Tiểu Luận - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Đề Tài - Đặc Điểm Và Thành Tựu Trên Lĩnh Vực Kiến Trúc Của Văn Minh Ấn Độ Cổ Trung Đại

12 0 0
Tiểu Luận - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Đề Tài - Đặc Điểm Và Thành Tựu Trên Lĩnh Vực Kiến Trúc Của Văn Minh Ấn Độ Cổ Trung Đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỞ ĐẦU

Ấn Độ là một trong những cái nôi lớn của nền văn minh nhân loại Văn minh Ấn Độ cổ trung đại ra đời vào khoảng cuối thiên niên kỉ thứ III TCN, dọc theo lưu vực của hai con sông lớn nổi tiếng là sông Ấn và sông Hằng Tuy xuất hiện sau hai nền văn minh Ai Cập và Trung Quốc nhưng nền văn minh Ấn Độ vẫn có những đặc điểm rất riêng nổi bật của mình Bằng những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, dân cư, kinh tế và lịch sử… của mình nền văn minh Ấn Độ đã đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực trong đó nổi bật là lĩnh vực nghệ thuật tạo hình trong đó có nghệ thuật điêu khắc với những đặc điểm nổi bật riêng mang đậm dấu ấn của Ấn Độ Xuất phát từ sự nhận thức sâu sắc về đặc điểm này, và bằng vốn kiến thức còn hạn hẹp của mình về lịch sử văn minh Thế giới nhóm 2 N02 TL2 chúng em xin lựa chọn

đề tài “Đặc điểm và thành tựu trên lĩnh vực kiến trúc của văn minh Ấn Độ cổtrung đại” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập nhóm của nhóm mình.

Trang 2

NỘI DUNG

I.KHÁI QUÁT VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI:1 Văn minh Ấn Độ.

a Khái niệm:

Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.

b Văn minh Ấn Độ:

Ấn Độ là một bán đảo ở khu vực Nam Á,từ đông bắc đến tây bắc có núi chắn ngang.Trong đó có dãy Himalaya hùng vĩ.Miền bắc Ấn Độ có 2 con sông lớn,đó chính là sông Ấn và sông Hằng.Cả hai dòng sông này đã bồi đắp lên 2 đồng bằng màu mở miền bắc Ấn Độ.Chính vì vậy mà nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Ấn Độ.Nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại ra đời vào khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, và tồn tại đến khoảng thế kỉ XIX- khi vương triều Môgôn bị diệt vong, Ấn Độ hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh, sự kiện này đã khép lại sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại.

Ấn Độ có nhiều điều kiện (như các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, lịch sử…) thuận lợi cho sự hình thành và phát triển một nền văn minh ở nơi đây.Dựa trên các điều kiện thuận lợi đó Ấn Độ đã đạt dược rất nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, nổi bật như chữ viết, văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tôn giáo… giúp Ấn Độ trở thành một trong bấn trung tâm văn minh lớn nhất phương Đông thời kì cổ trung đại.

2 Kiến trúc Ấn Độ

Kiến trúc là một trong những thành tựu nổi bật nhất của nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại Kiến trúc của Ấn Độ cũng phát triển từ khá sớm gắn với lối kiến trúc của các công trình tôn giáo, hoàng cung, lăng mộ của các vị vua…

Các công trình kiến trúc của Ấn Độ mang một nét đặc sắc rất riêng đó là lối kiến trúc mang nặng ảnh hưởng của tôn giáo do nơi đây là quê hương của các tôn giáo lớn nên người ta cần lập nhiều đền, chùa tạc tượng thần Phật để tế lễ Ngoài ra Ấn Độ còn là

Trang 3

quê hương của những tài năng nghệ thuật hiếm có và là đất nước của những công trình kiến trúc tuyệt vời của thế giới nên nơi đây có nhiều công trình kiến trúc như vậy.

II.ĐẶC ĐIỂM VÀ THÀNH TỰU TRÊN LĨNH VỰC KIẾN TRÚC CỦA ẤN ĐỘCỔ TRUNG ĐẠI

Kiến trúc của Ấn Độ cổ trung đại rất phong phú đa dạng với nhiều loại hình khác nhau nhưng tựu chung lại chúng đều mang trong mình hai đặc điểm nổi bật đó là: các công trình kiến trúc cả nền văn minh Ấn Độ thì mang phong cách rất đa dạng và bị chi phối mạnh mẽ bởi tôn giáo.

1 Kiến trúc bị chi phối mạnh mẽ bởi tôn giáo

Các công trình kiến trúc của Ấn độ có đặc điểm này có thể do các nguyên nhân sau:Do ở Ấn Độ tôn giáo đã đề lại một dấu ấn đậm nét trong nền văn minh cổ trung đại được hình thành do điều kiện tự nhiên của đất nước như: Địa hình đa dạng phong phú có cả đồng bằng và vùng núi cao cùng với khí hậu hết sức khắc nghiệt gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của người dân (điều đó đã ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của họ, họ mong muốn có một thế lực siêu nhiên giúp đỡ họ).Đó là điều kiện sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn,khi đó dẫn đất nước sẽ có đời sống tôn giáo phong phú và họ cần có những nơi để thờ cúng thần linh hay nghe giảng kinh,…Nên đã có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng để phục vụ cho tôn giáo và mỗi công trình dành cho mỗi tôn giáo khác nhau ,nó được biểu hiện( các công trình tôn giáo giữa vị trí áp đảo với số lượng lớn và phong phú đa dạng)như sau:

a Kiến trúc Phật giáo:

Ấn Độ được biết đến là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn, có sức ảnh hưởng rộng rãi.Trong đó không thể không kể đến Phật giáo.Ra đời từ rất sớm nhưng phải đến khoảng III thế kỉ giáp công nguyên,các công trình Phật giáo mới xuật hiện tại Ấn Độ.Có rất nhiều công trình liên quan đến phật giáo nổi tiếng ở Ấn Độ cũng như toàn thế giới với những đặc điểm rất riêng biệt, trong đó nổi bật là Stupa.

Stupa (phù đồ) là loại lăng mộ có hình bán cầu lớn, tương tự như biểu tượng nhập Niết bàn của đức Phật Thời kỳ đầu tiên ra đời, stupa gồm phần thân là hình bán cầu trên nền thấp (Anda) Cột trụ trên đỉnh tháp gồm nhiều tầng hình tròn thu dần lên trên, tiêu biểu cho " ngọn núi của thế giới", mô tả nhận thức của nhà Phật về vũ trụ Trong nội thất, nơi đặt xá lị thường được trang trí hết sức công phu tạo cảm giác huyền bí.Vật liệu xây dựng stupa chủ yếu là gạch, đá.Điểm nhận biết chính yếu của stupa tại

Trang 4

Ấn Độ là các công trình này chỉ có duy nhất 1 tầng.Với công trình tiêu biểu là Stupa sanchi Đây là nơi thờ thánh tích của Phật, đặt trên một nền cao, trên đỉnh là đài hình vuông, đáy là hình thức mộ táng, nhưng cũng đồng thời là tháp.Nó là nơi chưa đựng xá lị Phật giá trị nghệ thuật của nó thể hiện ở 4 cổng vào 4 hướng mỗi cổng có hai cột với ba xà ngang tuongj trung cho tham thế Phật, bằng đá trên đó có khắc phù điêu dày đặc thể hirjn tích Phật, cây cối bánh xe pháp luân Những bảo tháp đầu tiên được xây dựng dưới thời vua Asoka một ông vua rất sùng mộ đạo Phật của vương triều Moooorrya (821-187TCN) Ông vua này đã cho xây dựng 84000 tháp phật.Có thể nói đấy là những công trình kiến trúc tôn giáo thuần túy đầu tiên của Ấn Độ còn tồn tại cho đến ngày nay.

Dạng kiến trúc thứ hai của Phật giáo được biết đến là những công trình kiến trúc dạng hang động (Cave temple) gồm có loại tiến hành các nghi lễ tôn giáo, có thể gọi là chính điện (chaitya) là nơi đặt stupa và tiến hành các hoạt động nghi lễ và thứ hai là các tịnh xá cho nhà sư (Vihara) Có thể một số nơi có ảnh hưởng của kiến trúc hang động của Ấn Ðộ kể cả Trung Quốc, nhưng chưa nơi nào có những hang động quy mô và bền vững như tại đây Stupa lúc này được dời vào bên trong phía sau chaitya, xung quanh stupa bao giờ cũng có những khoảng trống rộng dành cho nghi lễ kinh hành Các phù đồ thời kỳ đầu thường bằng đá đơn giản, không trang trí, đến thời kỳ Gupta (thế kỉ IV - VII), phần dưới của phù đồ thường được trang trí biểu tượng, hình tượng Ðức Phật Mặt bằng những loại tu viện Vihara thường là hình chữ nhật lớn có hàng cột đá đỡ mái bằng, xung quanh có phòng ăn và các ngăn nhỏ làm nơi tu hành cho các nhà sư, từ khoảng thế kỉ V, vihara trở thành một dạng đền thờ của Phật mà không sử dụng làm nơi tu hành nữa Vật liệu dành cho kiến trúc hang động là đá với những thành tựu vĩ đại của đục chạm trên đá núi, là kèo gỗ hoặc đá nối với các thanh chống trần nhà bằng đá tại các hang động cổ xưa Sau khi Phật giáo bị tàn lụi, thì một số công trình cổ xưa trong đó có kiến trúc hang động được sử dụng phục vụ tôn giáo khác.

Nổi bật là “Chùa hang Ajanta” là một trong những ngôi chùa kì vĩ của Ấn Độ thời ấy Chùa nằm ở miền Trung Ấn, bao gồm 29 hang Chùa được kiến tạo từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VIII SCN theo hình móng ngựa, khoét sâu vào vách núi đá, có nhiều cột chồng được trang trí bằng nhiều bức trạm tinh vi và những bức tranh bích họa đẹp Trong chùa được bố trí như sau: Chính giữa là một khoảng trống, rộng trong lòng hang dùng làm lễ đườngvà gần lễ đường là bàn thờ để làm lễ.Xung quanh là các ô nhỏ là noie nghỉ của các sư tăng.Trên các chân cột, đầu tiền sảnh và bàn thờ đều có phù điêu tạc hình Phật.Trên các vách hang người ta dung phẩm màu vẽ và chạm khắc nhiều hình nói về sự tích đức Phật.

Trang 5

Ngoài chùa hang Ajanta ra thì dãy chùa hang ở trung ấn là Enlora (kiến tạo từ thế kỉ VII) cũng là một công trình tuyệt mĩ Đặc điểm nổi bật trong toàn bộ hang động này chính là những công trình tôn giáo được thiết kế và xây dựng theo lối chạm khắc trên đá nguyên khối độc đáo Dãy chùa Enlora dài 2km gồm có 34 động đền thờ và động tu viện của đạo Phật, đạo Hin Đu và đạo Giaina.Trong đó hang động Phật giáo gồm 12 công trình.

b Kiến trúc Hồi giáo

Thời cổ trung đại, Ấn Độ có một nền nghệ thuật phong phú, đặc sắc bao trong đó có them yếu tố văn hóa hồi giáo cùng với sự phát triển của nó thì những nhà thờ Hồi giáo, cung điện, lăng mộ… đã xuất hiện mà đặc điểm chung của lối kiến trúc này là mái tròm, cửa vòm có tháp nhọn và được trang trí bằng những câu trong nội dung kinh coran với bội số kiến trúc là số bốn Có khi các công trình này còn kết hợp với phong cách truyền thống của Ấn Độ như xây theo lối lộ thiên, có cột chống thanh thoát.

Thời kì hưng thịnh của Hồi giáo, các vua chúa hay xây dựng cho mình các lâu đài, lăng mộ, đó là hình thức các công trình mà khi sống vua ở, nghỉ ngơi, dự việc triều chính tại đó…mà khi chết thì được chôn cất ngay tại đó Nổi bật nhất các công trình Hồi Giáo là lăng của triều đại Mô-Gôn, đó là lăng Humagun (1560) và TajMahan (1632-1653) Cả hai đều có mặt bằng giống nhau bốn mặt đều có bốn cửa cuốn nhọn đầu nằm giữa bức tường chữ nhật Một chỏm cầu khổng lồ ngự trên gian chính nơi để quan tài Lăng Humagun làm bằng đá có hai sắc độ và không có các tháp.

Đặc biệt là lăng Tadj Mahan Lăng là một kiến trúc đồ sộ hình bát giác, được xây bằng đá cẩm thạch và sa thạch đỏ Nó được xây dựng trên nền cảnh rất Tây Âu với hồ nước lối đi thảm cỏ nổi lên một công trình Hồi giáo không lẫn vào đâu được với nóc vòm tròn “củ hành”, quay quanh bốn hướng của vòm nóc trên sân thượng là bốn nhà “tum” bát giác nóc vòm tròn như hình ảnh của lăng thu nhỏ Nhưng đi vào bên trong mới thấy rõ được tâm hồn thanh tịnh, ý nguyện thiêng liêng cùng với tình yêu chung thủy của người Ấn Độ Hồi giáo thấm đượm từng vân đá trên tường Trên vòm cửa hình cung được chạm trổ Hồi văn rất tỉ mỉ Khi mở hai cánh cửa đi vào trong ta thấy trên tường đá cẩm thạch cũng được chạm trổ như một tấm thêu, lại dát ngọc thành hình chữ nhật với một đoạn kinh Coran “Người nào có trái tim trong sạch thì hãy vào thiên đường của trần gian” Vào bên trong là hai chiếc quan tài đá chứa đựng thi hài của Sa Jahan và MumTaz đôi vợ chồng vương giả yêu nhau trọn đời.

Trang 6

Lăng TajMahan đã được coi là “công trình Hồi giáo thực sự duy nhất ở Ấn Độ”, cũng là “một công trình hoàn hảo nhất còn đứng đó”, “là nấm mộ, lăng mộ đẹp nhất thế gian” Qua đó ta có thể nói lăng TajMahan là một trong những công trình văn hóa vĩ đại của muôn đời của tình yêu và sự sáng tạo của con người.

Kiến trúc Hồi giáo ở Ấn Độ còn có một công trình đặc sắc nữa là bảo tháp Cutbo Mina xây dựng bằng đá nhỏ Bảo tháp có năm tầng, ba tầng dưới có dáng một bó thân cây ghép sát nhau trên đó trang trí bằng kiểu chữ cổ.

c Kiến trúc Hinđu giáo

Cùng với sự phát triển của các tôn giáo khác thì các công trình mang màu sắc riêng của Hinđu giáo cũng phát triển với nhiều đền thờ ra đời như Bhuvanexoa, Khadjuraho, … Các công trình kiến trúc này được xây dựng chủ yếu bằng đá và chúng gồm 3- 4 phần nối tiếp nhau theo chiều dài từ đông đến tây: Cửa cổng rồi đến tiền sảnh (là phòng lớn nơi chuẩn bị làm lễ, nơi trình tấu của các vũ nữ, nhạc công ca công) Hành lang dẫn từ cửa vào tiền sảnh hay từ tiền sảnh vào lễ đường hoặc đền tháp (như đền Kailasanatha ở Kanchipura) Có khi ngoài tiền sảnh rộng lớn ở chính giữa còn có hai tiền sảnh phụ ở hai bên có hành lang nhỏ, phụ nối liền nhau với tiền sảnh chính như đền Vanugopalesvara ở Magana Có khi tiền sảnh cũng có mái vòm tròn hang cột bao quanh mở lối đi ra bốn phía như ở đền Vimala trên núi Abu.

Một trong những nhóm đền nổi tiếng là nhóm Khadjaruraho được hoàn thành từ thế kỉ X-XII nó được chú ý không chỉ bởi vẻ đẹp mà còn được chú ý bởi kiến trúc Sikhara cùng với các phù điêu tượng thần- người, mang nhiều đặc trưng phong cách Gupta Đặc biệt là trên tường có hang chục phù điêu về cảnh âu yếm nhau của đôi nam nữ được thể hiện chân thực sinh động đến mức gợi sự tò mò ngạc nhiên của du khách và gây sửng sốt cho các nhà nghiên cứu.

2 Kiến trúc Ấn Độ mang phong cách đa dạng:

Kiến trúc Ấn độ đa dạng ở chỗ là có nhiều thể loại tiêu biểu là các công trình cung điện, chùa, tháp, trụ đá, các hoàng cung, lăng mộ…với cách trang trí trên mỗi công trình đó lại có những nét khác nhau Sở dĩ kiến trúc Ấn Độ mang phong cách đa dạng một phần là do chịu sự tác động của tôn giáo (do mỗi tôn giáo thờ các vị thần khác nhau, với những quan điểm, triết lí, giáo lí, giáo điều khác nhau nên cách thiết kế và trang trí của nó cũng khác nhau)

Trang 7

Ngoài ra, kiến trúc của Ấn Độ cổ trung đại cũng có sự đa dạng trong việc trang trí các công trình dân dụng như nhà cửa và các cung điện qua mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau Vào thời Harappa, nhà cửa chỉ mới xây bằng gạch Đến thời vương triều Môrya các công trình kiến trúc bằng đá bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh, thời Axôca đã xây dựng cho mình một cung điện rất lộng lẫy, với một tòa nhà ba tầng được trang sức bằng những tác phẩm điêu khắc rất đẹp Đến thời Xuntan Đêli và thời Môgôn thì các công trình cung điện, lăng mộ lại xây theo lối kiến trúc mái tròn, cửa vòm, có tháp nhọn, có sự kết hợp với kiến với phong cách truyền thống xây theo lối có bao lơn lộ thiên, cột chống thanh thoát.

Sự đa dạng của các công trình kiến trúc còn thể hiện ở việc kết hợp trang trí trong cùng một công trình nó có thể kết hợp giũa tôn giáo này với tôn giáo khác Tiêu biểu cho sự pha trộn đầy phá cách mà đầy hòa hợp này chính là cung điện TajMahan- một biểu tượng của tình yêu sự chung thủy Công trình kiến trúc TajMahan được coi là hình mẫu tuyệt vời của thời đại Môgôn với phong cách tổng hợp từ kiến trúc Ba Tư, kiến trúc Hinđu giáo, Hồi giáo, và đây được coi là biểu tượng thế giới Hồi giáo.

Ngoài cung điện TajMahan còn có dãy chùa hang Enlora ở Trung Ấn kiến tạo vào thế kỉ VIII (dãy chùa bao gồm cả chùa Phật giáo, chùa đạo Hinđu và đạo Jain tạo thành một dãy chùa dài khoảng 2km) Có tất cả 34 động đền thờ và động tu viện của đạo Phật, đạo Hindu và đạo Giai-na nằm bên trong khuôn viên quần thể hang động Ellora Trong đó, hang động Phật giáo gồm 12 công trình (động số 1 - 12), hang động Hindu giáo gồm 17 công trình (động số 13 – 29), hang động Giai-na giáo gồm 5 công trình (động số 30 – 34) Những công trình kiến trúc cổ xưa này đã được xây dựng vào thế kỷ V – thế kỷ X Đây chính là những minh chứng sống động cho thời kỳ hưng thịnh của các tôn giáo nói trên trong lịch sử Ấn Độ lúc bấy giờ.

III.ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ TỚI KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Trong những năm đầu công nguyên văn minh Ấn Độ cũng từng lan tỏa đến Việt Nam và có sức ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật kiến trúc Việt Nam chủ yếu theo con đường giao thương buôn bán và các cuộc chiến tranh xâm lược của giặc phương Bắc.Khi vào Việt Nam nó được tiếp nhận một cách hòa bình và hài hòa với văn hóa bản địa Sự ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ đến kiến trúc Việt Nam được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, chùa…

Điển hình cho sự ảnh hưởng đó được thể hiện rất rõ qua kiến trúc của quần thể khu di tích thánh địa Mỹ Sơn ở Bình Thuận Mỹ Sơn là thánh địa Ấn độ giáo quan trọng

Trang 8

nhất của Vương quốc Chămpa Cũng giống như các đền tháp Chămpa khác, đền tháp ở Mỹ Sơn mang đặc điểm là một cụm kiến trúc, được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ, bao gồm:

Đền thờ chính nằm ở vị trí trung tâm, thông thường có một cửa ra vào ở hướng đông, nơi thờ vị thần chính (Siva), tượng trưng cho ngọn núi Mêru, nơi ngự trị của thần linh.Tháp cổng (Gopura) nằm ngay phía trước đền thờ chính, có hai cửa thông nhau ở hướng Đông và hướng Tây Mandapa là ngôi nhà dài tiếp theo tháp cổng, thường được sử dụng để làm nơi đón tiếp khách hành hương, tiếp nhận lễ vật.Cạnh đền thờ chính là ngôi tháp Kosagraha, có một hoặc hai phòng cửa ra vào ở hướng Bắc, thường được sử dụng để làm nơi cất giữ các đồ tế lễ Ngoài ra, quanh đền thờ chính còn có những tháp phụ, để thờ các vị thần phương hướng (Dikpalaka), các vị thần tinh tú (Grahas), hoặc các vị thần phụ, như Skanda, Ganesa,

Các tháp mang đặc điểm chung là xây bằng gạch, có bốn mặt hình vuông đối xứng nhau Mặt trước hướng về phía đông, hướng mặt trời mọc, có cửa ra vào còn ba mặt còn lại ở ba hướng (tây, nam, bắc) có ba cửa giả Các tháp thường có ba tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần, tạo hình búp sen tỏ lòng thành kính thần linh và hoài niệm tổ tiên Không gian bên trong tháp chật hẹp, tường mỏng ở đáy nhưng càng lên cao càng dày (trên đỉnh tháp có thể dày tới gần 3m).

Chùa ở Việt nam cũng chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ như chùa Một Cột,bảo tháp Phước Duyên,hoặc chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh (trong chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát) và trong các chùa đều có nơi dành để tế lễ và thờ Phật.

Ngoài ra kiến trúc Ấn Độ cũng rất nhiều ảnh hưởng khác tới kiến trúc của Việt Nam…

KẾT LUẬN

Nhìn chung thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm và thành tựu trong lĩnh vực kiến trúc của Ấn Độ chúng ta thấy ,những công trình này đều mang đậm nét văn hóa Ấn Độ và thông qua những công trình kì vĩ như vậy còn phản ánh trình độ của người dân Ấn Độ qua các thời kì phát triển của lịch sử.Từ những công trình đó đã khẳng định

Trang 9

sức sáng tạo của người dân nơi đây và nó trở thành biểu tượng rất riêng không nơi nào trên thế giới có được.Dù trải qua thời gian dài đã đi qua các cuộc chiến tranh cùng với sự tàn phá của tự nhiên nhưng các công trình kiến trúc vẫn tồn tại ở đó và giữ được những nét kiến trúc độc đáo của nó- nó trở thành niềm tự hào của người dân Ấn Độ nói riêng và toàn nhân loại nói chung.Qua việc tìm hiểu thì cũng cho chúng ta thấy được các công trình kiến trúc ở Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng một phần nào đó từ những đặc điểm kiến trúc Ấn Độ.

Trên đây là phần triển khai của nhóm em về đề tài: “Đặc điểm và thành tựu trênlĩnh vực kiến trúc của văn minh Ấn Độ cổ trung đại” Do hiểu biết còn hạn chế, nên

bài làm của chúng em còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô góp ý để bài làm của nhóm em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Vũ Dương Ninh ,Giáo trình Lịch sử văn minh Thế giới, Nxb Giáo dục, 2005.

2 Lương Ninh,Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại.NXB giáo dục Việt Nam, 2009.3 Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La, Lịch sử thế giới

trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009.

4.Các trang web:https://vi.wikipedia.org/wiki

http://kientructhegioi.net/kien-truc-phat-giao-stupa-va-chua-hang/

Ngày đăng: 28/03/2024, 12:33