1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Đề Tài Văn Hóa Vật Chất Của Vùng Văn Hóa Việt Bắc.pdf

31 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI Văn hóa vật chất của vùng văn hóa Việt Bắc docx ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGỮ VĂN ANH TIỂU LUẬN CƠ[.]

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA NGỮ VĂN ANH

TIỂU LUẬN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI:

Văn hóa vật chất của vùng văn hóa Việt Bắc

Giảng viên: TS LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP Nhóm sinh viên số 3:

1 Nguyễn Đăng Khoa - 2057011010

2 Chế Lan Ngọc Mi – 2057011014

3 Lê Thái Quyên – 2057011021

4 Bành Nguyệt Minh Thư – 2057011027

5 Lê Huỳnh Minh Thư – 2057011028

6 Trần Thị Tuyết Trinh – 2057011031

7 Cao Minh Hạnh – 2057011040

8 Nguyễn Thị Hải Hậu – 2057011041

TP HỒ CHÍ MINH 2021

Trang 3

-BẢN THUYẾT TRÌNH

Trang 13

MỤC LỤC

VĂN HÓA VẬT CHẤT VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC

CHƯƠNG 1: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC… 15

1.1 Văn hóa ẩm thực Cao Bằng 15

1.2 Văn hóa ẩm thực Bắc Kạn 16

1.3 Văn hóa ẩm thực Thái Nguyên 16

3.1.2 Trang phục nam giới 21 3.1.3 Trang phục nữ giới 21

Trang 15

LỜI MỞ DẦU

Cứ mỗi độ thu về, nắng ngả vàng như mật ong trải khắp núi rừng, trong lòng người ViệtBắc lại rộn ràng nhớ mùa thu lịch sử năm xưa Những khi nói về Viêt Bắc, là khi đóngười Việt nhớ về vùng đất của Cái nôi Cách Mạng, Thủ đô gió ngàn Đó là vùng đất anhhùng đã “ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” (Tố Hữu) trong suốt những tháng ngàykháng chiến

Hiện nay, nói tới Việt Bắc là nói tới địa bàn của sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, TháiNguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang Tuy nhiên, ranh giới vùng văn hóa Việt Bắc

sẽ rộng hơn địa bàn này Nghĩa là, nó bao gồm cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ,Vĩnh Phúc, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh Trên bản đồ, vùng đất này nằm ở những vĩ độcao nhất, trong các vĩ tuyến từ 21 độ đến 23 độ vĩ bắc

Chủ thể văn hóa chủ yếu của vùng văn hóa Việt Bắc là người Tày, người Nùng; Ngoài racòn có một số dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, LôLô, Sán chay

Văn hóa vật chất tại đây đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên vàdân cư xã hội Có thể thấy văn hóa vật chất được thể hiện rõ nét ở ba phương diện:

- Ẩm thực

- Nhà ở

- Trang phục

Trang 18

ay

Có thể nói bữa ăn của cư dân Việt Bắc, mang tính bình đẳng, nhân ái Tất cả cácthành viên trong nhà ăn chung một mâm, khách đến nhà rất được ưu ái, nể trọng

1.1 Văn hóa ẩm thực Cao Bằng:

Bánh gai Cao Bằng gắn liền với một truyền thuyết Người dân nơi đây vẫn kể rằngvào thời vua Lý Thái Tông giặc Tống sang xâm lược nước ta Đồng bào làm bánh gai chocác chiến binh đem theo làm lương khô ra trận Bánh được xâu thành từng cặp để đeo bênngười cho tiện cho nên người Tày, Nùng gọi là pẻng tải (bánh đeo)

Gạo để làm bánh phải là loại nếp ngon, không lẫn tẻ, có vậy bánh mới mềm và dai

Lá gai đã được hái về từ trước, tước bỏ gân lá, phơi khô Lá khô đem ninh, khi đun

bỏ thêm chút vôi tôi cho mau nhừ Xong, rửa sạch, vắt khô, thái mịn Đường phên đuncho sôi chảy rồi trộn với lá gai thành một thứ mật sền sệt Người ta nhào mật này với bộtcho đều rồi đem giã trong cối đá cho thật nhuyễn

Bột giã xong có màu xanh đen, mịn màng, dẻo quanh Bánh gai gói bằng lá chuối,hình dẹt Nhân bánh gai được làm bằng lạc rang giã nhỏ hoặc đỗ xanh trộn đường Bánhhấp trong chõ như đồ xôi Từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín, chừng tàn một tuầnhương là được

Trang 19

Khi ăn, không thể lột bỏ lá bánh một cách vội vàng được Phải thong thả tước láthành từng sợi để bánh khỏi dính theo lá Chiếc bánh bóc ra đen nhánh, mịn màng Bánh

có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu Ăn khôngngấy

1.2 Văn hóa ẩm thực Bắc Kạn:

Cơm lam – Nét văn hoá ẩm thực Bắc Kạn Cơm lam là đặc trưng của các dân tộcvùng Tây Bắc Việt Nam, Tây Nguyên và một số dân tộc tại Lào Và ở Bắc Kạn, cơm lamtượng trưng cho một nét văn hoá ẩm thực tinh tế của người dân tại đây

Nguyên liệu làm cơm lam bao gồm gạo, ống tre, lá chuối Ngoài ra có thể còn códừa nạo, nước cốt dừa, vừng trộn lẫn gạo trước khi nướng Ống tre dùng nấu cơm lamphải còn tươi để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm một chút vị ngọt và mùi đặc trưngcủa tre

Cơm lam được dọn ra ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng Tuy nhiên,cơm lam ngon nhất khi ăn với muối vừng (mè)

Cái ngon của cơm lam là giữ được hầu như trọn vẹn hương vị tự nhiên không chỉlàm ngon miệng lúc đói mà còn thắm đượm tình nghĩa anh em

1.3 Văn hóa ẩm thực Thái Nguyên

Xôi ngũ sắc Định Hóa Năm màu của xôi là tượng trưng cho ngũ hành Màu vàng

là màu của Thổ, màu xanh là màu của Mộc, đỏ là màu của Hỏa, trắng là màu của Kim,tím thẫm là màu của Thủy

Nguyên liệu để nấu xôi phải là gạo nếp Định Hóa, trong, hạt mẩy, tròn một loạinếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng

Xôi chín được đơm vào đĩa hoặc trình bày theo từng ý tưởng khác nhau với 5 màuxanh - đỏ - tím - vàng - trắng Năm màu được ghép trên một mâm xôi hình cánh hoa banthì tượng trưng cho thuyết âm dương Ngũ hành, đồng thời thể hiện khát vọng yêuthương, tình yêu son sắt thuỷ chung, lòng yêu mẹ kính cha của đồng bào dân tộc Tày

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA NHÀ Ở

Trang 20

Người dân Việt Bắc, mà chủ yếu là người Tày và người Nùng có hai loại nhàchính: nhà sàn và nhà đất Trong đó nhà sàn phổ biến hơn hẳn Ngoài ra, ở một số vùngcòn có loại nhà nửa sàn nửa đất, đây là một loại nhà đặc biệt, mang tính kế thừa của cảnhà sàn lẫn nhà đất.

2.1 Nhà sàn:

Nhà sàn và không gian văn hóa nhà sàn không chỉ đơn thuần là nơi để ở với mụcđích che mưa che nắng, phòng chống thú dữ mà còn phản ánh khá toàn diện về đời sốngvật chất, tinh thần và văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng nói riêng và

cư dân Việt Bắc nói chung, cùng những quan niệm nhân sinh của họ Đây cũng chính làloại hình nhà ở phổ biến nhất ở vùng văn hóa Việt Bắc

sẽ làm cho gia cầm chăn nuôi bị dịch bệnh, mất mát

Người Nùng sống gần gũi với thiên nhiên và thích ở nơi rộng rãi, nên nhà sànđược làm hoàn toàn bằng gỗ, tre nứa và xung quanh nhà thường có hàng rào, vườn rau

Trang 21

Bên trong ngôi nhà sàn được thiết kế rất chặt chẽ, thường được chia làm 3 gian.Trong đó, gian chính giữa là gian trang trọng nhất dùng để đặt bàn thờ cúng tổ tiên vàtiếp khách; hai bên là phòng ngủ của gia đình Bếp được đặt ở phần cuối gian giữa củangôi nhà, đây là nơi để nấu ăn và mọi người sum họp bên bếp lửa Phía trên bếp lửa làgác bếp, thường dùng làm kho chứa đồ cũng như tận dụng sức nóng của lửa để bảo quảnngô, lạc, khoai… Còn bên dưới sàn nhà, người dân thường để nông cụ

Kết cấu chính của ngôi nhà gồm có 36 cột, trong đó, 28 cột chính và 8 cột phụ,đây là bộ khung quyết định sự vững chãi và tạo nên hình dáng của ngôi nhà, cột có trụvững trên mặt đất làm điểm tựa cho ngôi nhà, xuyên và kèo đều được gắn vào các lỗ đụctrên cột

Kèo tạo nên phần chóp nhọn và sườn của mái nhà; xuyên có tác dụng liên kết cáccây cột với nhau, góp phần tạo nên bộ khung nhà Đặc biệt, mỗi ngôi nhà đều có góckhóa khung nhà để ngôi nhà không bị xê dịch Ngoài ra, mặt trước ngôi nhà thường đượcbưng bằng ván, còn hai bên đầu hồi và mặt đằng sau trát vách đất trộn rơm, sàn ngôi nhàthường làm bằng gỗ

lẻ có thể là 5, 7 gian hay 9 gian, tùy theo quy mô gia đình Nhưng số gian bao giờ cũng là

số lẻ vì người Nùng cho rằng nhà có số gian lẻ là nhà cho người sống, còn số chẵn chỉ khixây nhà mồ cho người chết và số bậc cầu thang lên nhà sàn cũng phải là số lẻ 7-9 hay 11bậc"

Ngoài ra, với kỹ thuật của những người thợ tài hoa, ngôi nhà sàn truyền thống củangười Việt Bắc ít dùng đến đinh sắt mà chỉ dùng mộc gỗ nối kèo cột tạo thành ngôi nhà

2.2 Nhà đất (nhà trình tường):

Trang 22

Mát mẻ vào mùa hạ và ấm áp vào mùa đông là những ưu điểm nổi bật mà nhàtrình tường mang lại Đây là một kiến trúc nhà ở rất đỗi quen thuộc với đồng bào miềnnúi Nhà trình tường là công trình kiến trúc rất phổ biến ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

Những ngôi nhà này không những là nơi trú ngụ của một gia đình mà còn tạo nétđộc đáo cho đồng bào dân tộc

2.2.1 Kết cấu:

Nhà trình tường thường có thiết kế 3 gian: Một cửa chính giữa nhà, một cửa phụđầu hồi bên trái, hoặc bên phải để ra chuồng trâu, chuồng lợn ở đằng sau

Gian chính để bàn uống nước và sinh hoạt chung cho gia đinh Hai gian bên cạnh

bố trí giường ngủ cho các thành viên Mỗi nhà dựng một cầu thang bằng gỗ đặt ở góctường dẫn lên tầng trên

Chính giữa gác nhìn ra cửa sổ là bàn thờ tổ tiên và chỉ những người đàn ông mớingủ lại ở đây Ngoài ra, còn có thêm 2 cửa sổ bên trái, bên phải lối ra vào, 1 cửa sổ ở gianbếp

Kề ngay tường rào, trước cửa nhà là lối vào với cánh cổng gỗ trên có mái che

2.2.2 Đặc điểm:

Đây là những ngôi nhà được xây dựng bằng đất Trong đất phải có sỏi nhỏ để tạo

độ cứng với mục đích chịu các tác động từ bên ngoài Và loại đất này có độ dẻo dai nhấtđịnh để tạo sự kết dính lớn

Ngoài cửa chính lúc nào cũng treo một tấm vải đỏ, nhà còn có thêm cửa phụ vàcửa sổ thoáng khí làm bằng gỗ hoặc thân trúc, mai già Cửa bao giờ cũng mở vào trongchứ không mở ra ngoài Chếch với cửa chính và tuỳ thuộc vào hướng gió đặt làm chuồnggia súc Tất cả đều được gói gọn trong phạm vị hàng rào đá

Điều tài tình là chẳng gọt giũa hay cần một chất kết dính nào mà viên nào viên ấylèn lên nhau khít đều chằn chặn, tạo nên bức tường kiên cố, vững chãi Tường rào đádựng chỉ cao nửa người, chủ yếu là để phân tách đất nhà với vùng đất đồi nương phía bênngoài

2.2.3 Ưu điểm:

Tiết kiệm phần lớn chi phí

Kiên cố, vững chắc, giúp người dân Việt Bắc chống chọi với điều kiện khắc nghiệtcủa tự nhiên như: thú dữ, thiên tai

2.3 Nhà nửa sàn, nửa đất:

Trang 23

2 cột quân ở 2 bên), 1 quá giang và 1 bộ kèo đơn Loại nhà cột ngoãm có đặc điểm là tất

cả các cột đều chôn sâu xuống đất

Trong mỗi vì ngoãm 2 đầu quá giang được gác lên ngoãm ở đầu của 2 cột quân rồibuộc chắc chắn bằng dây rừng, tiếp theo tại chỗ ngoãm của cột quân người ta buộc kèo.Riêng cột nóc còn được buộc chặt với quá giang tại điểm giao giữa cột đó với quá giang

Nhà nửa sàn, nửa đất chia theo chiều dọc nửa sau là nền đất, nửa trước là sàn Nềnđất: gian bên phải có chạn bát, đặt bếp, cối xay, cối giã và bàn thờ Kề với gian này ở phíangoài còn có chuồng gà, gian bên trái đặt bàn thờ nhìn ra cửa giữa Mùa rét gian này còn

có bếp khách Nửa nhà trước là nền sàn, phần này dùng làm nơi ngủ của các thành viêntrong gia đình nó được chia thành các buồng nhỏ

Có gian bên phải là buồng ngủ, kề với gian này là máng nước và cũng là buồngtắm, gian bên trái là buồng ngủ của khách và có vách ngăn với lối xuống sàn Phần sàn cómột cửa lớn đối diện với bàn thờ đặt ở phần nền đất, cửa này gọi là cửa ma Lợn để cúngBàn vương được nuôi ở gầm sàn dưới cửa này

2.3.3 Đặc điểm:

Nhà nửa sàn nửa đất do cấu tạo của sàn thấp nên gầm sàn chỉ nhốt lợn, gà, còntrâu, bò có chuồng riêng Trong ngôi nhà có một gian đặc biệt, gian này có vách ngăn đôitheo chiều dọc và một đoạn vách ngăn ngắn với gian bên hai đoạn vách này được ráp vàonhau tạo thành một góc nhỏ

Góc này chính là nơi đặt bàn thờ Người ở đây đã biết lợi dụng nền đất làm nềnbếp bảo đảm an toàn hơn, sử dụng phần sàn để nằm khỏi phải làm giường Vì cuộc sống

du canh du cư mỗi lần di chuyển người ta không mang giường phản theo

CHƯƠNG 3: VĂN HÓA MẶC

Trang 24

Càng nghiên cứu về Văn hóa trang phục tại Việt Bắc, càng thấy được tinh hoa của

cả một miền dân tộc Được kết tinh bằng hơi thở của thời đại, mỗi nét áo là một ngăn tủchứa đựng văn hóa, linh hồn qua từng thời kỳ lẫn trong sự giao thoa với những nền vănhóa khác của các dân tộc tại Việt Bắc

3.1 Trang phục người Tày:

Đến với Trang phục của người Tày có tính thống nhất, được phân biệt theo giớitính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương

3.1.2 Trang phục nam giới

Trang phục nam giới người Tày có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắncũng may năm thân, cổ đứng Quần (khóa) làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo,cắt theo kiểu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân Quần có cạp rộngkhông luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài

Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4 thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầuvai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi nhỏ ở phía trước Đàn ông Tày còn mặc thêm loại áodài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng

Vào những ngày hội hè người ta mặc áo cánh trắng ở trong có lẽ vì vậy mà ngườiTày còn được gọi là người áo trắng để phân biệt với người Nùng thường chỉ mặc áochàm

Khăn đội đầu màu chàm quấn trên đầu theo lối chữ nhân

Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu

mỏ quạ của người Kinh

Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc đáo của những bộtrang sức Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ,vòng tay, vòng chân, xà tích Có nơi còn đeo túi vải, túi đựng trầu bên hông Quan trọng

Trang 25

nhất là vòng cổ của người phụ nữ Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòngrộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối.

3.2 Trang phục người Nùng:

Trang phục truyền thống của dân tộc Nùng rất đơn giản, đơn giản về cách may, vềthể loại, về màu sắc và cả về cách trang trí thêu thùa nhưng trong đó có sự hài hòa và đặcsắc riêng biệt

Thông thường, bộ trang phục của người Nùng gồm khăn đội đầu, quần áo, dâylưng, tất cả được cắt khâu bằng sợi vải bông Chính sự giống nhau về nguyên vật liệu,công cụ và kỹ thuật dệt, kỹ thuật nhuộm màu chủ đạo trước kia là những thành tố quantrọng tạo nên sự thống nhất về trang phục của người Nùng

Về cơ bản trang phục truyền thống của người Nùng chỉ có sự khác nhau đôi chút

về tuổi tác, giới tính Đồng bào không có quần áo riêng để mặc vào những dịp đặc biệtnhư lễ tết, hội hè mà chỉ có một loại quần áo chung

3.2.1 Trang phục nam giới:

Y phục nam giới tương đối giản dị về màu sắc, kiểu cách và không dùng hoa văntrang trí /bao gồm áo cánh 4 thân và quần

Áo cánh 4 thân được cắt may theo kiểu xẻ ngực, cổ tròn, không cầu vai nhưng cómột mảnh cải đệm quanh cổ hình lá sen rộng Tà áo xẻ cao có hàng cúc vải kép; bên dướigần gấu áo có hai túi nhỏ, hình chữ nhật, không có nắp Áo được khâu hơi bó vào người,chiều dài áo chỉ qua cạp quần một chút

Quần thường dài tới mắt cá chân được cắt theo kiểu quần đũng chéo hay còn đượcgọi là kiểu quần chân què

3.2.2 Trang phục nữ giới:

Về trang phục nữ giới bao gồm áo cánh tứ thân, áo năm thân, quần, thắt lưng vàkhăn đội đầu Màu sắc chủ đạo trên trang phục vẫn là màu chàm nhưng sắc độ đậm nhạt

và sự phối màu có khác nhau

Áo của phụ nữ Nùng có cổ tròn, xẻ ngực, nẹp và gấu áo rộng, hai túi nhỏ ở vạttrước, cài một hàng cúc vải ở nẹp áo Hoa văn trên cổ áo là những họa tiết hình vuông,hình quả trám, xếp thành hình tam giác liền kề nhau Cổ áo trang trí bằng những mảnhvải nhiều màu sáng nhưng màu chính vẫn là màu chàm, cài một hàng cúc bằng nút vảibên nách phải Áo nữ cũng được may xẻ tà ở hai bên sườn giống như áo nam

Quần của phụ nữ Nùng phổ biến là quần lá tọa dài chấm gót chân

Trang 26

Cùng với áo quần, phụ nữ Nùng thường hay đội khăn Chiếc khăn đội đầu đượclàm từ vải màu chàm có hình vuông rất cầu kỳ, tỉ mỉ Khi dệt xong vải, người ta dùngkim chỉ khéo léo đính kín từng đốm vải thành những hình tròn nhỏ như đầu đũa, đínhxong mới cho vào nhuộm chàm.

Nhuộm xong, các đụm chỉ được cắt bỏ, bên trong vẫn giữ nguyên màu trắng tạothành những đốm trắng điểm xuyết trên nền màu chàm trông rất sinh động, đẹp mắt

3.2.3 Vài nét ý nghĩa:

Với người Nùng từ xa xưa, bạc trắng là một trang sức quan trọng trong đời sống

Họ quan niệm những món đồ từ bạc đều mang lại bình an và may mắn cho người đeo.Với họ, trang sức bạc là hồn cốt, là cội nguồn của dân tộc

Trang sức bạc ở đây được chế tác theo cách thức truyền thống mà hiện nay chỉ cònmột số ít người còn giữ được cách thức chế tác đó

Phụ nữ Nùng ưa chuộng đồ bạc hơn nam giới, nhìn số bạc đeo trên người thì cũng

có thể đoán điều kiện kinh tế cũng như sự khéo léo của một cô gái

Khi muốn hỏi cưới một cô gái Nùng, nhà trai phải sắm một bộ trang sức bạc rấtcầu kỳ làm lễ vật, nhiều khi lên đến 2kg bạc sính lễ thì mới hỏi cưới được

Trang sức cưới của cô dâu thể hiện mức độ giàu có và sung túc của nhà chồng Côgái nào càng xinh đẹp, đảm đang thì lễ vật bằng bạc càng nhiều

3.3 Trang phục người H’Mông:

H’mông là tộc người thiểu số tại Việt Nam có địa bàn cư trú khá rộng lớn, để nhậnbiết người H’mông người ta thường nhìn vào trang phục mà họ sử dụng Trang phục củangười H’mông không những đặc biệt so với những dân tộc khác mà chính trong nhómngười của họ cũng có nhiều sự khác biệt

Sự khác biệt trong tranh phục của người H’mông

Có bốn nhóm người dân tộc H'mông: H’mông trắng, H’mông Hoa, H’mông đen,H’mông xanh Dù là mang đặc trưng trang phục cổ truyền nhưng giữa các nhóm ngườimông sẽ có sự khác nhau, họ làm như thế để dễ dàng nhận biết hơn:

3.3.1 H’mông Trắng:

Họ thường mang trang phục với váy trắng, vẫn là kiểu áo xẻ ngực và yếm lưng,

áo trắng có thêu thêm nhiều hoa văn khác nhau

Đặc biệt là họ sẽ cạo tóc ở xung quanh chỉ để một phần tóc ở đỉnh đầu sau đó dùngkhăn vành rộng để quấn xung quanh

Ngày đăng: 21/02/2023, 07:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w