Về cư dân, người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Đraviđa.. CHỮ VIẾT: Trước đây, trong một thời gian dài, người ta cho rằng Ấn Độ không có
Trang 1LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
NỀN VĂN MINH
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Trang 2THỜI ĐIỂM
HÌNH THÀNH
1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ:
Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác Ở phía
bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya Từ bên ngoài vào
Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở tây-bắc
Ấn Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ Dương.Hàng
năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con
sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới
bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn Nền văn minh Ấn
Độ thời cổ đại gồm cả vùng đất ở các nước Ấn Độ, Pakixtan,
Nêpan, Bănglađét ngày nay
Về cư dân, người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa
nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Đraviđa Ngày
nay những người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền nam bán đảo
Ấn Độ Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều
tộc người Aria tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn Sau
này, trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như
người Hy Lạp, Hung Nô, Arập, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ
do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu
CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH
Trang 3CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHÍNH
THỜI
KỲ
NIÊN ĐẠI ĐẶC ĐIỂM CHÍNH
Trang 4I CHỮ VIẾT
VÀ VĂN HỌC
1 CHỮ VIẾT:
Trước đây, trong một thời gian dài, người ta cho rằng Ấn Độ
không có chữ viết cổ (vì không tìm thấy dấu hiệu của chữ
viết) Đến năm 1921, các nhà khoa học đã phát hiện ra nền
văn minh sông Ấn với việc tìm ra di chỉ khảo cổ Harppa –
Mohenjo-Daro Qua đó, người ta mới biết nền văn minh Ấn
Độ đã có chữ viết từ rất sớm (khoảng cuối thiên niên kỷ III
tr.CN) Chữ viết này được gọi là chữ hình dấu (tìm thấy hơn
3000 con dấu bằng đồng, đất sét khắc chữ đồ họa) Sau khi
nền văn minh sông Ấn sụp đổ, loại chữ viết này cũng biến
mất và không còn ai sử dụng được nữa Sau đó, trong suốt
thiên niên kỷ II tr.CN, người ta cho rằng Ấn Độ không có
chữ viết
Chữ viết đầu tiên ở Ấn được sáng tạo từ thời văn hóa
Harappa, tại các di chỉ thuộc nền văn minh lưu vực sông Ấn
đã phát hiện hơn 3.000 con dấu khắc chữ đồ họa Nên có thể
khẳng định vào khoảng 3.500 năm TCN, ở nền văn minh
sông Ấn đã có chữ viết riêng của mình, người ta thường gọi
đó là chữ hình dấu (hình chữ nhật, vuông, tam giác, thoi)
Đến nay chữ hình dấu vẫn chưa được giải mã Mãi đến cách
đây vài chục năm, một nhà khảo cổ học Ấn là tiến sỹ
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH
ẤN ĐỘ
CỔ ĐẠI
Trang 5S.R.Rao đã khám phá được sự bí ẩn của loại chữ này Theo ông, đây là loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm và ghi vần, trong số 3.000 con dấu đó có 22 dấu cơ bản, chủ yếu viết từ phải sang trái.Những con dấu đã phát hiện được là những con dấu dùng để đóng trên các kiện hàng để xác nhận hàng hóa và chỉ rõ xuất xứ của những hàng hóa đó
Đến khoảng thé kỉ V TCN,ở Ấn Độ xuất hiện một loại chữ khác gọi là chữ Kharosthi,sau
đó lại xuất hiện chữ Brami (các văn bia của Ashoka đều viết bằng loại chữ này) Cả 2 chữ đều có nguồn gốc từ chữ viết của người Lưỡng Hà cổ đại (các thương nhân của người Lưỡng Hà mang đến nơi đây những loại chữ đó và sáng tạo chữ bằng đất sét - thư viện chữ bằng đất sét) Hai chữ viết này thường được dùng trong triều đình với các bản báo cáo về thuế khoá, tình hình đất nước hoặc sự kiện trọng đại trong mỗi vương triều Trên
cơ sở chữ Brami, người Ấn lại đặt ra chữ Đêvanagari có cách viết đơn giản thuận tiện hơn - đó là thứ chữ mới để viết tiếng Xancrit Đến nay ở Ấn Độ và Nêpan vẫn dùng loại chữ này
2 VĂN HỌC:
Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển.Thời cổ đại văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận quan trọng là Vêđa và sử thi.Nội dung thường gắn với quan điểm triết học, tôn giáo nhằm để giải thích nguồn gốc vũ trụ, con người và biểu lộ những ước vọng của con người trong cuộc sống
2.1 VÊĐA:
Tác phẩm văn học xưa nhất của Ấn Độ và cả loài người, xuất hiện nửa sau thiên niên
kỷ II TCN (1500) Ban đầu là tác phẩm vô danh truyền miệng của cư dân Aryan, bao gồm những bài thơ ca, ca dao… được lưu truyền qua nhiều thế hệ Về sau các tăng lữ đã cải biến thành những bài thánh ca, kinh cầu nguyện, nghi lễ, ma thuật… và được ghi thành tác phẩm bằng tiếng Phạn cổ, nên gọi là Bộ kinh Vêđa
Vêđa (Vid): có nghĩa là hiểu biết, gồm 4 tập với khoảng 10.562 câu thơ
Trang 6- Rích Vêđa: gồm những bài kinh ca tụng thần thánh (1028 bài thơ), phản ánh phong
tục tập quán, đời sống chính trị và kinh tế - xã hội của người Aryan thời kỳ xâm nhập vào Ấn Độ Là tác phẩm cổ nhất của Vêđa, cung cấp nhiều tư liệu quý về văn minh Ấn Độ thời kỳ này
- Xama Vêđa: những bài kinh ca trong khi hành lễ, là một cuốn sách xướng kinh
được rút từ những đoạn trong Rích Vêđa
- Yagiua Vêđa: những bài hát, công thức tế lễ bằng văn xuôi, dạy về cách hành lễ,
cúng bái theo trật tự đẳng cấp của các thần linh, cách bày các đồ lễ, đồ thờ và cách dâng lễ…
- Atácva Vêđa: những công thức mang tính ma thuật, phù thủy hay cách đọc thần
chú trong các dịp cầu nguyện (cầu tài, giải hạn…) Nội dung chủ yếu lấy từ tín ngưỡng dị đoan của dân bản địa và một số rút từ Rích Vêđa
-Kế tiếp theo 4 tập Vêđa và có liên quan đến Vêđa còn có các tác phẩm:Bramana(Phạn thư), Araniaca(sách rừng rậm),
bộ đời sống con người Ấn Độ truyền thống.Chủ thể của tác phẩm này là cuộc đấu tranh
Trang 7trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn Độ.Bởi vậy tập thơ lấy tên là Mahabharata nghĩa là “Cuộc chiến tranh giữa con cháu Bharata”
Có 7 chương,gồm 48000 câu.Tương truyền tác giả là Vanmiki.Chủ đề của tác phẩm này
là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ thủy chung Sita.Trong sử thi Ramayana có sự xuất hiện của các con vật thiêng, như: Chim thần, rắn thần Naga, bò thần, khỉ thần Hanuman… Nội dung xoay quanh chuyện tình của hoàng tử Rama và Sita,
ca ngợi sự dũng cảm, nghị lực, sức mạnh của con người trước thử thách; ca ngợi lòng chung thủy, sự hy sinh của người phụ nữ; sự nghi ngờ, ghen tuông và sự hối hận
Hai bộ sử thi này không chỉ là tác phẩm văn học mà còn là nguồn sử liệu để nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ cổ đại, đồng thời là kho đề tài trong sáng tác văn học, nghệ thuật
Ấn Độ cổ đại.Mahabharata và Ramayana được phổ biến rộng ở Ấn Độ, là nguồn cảm hứng vô tận cho văn, thơ, nghệ thuật…
2.3 NHỮNG TÁC PHẨM CỦA CALIĐAXA:
Caliđaxa là nhà thơ và nhà soạn kịch lớn nhất thời Gupta (thế kỷ V) Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là vở kịch Sơcuntla.Vở kịch Sơcuntla vốn phỏng theo một câu chuyện dân gian chép trong sử thi Mahabharata, nhưng đã được tác giả cải biên và thêm nhiều tình tiết Nội dung của vở kịch miêu tả câu chuyện tình duyên giữa nàng Sơcuntla và vua Đusơnta, trải qua nhiều éo le trắc trở, cuối cùng hai người được đoàn tụ và được hạnh phúc đời đời
Tuy là một nhà soạn kịch cung đình, lại chịu ảnh hưởng của đạo Bàlamôn, nhưng Caliđaxa đã thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo khắt khe, lên án bản chất giả dối, lừa gạt, không chung thủy của giai cấp thống trị và trên chừng mực nhất định đã chống quan niệm về đẳng cấp
Sơcuntla và Caliđaxa là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ Suốt 15 thế kỷ nay, Sơcuntla
Trang 8Độ như kịch, điện ảnh, họa, nhạc, vũ v.v Không những ở Ấn Độ mà đối với thế giới, tác phẩm Sơcuntla cũng có một tiếng vang rất lớn.Ngày nay Caliđaxa được xếp vào loại các nhà văn lớn của thế giới và năm 1957 ông đã được Hội đồng hòa bình thế giới tổ chức kỷ niệm
2.4 CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIẾT BẰNG CÁC PHƯƠNG NGỮ
Từ cuối thế kỷ X về sau, ngoài văn học tiếng Xanxcrít đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn học viết bằng các loại phương ngữ khác nhau
Vào thế kỷ XIII, nhà thơ Tichcala đã dịch 15 chương trong bộ sử thi Mahabharata ra tiếng Têlugu, làm cho nền văn học cổ điển càng được phổ cập rộng rãi
Đến thế kỷ XVI, XVII, dưới triều Môgôn, có một số nhà thơ đã sáng tác bằng tiếng Ba
Tư Tuy nhiên phong phú nhất vẫn là nền văn học bằng tiếng Inđi và các loại ngôn ngữ địa phương khác Thiên trường ca Ramayana do Tunxi Đát viết bằng tiếng Inđi là một tác phẩm nổi tiếng được nhân dân rất ưa thích
Tập thơ Xuốc của nhà thơ mù Xuốc Đát viết bằng một loại phương ngữ khác trong tiếng Inđi mà chủ đề chính là chủ nghĩa anh hùng và tình yêu cũng là một tác phẩm có giá trị
Những bài ca du dương, gợi cảm ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Ấn Độ của ca sĩ kiêm nhà thơ Tanxen cũng rất nổi tiếng Ngoài ra, trong thời kỳ này còn có nhiều nhà thơ khác
Đặc trưng chung của nền thi ca giai đoạn này là dùng ngôn ngữ dân gian chứ không dùng ngôn ngữ cung đình, đồng thời còn sử dụng nhiều chất liệu trong văn học dân gian, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của quần chúng nên được nhân dân rất thích thú
Trang 9II KHOA HỌC TỰ NHIÊN:
1 THIÊN VĂN:
Trong bộ Kinh Vệ Đà ra đời cách đây trên 3.000 năm, người Ấn Độ quan niệm rằng khởi thuỷ của vũ trụ là trạng thái hỗn độn, rồi nước được sinh ra đầu tiên, tiếp đến là lửa Hơi nóng chứa đựng sức mạnh vô biên của lửa sinh ra "quả trứng trời đất", nửa trên là bầu trời, nửa dưới là mặt đất còn ở giữa là khoảng không phân cách Bộ kinh này cũng cho rằng hoàng đạo là con đường của thần Surya (thần Mặt Trời) và người Ấn Độ cổ xưa chia hoàng đạo ra làm 28 chòm sao, đó là những "trạm nghỉ của Mặt Trăng" (Mặt Trăng
đi trọn một vòng hoàng đạo hết 27,3 ngày đêm)
Người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày (Như vậy năm bình thường có 360 ngày) Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận
2 TOÁN HỌC:
Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà
sử dụng số Arập trong toá học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết
về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác Pi = 3,1416
Người Ấn không thành công mấy về hình học Để đo và xây cất các đền thờ, các tu sĩ
Ấn đã biết định lí Pythagore (bình phương của đường huyền một tam giác thẳng góc bằng tổng số các bình phương của hai cạnh kia) từ mấy trăm năm trước Công nguyên Có lẽ do ảnh hưởng của Hi Lạp, Aryabhata tìm được diện tích hình tam giác, hình thang và hình tròn và tính được trị số của π là 3,1416, mà ở châu Âu, mãi tới thời Purbach (1423-1461) mới tính ra được một trị số đúng hơn Bhaskara đã lờ mờ thấy những qui tắc đại cương của môn tính vi phân (calcul différentiel); Aryabhata lập một bảng kê các khoa học, và
Trang 10tử khác nhau Các triết gia Jạn trái lại, nghĩ như Democrite (triết gia Hi Lạp khoảng 400 trước Cơng nguyên) rằng nguyên tử nào cũng như nhau cả, chỉ do cách tổ hợp khác nhau
mà tác động khác nhau Kanada cho rằng ánh sáng và nhiệt (sức nĩng) là những biến thể của cùng một bản thể; Udayana bảo mọi sức nĩng đều do mặt trời phát ra cả và Vachaspati, cũng như Newton, nghĩ rằng ánh sáng gồm những phần tử li ti từ các vật phát
ra và đập vào mắt ta Các nốt nhạc (âm nhạc hiệu) và âm trình (intervalle) đã được phân tích và tính một cách khoa học trong các sách cổ Ấn Độ về âm nhạc, trong đĩ cĩ chép cả luật chúng ta gọi là luật Pythagore: dây đờn, đo từ chỗ cột tới chỗ cĩ phím đàn, mà càng ngắn thì số rung càng nhiều, mà nốt nhạc càng cao Sau cùng chúng ta cĩ lí do để tin rằng các nhà hàng hải Ấn ở đầu Cơng nguyên đã dùng một la bàn gồm một mãnh sắt mỏng nổi trên mặt một bình đầy dầu để biết hướng Bắc
Người Ấn Độ cổ đại cũng đã cĩ thuyết nguyên tử Thế kỉ 5 TCN, cĩ một nhà thơng thái ở
Ấn Độ đã viết “ trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nĩ”
4 Y HỌC:
Y học cũng khá phát triển Người Ấn Độ cổ đại đã mơ tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi Họ để lại hai quyển sách là “Y học tốt yếu” và “Luận khảo về trị liệu”
Y học Ấn phát triển rất mau ở thời Veda và thời Phật giáo sau đĩ, luơn mấy thế kỉ, tiến rất chậm, rất rụt rè Atreya, Dhanwantari và Sushruta học được của Hi Lạp những gì và
Hi Lạp học lại của người Ấn những gì? Điều đĩ chúng ta khơng biết được Garrison bảo:
Trang 11“Ở thời đại Alexandre, các y sĩ và giải phẫu gia Ấn nổi tiếng là biết rộng, trị bệnh giỏi, quả là danh bất hư truyền”; nên nói thêm rằng theo vài nhà bác học thì Aristote học được của người Ấn rất nhiều Các y sĩ Ả Rập và Ba Tư cũng vậy, nhưng cũng khó mà biết được các y sĩ Ấn Độ đã mang ơn các y sĩ Bagdad và các y sĩ Babylone bao nhiêu, do các
y sĩ Bagdad làm trung gian Một mặt, vài vị thuốc như nha phiến, thuỷ ngân và vài phương pháp chẩn bệnh như cách coi mạch, hình như từ Ba Tư truyền qua Ấn Độ; mặt khác chúng ta thấy ở thế kỉ VIII sau Công nguyên, người Ả Rập và Ba Tư dịch các sách thuốc mà Sushruta và Charaka đã viết từ ngàn năm trước Đại vương Hồi giáo Harun-al-Rashid nhận rằng Ấn Độ tấn bộ hơn Ả Rập về khoa học và y học nên mời các danh y Ấn lại Bagdad dựng nhà thương và trường y khoa Huân tước Ampthill kết luận rằng y học
Âu châu thời Trung cổ và cả thời Cận đại tấn bộ nhờ người Ả Rập mà Ả Rập lại mang ơn của Ấn Độ Có thể tin rằng y học, môn học cao thượng nhất mà cũng ít chắc chắn nhất
đó, đã xuất hiện từ thời Thượng cổ ở Sumérie, Ai Cập và Ấn Độ và đã phát triển nhờba
xứ đó trao đổi kiến thức với nhau, ảnh hưởng lẫn tới nhau
Trang 121 KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO:
Có rất nhiều chùa tháp Phật Giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp Nổi tiếng là hang số 18,tả một người phụ nữ và một đứa trẻ, miêu tả sự giải thoát Đây là một di sản thế giới nổi tiếng được UNESSCO công nhận vào năm 1983
Cũng không thể không kể đến Tháp Xansi (Sanchi) là một trong những khu phức hợp kiến trúc Phật giáo không có giá đỡ ở Nam Á được bảo tồn tốt nhất Sự đa dạng của các tháp, đền, tu viện và cột chống đều quy tụ ở đây Tháp được xây bằng gạch,hình nửa quả cầu, trên đỉnh một dãy sa thạch biệt lập ở miền trung Ấn Độ, từ thế kỷ 3 TCN Nhưng nổi bật hơn cả là Tháp lớn cao hơn 16 m
Trụ đá cũng là một loại công trình kiến trúc để thờ Phật Trong số các trụ còn lại,nổi tiếng nhật là trụ đá ở Xacna Trên đỉnh trụ này có chạm hình 4 con sư tử chụm đuôi vào nhau,mặt nhìn ra 4 hướng trong tư thế tự vệ Dưới sư tử có hình bánh xe luân hồi Hinh tượng này được vẽ thành quốc huy của nước Ấn Độ
Trang 132 KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ GIÁO:
Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ 7-11 Tiêu biểu cho các công trình Ấn Độ giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng Đó là ngôi đền Khajuraho lại mang phong cách kiến trúc của miền Bắc
Ấn Nhìn bên ngoài trông ngôi đền khá lộn xộn , điều này lại tương phản với kiến trúc của người Hồi giáo Nhưng nhìn kỹ bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp đằng sau những cái lộn xộn đó Bề mặt kiến trúc được bao phủ bằng những bức tượng tinh xảo đến phức tạp Giống như nhiều ngôi đền nổi tiếng ở Ấn Độ, Khajuraho nằm ở nơi cách xa làng xóm Bao quanh hàng trăm mét vuông là rừng rậm hoặc thảo nguyên Chùa chính của Khajuraho được xây dựng tại khu vực trung tâm, hơn 20 ngôi đền lớn nhỏ nằm rải rác trên bình nguyên trong phạm vi 6km2 Vốn nơi đây có hơn 80 ngôi chùa nhưng trải qua bào mòn của thiên nhiên, hơn 50 ngôi chùa đã bị sụp đổ Những quần thể kiến trúc còn tồn tại được chọn làm di sản văn hoá thế giới
3 KIẾN TRÚC HỒI GIÁO:
Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ 13 và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ 17, là một lăng mộ nằm tại Agra,Ấn Độ Shah Jahan đã ra lệnh xây nó cho người vợ yêu dấu của mình là Mumtaz Mahal Công việc xây dựng bắt đầu năm 1632 và hoàn thành năm 1648
Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mongon, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ,
và Hồi giáo Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc Nó được được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới của UNESSCO năm 1983 và được miêu tả là một
"kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới."
Trang 144 ĐIÊU KHẮC:
Về nghệ thuật tạo hình,vì đạo Phật ban đầu phản đối việc thờ thần tượng và hình ảnh nên nghệ thuật tac tượng bị hạn chế trong một thời gjan dài,từ thế kỉ I về sau tượng phật mới được tạo nên ngày một nhiều,trong đó tiêu biểu nhất là pho tượng bằng đá ở Ganđara Ngoài tượng Phật còn có các tượng thần đạo Hinđu như tượng thần Visnu (thần nhân ái làm cho ruộng đồng xanh tốt), thần Siva (thần ác,làm phá hoại mọi lực lượng tự nhiên)…
Trang 15Nguồn cội của tôn giáo này nằm trong truyền thống của các cư dân sinh sống sớm nhất
tại Ấn Độ: là nền văn hóa Dravidian hiện còn tồn tại trong những người Tamil tại miền
Nam Ấn Độ; Và là tôn giáo của những người Aryan, những người xâm chiếm Tây Bắc
Ấn Độ từ năm 1500 TCN trở về sau Tôn giáo Aryan dẫn đến tôn giáo Vệ Đà, dựa trên sự hiến tế và các kinh sách truyền miệng có tên là Vệ Đà mà người Hindu xem là chứa đựng
chân lý vĩnh cửu Về mặt lịch sử thì Ấn Độ giáo có ba giai đoạn lớn: giai đoạn Veda (Vệ
Đà), giai đoạn Bà La Môn và giai đoạn Ấn Độ giáo Ấn độ giáo giáo trải qua các giai
đoạn với các thời kỳ nối tiếp nhau như tiền Vệ Đà, Vệ Đà, Anh hùng ca (purana), Áo Nghĩa thư (Upanishad), trung cổ và hiện đại Nhưng như thế có thể là không đúng bởi vì một số các dạng ban đầu vẫn còn tồn tại và có thể ít chịu ảnh hưởng của những sự đổi mới về sau này
1.1 ĐẠO BÀ LÀ MÔN:
a Nguồn gốc:
Đạo Bà-La-Môn hình thành trên cơ sở Vệ-Đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức
là một thời gian không dài lắm trước khi Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như : Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ
b Đặc điểm:
Trang 16Đạo Bà-La-Môn phân chia xã hội Ấn Độ làm 5 giai cấp Ai sanh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời
Họ tự cho rằng họ được sinh ra từ miệng của Đấng Phạm Thiên (Brahma), nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thượng Đế và các Thần linh
Họ được sanh ra từ chân của Đấng Phạm Thiên Giai cấp nầy gồm các nông dân và công nhân nghèo khổ
Đây là giai cấp thấp kém nhứt trong xã hội Ấn Độ, gồm các người làm các nghề hèn hạ như : Ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật, vv …
Giai cấp Tăng lữ Bà-La-Môn dựa vào thế lực tôn giáo để củng cố địa vị và quyền lợi của
họ Họ tìm đủ phương pháp để bảo hộ và duy trì chế độ giai cấp, nương theo thần thoại, chế ra Luật pháp Manu, kỳ thị giai cấp, không cho gả cưới giữa 2 giai cấp khác nhau
Giới Tăng lữ Bà-La-Môn được chia làm 3 bậc : Sơ khởi, Trung và Thượng
Trang 17Sơ khởi là những vị sư cúng lễ thường và những vị phục sự nơi đền chùa Họ tụng 3 Bộ Kinh Véda đầu, gồm : Rig Véda, Yayur Véda, Sama Véda Họ hành lễ, chứng lễ các cuộc cúng tế, nên thường trực tiếp với dân chúng
Bậc trung là những vị sư bói toán, tiên tri, thỉnh Quỉ Thần, thỉnh thoảng họ làm vài phép linh cho dân chúng phục Hạng này đọc và giảng giải Bộ Kinh Véda thứ tư là Atharva Véda Bộ Kinh thứ tư này có nội dung cao hơn 3 Bộ Kinh trước và có những câu Thần chú
Bậc thượng là bậc cao hơn hết, gồm các vị sư không còn trực tiếp với dân chúng Hạng này chuyên nghiên cứu các lực vô hình trong vũ trụ
Hạng Bà-La-Môn sơ khởi phải tu học 20 năm mới lên hạng trung Hạng trung tu học 20 năm mới lên hạng thượng
Trên hết là một vị sư chưởng quản tôn giáo làm Giáo Chủ Vị Giáo Chủ nầy có 70 vị sư phụ tá