Như vậy ta hiểu rằng: “Diễn xướng là hình thức biểu hiện trình bày cácsang tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu bộ, cử chỉ…; diễn xướng là tổngthể các phương thức nghẹ thuật, cùng th
Trang 1BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM
Chủ đề: Diễn Xướng.
Nội Dung:
I.THẾ NÀO LÀ DIỄN XƯỚNG.
II.ĐẶC TRƯNG CỦA BẢN SẮC VĂN HÓA VIÊT NAM THỂ HIỆN
TRONG NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG
III LÀN ĐIỆU DÂN CA BA MIỀN BẮC- TRUNG- NAM.
IV.CÁC LOẠI HÌNH DIỄN XƯỚNG.
V.VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI TRONG VIỆC
BẢO VỆ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG TRUYỀN THỐNG
Trang 2I.THẾ NÀO LÀ DIỄN XƯỚNG
Diễn xướng là thuật ngữ đươc dung khá quen thuộc trong nghiên cứu
văn học nghệ thuật và đặc biệt là trong văn học văn hóa dân gian
-Diễn : hành đọng xảy ra
-Xướng : hát lên, ca hát
Như vậy ta hiểu rằng: “Diễn xướng là hình thức biểu hiện trình bày các sang tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu bộ, cử chỉ…; diễn xướng là tổng thể các phương thức nghẹ thuật, cùng thể hiên jđồng nhất giữa ca hát và hành động của con người theo chiều thẩm mỹ.”
II.ĐẶC TRƯNG CỦA BẢN SẮC VĂN HÓA VIÊT NAM THỂ HIỆN TRONG NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG.
Với đặc điểm là nước công nghiệp thuần túy, quanh nam trồng lúa
nước, vậy nên người Việt có đặc điểm sống quần tụ thành cộng đông dựa vào nhau mà sống Điều này chi phối rất lớn tới nghệ thuật diễn xướng Nếu ở phương tây có độc diễn, solo thì diễn xuongs của người Việt thường có đông người hay một nhóm người, thể hiện sự đoàn kết gắn bó với nhau giữa người với người
Các đọng tác thể hiên trên sân khấu diễn xướng đều gắn liền với các động tác trong cuộc sống hằng ngày của người dân như: cấy lúa, bắt cua, gieo mạ… Từ đó xây dựng và thể hiên jtrong những điệu múa uyển chuyển, mượt
mà Một sự khác biệt nữa đối với điệu múa, nếu như ở phương Tây thì tay múa cuộn ra ngoài, còn người Việt thì cuộn vào trong
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, với 54 dân tộc an hem, trong khi
đó mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những nét văn hóa tập quán khác nhau
đã tạo nên những làn điệ riêng, tạo sự đa dạng về thể loại và hình thức diễn xướng
Người Việt luôn mang trong mình một tâm hồn Việt, đậm tình đạm nghĩa, qua những điệu hát, điệu hò đã thể hiện những điều muốn nói, tâm trạng mang nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau: bi có, hài có, ai có, phẫn nộ có Nghệ thuật diễn xướng sân khấu phương Tây là tả thực, từ cách thức
Trang 3tốt, going như Aristote đã định nghĩa trong tác phẩm Nghệ Thuật Học là: “sự bắt trước một hành động trọn vẹn và hoàn chỉnh” Khác vời phương Tây, diễn xướng của người Việt mang tính biểu trưng, mục đích lột tả nội dung, tả cái cốt lõi Trong diễn xướng, âm nhạc mang nguyên lí đối xứng hài hòa, nếu phương Tây sử dụng cả diễn xướng và dàn nhạc dao hưởng đồ sộ thì diễn xướng của người Việt chỉ cần 3,4 nhạc công sử dụng Một bộ trống với một vài nhạc cụ bộ gõ, bộ hơi là đã có thể diễn tả mọi âm thanh kì diệu của cuộc sống
Trên sân khấu nước ngoài người diễn viên phải đánh nhau cật lực và phải làm sao cho máu chảy ra từ người đối thủ, thì trên sân khấu Việt Nam, hai diễn viên chỉ cần múa vài đường ước lệ rồi một người kẹp kiếm của đối phương vào nách mình, người xem có thể hiêu là đối thủ đã bị đâm trúng tim Trên sân khấu diễn xướng, các nhân vật đều được mô hình hóa, gắn liền với tầng lớp, giai cấp hay một điển hình trong xã hội Việt Nam, cùng với
đó, quần áo và phục trang cũng được quy cách hóa Diễn xướng ở Việt Nam không có sự phân biệt các loại hình ca, múa, nhạc, kịch-tất cả đều có đồng thời trong một vở diễn, đoạn diễn, đêm diễn Ở đó có sự tổng hợp của mọi điệu hát, mọi phong cahs ngôn ngữ, tất cả đều đan xen nhau như một thực tế ngoài đời
III LÀN ĐIỆU DÂN CA BA MIỀN BẮC- TRUNG- NAM
Đất nước Việt Nam với 3 miền Bắc Trung Nam có số lượng các thể loại
và làn điệu dân ca rất phong phú Truyền thống thiên nhiên về thơ ca của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam đã làm nảy sinh lối ngâm thơ và hát du đặc biệt Hát trợ giúp trong khi làm việc thì có hò nhịp điệu của âm nhạc và nội dung của lời ca giúp cho con người cảm thấy công việc nhẹ đi phần nào Đối với người Việt sống ở vùng sông nước thì hò được phân biệt thành hò cạn và hò nước
Ca dao có câu
Trai không tránh khỏi vợ thừa Gái khôn tránh giọng đò đưa mới là Hát lúc nhàn dỗi, nghỉ ngơi thì ở Miền Bắc có hát quan họ Bắc Ninh, hat xoan Phú Thọ, hát đúm Hưng Yên, hát ví hát dặm Nghệ Tĩnh; miền trung có
ca Huế, hát bài chòi; miền Nam có các điệu lý Ngoài ra ở nông thôn còn có trống quân là điệu hát giao duyên, xẩm là điệu hát rong của người mù, trầu văn là điệu hát tôn giáo Trong tầng lớp trì thức thì phổ biến là hát ca trù Diễn xướng Việt Nam với tính cách và sản phẩm của nền văn hóa nông nghiệp trọng âm còn mang tính biểu cảm cao độ Âm nhạc và các làn điệu dân
ca Việt Nam đều mang đậm chất trữ tình với nhịp điệu chậm và chú trọng,
Trang 4luyến láy, âm sắc trầm, … gợi nên tình cảm quê hương với những nỗi buồn man mác
Không chỉ âm nhạc và dân ca mà cả múa cũng không ầm ĩ, ồn ào Múa của người Việt phổ biến là những đường nét tròn trĩnh, uốn lượn mềm mại, không gãy góc, đôi chân khép kín… Nó còn là sự kín đáo, tế nhị trong cách ăn mặc, trong động tác ( động tác che nửa mặt bằng chiếc quạt, bằng nón quai thao)
IV CÁC LOẠI HÌNH DIỄN XƯỚNG
1 Diễn xướng ca múa nhạc
Về ca: người Việt có làn điệu dân ca tuyệt đẹp, bắt nguồn từ các điệu
hò trong lao động sản xuất, gắn liền với lao động và lễ hội, đặc biệt là lễ hội mùa xuân ( hát xoan, hát quan họ ), với sinh hoạt đồng quê ( các điệu lý, lời
ru, hát xẩm), với chiến tranh ( điệu trống quân) , với sinh hoạt trí thức ( hát ả đào) Hình thức ngâm thơ rất phổ biến
Về nhạc : người Việt chế tác nhiều nhạc cụ truyền thống độc đáo, gắn
liền với nguồn gốc nông nghiệp của cư dân lúa nước Trong nhạc cụ phổ biến nhất là sự xuất hiện của bộ gõ, đặc điểm là tự thân vang mà cổ xưa nhất là đàn
đá gồm 12 thanh dài ngắn, nặng nhẹ khác nhau với âm thanh chuẩn Trống đồng vừa mang tính nghi lễ, tín ngưỡng vừa là 1 nhạc cụ Tiếp theo phải kể đến bộ dây mà đàn cổ nhất là đàn cò có cấu tạo theo nguyên lý âm dương Các loại đàn khác như đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh… cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta Bộ hơi cũng có những đại diện tiêu biểu như khèn, sáo, tiêu, Krôngpút là những nhạc cụ thuần túy gốc nền văn minh nông nghiệp lúa nước vì chúng gắn với cây cối, nước và hơi, âm sắc của vùng rừng núi
Về múa : mùa là 1 bộ phận quan trọng trong các lễ hội, ca múa nhạc
truyền thống Nó là 1 nghệ thuật có vai trò như chất xúc tác cần thiết là bộ phận không thể thiếu trong các loại hình sân khấu truyền thống và hiện đại Múa hiện đại có những nét cách tân từ các điệu múa dân gian truyền thống, mang hơi thở cuộc sống muôn hình muôn vẻ, làm cho trình độ thẩm mỹ của con người vừa mang tính hiện thực, vừa luôn luôn đổi mới
2 Diễn xướng về sân khấu
Trang 5a Múa rối nước
Là loại hình diễn xướng thường diễn vào dịp tết, hội làng, ngày vui, ngày tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước Đây là một loại hình sân khấu đặc thù của Việt Nam Loại hình sân khấu này đã có từ lâu đời, xuất hiện thời nhà Lý
Nghệ thuật múa rối nước khác với mùa rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu gọi là nhà rối hay thủy đình, phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt Trên sân khấu mặt nước những con rối làm bằng gỗ biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây Con dối được làm gỗ sung, loại gỗ nhẹ nổi trên mặt nước
Nghệ thuật múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của vùng đồng bằng sông Hồng gắn với nền văn minh lúa nước Mỗi phường múa rối đều có những đặc điểm, thế mạnh riêng, nhưng nhìn chung các tích trò đều gắn với truyền thuyết lâu đời từ thời dựng nước, phản ánh sinh hoạt và lao động của người nông dân trên đồng ruộng với bao lo toan vất vả trước thiên tai dịch họa nhưng vẫn lạc quan, yêu đời
Nghệ thuật múa rối có từ lâu đời trong lịch sử Năm 1121 múa rối nước
đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua, mà minh chứng đó là những dòng chữ được khắc trên tấm bia, đá cổ có từ triều đại nhà Lý mà hiện nay được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Từ những con rối riêng lẻ của một số các cá thể phát triển thành những phường rối với nhiều những tích trò hay, lạ, đẹp mắt rồi được đem ra biểu diễn, thi tài phục vụ nhân dân
b Về sân khấu chèo.
Chèo là sân khấu truyền thống , bình dân, bản địa Nhiều nhân vật của
chèo là hề, thầy bói, thầy cúng Điều dó làm cho nghệ thuật chèo trở thành trào lộng và hài hước
Chèo phát triển mạnh ở phía bắc việt nam mà trọng tâm là vùng đồng
bằng bắc bộ Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa yhanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình Nếu sân khấu Trung Quốc có đại dieejntieeu biểu là kinh dịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo
Không giống như tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của giới quyền quý, chèo còn miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn Nhiều vở chòe còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích ,truyện nôm Trong chèo cái thiện luôn thắng cái ác,các sĩ tử tốt bụng,
Trang 6hiền lành luôn đỗ đạt làm quan còn người vợ thì tiết nghĩa cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng
Chèo luôn gắn với chất “ trữ tình ” thể hiện những cảm xúc va tình cảm
cá nhân của con người, phản ánh mối quan taam chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương
Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn Tính cách của nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn
đó Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lặp lại ở bất cứ vở nào nên hầu như không có tên riêng Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề
Diễn viên đóng vai chèo nói chung là những người không chuyeen, hợp nhau trong tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò
Chèo sử dụng tối thiểu là ba nhạc cụ dây là đàn nguyệt, đàn nhị và đàn
bầu đồng thời thêm cả sáo nữa Ngoài ra các nhạc công còn sử dụng thêm trống và trũm trọe nữa Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm , thanh la, mõ.Trong chèo hiệ đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục, tiêu … Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự,phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu.Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi như trong sân khấu châu âu mà các nghệ sĩ tham gia diễn chèo thường ứng diễn Do vậy vở kịch kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào cảm hứng của người nghệ sĩ hay đòi hỏi của khán giả
c.Tuồng.
Tuồng bắt nguồn từ ca hát dân tộc, tức là mang nguoofnn gốc bản địa về sau kết hợp với các gánh hát Trung Hoa Căn cứ vào nội dung mà người ta chia tuồng ra làm hai loại là tuồng đồ và tuồng thầy
Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương…Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân
vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của cong người giữa cái chung và cái riêng, iuwax gia đình và tổ quốc Chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của tuồng Có thể nói tuồng là sân kháu của những người anh hùng Trong những hoàn cảnh đầy mâu thuẫn và xung đột bạo liệt, bi ai các nhân vật chính diện của tuồng đã vươn lên thoát khỏi sự chế ngự của hoàn cảnh, hành dộng một cách dũng cảm, anh hùng, trở thành một tấm gương, một bài học cho người đời ngưỡng mộ noi theo
Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà tuồng có nhiều loại chủ đề khác nhau, nhưng chủ đề tồn tại khá lâu và chiếm được cảm tình của người xem là “phò vua diệt ngụy”
Trang 7Đặc điểm hóa trang mặt nạ trong nghệ thuật tuồng: với cách hóa trang tạo diệ mạo cho nhân vật không có gì là tả chân, mà hoàn toàn tượng trưng Người diễn viên ngoài khả năng ca xướng, vũ đạo, diễn xuất còn phải biết vẽ mặt mình khi thủ bất cứ vai nào Nhờ những gương mặt được hóa trang khán giả biết ngay tâm lý, tính cách, giai cấp xã hội của nhân vật khi mới vừa thấy diễn viên vừa bước ra sân khấu
Dàn nhạc tuồng chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ trong biểu diễn của diễn viên Trong dàn nhạc tuồng gồm có bộ gõ (trống, thanh la, mõ), bộ hơi (kèn, sáo, chủ yếu là kèn), bộ dây (nhị, cò, hồ, tiểu), bộ gảy(tam, tứ, nguyệt) Tuy dàn hạc chỉ hỗ trợ nhưng rất quan trọng
Nghệ thuật tuồng trong cuộc sống hiện đại: hiên nay nhiều ý kiến cho rằng nghệ thuật tuồng dần đi xuống dốc và ít được người xem hưởng ứng nhiệt tình Cùng với nhịp sống văn minh đô thị, các loại hình nghệ thuật mới
đã nhanh chóng phát triển và lan tỏa về tận nông hôn nơi mà trước dây người dân chỉ biết thưởng thứ các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật tuồng Giờ đây một bộ phận khán giả trẻ đã bắt đầu quay lưng dần với
bộ môn nghệ thuật này Còn lớp già thì hồi tưởng lại những đêm thâu đi xem hát bội (tuồng)
d.Cải lương.
Xuất hiện vào những năm 20 của thế kỉ XX Sân khấu cải lương rất chú ý đến trang trí gần với thực tế, điều này làm cho nó có đặc điểm khác nhau với chèo và tuồng.Cải lương rất coi trọng lời ca bắt nguồn từ điệu vọng cổ, các điệu lí, hò và đã trải qua nhiều thay đổi Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền nam Việt Nan, hình thành trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ
Sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Nam Bộ Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số bài mới Một đoàn cải lương không chỉ có các diễn viên diễn xuất trên sân khấu
mà luôn phải có một dàn nhạc đi kèm Vì thế khi trình bày âm nhạc trong nghệ thuật cải lương không thể không nhắc đến dàn nhạc cải lương Dàn nhạc cải lương có một vai trò đặc biệt quan trọng trong tuồng diễn đến nỗi không
có dàn nhạc thì không thể thành một tuồng diễn Dàn nhạc trong cải lương không chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ, phụ họa cho giọng hát mà còn tô điểm thêm cho từng giai điệu đẻ làm nổi bật chiều sâu tâm lí của nhân vật, tạo thêm kịch tính cho kịch bản, góp phần cho sự thành công của tuồng diễn
Trong nghệ thuật cải lương luôn tồn tại song song của hai dàn nhạc: dàn nhạc cổ và dàn nhạc tân Vai trò của hai dàn nhạc trong vở diễn tuy có khác nhau nhưng không hề có sự lấn át nhau, mà luôn bổ túc cho nhau Đó là sự
Trang 8phân phối hợp độc đáo giữa nét truyền thống và nét hiện đại trong nền âm nhạc cải lương
Dàn nhạc cổ luôn giữ vai trò chủ chốt và là linh hồn của cải lương Dàn nhạc cổ cũng mang đậm nét truyền thống và góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trong nghệ thuật âm nhạc cải lương
Về mặt cấu trúc, dàn nhạc cổ thường sử dụng những nhạc cụ như: đàn tranh, đàn bầu, đàn kìm, đàn cò, đàn tỳ bà, guitar phím lõm, đàn sến, song loan và sáo trúc
Diễn viên cải lương diễn xuất như kịch nói Chỉ khác là diễn viên ca chứ không nói Cử chỉ điệu bộ phù hợp theo lời ca, chứ không cường điệu như hát bội Vương Hồng Sển nói : Hát bội tượng trưng nhiều quá và la lối lớn tiếng quá , trái lại cải lương ca rỉ rả cho thềm muồi
Sau này (khoảng những năm 60) , cải lương có pha thêm những cảnh múa , đu bay , diễn võ…cốt chỉ để thêm sinh động…
Y phục , tranh cảnh
Một số cách viết về loại hình nghệ thuật cải lương và một số vở tuồng cải lương
Trong các vở diễn về tuồng tích xưa hay lấy cốt truyện ở nước ngoài thì y phục của diễn viên và tranh cảnh trên sân khấu cũng được chọn lựa sao gợi được bối cảnh nơi xảy ra câu chuyện , nhưng cũng chỉ có tính ước lệ chứ chưa đúng với hiện thực Trong các vở về xã hội , Diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời
Một số vở cải lương nổi tiếng : Chuyện tình Lan và Điệp , Tô Ánh
Nguyệt , Sầu vương biên ải , Tuyệt tình ca
e Hát bài chòi.
Ở khu vực miền trung Việt Nam , từ lâu đã có trò chơi đánh bài chòi vui xuân ,giải trí trong dip Tết nguyên đán , mà về sau trở thành nghệ thuật hô bài chòi Văn chương bài chòi là văn chương bình dân , nhưng không phải vì thế
mà mất đi sức hấp dẫn và tính sâu sắc của nó Đây là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc , nguyên gốc là trò chơi đánh bài chòi mang tính tự sự , về sau hình thành sân khấu cụ thể với sự xuất hiện của nhiều nghệ nhân , mang dáng dấp như sân khấu tuồng với nhiều tuồng tích hẳn hoi Đó là sân khấu hò bài chòi hay còn gọi là hát bài chòi với các làn điệu dân ca như xuân nữ , cổ bàn , hồ quảng tiến xa với những tuồng tích hoàn chỉnh như Phạm Công – Cúc Hoa , Thạch Sanh – Lý thông , Thoại Khanh – Châu Tuấn , v.v…
f.Tuồng Dá Hai.
Trang 9Là loại hình kịch hát tiếng Nùng ở phía Bắc , bắt nguồn từ nghệ thuật
“Mộc thầu hí – nghệ thuật múa rối dân gian có nguồn gốc từ những kịch bản
cổ bằng tiếng Hán Người Nùng đã khéo léo tiếp thu và tận dụng nghệ thuật này , chuyển từ tiếng Hán ra tiếng Nùng , biên tập và chính lý kịch bản , dựng các vở ca kịch , thêm các vở mới Thể loại tuồng này có nhiều làn điệu , nhwung được sử dụng nhiều nhất là các làn điệu đây : Pìn ti ảo ( Mở màn ) , Pìn chén cáo ti ảo ( Mở đầu ) , Hí ti ảo ( trạng thái vui vẻ mạnh mẽ ), Sát vá ti
ảo ( tả cảnh vật thiên nhiên ) , sí ti ảo (Diễn tả tình cảm yêu thương , nỗi niềm suy tư) , Khù ti ảo (Diễn tả nỗi buồn , đau khổ), Sán pan ( dùng để kết thúc mỗi hồi , mỗi màn , hoặc cả vở diễn) Dàn nhạc tuồng Dá Hai gồm hai đàn nhị , một trống , hai bô chũm chọe , một mõ và một sáo , trong đó giữ vai trò chủ đạo thuộc về hai đàn nhị Từ những năm 70 của thế kỷ XX hoạt động tuồng Dá Hai yếu dần , đến năm 1979 thì mất hẳn
g.Ca trù
Ca trù ban đầu vốn là một loại hình nghệ thuật của dân gian , được cung
đình tiếp nhận dùng làm trò diễn xướng , gọi là hát cửa quyền , rồi lại trở về với dân gian gọi là hát cửa cung đình , hát ả đào , hát cô đầu , dát nhà trò , hát nhà tơ
Ngày nay , ca trù trở thành một nghệ thuật dộc đáo , một loiaj hình ca nhạc vừa dân gian vừa bác học (lấy dẫn chứng)
Theo “Việt sử tiêu án” của Ngô Thì Sĩ , đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028)
có ca nhi là Đào Thị hát rất hay , từng được vua ban thưởng Sau này , người
ta mộ danh Đào Thị nên ca nhi được gọi là đào nương
Như vậy , ca trù ít nhất cũng có từ đời vua Lý Đến thời Lê , có một danh
ca là Bạch Hoa cùng chồng là Đinh Lễ sáng tạo ra một chiếc đàn đáy , chế ra
âm luật , làm rạng rỡ cho giáo phường , thu nhận nhiều đệ tử ; khi qua đời được giới ca nhi suy tôn là Tổ cô đầu
Cũng vì mộ danh Đào Thị hát giỏi hát hay nên người đi hát gọi là “ả đào”, chữ ả nghĩa là cô, vậy “ả đào” là từ “cô đào” Sau này người ta dùng tiếng “cô” thay cho tiếng “ả” cho rõ ràng và tiếng “đầu” thay cho tiếng “đào”
để tỏ ý tán tụng là bậc danh ca lão luyện đã dạy nhiều con em thành tài và được tặng nhiều món tiền đầu nên gọi là “cô đầu”
Hát “ả đào”, hát “cô đầu” đều là tên gọi cho nghệ thuật ca trù Ngày xưa, hát ở cửa đền có lệ hát thể Thẻ gọi là trù, làm bằng mảnh tre ghi chữ, đánh dấu, dùng đểthưởng ả đào thay cho tiền mặt Khi hát, quan viên thị lễ ngồi hai bên, một bên đánh chiêng và một bên đánh trống Chỗ nào ả đào hát hay, bên trống thưởng một tiếng chát, bên kia đánh một tiếng chiêng rồi thưởng luôn cho một cái trù Sau buổi hát, đào kép cứ theo trù thưởng mà lĩnh tiền
Trang 10Các nhà nghiên cứu về sự ra đời của ca trù,đều thống nhất khẳng định loại hình diễn xướng này có từ thời Lý, phát triển hưng thịnh ở nhà Lê
Hát ca trù phải có đào hát với giọng khỏe, trầm và sang Nhạc đệm cho
người hát gồm có chiếc đàn gáy, chiếc trống con (trống khẩu), gọi là trống chầu và chiếc phách, gọi là cỗ phách do người hát điều khiển
Nói đến nghệ thuật ca trù không thể không nói đến nghệ thuật soạn lời thơ Những bài thơ do các danh sỹ bậc thầy như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến…với những vần thơ tuyệt tác còn lưu lại cho thấy nghệ thuật viết lời cho nhạc thật mẫu mực
Ngay cả giọng hát cũng vậy, phải rèn luyện công phu từ nhỏ mới giữ được “hơi trong” và buông được “hơi ngoài” trong nghệ thuật ém, nhấn, nhả Hát ca trù không giống như với các loại hình dân ca khác mà phải hát ngậm miệng nhưng tròn vành rõ chứ, hát như “đổ châu, nhả ngọc” Người hát ca trù vừa hát vừa gõ phách
h.Dân ca quan họ.
Ở Bắc Ninh và Bắc Giang là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông hồng ở miền Bắc Việt Nam Nó còn được gọi là dân
ca quan họ Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay.Do có sự chia tách về địa lý mafquan họ còn được gắn tên cục bộ địa phương như quan họ Bắc Ninh hay quan họ Bắc Giang
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối Thường bên trong mặc 1 hoặc 2 áo cánh, sau đó dến hai áo dài Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì sao ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may 2 lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh… gọi
là áo kép Quần của các liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân que dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp
Trang phục của các liền chị thường được gọi là “áo mớ ba mớ bảy”, nghĩa là liền chị có thể mặc áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy sao lồng vào nhau (mớ bảy) Tuy nhiên tronh thực tế các liền chị thường mặc áo mớ ba
Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm
có màu sắc rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm Yếm thường có hai loại