Nếu người La Mã đã không thực hiện các bản sao này, nhiều Huyền thoại Hy Lạp và những câu chuyện mà chúng ta biết ngày nay đã mất đi tính nguyên gốc.• Nghệ thuật Hy Lạp nói chung và điêu
Trang 1NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC HY LẠP CỔ ĐẠI
Trang 2Lí do chọn chủ để điêu khắc Hy Lạp cổ đại
• Trong 5 nền văn minh cổ đại lớn nhất thế giới là: Văn minh vùng Lưỡng Hà , văn minh lưu vực sông Nin ( Ai Cập cổ đại ) , lưu vực sông Ấn ( Ấn Độ) , lưu vực sông Hằng ( Trung Quốc ) và Hy Lạp cổ đại , thì chỉ có duy nhất Hy Lạp cổ đại đến từ Tây
Âu ( tức Châu Âu ngày nay)
• Nền văn minh Hy Lạp đã ảnh hướng rất lớn đến các nền văn minh Châu Âu sau đó, đặc biệt là nền văn minh La Mã Tác phẩm điêu khắc Hy Lạp phần lớn trong số
chúng nói với chúng ta một câu chuyện về vị thần , Anh hung, Sự kiện, Sinh vật thần thoại và văn hóa Hy Lạo nói chung Nhiều trong số những bức tượng còn sót lại thực sự có nguồn gốc La Mã Giống như nhiều người ngày nay những người La Mã
đã có sự tôn trọng sâu sắc đối với các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp và nhiều người đã sao chép Nếu người La Mã đã không thực hiện các bản sao này, nhiều Huyền thoại
Hy Lạp và những câu chuyện mà chúng ta biết ngày nay đã mất đi tính nguyên gốc.
• Nghệ thuật Hy Lạp nói chung và điêu khắc Hy Lạp nói riêng đã đặt nền móng quan trọng cho nền mỹ thuật , các chuẩn mực Hy Lạp về
tỉ lệ con người cho đến nay vẫn là nhưng bài học cho các thế hệ nghệ sĩ
Trang 4HY LẠP
Khoảng VIII tr.CN -> II tr.CN
RA ĐỜI
Hy lạp ngày nay Các quần đảo biển Ê-giê
Tây Tiểu Á
LÃNH THỔ
Cret-mi-xen Hô-me-rơ Công xã nguyên thủy
NỀN VĂN MINH
Trang 5Sự xuất hiện nền văn minh Hy Lạp tiền đề cho nghệ thuật điêu khắc phát triển:
Vào khoảng thế kỉ VIII TCN, một nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời
và tồn tại ở phía bên kia Địa Trung Hải đến thế kỉ II TCN Đó là nhà nước Hy Lạp cổ đại Vị trí địa lý của Hy Lạp không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhưng rất thuận lợi trong việc giao thông đường biển Ai Cập rất dồi dào về tài nguyên thiên nhiên như: vàng, bạc, đồng, sắt,… đã tạo điều kiện cho sự phát triển thủ công nghiệp Hy Lạp là một trung tâm công nghiệp lớn nhất của Châu Âu về sản xuất thủ công nghiệp và ngoại thương Đây là cơ sở lớn góp phần thúc đẩy
sự phát triển của nền văn minh Hy Lạp, trong đó nghệ thuật điêu khắc
và nghệ thuật kiến trúc
Trang 7Những công trình điêu khắc: Đền Pác-tê-nông, nhà hát Epidause, nhám tượng Lao-Cun, tượng ở Xni-dơ, tượng Nười ném đĩa, tượng Vệ nữ mi-lô,…
Nghệ thuật Hy Lạp được nuôi dưỡng bằng nguồn rất đặc biệt – thần thoại Hy Lạp
Quan niệm “ Thần nhân đồng hình” nghĩa là các vị thần cũng có mọi điều hay, dở , tốt , xấu như con người Quan niệm chi phối đến việc xây cất các công trình kiến trúc, thực hiện các pho tượng đặt trong đền thờ với một tinh thần khác không giống với nghệ thuật Ai Cập.
Trang 8Nghệ thuật Hy Lạp (điêu khắc) được chia làm 3 thời kì:
• Thời kỳ cổ sơ: Từ TK VII ( TCN) đến TK VI (TCN)
• Thời kỳ cổ điển: Từ TK V (TCN) đến TK IV (TCN)
• Thời kì Hy Lạp hóa: Từ TK III (TCN) đến TK II
(TCN)
Trang 9Thời kì cổ sơ ( TK thứ VII- VI TCN)
Đặc điểm là tượng nam khỏa thân, nữ mặc áo dài có hình dáng thẳng đứng và trong dáng tĩnh, hai tay buông theo thân, cân đối Mặt tạo hình chưa chuẩn về giải phẫu Phần lớn là các tượng nhỏ bằng đất nung, hoặc ngà voi, hoặc bằng gỗ, thể hiện một cách sơ lược hình tượng các con vật, con người, hay hình người kết hợp con vật,… hay diễn tả các vị thần được gắn liền tôn giáo
Sang thế kỉ thứ VI TCN phong cách làm tượng đã có sự chuyển biến Các tượng thẳng đứng, tĩnh dần được thay thế bằng những pho tượng có dáng động, từ đơn giản đến phức tạp dần.
Nửa đầu TK V TCN điêu khắc Hy Lạp được đánh dấu bằng các tác phẩm trạm nổi ở các đền thờ, con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động khác nhau, sinh động hơn điêu khắc Hy Lạp được đánh dấu bằng các tác phẩm chạm nổi ở đền thờ thần diễn tả 12 chiến công người anh hùng Hecquyn (Hercules) Con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động khác nhau, sinh động Hình tượng điêu khắc đã thoát khỏi sự chi phối của ước lệ tạo hình cơ sở Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp bước vào thời kỳ mới.
Trang 10Tượng nam thanh niên ( Kouros) Chất liệu đá hoa ( 590 – 580 )
Trang 11Thời kỳ cổ điển (thế kỷ V-IV tr.CN)
• Từ thế kỷ V tr.CN thành bang A-ten đã phát triển trở thành trung tâm lớn của Hy Lạp cả về chế độ xã hội cũng như về văn hóa nghệ thuật Về mặt xã hội thế kỷ V tr.CN còn được gọi là thế kỉ Pê-li-clet ông là người đứng đầu nền dân chủ A-ten từ năm 462 đến năm 429 tr.CN.
• Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là tượng Đo-ri-pho (Doryphore) người lực sỹ vác giáo.
Trang 12Tượng có tỷ lệ 7 đầu
Điều đáng nói ở đây là sự cân đối hài hòa của các tỉ lệ đầu thân tay chân, sự mềm mại, sống động của hệ thống cơ, chất đá dường như đã biến thành da thịt.
Ở tượng Đo-ri-pho, ta cảm nhận được sự vững chắc của cơ thể, sự chính xác về giải phẫu tạo hình kết hợp với cái đẹp của đường nét, hình khối.
Trang 13Nếu Pê-li-clet say mê trong sáng tác chuẩn mực Hy Lạp thì Mi-rông (Myzon) lại thích thú nghiên cứu dáng động của con người Tượng người ném đĩa là tác phẩm tiêu biểu của ông
Để phô diễn hết vẻ đẹp của cơ thể tác giả đã tạo ra dáng vặn hợp lí, trong
sự phối hợp phần chân nghiêng và
thân nhìn chính diện
Sự kết hợp này của khối hình đã tạo
ra sự chuyển động và vẻ đẹp hoàn mỹ cho tác phẩm.
Trang 14Trong nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp không thể không kể đến Phi-đi-at Tác phẩm chủ yếu của ông là tượng và phù điêu
Hy Lạp cổ đại.
Trang 15Sẽ thực sự thiếu sót khi nhắc đến Phi-đi-at mà không nhắc đến tượng thần Dớt ở đền Ô-lim-pi-a được xếp vào bảy kì quan thế giới cổ đại
Tượng cao 12m rộng 7m , diễn tả trong tư thế ngồi trên ngai vàng , tay trái cầm vương trượng, tay phải cầm tượng thần chiến thắng, phần trên được khảm ngà voi, nửa thân dưới được phủ ‘’ tấm vải’’ bằng vàng dát mỏng, có chạm trổ nhiều ngôi sao Thần Dớt đi dép vàng, ngai vàng cũng bằng ngà voi, vàng và trang trí bằng những trận đấu điền kinh ở Ô-lim-pi-a.
Ngoài ra ông còn làm bức tượng nữ thần A-tê-na.
Trang 16Sang thế kỷ IV tr.CN, điêu khắc Hy Lạp lại tiến thêm một bước Tác giả đã tăng thêm chất liệu thực cho pho tượng bớt chất lí tưởng hóa Tượng thời kỳ nay biểu cảm sâu sắc hơn, tiêu biểu là các tác giả Xcô-pa, Li-xip, Pra-Xi-Ten…
Các tác phẩm như Héc-met, tượng nữ thần săn bắn mit và đặc biệt là các tượng vệ nữ như tượng vệ nữ ở Xni- đơ…ta được chứng kiến vẻ đẹp của cơ thể nữ Đây là sự thay đổi lớn trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp cổ đại Đến đây các nghệ sĩ Hy Lạp đã phô diễn vẻ đẹp tuyệt mỹ mà tạo hóa
Ac-tê-đã ban cho “phái yếu” qua những pho tượng khỏa thân Đây
là sự thay đổi lớn trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp cổ đại Tiêu biểu là tượng vệ nữ MI-LÔ
Trang 17Tượng được điêu khắc trên chất liệu cẩm thạch, hơi lớn hơn người thật với chiều cao 203 cm (80 inches), nhưng đã mất hai tay
và bệ nguyên bản
Sau khi phục chế, bức tượng được mang giới thiệu cho vua Louis XVIII năm 1821 Cuối cùng nhà vua
tàng Louvre ở Paris, nơi bức tượng vẫn được trưng bày đến ngày nay.
Trang 18Thời kì Hy Lạp Hóa ( TK III – II TCN)
Giai đoạn này bớt chất lí tưởng hóa , tăng thêm chất hiện thực Tìm đến một phong cách mới Hoặc đẩy cao hơn về mặt biểu hiện những tình cảm đau thương , bi thảm Hoặc diễn tả phức tạp hơn, hoặc cường điệu hóa.Trung tâm mỹ thuật giai đoạn này là tiểu vương quốc Pecgam nơi có đàn tế thần Zeus xây dựng năm 180 TCN Với những phù điêu trang trí mô tả cuộc chiến giữa người khổng lồ với thần Tiêu biểu của thời kì này có nhóm tượng Lao – Cun và các con
Trang 19• Lao- Cun và các con là nhóm tượng đẹp và mang nhiều chất bi tráng, diễn tả một cảnh tượng khủng khiếp về số phận con người.Ngoài cái đẹp lí tưởng về hình thể,tác giả còn muốn nhấn mạnh vẻ đẹp tính cách, về sự bộc lộ nội tâm Qua các hình dáng , thái
độ khác nhau của ba cơ thể , kết hợp với đường cong phức tạp căng vặn của con rắn tạo nên nhóm tượng có
bố cục chặt chẽ, gắn bó thể hiện nội dung sâu
sắc Mặc dù một tác phẩm điêu khắc được khai quật, nhóm thiếu một vài phần, và phân tích cho thấy rằng
nó đã được tu sửa trong thời cổ đại và đã trải qua một
số phục hồi kể từ khi nó được khai quật.Bức tượng được tạc bởi một thợ điêu khắc chính và ba thợ phụ khắc họa một thầy tu của thành Trojan có tên là
Laocoon cùng hai con trai của ông - Antiphantes và Thymbraeus bị bóp nghẹt bởi con rắn biển của thần biển Neptune.Tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch, chiều cao khoảng 184 cm, là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp - Agnes Sandra Ross và sáng tạo khác vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công
nguyên, tại bảo tàng Vatican ở Rome.
Trang 20Kết Luận:
“Trên một phương diện nào đó, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Hy Lạp được coi là tiêu chuẩn và những kiểu mẫu không thể bắt trước được”
Tượng điêu khắc của người Hy Lạp thường tập trung vào nét đẹp hình thể của con người Những tác phẩm hầu hết đều cho thấy khát khao vươn tới cái hoàn hảo toàn mĩ của nghệ sĩ và con người Hy Lạp đương thời Mọi chi tiết trong tác phẩm đều được chú ý mài dũa để tạo ra những đường cong tự nhiên nhất.
Trang 21Cảm ơn Thầy và các bạn đã lắng nghe!
Trang 22•1/Trình bày sự giống và khác nhau qua 4 thời kỳ của điêu khắc hi lạp - nhóm 4 (phanh -thơm )
• Thời kỳ phát triển của điêu khắc Hy Lạp cổ đại gồm có 3 thời kì đó là thời kì cổ sơ, thời kì cổ điển
và thời kì Hy Lạp hóa Về sự giống nhau các tượng điêu khắc thời này đều gắn liền đến tôn giáo, được nuôi dưỡng bằng nguồn thần thoại Hy Lạp , quan niệm “ Thần nhân đồng hình ‘’ có nghĩa là các vị thần cũng có nhưng điều hay , dở , tốt , xấu như con người Quan niệm này chi phối đến việc làm các pho tượng đặt trong đền thờ Điêu khắc thời kì này nhằm tôn vinh và thể hiện sức mạng của các vị thần Ngoài ra còn hướng đến vẻ đẹp hoàn mỹ của cơ thể con người ( thế vận hội
Hy Lạp ) và vẻ đẹp bọc lộ nội tâm tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại liên quan đến hình ảnh của con người để định hình hình ảnh của các vị thần Trong Hy Lạp cổ đại, con người như một sinh vật sống trên hành tinh này có được tầm quan trọng xứng đáng và các vị thần đã trở thành con người thông qua bằng đá cẩm thạch và đồng '
•Sự khác nhau :
•Thời kì cổ sơ : thời kì này xuất hiện 2 loại tượng : tượng nam khỏa thân và tượng nữ mặc áo dài
Những tượng này được thể hiện trong tư thế đứng thẳng , hai tay buông dọc theo thân, nghiêm trang cân đối Tỷ lệ cũng như hình khối chưa chuẩn mực Vẫn chịu ảnh hưởng của ước lệ tạo hình phương Đông , ‘’ Nhìn ngay ngó thẳng “, phần lớn là các tượng nhỏ được làm bằng chất liệu đất nung, ngà voi hoặc gỗ Đến gần cuối thời kì này mới có sự thay đổi, tượng thẳng đứng dần được thay bằng nhưng pho tượng dáng động từ đơn giản đến phức tạp dần
•Thời kì cổ điển : được coi là thời kì hoàn kim của điêu khắc Hy Lạp , cho ra tỉ lệ hoàn hỏa , những
chuẩn mực lý tưởng về vẻ đẹp cơ thể của con người Tăng thêm chất liệu thực cho pho tượng , bớt chất lí tưởng hóa Biểu cảm sâu sắc hơn Không giống như ở thời kì trước vẻ đẹp của cơ thể nữ
bị dấu đi sau lớp á dài, thì sang thời kì này ta được chứng kiến vẻ đẹp của cơ thể nữ Các nghệ sĩ Hy Lạp đã phô diễn vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hóa đã ban cho phái yếu qua những bức tượng khỏa thân, tiêu biểu như tượng vệ nữ Milo
•Thời kì Hy Lạp hóa : thời kì này các nghệ sĩ tìm đến 1 phong cách mới hoặc đẩy cao hơn về mặt
biểu hiện nhưng tình cảm đau thương, bi thảm hoặc phức tạp hơn và cường điệu hóa Ngoài vẻ đẹp về hình thể , các nghệ sĩ còn muốn nhấn mạnh đến vẻ đẹp tính các và bộc lộ nội tâm nhân vật
Trang 23• 2/Điêu khắc của thời kỳ Hy Lạp cổ đại có tiếp thu tinh hoa của người Ai
Cập không? Nếu có tiếp thu những gì
• Điêu khắc Hy Lạp có tiếp thu tinh hoa của người Ai Cập cổ đại nhưng rất ít
cụ thể là : Vào thời kì cổ sơ tượng làm theo phong cách nhìn ngay ngó thẳng phong cách điển hình của điêu khắc Ai Cập cổ đại Khoảng 700 -
450 BC) cho thấy một phong cách tự nhiên phản ánh ảnh hưởng đáng kể
ở vùng Cận Đông và Ai Cập Đây là được gọi là giai đoạn Orientalising (735
- 650 trước Công nguyên) và đã xảy ra dần dần Nhiều nghệ sĩ Hy Lạp bắt đầu để tiếp thu ý tưởng từ các đối tác phương Đông của họ, bắt đầu sử dụng tác phẩm palmette ( trang trí kiểu lá cọ ) và hoa sen, động vật săn và con thú composite như griffins (1 phần gia cầm, một phần sư tử), Nhân
sư (sư tử có cánh phụ nữ một phần, một phần), và sirens (một phần
người phụ nữ, con chim một phần) Điển hình là tượng (Nàng
Samothrace – Nữ thần chiến thắng có cánh,
Trang 243/.Các tác phẩm điêu khắc tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay:
• Sau khi Lã Mã chiếm được Hy Lạp đã tàn phá rất nhiều các tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp cổ đại nhưng sau đó chính La Mã đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ Hy Lạp họ bắt đầu tạo ra các bản sao của các tác phẩm nghệ thuật của Hy Lạp Nhiều trong số những bức tượng còn sót lại thực sự có nguồn gốc La Mã Giống như nhiều người ngày nay những người La Mã đã có một sự tôn trọng sâu sắc đối với tác phẩm điêu khắc Hy Lạp và nhiều thứ đã được sao chép Sau đây là 1 số tác phẩm có thể là nguyên bản cũng có thể là nguyên bản chính gốc của điêu khắc Hy Lạp cổ đai:
•
• Bức tượng Aphrodite de Milos
• Tượng thần Vệ Nữ thành Milo là một bức tượng Hy Lạp cổ đại và là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất, khắc họa Aphrodite, vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp Các nhà khoa học dự đoán nó được tạc trong khoảng thời gian từ năm 130-100 trước công nguyên Dù niên đại này khá muộn, xong nó tổng hợp các phong cách điêu khắc cổ điển Hy Lạp.
•
• Tượng được điêu khắc trên chất liệu cẩm thạch, hơi lớn hơn người thật với chiều cao 203 cm nhưng đã mất hai tay và bệ nguyên bản Theo một đoạn văn khắc trên cái bệ ngày nay đã mất, mọi người cho rằng đây là tác phẩm của Alexandros xứ Antioch; trước kia tượng từng bị nhầm là tác phẩm của nhà điêu khắc Praxiteles Tuy vậy, phần còn lại của tượng càng khiến người ta thấy vẻ đẹp của nàng Venus thật huyền bí và khơi gợi sức tưởng tượng về nàng Hiện nay, tượng đang trưng bày trong viện bảo tàng Louvre của Pháp
• Bức tượng Winged Victory of Samothrace
• Bức điêu khắc này còn được gọi là Nike of Samothrace, được tạc từ một khối đá cẩm thạch Bức tượng được tạo ra vào khoảng năm 220-190 trước Công nguyên với chiều cao 328 cm, khắc họa vị thần chiến thắng của Hy Lạp Bức tượng được nhà ngoại giao người Pháp Charles Champoiseau phát hiện năm 1863, tại
đảo Samothrace, phía Đông Hy Lạp, trong tình trạng bị vỡ thành nhiều mảnh Nhà phần chân đế và thân,
Champoiseau xác định được đây là một bức tượng thần Nike, thường mang hình một phụ nữ có cánh Kể từ năm 1884, bức tượng đã được trưng bày tại viện bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới - Louvre ở Paris
Trang 25• Bức tượng Laocoon và các con trai.
• Bức Laocoon và các con trai hay còn được gọi là bức gia đình Laocoon được tạc bằng đá cẩm
thạch, đang được trưng bày ở viện bảo tàng Vatican, thành phố Rome Mặc dù một tác phẩm điêu khắc được khai quật, nhóm thiếu một vài phần, và phân tích cho thấy rằng nó đã được tu sửa trong thời cổ đại và đã trải qua một số phục hồi kể từ khi nó được khai quật
•
• Bức tượng được tạc bởi một thợ điêu khắc chính và ba thợ phụ khắc họa một thầy tu của thành Trojan có tên là Laocoon cùng hai con trai của ông - Antiphantes và Thymbraeus bị bóp nghẹt bởi con rắn biển của thần biển Neptune Laocoon (Các Laocoon và các con trai của ông), tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch, chiều cao khoảng 184 cm, là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc
Hy Lạp - Agnes Sandra Ross và sáng tạo khác vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, tại bảo tàng Vatican ở Rome
• Bức tượng Diadumenos
• Bức tượng này được cho là tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Hy Lạp Polycitus, được đặt ở viện bảo tàng quốc gia tại Athens Diadumenos nghĩa là “người đeo vòng nguyệt quế”, đây là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất của Polycitus khắc họa hình ảnh hoàn hảo của chàng thanh niên trong tư thế tự nhiên lên nhận vòng nguyệt quế ở thế vận hội Olympic cổ xưa tại Hy Lạp
• Bức tượng Charioteer of Delphi
• Các Charioteer của Delphi, còn được gọi là Heniokhos , là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất còn tồn tại từ Hy Lạp cổ đại, và được coi là một trong những ví dụ tốt nhất của tác phẩm điêu khắc bằng đồng cổ Bức tượng của một người lái xe ngựa cỡ 1.8 m được tìm thấy vào năm 1896 tại thánh đường Apollo ở Delphi Bức tượng được tạc từ năm 470 trước công nguyên và là một trong những bức quý hiếm giữ được trạng thái hoàn hảo nhất cho tới ngày hôm nay Bức tượng đồng được tạc từ thời kỳ đầu của nền nghệ thuật cổ điển với phong cách đặc trưng là đôi mắt thủy tinh được ghép vào khuôn mặt tượng