hồ là một loại tranh truyền thống nổi tiếng của làng Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam Chúng thường được làm thủ công bằng giấy dó và sơn màu tự nhiên Tranh Đông Hồ thường có các hình ảnh về cảnh vật, câu đối Tết, hoặc hình ảnh các động vật, hoa lá tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng.

Tranh khảm: Tranh khảm là loại tranh được làm bằng các mảnh gỗ, vỏ sò, mảnh sứ, và các vật liệu tự nhiên khác để tạo ra các hình ảnh và mô hình 3D Tranh khảm thường trưng bày các hình ảnh của người thân, cảnh quê hương, hoặc các biểu tượng tượng trưng về Tết.

Tranh sơn dầu Tết: Tranh sơn dầu với các chủ đề Tết thường được vẽ trên vải sơn dầu hoặc bề mặt canvas Chúng thường miêu tả cảnh quê hương, người dân Việt Nam trong ngày Tết, hoặc các biểu tượng tượng trưng về Tết như hoa đào, cây cỏ Tết, và nến.

Tranh lịch: Tranh lịch là các tranh được in trên lịch để tặng quà và trang trí nhà cửa trong dịp Tết Chúng thường có hình ảnh về các cảnh đẹp của Việt Nam, các loại hoa và cây cỏ Tết, hoặc các biểu tượng tượng trưng về Tết.

Tranh đám đông: Tranh đám đông là một thể loại nghệ thuật truyền thống của người Việt Chúng thường miêu tả cuộc sống hàng ngày, tập tục tôn giáo, và các hoạt động truyền thống trong dịp Tết.

Tranh thư pháp Tết: Tranh thư pháp Tết thường chứa các câu đối Tết được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và được trình bày trong một bức tranh thư pháp đẹp mắt

Mâm ngũ quả hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn, phải nhiều màu sắc và đảm bảo đúng Ngũ hành

Trái cây thường đơn giản, gần gũi cuộc sống, không quá câu nệ hình thức

Thường bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” Tránh những loại trái phát ra âm mang ý nghĩa không tốt

Trang 12

Các câu đối này thường mang ý nghĩa tốt lành và tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn trong năm mới.

Những loại tranh này thường được trưng bày trong gia đình và trong các lễ hội Tết để tạo không gian ấm áp và phấn khích cho mùa lễ hội đặc biệt này.

1.1.6.3 Câu đối

Câu đối là một phần không thể thiếu trong lễ hội Tết Nguyên Đán ở Việt Nam Chúng thường được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và được đặt ở cửa vào hoặc trang trí trong nhà để tạo không gian lễ hội và mang lại may mắn cho gia đình Dưới đây là một số câu đối phổ biến trong ngày Tết Việt Nam:

"Gia đình hạnh phúc, con cái thành công." "An khang thịnh vượng, phúc lành tràn đầy nhà." "Hạnh phúc sum vầy, tình thân đong đầy."

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w