1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Lịch Sử Mỹ Thuật Thế Giới - Đề Tài - Hội Họa Thời Kỳ Phục Hưng

46 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội Họa Thời Kỳ Phục Hưng
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 10,1 MB

Nội dung

Ở thời kỳ tiền phục hưng, mĩ thuật đã đạt được nhiều thành tựu.Đến thời kỳ Phục Hưng, nhất là trong thế kỷ XVI nhiều hoạ sỹ với những tác phẩm của họ được nhiều đương thời yêu thích.. T

Trang 1

LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI

HỘI HỌA THỜI KỲ

PHỤC HƯNG

01

Trang 2

Lý do chọn đề tài

Sau khi tìm hiểu về hội họa các thời kỳ,nhóm mình cảm thấy rất ấn tượng với hội họa thời kì Phục Hưng Đây

có thể coi là thời kì đỉnh cao của nền hội họa, xuất hiện nhiều cái mới và để lại nhiều kiệt tác hội họa cho đến tận sau này.

02

Trang 3

 Thời kì Phục Hưng thường được người ta miêu tả ở khoảng thế kỉ thứ 16 nhưng ngay từ thế kỉ thứ 14, những mầm mống đầu tiên của phong trào này đã bắt đầu nhem nhóm từ Ý(Quatrocento – 1400) Trong thời kì này, sự trỗi dậy của tầng lớp giàu có – tiền thân của giai cấp tư sản sau này đã tạo ra một làn sóng xây dựng một nền văn hóa mới để chống lại giai cấp phong kiến lạc hậu Phục Hưng

có gốc từ tiếng Pháp (Renaissance – nghĩa là sự tái sinh), điều này ám chỉ tinh

thần của nó là thời kỳ làm sống lại những tinh hoa văn hóa của Hy Lạp và La

Mã cổ.

 Được khởi nguồn từ thành phố Florence – cái nôi của văn hóa Phục Hưng, tại

Ý, phong trào này đã nhanh chóng lan rộng ra toàn châu Âu Trong thời kì này, các tác phẩm nghệ thuật đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và định hình về phong cách Ở thời kỳ tiền phục hưng, mĩ thuật đã đạt được nhiều thành tựu.

 Đến thời kỳ Phục Hưng, nhất là trong thế kỷ XVI nhiều hoạ sỹ với những tác phẩm của họ được nhiều đương thời yêu thích Chưa bao giờ hội hoạ lại phát triển và đạt được nhiều thành công như ở thời kỳ Phục Hưng Các thể loại tranh đều được các hoạ sỹ thích thú thể hiện Được ưa thích nhất là tranh chân dung, tranh tôn giáo, thần thoại, tranh sinh hoạt.

Sơ lược thời kỳ Phục Hưng

03

Trang 4

Phục hưng được khởi đầu bằng sự trở về với văn hóa Hy Lạp và La Mã

thời cổ đại Đó là thời kỳ hoàng kim với nhiều thành quả rất phong phú về mọi mặt triết học, toán học, y khoa, vật lý, thiên văn v.v… với rất nhiều học giả uyên thâm mà tri thức của họ vẫn còn được ca tụng trong thế kỷ 21 Sau hơn một thiên niên kỷ bưng bít, nhu cầu trao dồi tri thức trong giới học giả trung cổ được đánh thức dậy khi họ có cơ hội tiếp cận với sách vở tài liệu thời cổ đại, nhất là khi một số tác phẩm quan trọng được dịch ra tiếng la-tinh kể từ thế kỷ 12 Nhưng phải đợi đến thế kỷ 15, sáng kiến

phục hồi nền văn minh cổ đại mới thực sự thành hình và bộc phát mạnh

mẽ, khi nguồn tài liệu từ Byzantine ngày càng nhiều và đa dạng, và nhất là khi hệ thống giáo dục nhân bản đã trở thành một xu hướng rõ rệt trong

xã hội Ý Kể từ đây, phong trào phục hưng và chủ nghĩa nhân bản đi liền nhau như bóng với hình Con người phục hưng và người nhân bản luôn luôn sát cánh nhau trong một thời kỳ, khi xu hướng chuyển hóa triệt để vẫn còn gặp nhiều rào cản xã hội, chính trị và tôn giáo

Những giá trị được hồi sinh

04

Trang 5

Phục Hưng tiền kỳ (1420-1480) TKXV

Giai đoạn tìm tòi và nghiên

cứu

Phục Hưng thịnh kỳ (1480-1520) TKXV-XVI

Giai đoạn phát triển cực

thịnh

Phục Hưng hậu kỳ (sau 1520) TKXVI

Giai đoạn tranh chấp và khủng hoảng

Trang 6

Giai đoạn Phục Hưng tiền kỳ

 Bắt đầu từ khoảng thế kỉ XIII tại Ý với những tên tuổi như: Giotto di Bontone(1267 – 1337), Donatello (1386 – 1486), Masaccio (1401–1428), Paolo Uccello (1397–1475), Piero della Francesca (1415 – 1492), Sandro Botticelli (1444/1445– 1510),….

 Bắt đầu khám phá không gian vào trong tranh, có sự xa gần mặc dù chưa cụ thể, mới chỉ là sơ khai, chưa tách bạch, chiều sâu chưa lớn, chưa rõ ràng…

 Sau đó đã bắt đầu có sự xuất hiện của ánh sáng trong tranh nhưng vẫn chưa tập chung, chưa đúng vị trí, chưa cụ thể… Hình chưa chính xác, cơ thể được vẽ bao bọc bởi những trang phục kín từ đầu đến chân bằng những mảng lớn, giải phẫu, cấu trúc, tạo hình chưa chính xác.

06

Trang 7

Paolo Uccello

(1397 - 10 tháng 12 năm 1475)

Sinh ra là Paolo di Dono , là

một họa sĩ và nhà toán học người Ý, người đáng chú ý với công việc tiên phong về nghệ thuật thị giác rong khi những người cùng thời sử dụng phối cảnh để thuật lại những câu chuyện khác nhau hoặc thành công, Uccello đã sử dụng phối cảnh để tạo cảm giác về chiều sâu trong các bức tranh của mình Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là ba bức tranh đại diện cho trận chiến San Romano ,

được đặt tên sai là Trận chiến

Sant'Egidio năm 1416 trong một

thời gian dài.

Paolo làm việc theo truyền thống Gothic muộn , nhấn mạnh màu sắc và sự trang trọng hơn là chủ nghĩa hiện thực cổ điển mà các nghệ

sĩ khác đang tiên phong.

07

Trang 8

Tượng đài tang lễ cho Ngài John

Trang 9

Bức “Săn bắn trong rừng” của Paolo Uccello, vẽ năm 1460, khổ

178x75cm

Trận chiến San Romano, vẽ năm

1450, khổ 181,6x

320 cm

09

Trang 10

Saint George and the Dragon (khoảng năm 1470), cho thấy ảnh hưởng

Gothic của Uccello

10

Trang 11

Ông là một họa sĩ người Ý thời tiền Phục hưng Giorgio Vasari

viết về ông trong cuốn sách Lives

of the Most Excellent Painters, Sculptors, and Architects, và mô

tả ông cũng là một nhà toán học

và một nhà nghiên cứu hình học Ngày nay Piero della Francesca chủ yếu được đánh giá cao vì các tác phẩm nghệ thuật của ông Tác phẩm của ông được đặc trưng với tính nhân văn nhẹ nhàng, thường sử dụng các khối và phối cảnh hình học Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là vòng quay

của bức bích họa The History of

the True Cross trong nhà thờ San

Francesco ở thị trấn Tuscan của vùng Arezzo.

Piero della Francesca  

(khoảng 1415 – 12 tháng 10 năm 1492)

11

Trang 13

Cuộc gặp gỡ của thánh Nicholas và Anthony Abbot, vẽ năm 1490, khổ

189x184cm

Piero della Francesca, Công tước và nữ công tước xứ Urbino (1465 - 1472), tempera trên ván gỗ, 47 x 33 cm mỗi bức

13

Trang 14

Chầu gỗ thiêng và cuộc gặp gỡ giữa Solomon và Nữ hoàng Sheba là

một bức bích họa (336x747 cm) của Piero della Francesca và các trợ lý, một phần của Câu chuyện về Thánh giá thật trong nhà nguyện chính của Vương cung thánh đường San Francesco ở Arezzo , có từ năm 1452 - 1458

14

Trang 15

Giai đoạn Phục Hưng thịnh kỳ

 Kéo dài khoảng 200 năm từ thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV Trong giai đoạn này

có những tên tuổi nổi tiếng như : Masaccio, Angelico hay nổi bật là Sandro Botticelli.

 Trong đó,Masaccio được xem là người mở đầu cho cho nghệ thuật thế kỉ XV Ông được thừa hưởng thành tựu về phép phối cảnh, hình hoạ, điêu khắc, ánh sáng trong tranh rõ ràng, các mảng sáng tối trên nhân vật sắc nét, tương phản, được gợi khối tròn và có sự mềm mại.

 Thời kỳ này, mỹ thuật được đẩy lên một mức cao hơn so với giai đoạn trước

Bố cục tranh đã chặt chẽ hơn với sự đa dạng của nhiều kiểu bố cục mởi Hình khối rõ ràng và mạch lạc, những tỉ lệ nhân vật cơ bản đã được hoàn chỉnh và cân đối.

 Bên cạnh đó, không gian được thể hiện cụ thể, có sự tách bạch giữa nhân vật với khung cảnh xung quanh Màu sắc tranh cũng được phối hợp hài hòa và

có sự tương phản nhẹ Đặc biệt, tình cảm trong tranh đã được thể hiện với cảm xúc nhân vật được miêu tả sinh động Ánh sáng trong giai đoạn này được sử dụng một cách triệt để và linh hoạt, tập chung, chính xác, bước một bước xa hơn với giai đoạn đầu.

15

Trang 16

 Giorgione được biết đến với đặc trưng đầy chất thi vị khó hiểu trong tác phẩm của ông dù chỉ có khoảng sáu bức tranh còn sót lại được thừa nhận chắc chắn là

do ông sáng tác Sự không chắc chắn về danh tính và ý nghĩa tác phẩm của ông và

đã khiến ông là một trong những nhân vật

bí ẩn nhất của nền hội họa châu Âu.

 Cùng với Titian, người trẻ hơn, họ là những người sáng lập của trường phái hội họa Venice riêng biệt của nền hội họa Phục hưng Ý, trường phái đạt được nhiều tác động của nó thông qua màu sắc và tâm trạng, và theo truyền thống tương phản với sự phụ thuộc vào

một disegno tuyến tính hơn của trường phái hội họa Florence Vệ Nữ ngủ là một trong số rất ít những tác phẩm mà người

ta biết chắc chắn là của ông, ông mất sớm

vì mắc bệnh dịch hạch Titian đã hoàn thành nốt bức tranh này.

16

Trang 17

Bức “Bão tố” (The  Tempest), do  Giorgione vẽ năm 

1510, khổ 71 x 75cm.

17

Trang 18

“Ba nhà thông thái”, do do Giorgione vē, (được Sebastiano del Piombo hoàn tất năm 1509,

khổ 141 x 121cm.

Sự chiêm bái của các mục đồng, khoảng 1505-1510

18

Trang 19

Đức Mẹ và Chúa hài đồng,

1503-1504 Judith, 1504

19

Trang 20

(khoảng 1473/1490– 27 tháng 8 năm 1576)

 Tiziano Vecelli hay Tiziano Vecellio, trong

tiếng Việt còn có thể gọi là Ti xiêng thường

được biết đến hơn với tên gọi Titian là một

họa sĩ Italia, người lãnh đạo trường phái Venice thế kỷ 16 của phong trào Phục hưng Italia Ông sinh ra tại Pieve di Cadore, gần Belluno (ở Veneto), thuộc Cộng hoà Venice Trong cuộc đời của mình, ông thường

được gọi là Da Cadore, theo nơi sinh của ông.

 Titian là một trong những họa sĩ Italia đa tài nhất, tinh thông cả về chân dung, phong cảnh

và các chủ đề thần thoại và tôn giáo Những phương pháp sáng tác của ông, đặc biệt trong việc áp dụng và sử dụng màu sắc, sẽ có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ với những họa sĩ Italia thời Phục hưng, mà cả với những thế hệ tiếp sau của nghệ thuật phương Tây.

 Trong cuộc đời khá dài của mình phong cách nghệ thuật của Titian đã thay đổi mạnh mẽ nhưng ông vẫn giữ lại sự chú trọng đặc biệt với màu sắc Dù những tác phẩm sau này của ông có thể không chứa đựng sự mạnh mẽ, màu sắc tươi sáng như những tác phẩm ban đầu, phong cách vẽ lỏng tay và những sự biến đổi màu sắc huyền ảo là chưa từng có trong lịch sử nghệ thuật phương Tây.

20

Trang 21

“Chúa hiện ra với Magdalen”,

năm 1512, khổ 91 x 110cm

“Chân dung Ranuccio Farnese”,

năm 1542, khổ 73 x 90cm.

21

Trang 22

“Thần Vệ nữ và Adonis”,

năm 1560, khổ 135 x 106cm

Cưỡng hiếp Europa (1562)

22

Trang 23

kết cấu chuyển động ba tầng của nó cùng sự phối hợp màu sắc đã đưa ông trở thành họa sĩ nổi bật ở bắc

Rome Cấu trúc hình tượng của Thăng thiên—cấu trúc

thống nhất trong cùng thành phần hai hay ba cảnh được chồng lên ở những mức khác nhau, trái đất và thiên đường, thời gian và vô Đây có lẽ là tác phẩm được nghiên cứu nhiều nhất của ông, mà cách bố trí được phát triển một cách thận trọng của nó được đặt ra với sự thể hiện cao nhất của trật tự và tự do, tính sáng tạo và phong cách Ở đây Titian đã đưa ra một quan niệm mới về các nhóm người quyên cúng truyền thống

và những nhân vật thần thánh di chuyển trong không gian, những cách bố trí và những cấp độ khkác nhau được đặt trong phạm vi kiến trúc.

23

Trang 24

(1446 - 1452 /1523)

Pietro Vannucci, là họa sĩ

thời Phục hưng Ý của

người đã phát triển một số phẩm chất đã tìm thấy biểu hiện cổ điển trong High Renaissance Raffaello là học trò nổi tiếng nhất của ông.

24

Trang 25

25

Trang 26

(1500–1504)

Pietà (1483)

26

Trang 27

27

Trang 28

Giai đoạn Phục Hưng hậu kỳ

 Khoảng 1490/ 1500 cho đến 1520 Đây được coi là thời kì đỉnh cao của nghệ thuật Phục Hưng Những tác phẩm thời kỳ này đạt tới sự hoàn mĩ, tinh tế và trở thành các tác phẩm kinh điển Các danh họa thời kì này có thể kể tới là tam trụ của nền Phục Hưng: Raphael, Michelangelo và Leonardo da Vinci.

 Tranh của thời kì này chặt chẽ hơn về bố cục, nhiều kiểu bố cục mới, đa dạng hơn và đạt đỉnh cao của nghệ thuật với một số đặc trưng như:

 Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc, tả khối chi tiết của từng bộ phận, từng nếp vải, đạt chuẩn cho tất cả các hình thức thể hiện.

 Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, rộng, có sự kết hợp con người với thiên nhiên,

có sự tách bạchgiữa nhân vật và khung cảnh xung quanh, giữa các nhân vật chính phụ với nhau…đây cũng là một trong những yếu tố tạo thành nghệ thuật Phục Hưng vô cùng Phục Hưng độc đáo.

 Ánh sáng trong tranh giai đoạn 3 – giai đoạn Phục Hưng được sử dụng một cách triệt để và sử dụng linh hoạt, tập chung, chính xác, bước một bước xa hơn với giai đoạn

2, đi đến thời hưng thịnh, đỉnh cao về hội hoạ mà không thể không kể đến yếu tố ánhsáng trong tranh.

Allegri da Correggio (1489 – 1534), Pieter Bruegel the Elder (1525 – 1569),….

28

Trang 29

(1518 – 1594)

Ông là một họa sĩ người Ý và một phần của trường phái Phục Hưng Vì năng lực vẽ tranh phi

thường, ông đã được gọi là Il

Furioso Tác phẩm của ông

được đặc trưng bởi các cơ thể cơ bắp, cử chỉ kịch tính, và sử dụng góc nhìn theo trường phái kiểu cách, trong khi duy trì màu sắc và ánh sáng điển hình của trường phái Venetian

29

Trang 30

“Thánh Paul cải đạo”,

năm 1545, khổ 235 x 152cm

30

Trang 32

Bức “Tiệc ly”, Tintoretto vẽ năm 1592-1594, khổ 569 x 366cm

32

Trang 33

(1528 – 19 tháng 4 năm 1588)

Ông là một họa sĩ thời Phục hưng ở Venice, nổi tiếng với những bức

tranh của ông như The 

Wedding  at  Cana và The  Feast  in  the  House  of  Levi Ông lấy tên Paolo

Cagliari hay Paolo Caliari, và được biết đến với tên "Veronese" từ nơi sinh của ông ở Verona.

33

Trang 34

“Tìm ra Moses”,

khoảng năm 1570, khổ 45 x 58cm.

“Thánh nữ Lucy và Người

dâng tặng”, năm 1580, khổ 115 x 180cm.

34

Trang 35

(1573); khổ 555 cm × 1.280 cm

35

Trang 36

Lễ cưới tại Cana

(1562 – 1563); khổ 6,77 m x 9,9 m

36

Trang 37

Đám cưới tại Cana (The Wedding at Cana) là kiệt tác tranh sơn dầu của danh họa Ý - Paolo Veronese, được vẽ năm 1563 cho tu viện Benedectine San Giorgio Maggiore ở Venice.

Bức tranh mô tả lại Đám cưới theo Kinh thánh tại Cana, về phép lạ đầu tiên mà chúa Jesus thực hiện cho loài người Cụ thể, chúa Jesus và các môn đệ được mời đến dự một tiệc cưới tại Cana (địa danh này ở đâu thì vẫn còn đang gây tranh cãi)

Tuy nhiên, khi tiệc đang ở cao trào thì rượu hết Trước sự bối rối của gia chủ, chúa Jesus yêu cầu gia nhân đổ đầy nước vào các chum, rồi sau đó biến tất cả thành rượu mới Bức tranh thể hiện một bữa tiệc có 130 thực khách, với chúa Jesus là trung tâm Tuy nhiên kỳ lạ thay, 130 con người ấy làm đủ thứ chuyện có thể xảy ra ở một con người, chỉ trừ việc nói chuyện Điều này, theo phân tích của một số nhà mỹ thuật, là một sáng tạo của Veronese khi thể hiện truyền thống của tu viện Benedectine - giữ im lặng trong phòng ăn.

Phía trên là một bầu trời xanh, sáng với những đám mây trắng, như muốn thắp sáng và làm sâu sắc thêm quan điểm của người xem về thời gian, địa điểm và bản thân những người được mời đến đám cưới.Nhưng sâu xa hơn, Veronese còn muốn nhấn mạnh đến vấn đề khoái lạc trong yến tiệc, về sự xa hoa phi lý của xã hội đương thời, qua đó phản biện công khai những gì được cho là nhạy cảm của Venice thời kỳ cuối Phục Hưng.

Người ta nói rằng Veronese đã vẽ chính mình là một trong số 130 khách mời tham dự bữa tiệc cưới này (người mặc áo trắng cầm chiếc đàn Viol ngồi cạnh Titian và Bassano) Bức tranh với kích thước 666cm x 990cm (262 x 390 inch) hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre, Paris.

37

Trang 38

 Mỹ thuật Phục Hưng thế kỷ XV, XVI được coi là một giai đoạn mang tính bản lề giữa nghệ thuật trung cổ và

mỹ thuật hiện đại.

 Giai đoạn Phục Hưng đã tạo ra những tác giả xuất chúng

và những tác phẩm kiệt tác cho nhân loại.

 Sự định hình phong cách và xuất hiện chất liệu mới đã tạo không gian mới cho hội họa.

 Chủ nghĩa nhân văn, hình tượng con người được đề cao.

 Để lại dấu ấn mang tính lịch sử của nhân loại trong văn hóa và nghệ thuật.

Kết luận:

38

Ngày đăng: 19/02/2024, 22:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w