1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Đề Tài - Những Thành Tựu Của Nền Văn Minh Ấn Độ

64 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 5,25 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

1 Các công trình kiến trúc Phật giáo 10

2 Các công trình kiến trúc Hinđu giáo 11

3 Những công trình kiến trúc Hồi giáo 13

3.1.Lăng Taj Mahan 13

1 Thần Brama (Phạm Thiên) – thần sáng tạo thế giới 23

2 Thần Visnu – Đấng bảo hộ, thần ánh sáng, thần bốn mùa 25

Trang 3

3 Học thuyết Phật giáo 42

3.1 Tứ đế 42

3.2 Thế giới quan Phật giáo 46

3.3 Xã hội trong đạo Phật 49

4 Sự lan truyền của đạo Phật tới các nước 49

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển của thế giới suốt 5000 năm đã xuất hiện nhiều nền văn minh Từ ngay khi mới xuất hiện con người đã sáng tạo cho mình những nền văn minh từ rất sớm mà cũng khá phát triển Đó là những bằng chứng cụ thể nhất để những nhà khoa học hiện nay quay lại tìm hiểu, nghiên cứu loài người từ khi mới xuât hiện cho tới ngày nay Và một trong những nền văn minh cổ có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nghiên cứu đó chúng ta không thể không kể tới văn minh Ấn Độ Khi con người mới xuất hiện thì họ thường tập trung sinh sống ở các vùng rừng núi cheo leo nhưng cùng với sự phát trong tư duy và thực tiễn của quá trình sản xuất mà họ chuyển tới sống ở các vùng có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và sinh hoạt Lưu vực các con sông là nơi đất đai màu mỡ, nước tưới tiêu thuận lợi dễ đi lại nên tập trung lượng dân cư đông đúc và lưu vực sông Ấn cũng vậy Đó là lí do mà ngay từ rất sớm ở đây đã xuất hiện con người sinh sống Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất họ đã tạo ra một nền văn hóa, văn minh của chính mình mà tiêu biểu là việc tìm ra hai thành phố cổ Harappa và Môhenrơ- Đaro đã chứng minh cho sự xuất hiện của nền văn minh lưu vực sông Ấn (cách đây 3000 đến 1500 năm) Sau đó người Aryan đến xâm chiếm Ấn Độ đã phá hủy các thành tựu của nền văn minh cổ trên lưu vực sông Ấn để xây dựng nên những nền văn minh mới của mình Đó chính là một trong những lí do tạo nên

Trang 5

Trong quá trình lịch sử ấy, có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập Saudi, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ, do đó dân cư ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa phong phú đã tạo nên nền văn minh Ấn Độ.

Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những thành tựu nổi bật của nền văn minh Ấn Độ - cái nôi của các tôn giáo lớn trên thế giới.

Những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ bao gồm:

Trang 6

I CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC1 Chữ viết

Chữ viết đầu tiên ở Ấn được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa, tại các di chỉ thuộc nền văn minh lưu vực sông Ấn đã phát hiện hơn 3.000 con dấu khắc chữ đồ họa Nên có thể khẳng định vào khoảng 3.500 nămTCN, ở nền văn minh sông Ấn đã có chữ viết riêng của mình, người ta thường gọi đó là chữ hình dấu (hình chữ nhật, vuông, tam giác, thoi) Đến nay chữ hình dấu vẫn chưa được giải mã Mãi đến cách đây vài chục năm, một nhà khảo cổ học Ấn là tiến sỹ S.R.Rao đã khám phá được sự bí ẩn của loại chữ này Theo ông, đây là loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm và ghi vần, trong số 3.000 con dấu đó có 22 dấu cơ bản, chủ yếu viết từ phải sang trái.

Trang 7

Hà cổ đại (các thương nhân của người Lưỡng Hà mang đến nơi đây những loại chữ đó và sáng tạo chữ bằng đất sét - thư viện chữ bằng đất sét)

Đến nay, Ấn Độ là một trong những quốc Trên cơ sở chữ Brahmi, người Ấn lại đặt ra chữ Đêvanagari có cách viết đơn giản thuận gia có hệ thống chữ viết phức tạp nhất trên thế giới (Ấn Độ có 5 chữ viết được coi là chữ quốc gia trong đó có tiếng Anh) Chữ viết tương đối phổ biến đến ngày nay của Ấn là chữ Hindi.

2 Văn học

Văn học Ấn Độ thể hiện chủ yếu tập trung trong hai lĩnh vực, đó là các bộ kinh của các tôn giáo và đặc biệt là sử thi Nội dung thường gắn với quan điểm triết học, tôn giáo nhằm để giải thích nguồn gốc vũ trụ, con người và biểu lộ những ước vọng của con người trong cuộc sống.

Trang 8

2.1 Các kinh của tôn giáo

Tập trung trong kinh Vêđa (sau thành bộ Kinh của đạo Bàlamôn), Tam tạng kinh điển (Phật giáo).

Vêđa: tác phẩm văn học xưa nhất của Ấn Độ và cả loài người, xuất

hiện nửa sau thiên niên kỷ II TCN (1500) Ban đầu là tác phẩm vô danh truyền miệng của cư dân Aryan, bao gồm những bài thơ ca, ca dao…được lưu truyền qua nhiều thế hệ Về sau các tăng lữ đã cải biến thành những bài thánh ca, kinh cầu nguyện, nghi lễ, ma thuật… và được ghi thành tác phẩm bằng

tiếng Phạn cổ, nên gọi là Bộ kinh Vêđa (Vêđa (Vid): có nghĩa là hiểu biết,

gồm 4 tập với khoảng 10.562 câu thơ.)

Rig Veda: gồm những bài kinh ca tụng thần thánh (trên1000 bài),

phản ánh phong tục tập quán, đời sống chính trị và kinh tế - xã hội của người Aryan thời kỳ xâm nhập vào Ấn Độ Là tác phẩm cổ nhất của Vêđa, cung cấp nhiều tư liệu quý về văn minh Ấn Độ thời kỳ này.

Sama Vêđa: những bài kinh ca trong khi hành lễ, là một cuốn sách

xướng kinh được rút từ những đoạn trong Rig Veda.

Yajur Vêđa: những bài hát, công thức tế lễ bằng văn xuôi, dạy về

cách hành lễ, cúng bái theo trật tự đẳng cấp của các thần linh, cách bày các đồ lễ, đồ thờ và cách dâng lễ…

Atharva Vêđa: những công thứ mang tính ma thuật, phù thủy hay

cách đọc thần chú trong các dịp cầu nguyện (cầu tài, giải hạn…) Nội dung

Trang 9

2.2.1 Mahabharata

Được xem là bộ sử thi vĩ đại nhất thế giới.

 Là bộ sử thi dài nhất thế giới với220.000 câu thơ

 Được xem như cuốn Đại bách khoa toàn thư về nền văn hóa truyền thống, về các truyền thuyết và các thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa; là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ truyền

thống cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nào

thấy được ở Ấn Độ Nội dung chính: đề cập đến những mâu thuẫn diễn ra

giữa hai dòng họ Kaurava và Panđava - vốn là dòng dõi của vua Bharata

(Mahabharata - Bharata vĩ đại) ở vùng đất phía Tây Bắc Ấn Độ về vấn đề ruộng đất Qua tác phẩm, một chân lý dường như đã được khẳng định: chính nghĩa bao giờ cũng thắng (giảng thêm về nội dung tác phẩm).

2.2.2 Ramayana

Ngắn hơn Mahabharata nhưng nội dung hay hơn, súc tích hơn (những chiến công của hoàng tử Rama), bao gồm 4.800 câu đơn = 2.400 câu đôi Đây là bộ sử thi được người Ấn Độ yêu thích nhất.

Trong sử thi Ramayana có sự xuất hiện của các con vật thiêng, như:

Chim thần, rắn thần Naga, bò thần, khỉ thần Hanuman… Nội dung xoay quanh chuyện tình của hoàng tử Rama và Sita, ca ngợi sự dũng cảm, nghị lực,

Trang 10

sức mạnh của con người trước thử thách; ca ngợi lòng chung thủy, sự hy sinh của người phụ nữ; sự nghi ngờ, ghen tuông và sự hối hận…

Hai bộ sử thi này không chỉ là tác phẩm văn học mà còn là nguồn sử liệu để nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ cổ đại, đồng thời là kho đề tài trong sáng tác văn học, nghệ thuật Ấn Độ cổ đại.

Những tác phẩm của nhà thơ nhà soạn kịch lớn nhất Calictaxa thời Gupta tiêu biểu tác phẩm Sơcuntla:

• Calictaxa đã thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do ,chống lại lễ giáo khắt khe ,lên án bản chất lừa gạt

• Sowcuntla và Calictaxa là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ

II NGHỆ THUẬT

Thời cổ trung đại, Ấn Độ đã có một nền nghệ thuật phong phú đặc sắc

Trang 11

một trong những cụm di tích nghệ thuật Phật giáo cổ xưa nhất, đồng thời Sanchi cũng là một trong những thành tích gắn với cuộc đời và sự nghiệp của vị vua Asôka (A Dục), người có công rất lớn trong việc truyền bá đạo Phật ra ngoài biên giới Ấn Độ Tương truyền, chính tại Sanchi (thuộc bang Matha Prađế) con trai của vua Asôka là Mahendra đã lên đường ra đảo Lanka (Xrilanca) để truyền bá đạo Phật Tháp này xây bằng gạch, hình nửa quả cầu, cao hơn 16m, xung quanh có lan can có 4 cửa lớn Lan can và cửa đều làm bằng đá, được chạm trổ rất đẹp.

Trang 12

Trụ đá cũng là một loại công trình kiến trúc để thờ Phật Những trụ đá này trung bình cao 15m, nặng 50 tấn, trên đó chạm một hoặc nhiều con sư tử và các hình trang trí khác Các sắc lệnh của Axôca thường được khắc trên các trụ đá đó Trong các trụ đá còn lại, nổi tiếng nhất là trụ đá Sarnath Trên đỉnh trụ đá này có trạm 4 hình con sư tử chụm đuôi vào nhau, mặt nhìn ra 4 hướng trong tư thế tự vệ Dưới sư tử, có bánh xe luân hồi Hình tượng này được vẽ thành quốc huy của nước Ấn Độ.

Trang 13

Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

1 Các công trình kiến trúc Phật giáo

Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ.

Nằm ẩn mình trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan, hang động Ajanta đã bị lãng quên trong một thời gian dài Vào năm 1819, một nhóm người Anh đi săn cọp trong khu vực này đã tình cờ phát hiện hệ thống hang động Ajanta Tổ hợp chùa hang Ajanta nằm trong một dãy núi đá hình móng ngựa giữa cao nguyên Deccan, dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp

Trang 15

đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng Mặc dù ngày nay chỉ còn sót lại 22 trong số 85 ngôi đền ban đầu, quần thể Khajuraho vẫn được đánh giá là một trong những khu đền độc đáo và xuất sắc nhất Ấn Độ, được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới vì “những giá trị sáng tạo nghệ thuật độc nhất vô nhị”.

Những cụm tượng mô tả cảnh giao hoan được chạm khắc khá cởi mở, có thể khiến những du khách hay e thẹn phải đỏ mặt bối rối.Ấn Độ là quê hương của Kama Sutra, cuốn sách cổ biên khảo về tình dục có từ thế kỷ thứ III Các nhà khảo cổ cũng cho rằng, các cảnh giao hoan chạm khắc trên đền Khajuraho là mô phỏng theo các tư thế trong Kama Sutra.

Trang 16

3 Những công trình kiến trúc Hồi giáo

Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII.

3.1.Lăng Taj Mahan

Trang 17

Đền Taj Mahal tọa lạc ở thành phố Agra bang Utar Pradesh, phía bắc Ấn Độ Ngôi đền được xây bằng đá cẩm thạch trắng trên một không gian rộng lớn, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp diễm lệ, thanh khiết của nó Với kiến trúc Ấn – Hồi đặc trưng, Taj Mahal lung linh trên trời xanh như một viên ngọc quý làm ngây ngất bất cứ ai có dịp được chiêm ngưỡng Taj Mahal được xây bằng đá cẩm thạch trắng và nhiều loại đá quý được mang về từ nhiều nơi trên thế giới Chính vì thế, màu sắc ngôi đền biến đổi kỳ ảo trong ngày nhờ sự biến màu của các loại đá quý theo những thời điểm khác nhau Quần thể kiến trúc này bao gồm 5 hạng mục: cổng chính, vườn cây, nhà thờ Hồi giáo, khu nghỉ và lăng mộ chính Taj Mahal được xây trên một khu đất rộng 304m và dài 580m Chính giữa là một lâu đài (lăng mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahah) đáy hình bát giác cao 75m với mái vòm tròn được làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch Bao quanh là 4 vòm tròn nhỏ Bốn góc đền là 4 tháp cao 40m Theo quan niệm Hồi giáo, số 4 tượng trưng cho sự thiêng liêng và bất diệt Chiều cao của ngôi đền khoảng 80m Xung quanh tòa lâu đài là những bức tường nhiều cửa sổ và cửa ra vào hình vòm cuốn, được chạm khắc cực kỳ tinh xảo bằng các loại đá quý khác nhau Trên gian phòng lớn ở tầng hai là 2 ngôi mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal được khảm bằng 12 loại đá quý nhiều màu sắc trên nền cẩm thạch trắng trang trí nhiều họa tiết trang nhã Các công trình phụ xung

Trang 18

quanh Taj Mahal cùng vườn cây hoàn thành khoảng 5 năm sau đó tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa, làm tôn thêm vẻ đẹp tráng lệ của công trình chính Taj Mahal được kiến trúc sư Ustad Tsa người Iran vẽ thiết kế (ông là kiến trúc sư giỏi nhất Bắc bán cầu thời bấy giờ) 20.000 công nhân và thợ thủ công của Ấn Độ, từ Trung Á và hơn 1.000 con voi chở vật liệu đặc biệt của những vùng miền nổi tiếng đã tham gia xây dựng, khắc tạc nên từng nét tinh tế cho ngôi đền.

Công trình tuyệt tác Taj Mahal – món quà của tình yêu của đức vua

Shah Jahan dành cho hoàng hậu của ngài là Mahal Mumtalz và là biểu

tượng của Ấn Độ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1983.

Theo truyền thuyết, năm 1631, Mumtaz Mahal, vợ hoàng đế Shah

Jahan (lên ngôi năm 1627) qua đời sau khi sinh cho ông đứa con thứ mười

bốn Đau xót trước cái chết của người vợ yêu dấu, đức vua đã ra lệnh xây

dựng một lăng mộ bên sông Yamuna theo đạo Hồi, hoàng đế Shah Jahan cóquyền cưới 4 bà vợ, nhưng vì tình yêu với Mumtaz Mahal, ông chỉ lấy một

mình bà Sau 19 năm, ông sống phần còn lại của đời mình một mình, và bỏ ra

16 năm theo dõi việc xây dựng Taj Mahal để thể hiện tình yêu của mình với

người vợ quá cố.

Trang 19

Chân dung hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mahal Mumtalz3.2 Tháp Mina

Tháp xây dựng vào năm 1199 và hoàn thành vào năm 1230 Tháp có phong cách độc đáo, dưới ánh chiều tà tháp càng có dáng vẻ thần bí và được nhân dân suy tôn là một trong bảy kỳ tích của Ấn Độ Tháp cao 73m có nhiều đường gân dọc, đường kính đáy tháp 14,2m, càng lên cao chân tháp càng nhỏ lại, đường kính chỉ còn 2,7m Tháp chia làm 5 tầng, 3 tầng dưới của tháp xây bằng sa thạch đỏ Hai tầng trên xây bằng đá hoa trắng Bên trong tháp rỗng có nhiều thang xoắn ốc gồm 376 bậc lên tới ngọn tháp Tháp Qutb vừa là một tượng đài chiến thắng vừa là một tháp đọc kinh Minaret của giáo đường Quwwat-ul-Islam xây cạnh đó nay đã đổ nát.

Trang 21

III KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Mặc dầu áp lực của tôn giáo rất mạnh nhưng do nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, nhân dân Ấn Độ đã có nhiều phát minh quan trọng về một số môn khoa học tự nhiên như thiên văn, toám học, vật lý, y dược học…

1.Thiên văn.

Từ rất sớm, người Ấn Độ đã biết chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày 30 giờ, cứ năm năm thì thêm 1 tháng nhuận Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết được quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết Họ còn phân biệt được 5 hành tinh Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ; biết được một số chòm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính.

Tác phẩm thiên văn học cổ nhất của Ấn Độ là quyển Xitđanta (Siddhantas) ra đời vào khoảng thế kỷ V TCN.

2.Toán học

Người Ấn Độ có một phát minh tưởng rất bình thường nhưng kỳ thực là một phát minh vô cùng quan trọng, đó là việc sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới.

Vào thế kỷ VIII, người Arập nhờ dịch tác phẩm Sidd hantas mà học tập được chữ số Ấn Độ Từ Arập, hệ thống chữ số này được truyền sang châu Âu, do đó những chữ số này thường bị gọi lầm là chữ số Arập.

Tư liệu sớm nhất về các chữ số này là các bia đá của Axôca khắc từ thế

Trang 22

kỷ III TCN Tuy nhiên con số 0 được thấy sớm nhất trong một tài liệu Arập năm 873, sau đó 3 năm mới thấy trong tài liệu Ấn Độ Mặc dầu vậy, người ta vẫn cho rằng, số 0 cũng do người Ấn Độ sáng tạo

Nhận được về tầm quan trọng của hệ thống chữ số này, cũng như tính chất vĩ đại việc phát minh ra hệ thống chữ số, nhà bác học Pháp Laplaxơ (Laplace,

1749-1827) viết: “Chính nhờ Ấn Độ mà chúng ta học được phương pháp tài

tình chỉ dùng có mười chữ mà viết được đủ các số, mỗi chữ vừa có một trị sốtuyệt đối, vừa có một trị số tùy theo vị trí của nó ý đó tế nhị mà quan trọng,ngày nay chúng ta cho là đơn giản quá nên không thấy được công lao củangười Ấn Độ Nhưng chính nhờ nó đơn giản mà làm toán mới hóa ra hết sứcdễ dàng và hệ thống số học đáng được kể là sáng kiến ích lợi nhất Nếu cónghĩ rằng hai vị thiên tài bậc nhất thời cổ đại là Acsimét và Apôlôniốt(Apollonios) mà cũng không phát minh được hệ thống đó thì mới nhận địnhnổi sáng kiến của người Ấn Độ tài tình đến như thế nào.”

Trang 23

3 Vật lý học

Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử

Người sáng lập trường phái triết học Vaisêsica là Canađa cho rằng vạn vật do các nguyên tử tạo nên, nhưng vật chất sở dĩ khác nhau là do mỗi loại có một thứ nguyên tử khác với loại khác Còn các nhà triết học đạo Giainơ (Jain) thì cho rằng nguyên tử nào cũng như nhau, chỉ có các tổ hợp khác nhau mà thôi.Một số hình ảnh nguyên tử.

Trang 24

Người Ấn Độ cổ đại cũng đã biết được sức hút của quả đất Sách Siddhantas

viết vào thế kỷ V TCN đã ghi rằng: Quả đất, do trọng lực của nó, hút tất cả

mọi vật về nó.

4 Y dược học

Ấn Độ cổ đại có những thành tựu rất lớn và sớm hơn nhiều so với các nước khác Trong các tập Vêđa đã kể ra rất nhiều thứ bệnh và ngay từ thời bấy giờ, các thầy thuốc Ấn Độ đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh Từ thế kỷ VI, V TCN, người Ấn Độ đã biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận v.v…

Những thày thuốc nổi tiếng trong thời cổ đại là Xusruta (Sushruta), Saraca Xusruta sống vào thế kỷ V TCN Ông vừa là thày thuốc vừa là thày giáo dạy ở trường Y khoa Bênarét Ông viết một quyển sách bằng tiếng Xanxcrít về phương pháp khám bệnh và chữa bệnh, trong đó mô tả rất kỹ về các môn giải phẫu, sản khoa, cách nuôi trẻ Mặc dầu bị các tu sĩ Bàlamôn phản đối, ông chủ trương phải mổ tử thi để nghiên cứu và thực tập Chính ông là người đầu tiên đã lột một miếng da trên thân thể để đắp vào vành tai bị cắt đứt Saraca sống vào thế kỷ II, là ngự y của vua Canisca thuộc vương triều Cusan Tác phẩm của ông có nhan đề là Xamhita (Samhita) là một quyển sách y học từ sớm đã được dịch ra tiếng Arập, sau đó còn được dịch ra nhiều thứ tiếng khác trên thế giới và đến nay vẫn còn giá trị tham khảo Trong tác phẩm ấy, ông

Trang 25

Các tập Vêđa cũng là những tác phẩm dược học cổ nhất, trong đó đã nêu ra hàng trăm loại thuốc thảo mộc Song song với sự phát triển sớm của thuật giải phẫu, người Ấn Độ đã biết chế thuốc tê cho bệnh nhân uống để giảm đau khi mổ.

Ngoài các ngành nói trên, người Ấn Độ còn nhiều hiểu biết về các môn Hóa học, Sinh học, Nông học do đó đã phục vụ đắc lực cho các lĩnh vực khoa học khác và các nghề thủ công như luyện thép, nhuộm, thuộc da v.v

IV TÔN GIÁO

A Đạo Bà La Môn

Trong thời kỳ đầu của thời Vêđa, quan niệm tín ngưỡng của người Ấn Độ còn mang nhiều dấu vết cảu thời nguyên thủy Họ tin rwangt vạn vật đều có linh hồn nên họ sùng bái rất nhiều thứ, sùng bái các hiện tượng tự nhiên, người chết và nhiều loài động vật…

Đến những thế kỷ đầu của thiên niên kỉ I TCN, do sự phát triển của xã hội có giai cấp và do sự không bình đẳng về đẳng cấp ngày càng sâu sắc, từ các hình thức tín ngưỡng dân gian dần dần đã tập hợp thành một toon giáo lớn

Trang 26

gọi là đạo Bà - la – môn Như vậy đạo Bà – la – môn không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ.

Đạo Bà la môn là một tôn giáo đa thần đặc biệt là "tam vị nhất linh" hay còn gọi là "tam vị nhất thể": Brahma - Visnu - Shiva Brahma cùng với

Shiva và Visnu hợp thành bộ ba gọi là Trimurti Visnu và Shiva là hai thế

lực đối lập, còn Brahma là thế lực cân bằng.

1 Thần Brama (Phạm Thiên) – thần sáng tạo thế giới

Là thần của mọi tri thức, thường xuyên mang theo bộ kinh veda thiêng liêng Thần chui ra từ quả trứng vàng trôi nổi trên làn nước nguyên thủy, dùng hai mảnh vỏ trứng tạo nên trời đất Brahma là hiện thân của Thượng Đế Tuổi thọ của thần Brahma được tính là 100 năm trời Mỗi năm trời có 365 ngày đêm Mỗi ngày trời (kalpa) bằng 4 triệu 320 ngàn năm trái đất.

Thần Brahma có bốn tay, bốn đầu nhìn bốn phương trời Thần Brahma phối ngẫu với nữ thần của khôn ngoan Sarasvati, nhưng cũng có khi với nữ thần diễn từ Vach hay với vú nuôi Gayatri.

Thần Brahma đã sống 51 năm trời Mỗi lần sinh nhật của thần Brahma là một lần vũ trụ bị hủy diệt rồi được xây dựng mới.

Trang 27

Thần Brahma trong tư thế sáng tạo thế giới

Hình Tứ diện Phật (Phật 4 mặt) của Thái Lan cũng là hình tướng hoá thân

của Brahma

Trang 28

Trong tư thế tu thiền định khổ hạnhCưỡi ngỗng thần Hamsa

Trang 29

2 Thần Visnu – Đấng bảo hộ, thần ánh sáng, thần bốn mùa.

Theo truyền thuyết, Vishnu nằm trên biển sữa trên mình con rắn vũ trụ nhiều đầu Ananta hay Sesha Trong lúc ngủ, một hoa sen từ lỗ rốn thần mọc ra trên một cuống dài do thần gió VAYU nắm giữ Trên hoa sen là BRAHMA bắt đầu công việc sáng tạo Thần Vishnu ngủ trong các khoảng thời gian giữa những đợt sáng tạo nối tiếp này

Trong lúc ngủ, thần sẽ biến thành một hoá thân khác xuất hiện trong các chu kỳ sáng tạo sau đó Theo thần thoại Ấn giáo, thần Vishnu có tất cả 10 hoá thân (avatar), hoá thân thứ 10 chưa xuất hiện trong cõi này Vishnu là hiện thân của sự ổn định nữ tính và khả năng sinh thành Vishnu được mô tả với hình dáng chàng trai tuấn tú, màu xanh cam, có 4 tay, mỗi tay cầm các vật

biểu trưng: vỏ ốc trên tay thần là tượng trưng cho các động lực bí ẩn thúc đẩysự chuyển động sinh sôi nảy nở của cuộc sống muôn loài; cái đĩa tròn nhưmặt trời tượng trưng cho nguồn sáng vi diệu của trí tuệ; cây cung tượng trưng

cho ảo vọng và tất cả những gì phù du đã, đang và sẽ lao đi mất hút theo một

mũi tên vô hình do thần thời gian vót nhọn; cây chùy tượng trưng cho sức

mạnh của sự hiểu biết nguyên sơ, nguyên tính, có quyền năng dẹp sạch những kiến giải phàm phu vụn vặt và đánh vỡ những bến bờ mộng mị mọc lên giữa hai dòng chảy của hư vô.

Trang 30

10 hóa thân của thần Visnu:

1 Mastya: Con cá từng bảo vệ cho Manu, thuỷ tổ loài người trong cơn đại hồng thuỷ.

Trang 31

7 Hoàng tử Rama: nhân vật chính trong sử thi Ramayana của Ấn Độ 8 Thần Krisna: vị thần tài năng với cây sáo mê hồn.

9 Sakya Muni (Đức Phật): cứu giúp những kẻ xấu lầm đường lạc lối trở về đường chính.

10.Kalkin (Kali Yuga): Hoá thân thứ 10 này sẽ hiện ra cuối kỷ nguyên hiện tại để lập ra kỉ nguyên mới.

3 Thần Shiva – Đấng hủy diệt

Trong khi Brahma mang phong thái Quân Vương, Vishnu tác phong Đạo Sĩ, thì Shiva, với thân mình phủ tro tàn của giàn hỏa thiêu, với rắn hổ hay chuỗi sọ người quấn quanh cổ, da cọp quấn quanh người hoặc phủ trên tòa ngồi, chưa kể con mắt thứ ba giữa trán và nước da màu xanh dương, có một vẻ gì bí hiểm, đe dọa.

Shiva có thể là vị thần tử tế và che chở nhưng cũng là vị thần đáng sợ, có mặt ở các chiến trường và giàn hỏa táng Ông cũng được thể hiện cổ đeo một vòng đầu lâu Là thần sáng tạo, Shiva cũng là vị thần thời gian do đó là vị thần hủy diệt, Shiva là vị thần của sự phì nhiêu, sinh sản nhưng ông cũng là một tu sĩ khổ hạnh đã chế ngự được các dục vọng của mình để sống trên ngọn

Kailasa của dãy Himalaya, đắm chìm trong thiền định để duy trì sự tồn tại

của thế giới.

Shiva thường được biết đến qua hình ảnh một vị khổ tu, một Yogi sống trong rừng núi, một người ăn mày (vô sản !), một kẻ lãng tử … Thật ra, hình ảnh nổi tiếng nhất của Shiva là ảnh tượng Ngài nhảy múa giữa một vòng tròn lửa, mái tóc rậm rạp tung ra hai bên, chân trái giơ lên bên phải, một trong bốn bàn tay cầm trống nhỏ (damaru) đánh nhịp sanh thành và hoại diệt của vũ trụ, bàn tay khác cầm lửa hoại diệt samhara, bàn tay thứ ba bắt « vô úy ấn » abhaya mudra (trong Phật Giáo, đó là thủ ấn của Amoghasiddi, Bất Không Thành Tựu Như Lai), bàn tay thứ tư chỉ xuống chân trái, chân phải đạp lên

Trang 32

Quỷ Vô Minh Với sự nhảy múa của Shiva, vũ trụ sự vật bị tiêu diệt để được tái tạo.

Tuy nhiên đến những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Bà la môn chia thành hai phái là phái thờ thần Shiva và phái thờ thần Vishnu Để thống nhất các giáo phái đó, đạo Bà la môn nêu ra quan niệm thần Brama, thần Shiva, thần Vishnu tuy ba nhưng vốn là một nên mới gọi là ‘tam thần nhất thể”.

Ngoài ra, nhiều loài động vật như voi, khỉ và nhất là bò cũng là những đối tượng sùng bái của đạo Bà la môn, do những loài này đều được cho là hóa thân của thần.

Giáo lý của đạo Bà la môn có một nội dung quan trọng là thuyết luân

hồi Đạo Bà la môn giải thích rằng, linh hồn của người là một bộ phận của Brama mà Brama là một tồn tại vĩnh hằng, cho nên con người tuy có sống có chết, nhưng linh hồn thì còn mãi và sẽ luân hồi tron nhiều kiếp sinh vật khác

Ngày đăng: 30/03/2024, 23:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w