Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu hiện chủ yếu ở chỗ vươn lên trên thực tại và đã hình thành trong lịch sử sáng tác văn học.CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN Trang 3 CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
Trang 11 CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
LÀ GÌ?
Trang 2Chủ nghĩa lãng mạn vừa là trào lưu văn học, âm nhạc
vừa là phương pháp sáng tác, mang một nội dung lịch sử
xã hội cụ thể, được hình thành ở Tây Âu sau Cách mạng
Tư sản Pháp năm 1789 Lãng mạn được hiểu theo nghĩa
chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng khoáng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc Phương thức lãng mạn là kiểu sáng tác tái tạo Hình thái lãng mạn là khái niệm đặc thù
được Georg Wilhelm Friedrich Hegel dùng để đối lập
với hình thái tượng trưng trong lịch sử phát triển nghệ
thuật Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu
hiện chủ yếu ở chỗ vươn lên trên thực tại và đã hình thành trong lịch sử sáng tác văn học.
CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
LÀ GÌ?
Trang 3CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN CƠ SỞ RA ĐỜI
2.
Trang 4CỞ SỞ RA ĐỜI
CƠ SỞ XÃ HỘI
Đột chiếm ngục Bastille,
Jean-Pierre-Louis-Laurent Houel 14 tháng 7 năm 1789
Cuộc Cách mạng tư sản
Pháp năm 1789 đã đánh đổ
chế độ phong kiến Sự kiện
này là một bước ngoặt vĩ đại
không chỉ đối với Pháp mà
còn đối với cả Châu Âu
Trang 5Đối với lớp người ủng hộ và đặt hy
vọng vào cuộc cách mạng thì họ cảm
thấy thất vọng (cái họ chống đối
không phải là lý tưởng cách mạng mà
là thành quả thực tế của cuộc cách
mạng không như họ mong muốn)
Chính những phản ứng đối với xã hội
thực tại của họ đã sản sinh ra chủ
nghĩa lãng mạn.
Friedrich Engels cũng đã có nhận xét
Vì những cơ cấu mới tưởng như hợp lý
hơn so với trước kia, thì lại hoàn toàn
không hợp lý Phương châm bác ái
được thực hiện bằng những trò lừa
bịp, đố kị trong cạnh tranh " Sau
Cách mạng Pháp, thế lực quý tộc cũ
nổi dậy, tầng lớp dân chủ cấp tiến
vươn lên Nên khuynh hướng lãng
mạn tiêu cực ra đời sớm hơn khuynh
Trang 6mơ ước khôi phục lại chế độ cũ và đức tin đối với nhà thờ
để truyền bá thuyết Thần bí về thế giới.
Trang 72 Chủ nghĩa lãng mạn tích cực:
Chủ nghĩa lãng mạn tích cực gắn liền với tâm trạng quần chúng nhân dân đang bất mãn trước những hệ quả của cuộc Cách mạng tư sản Pháp Nhưng họ cũng mơ ước một tương lai tốt đẹp hơn thực tại mà họ đang sống, nơi đó con người được giải phóng khỏi mọi áp bức bất công
CỞ SỞ RA ĐỜI
CƠ SỞ TƯ TƯỞNG
Trang 83 ĐỀ TÀI SÁNG TÁC
CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
Trang 9ĐỀ TÀI SÁNG TÁC
Không phân biệt đề tài cao cả hay thấp hèn, đẹp hay xấu Nếu trong chủ nghĩa cổ điển đề tài là cảnh sống giàu có, hành động đấu tranh cho lý tưởng cao cả của những ông hoàng bà chúa hoàn toàn không đề cập đế những khía cạnh đời sống của những tầng lớp dưới(những người bình dân) Thì ở chủ nghĩa lãng mạn mọi vấn đề của cuộc sống, mọi tầng lớp trong xã hội đều ngang nhau trở thành đề tài cho nghệ thuật.
Trang 10NHÂN VẬT
Mọi người dù ở bất kỳ tầng lớp xã hội nào cũng đều được phản ánh qua các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, không phân biệt giai cấp, mọi người đều có quyền bước chân vào nghệ thuật.
Chiếc bè của chiến thuyền Medusa (1818-1819)
Nghệ sĩ: Theodore Gericault
Phong cảnh: Buổi trưa (1821)
Nghệ sĩ: John Constable
Trang 11ĐỀ CAO SỰ MỘNG
TƯỞNG
Chủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người muốn thoát li thực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn "cái tôi" bị tổn thương của con người, nên thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là thế giới mộng tưởng Tùy vào sự phản ứng khác nhau của hai khuynh hướng tiêu cực và tích cực.
Đối với những người lãng mạn tiêu cực thì họ có thái độ bi quan trốn chạy cuộc đời, họ thường tìm về quá khứ vào mộng ảo hay thu mình vào
"cái tôi" bí ẩn, thiên định về cuộc đời, về ái tình, về cái chết
Đối với những người lãng mạn tích cực thì họ không hòa hoãn thỏa hiệp với thực tại mà
họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới đảm bảo hạnh phúc cho con người, họ thường vẽ nên một xã hội lý tưởng
thế giới khác giúp con người
quên đi cuộc sống mà họ cảm
thấy chán ghét, vẽ ra một
cuộc sống làm thỏa mãn "cái
tôi" bị tổn thương của con
người, nên thế giới trong chủ
nghĩa lãng mạn là thế giới
mộng tưởng Tùy vào sự phản
ứng khác nhau của hai khuynh
hướng tiêu cực và tích cực.
Đối với những người lãng mạn
tiêu cực thì họ có thái độ bi
quan trốn chạy cuộc đời, họ
thường tìm về quá khứ vào
mộng ảo hay thu mình vào
"cái tôi" bí ẩn, thiên định về
cuộc đời, về ái tình, về cái
chết
Đối với những người lãng
mạn tích cực thì họ không hòa
hoãn thỏa hiệp với thực tại mà
họ mong muốn thiết lập nên
một xã hội mới đảm bảo hạnh
phúc cho con người, họ
thường vẽ nên một xã hội lý
tưởng
Kẻ lãng du trên biển sương mù (1818)
Sơn dầu 95 cm x 75 cm Caspar David Friedrich
Trang 12ĐỀ CAO TÌNH CẢM
Chủ nghĩa lãng mạn còn được
gọi là chủ nghĩa tình cảm, vì ở
đây tình cảm của con người
được biểu hiện rõ rệt nhất Vì
vậy, chủ nghĩa lãng mạn chính
là sự phản ứng chống lại chủ
nghĩa cổ điển vốn đề cao và
tôn sùng lý trí với những quy
tắc tam duy nghiêm ngặt
(không đề cập đến tình cảm
của con người, không đưa thiên
nhiên vào tác phẩm ) đã siết
chặt tính sáng tạo và tình cảm
của con người Trong chủ nghĩa
lãng mạn tình yêu của con
người được khai thác ở mọi
phương diện, thiên nhiên được
Trang 13người nghệ sĩ được trả lại tất
cả mọi quyền tự do để họ thỏa
sức sáng tạo và tưởng tượng
Nên đa số các tác phẩm của
họ hướng đến cái khoáng đạt
phi thường, vì chủ nghĩa lãng
mạn không chấp nhận những
quy định nghiêm ngặt (đôi khi
vô lý), nên nó đã tự cho phép
mình đạt đến sự tự do tuyệt
đối. Nữ thần Tự do lãnh đạo nhân dân(7, 28, 1830)
Bột nghiền xác ướp
Eugène Delacroix
Trang 144 TÁC GIẢ NỔI TIẾNG
CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
Trang 15Théodore Géricault sinh ngày 26 tháng 9
năm 1791 tại Rouen, mất ngày 26 tháng 1
năm 1824 tại Paris, là một họa sĩ - điêu khắc
gia người Pháp Ông chuyên khai thác kịch
tính của chủ đề, sự thống khổ của con người
và cái chết
Ông là gương mặt tiên phong và tiêu biểu
của chủ nghĩa lãng mạn Cuộc đời ngắn ngủi
và nhiều sóng gió của ông đã để lại nhiều giai
thoại
Các tác phẩm tiêu biểu: The Charging
Chaseun,The Wounded Cuirasser
TÁC GIẢ NỔI TIẾNG
Theodore Gericault (1791-1824)
Trang 16Một sĩ quan của Bộ đội Ngựa Hoàng gia, 1812
Sơn dầu (349 cm × 266 cm)
Trang 17Cuirassier bị thương, 1814 Sơn dầu (3,58 m x 2,94 m)
Trang 18TÁC GIẢ NỔI TIẾNG
Delacroix (1798-1863) : Họa sĩ người Pháp
Cùng với Géricault, bị giới nghệ thuật đương
thời cho là hai tên “phản loạn” Các tác phẩm
của ông là những bi kịch bất hạnh, những cảm
xúc mãnh liệt, đồng thời là chất trữ tình lãng
mạn
Một số tác phẩm tiêu biểu Vụ thảm sát ở Chios,
The Barque of Dante, Nữ thần tự do dẫn dắt
nhân dân
Eugène Delacroix
(1798-1863 )
Trang 19Vụ thảm sát tại Chios, 1824 Sơn dầu (419 cm × 354 cm)
Trang 20The Barque of Dante, 1822 Sơn dầu (1,89 m x 2,41 m)
Trang 21Nữ thần Tự do lãnh đạo nhân dân (1830) Màu sơn bột nghiền xác ướp
Eugène Delacroix
Trang 22TÁC GIẢ NỔI TIẾNG
Henry Fuseli (1741-1825) là một họa sĩ người Thụy Sĩ,
người vẽ phác thảo và nhà văn về nghệ thuật, người đã dành
phần lớn cuộc đời của mình ở Anh
Nghệ thuật của ông được cho là mang tính văn chương và
mang tính kịch nghệ cao, thể hiện trình độ giáo dục cao của
ông Sau khi học xong ông được phong làm linh mục trước
khi bắt đầu những hoạt động chính trị ở Zurich khiến ông bị
lưu đày năm 1761
Tác phẩm nổi tiếng: The Nightmare (1781), Titania and
Bottom (1790), The Shepherd’s Dream, from “Paradise
Lost”
Henry Fuseli (1741-1825)
Trang 23Titania and Bottom 1790 Sơn dầu (2172 x 2756 mm)
Trang 24Giấc mơ của người chăn cừu, từ Thiên đàng đã mất , 1793
Sơn dầu (1543 x 2153 mm)
Trang 255 TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
Trang 26Nữ thần Tự do lãnh đạo nhân dân (1830) Màu sơn bột nghiền xác ướp
Eugène Delacroix
Trang 27“Nữ thần tự do dẫn dắt nhân dân”,
là tác phẩm vẽ về cuộc Cách mạng
tháng 7 năm 1830 tại Paris (Được
thực hiện giữa tháng 10 và tháng 12
năm 1830) Tác phẩm mô tả khung
cảnh bạo loạn diễn ra ở Paris, với
những tòa nhà, nhà thờ Notre Dame
ẩn hiện một đoàn người nổi loạn
đang vượt qua các chướng ngại vật
tiến về phía trước với khí thế hừng
hực của cuộc cách mạng Trong
khung cảnh khói lửa của cuộc chiến,
Delacroix mô tả một phụ nữ cầm lá
cờ ba màu Đây là hình 2 ảnh mang
tính biểu tượng của tinh thần Pháp,
vẻ đẹp Pháp và phụ nữ Pháp - Nữ
thần Tự do, - Marianne 1 , nhân vật
cậu bé bên trái người phụ nữ đã gợi
cảm hứng cho Victor Hugo sáng tạo
nên nhân vật Gavroche trong cuốn
tiểu thuyết “Những người khốn khổ”
Nữ thần Tự do lãnh đạo nhân dân (7, 28, 1830) Màu sơn bột nghiền xác ướp
Eugène Delacroix
Trang 28- Bức tranh như lời hiệu triệu các tầng lớp cùng khổ trong xã hội
nước Pháp lúc bấy giờ đứng lên
cầm vũ khí để giành lại quyền tự
do cho chính mình, thoát khỏi chế
độ độc tài Nó là sự tiếp nối tất yếu tinh thần của Cách mạng tư sản
Pháp diễn ra nửa thế kỷ trước đó, năm 1789
- Bức tranh có cấu trúc tam giác cân, đỉnh là lá cờ, thể hiện sự vững chãi, chắc chắn và vươn lên Lá cờ
ba màu tượng trưng cho tự do -
bình đẳng - bác ái và cánh tay giơ thẳng như đề cao biểu tượng mới của thời đại
Trang 29Khu vực trọng tâm ở trung tâm
của bức tranh, giữa 2 đường nhấn
mạnh thị giác, trong không gian
mịt mù, hỗn độn của khói súng,
hình ảnh Nữ thần Tự do – “nàng
Marianne” bừng sáng, đầy sức
sống, lồng lộng trên chiến lũy đại
diện cho sự chiến thắng, hướng đổ
xô về phía trước, như đang tiến
lên Bên trái nàng là hình ảnh cậu
bé đầu đội mũ, miệng mở to như
đang hét, tay cầm súng giơ cao
tạo thêm sự nhấn mạnh cho khu
vực này Theo sau, là đám dân
nghèo, trí thức trẻ, thợ thuyền và
cả những đứa trẻ đường phố với
khí thế hừng hực xông thẳng về
phía trước, vượt qua mọi chướng
ngại vật Trên nền mờ sương khói
phía xa, người ta nhìn thấy thấp
thoáng hình ảnh tháp đôi của nhà
thờ Đức Bà Notre Dame – Paris
Ở tiền cảnh, cơ thể của những người lính chết xuất hiện như xoắn lại và rời rạc, có người nằm trần Một người bị thương có lẽ là nông dân, khăn quấn quanh đầu, nổi lên từ đống đổ nát, cơ thể chồm lên và hướng đối lập với “nàng Marianne” Bên phải– người đàn ông đội chiếc mũ cảnh sát, tay nắm chặt súng, một nhân viên đội mũ với một thanh kiếm trong tay, khoác biểu ngữ của mình qua vai Các nhân vật kết nối với trọng tâm tạo nên sự chặt chẽ, thăng bằng và sự chuyển động nhịp nhàng của bố cục
Ở tiền cảnh, cơ thể của những người lính chết xuất hiện như xoắn lại và rời rạc, có người nằm trần Một người bị thương có lẽ là nông dân, khăn quấn quanh đầu, nổi lên từ đống đổ nát, cơ thể chồm lên và hướng đối lập với “nàng Marianne” Bên phải– người đàn ông đội chiếc mũ cảnh sát, tay nắm chặt súng, một nhân viên đội
mũ với một thanh kiếm trong tay, khoác biểu ngữ của mình qua vai Các nhân vật kết nối với trọng tâm tạo nên sự chặt chẽ, thăng bằng và sự chuyển động nhịp nhàng của bố cục
Trang 30Ấn tượng mạnh nhất trong tranh chính là hình ảnh người phụ nữ - hiện thân của Nữ thần Tự do, khuôn mặt nghiêng cương nghị và thánh thiện Trên một tay, cầm lá cờ ba màu (nay là quốc kỳ Pháp), động tác đầy sức mạnh, nàng như lãng quên tất cả những hỗn loạn xung quanh, sẵn sàng dấn bước Một tay còn lại, cầm khẩu súng trường sẵn sàng chiến đấu với những kẻ thù Chiếc áo như vô tình trễ xuống bởi những nút dây lỏng lẻo qua vai, để lộ một phần cơ thể tỏa rạng sức sống căng tràn Chiếc mũ trùm phrygian 2 hằn lên nền trời rực sáng cũng là biểu tượng của tự do và quyền công dân Chiếc mũ vốn có nguồn gốc từ mũ nấm của
nô lệ được giải phóng thời La Mã Đến năm 1789, nó được chọn sắc đỏ để trở thành biểu tượng cho cải cách
và cách mạng
Trang 31Sự thành công của tác phẩm chính là sự tinh tế trong cách sử dụng màu sắc, đậm nhạt Sự chuyển động của các sắc độ, màu sắc ấm áp chiếm ưu thế trên toàn bộ các hình tượng nhân vật trong tranh, nhưng màu sắc chủ đạo vẫn là gam màu lạnh với màu xanh, màu trắng, màu xám xanh đặc biệt là sắc màu đậm được nghiên cứu hết sức phong phú tạo sự huyền ảo và chiều sâu không gian Các độ tương phản mạnh của ánh sáng và bóng tối, của các màu nóng, lạnh, nhấn mạnh được trọng tâm, nêu bật yếu tố kịch tính, quyết liệt của nội dung chủ đề Ánh sáng xuất hiện trên bầu trời từ phía sau “nàng Marianne”, tiến về phía trước rồi tỏa ra khắp mặt tranh, làm nổi bật hình ảnh khuôn mặt, bộ ngực trần của cô và chuyển xuống các xác người phía dưới, tỏa ra hai bên, tạo sự cân bằng hợp lý Toàn bộ bức tranh là sắc độ tối, chiều sâu từng lớp không gian được diễn đạt tỉ mỉ, tinh tế Sự tương phản sáng - tối mạnh ở khu vực trọng tâm và lóe sáng trên các nhân vật phía dưới tiền cảnh tạo
sự thu hút đặc biệt và sự rung cảm mãnh liệt của thị giác người xem.
Trang 32Sự chuyển động thường luôn biểu đạt nội dung chủ
đề của tác phẩm Trong tranh các thế dáng, động thái nhân vật, được bố trí
đa chiều với các khoảng cách và tỷ lệ khác nhau tạo cho tác phẩm sống động và kịch tính Nhịp điệu với cao trào là hình tượng Nữ thần
tự do, tay giơ cao lá cờ, tràn
ra ngoài mặt tranh cho thấy
sự bất khuất và ý chí trường tồn của cuộc đấu tranh cách mạng.
Trang 33Năm 1831, khi tác phẩm “Nữ thần tự do dẫn dắt nhân dân” lần đầu tiên ra mắt, nó đã tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ đối với công chúng và giới phê bình Tác phẩm đã khắc họa Nữ thần Tự do của nước Pháp như một biểu tượng thần thánh, nhưng người ta cũng có thể nhìn thấy ở đó một phụ nữ mạnh mẽ của cuộc sống đời thường bình dị, với chân trần và cả… ngực trần, bước lên phía trước, như thể sắp bước ra khỏi bức tranh để bước vào đời thực Tính thẩm mỹ, sự lãng mạn, sự say mê được kết hợp trong tinh thần và cảm nhận về Cách mạng Pháp Bức tranh đã vượt ra khỏi ý nghĩa của một sự kiện cụ thể, để vươn lên tầm vóc của một bức tranh khái quát nên những biểu tượng của sự tự do, công bằng, bác ái Mặc đù đã
ra đời cách đây gần 200 năm, tác phẩm “Nữ thần tự do dẫn dắt nhân dân” của Eugène Ferdinand Victor Delacroix vẫn luôn mang tính thời sự, vang vọng, gần gũi với tuổi trẻ của mọi thời đại
Trang 346 TỔNG KẾT
CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
Trang 35Khắc họa sự biến động lịch sử xã hội, được hình thành ở Tây Âu sau Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 Là làn gió mới của hội họa khi không phải phụ thuộc vào đề tài cố định như các thời kì trước Trường phái Lãng mạn bao gồm cả tính chủ quan và khách quan để chống lại sự khẳng định tuyết đối của tư duy logic Các nghệ sĩ bắt đầu khám phá ra nhiều trạng thái cảm xúc và tinh thần cũng như tâm trạng Mối bận tâm về anh hùng và thiên tài được chuyển hóa thành những quan điểm mới của nghệ sĩ đóng vai trò một người sáng tạo xuất chúng không bị ảnh hưởng bởi chính sách học thuật và thị hiếu Như nhà thơ người Pháp Charles Baudelaire mô tả: “Trường phái lãng mạn chính xác không nằm trong sự lựa chọn đối tượng hay sự thật xác đáng, mà nằm trong cách cảm nhận.”