Trang 1 KIẾN TRÚC ROMAN Trang 2 Nghệ thuật Roman bắt nguồn từ nghệ thuật La Mã, ra đời từ thế kỉ IX ở vùng Normandie, Italia nhưng phải đến thế kỉ X phong cách nghệ thuật này mới được
Trang 1KIẾN TRÚC ROMAN
LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI
Trang 2 Nghệ thuật Roman bắt nguồn
từ nghệ thuật La Mã, ra đời từ
thế kỉ IX ở vùng Normandie,
Italia nhưng phải đến thế kỉ X
phong cách nghệ thuật này
mới được xác lập ở miền Nam
nước Pháp cùng với sự phát
triển của dòng tu Benedictine.
Phong cách nghệ thuật
Roman sau đó phát triển tập
trung ở các nước Tây Âu và
Trung Âu gồm Anh, Pháp,
Italia, Đức, Bỉ,
Sự ra đời kiến trúc Roman
Quần thể nhà thờ Pisa, Italia
Trang 31- ĐẶC ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC ROMAN
Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc
Byzantine, do một số khu vực của kiến trúc Roman nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây.
Số lượng công trình không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương.
Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện, và các công trình kiến trúc có tính chất
phòng thủ giống như giai cấp phong kiến trước đây.
Quy mô không lớn và cầu kì như La Mã cổ đại Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề,
sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ.
Về kết cấu, nó sử dụng nhiều cuốn nửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là vuông, tròn hoặc hình chữ thâp Latin.
Trang 42 – CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU
Trang 52.1.1- Basilica kiểu chữ thập Latin
Basilica là sản phẩm của thời kỳ Cơ
đốc giáo ra công khai, sau này vào
giai đoạn tiền Roman, giáo hội vẫn
nhật mảnh, dài Chạy dọc theo chiều
của nó có mấy hàng cột, chia chiều
ngang làm nhịp giữa và nhịp biên;
nhịp giữa thường rộng hơn và có
chiều cao cao hơn Nhịp giữa được
gọi là trung sảnh, hai nhịp biên được
gọi là hành lang bên.
Trang 62.1.2-Nhà thờ của các tu viện
Nhà thờ Saint – Sernin ở Toulouse
* Nước Pháp là cái nôi của
Trang 7Nhà thờ ở Cluny là nhà thờ có chiều dài nhất nước Pháp, trải qua 3 lần xây dựng lại (1088-1103) dài 127m, rộng 40m, sảnh giữa cao 30m Được xây dựng bằng những bức tường dày,
trung sảnh rất đồ sộ, mỗi bên hành lang có biên kép, bên
cánh ngang có nhiều gian thờ nhỏ
Trang 11 Song song với nhà thờ
của tu viện, có một loại
nhà thờ của tu viện, cân
xứng, hài hòa và tinh tế
hơn
Thể hiện sự đối lập giữa
thế giới quan thần học
của tôn giáo và thế giới
quan đời thường của tầng
lớp thị dân
2.1.3-Nhà thờ của thành phố
Nhà thờ Worms ở Đức (bắt đầu xây dựng năm 1171)
Trang 12Nhà thờ thành phố của kiến trúc Roman là sự kết dính chặt chẽ giữa các hình khối và tạo được cho tổng thể kiến trúc một vẻ uy nghiêm
Trang 14 Thời kỳ trung cổ, do tình hình an ninh rất kém, để bảo vệ lãnh địa của mình khỏi các bộ tộc du mục man rợ chuyên cướp bóc
và các cuộc thập tự chinh đẫm máu, các lãnh chúa thường xây dựng các lâu đài của mình như những pháo đài phòng thủ.
2.2 Kiến trúc thành quách và dinh thự Roman
Pháo đài Carcassonne
Trang 15Cấu trúc các tòa thành thời trung cổ có những đặc điểm:
* Bề ngoài có các tường thành kiên cố, cao và dày thường
được xây dựng bằng gạch, đá, gỗ… Mặt trên tường thành làm kiểu răng cưa để nấp bắn, cũng có thể nhô ra ngoài tạo ra lỗ
hở trên mặt thành để thả đá hay đổ vạc dầu xuống quân địch Tùy vào quy mô của tòa thành mà có thể có một hay hai lớp tường thành.
* Phía ngoài thành thường có hào sâu bảo vệ, cửa vào thành thường là cầu dây xích có thể nâng lên hạ xuống.
* Trên tòa thành có các vọng lâu cao để quan sát, trên vọng lâu bố trí các lỗ châu mai.
* Phía trong thành có tháp trung tâm, dùng để cố thủ khi
quân giặc đã vào trong thành, hoặc đối phó với dân chúng nổi dậy
* Thành thường bố trí ở những vị trí hiểm yếu như các khu vực
có độ cao có thể khống chế toàn khu vực, ở cửa sông cửa
biển.
Trang 16Thành Chautea – Gaillard ở
Les Andlys, Pháp, 1196-1198
Tòa thành Krak des Chevalier ở Syria (giữa thế kỷ
12 đến giữa thế
kỷ 13) có vị trí án ngữ trên đồi cao
Trang 17Pháo đài Carcassonne, Pháp
Trong số các công trình phòng thủ thời trung cổ, nổi tiếng nhất là Thành phố pháo đài
Carcassonne ở Pháp được xây dựng từ thế kỷ XIII
Mặt ngoài cao 10m, mặt trong cao 14m Trên tường thành bố trí nhiều tháp có hình dạng khác nhau: tròn, vuông, đa giác, trên các tháp canh có bố trí các lỗ châu mai Các tháp canh phần lớn đều được lợp ngói màu xanh, đỏ với độ cao khác nhau nên nhìn trên tổng thể rất sinh động
Trang 18 Roman là sự kế thừa một phần của nghệ thuật
La Mã Cổ đại và kiến trúc Byzantine Tuy về quy
mô cũng như hình thức, kiến trúc Roman chưa đạt được trình độ như La Mã mà chủ yếu là dùng lại tàn tích và học tập cách làm của thời đại này, tuy vậy nó vẫn có những bước tiến nhất định về mặt loại hình và bề mặt kết cấu, góp phần đáng
kể vào việc hình thành kiến trúc Gothic sau này
Nghệ thuật Roman nói chung và kiến trúc
Roman nói riêng có sức ảnh hưởng lớn đến tận ngày nay, là nguồn cảm hứng bất tận cho thiết kế.
Kết luận
Trang 19 Đặng Thái Hoàng - Nguyễn Văn Đỉnh, Giáo trình lịch sử kiến trúc thế giới- tập 1 (tr.132)
Bài viết: Kiến trúc Roman - Lịch sử hình
Trang 20Về hoàn cảnh lịch sử: Thời kì Trung cổ, do tình hình an ninh rất
kém, các thế lực phong kiến thường xuyên xâm chiếm lãnh địa của
nhau, ngoài ra để bảo vệ lãnh địa của mình khỏi các bộ tộc du mục
man rợ chuyên cướp bóc và các cuộc thập tự chinh đẫm máu, các lãnh chúa thường xây dựng các lâu đài của mình như những pháo đài phòng thủ kiên cố, cũng như xây dựng các tòa thành bao quanh lãnh địa của mình
Sau khi tìm hiểu, thấy được dạng kiến trúc này có những đặc
điểm:
- Bề ngoài có các tường thành kiên cố, cao và dày thường được xây
dựng bằng gạch, đá, gỗ… Mặt trên tường thành làm kiểu răng cưa để nấp bắn, cũng có thể nhô ra ngoài tạo ra lỗ hở trên mặt thành để thả
đá hay đổ vạc dầu xuống quân địch Tùy vào quy mô của tòa thành mà
có thể có một hay hai lớp tường thành
Câu hỏi:
Trong các dạng kiến trúc thời kì Roman, nhóm bạn ấn tượng với dạng nào nhất? Tại sao?
Trang 21- Phía ngoài thành thường có hào sâu bảo vệ, cửa vào thành
thường là cầu dây xích có thể nâng lên hạ xuống
- Trên tòa thành có các vọng lâu cao để quan sát, trên vọng lâu bố trí các lỗ châu mai
- Phía trong thành có tháp trung tâm, dùng để cố thủ khi quân giặc đã vào trong thành, hoặc đối phó với dân chúng nổi dậy
- Thành thường bố trí ở những vị trí hiểm yếu như các khu vực có độ cao có thể khống chế toàn khu vực, ở cửa sông cửa biển
Trong số những công trình kiến trúc thành quách và dinh thự của thời kì Roman thì tôi thấy, nổi tiếng nhất là Thành phố pháo đài
Carcassonne ở Pháp được xây dựng từ thế kỷ XIII Thành phố này có cấu trúc gồm hai lớp tường thành bên ngoài: mặt ngoài cao 10m, mặt trong cao 14m Trên tường thành bố trí nhiều tháp có hình dạng khác nhau: tròn, vuông, đa giác, trên các tháp canh có bố trí các lỗ châu mai Các tháp canh phần lớn đều được lợp ngói màu xanh, đỏ với độ cao khác nhau nên nhìn trên tổng thể rất sinh động
Có thể dễ dàng thấy rằng, những công trình có quy mô lớn như này còn để lại đến ngày nay hầu hết đều thuộc về kiến trúc Roman Chúng mang lại sự choáng ngợp về quy mô, ấn tượng về sự hùng vĩ
mà ít công trình kiến trúc nào có được