1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận cơ sở văn hóa việt nam đề tài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người việt từ truyền thống đến hiện đạ

29 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Gia Đình Người Việt Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại
Trường học Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,39 MB

Nội dung

Sự hy sinh đầy vinh quang ấy là minh chứng sống cho những giá trị mà họ để lại.Theo dòng thời gian, xuất hiện nét tín ngưỡng thờ cúng tố tiên trong văn hóa người Việt, như là một cách để

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

Sinh viên:

Mã sinh viên:

Lớp:

Hà Nội, Năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 3

6 Kết cấu luận văn 3

NỘI DUNG 4

1 Khái quát chung về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Nguồn gốc 5

1.3 Bản chất 7

2 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt từ truyền thống đến hiện đại 8

2.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình truyền thống người Việt 8

2.1.1 Thiết kế bàn thờ gia tiên 9

2.1.2 Thờ cúng tổ tiên trong gia đình 11

2.1.3 Thờ cúng tổ tiên trong gia đình vào những ngày Tết, ngày Lễ 13

2.2 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong thời đại hiện nay 17

3 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam 21

3.1 Tích cực 21

3.2 Hạn chế 22

4 Đề xuất hướng đi để phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 23

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam ta là một đất nước nghìn năm văn hiến, trải qua những nămtháng thăng trầm của lịch sử với nhiều mất mát đau thương nhưng cũng thật hàohùng và đáng trân trọng Những khó khăn mà ta phải đối mắt đã tôi luyện nênmột dân tộc Việt mạnh mẽ, kiên cường, bền bỉ cùng với những đức tính đángtrân quý Đó là những con người nhân hậu, hăng say lao động, mang những nétđẹp truyền thống của người con đất Việt Nhìn lại cuộc sống hòa bình mà chúng

ta có bây giờ, đó chính là nhờ cha ông ta, những thế hệ đi trước đã đánh đổi bằng

mồ hôi, nước mắt, thậm chí là bằng cả mạng sống của mình Sự hy sinh đầy vinhquang ấy là minh chứng sống cho những giá trị mà họ để lại

Theo dòng thời gian, xuất hiện nét tín ngưỡng thờ cúng tố tiên trong vănhóa người Việt, như là một cách để con người tưởng nhớ về thế hệ đi trước, tổtiên, dòng họ những người đã ra đi mãi mãi Họ mong muốn lưu lại cho thế hệtiếp nối về những giá trị mà cha ông đã để lại Tín ngưỡng này ra đời, đánh dấumột hệ thống, hình thức mới mang đậm bản sắc Việt, thể hiện rõ nét truyền thống

“uống nước nhớ nguồn” đáng quý của dân tộc ta bao đời nay Họ tin rằng tổ tiênmình là thiêng liêng, dù đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn luôn ở bênh cạnh concháu, phù hộ cho con cháu khi gặp khó khăn, đem lại cho con cháu mình nhữngđiều tốt lành

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt trong quá trình hìnhthành và tồn tại đã góp phần tạp nên những giá trị, triết lý đạo đức tốt đẹp, mang

ý nghĩa giáo dục sâu sắc Nó đã rèn luyện cho con người lòng hiếu thảo, tâmhướng về cội nguồn, trân trọng những điều đang có, biết ơn và có lòng phấn đấu

nỗ lực trong cuộc sống Trải qua bao thăng trầm cuộc sống, hình thức tín ngưỡng

Trang 4

này đã và đang chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của ngườiViệt.

Trước xu hướng toàn cầu hóa, các hoạt động tôn giáo hay tín ngưỡng cũngphát triển ngày một mạnh mẽ Tuy nhiên điều này cũng gây ra những mối lo ngạicho nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam trước sự xâm nhập của các tôn giáo ngoạisinh Điều này đã đặt ra những thử thách mới cho ta nhưng cũng đồng thời là lờicảnh tỉnh, cho thấy sự cấp thiết của việc chấn hưng tín ngưỡng văn hóa dân tộc.Chúng ta cần nhanh chóng có những hướng đi tích cực để duy trì, phát triển vàkhôi phục lại những giá trị truyền thống, giữ gìn các nét bản sắc đáng trân quý,đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nét đẹp văn hóa đáng kính của dân tộcViệt Ý thức con người có tổ có tông được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưutruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dù học sống ở bất cứ đâu trên thế giới.Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiêntrong gia đình người Việt từ truyền thống đến hiện đại” làm đề tài nghiên cứuchính

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

ấy trong giai đoạn hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

Trang 5

Làm rõ khái niệm tín ngưỡng, nguồn gốc, bản chất của tín ngưỡng thờcúng tổ tiển

Trình bày những biểu hiện, nội dung của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tronggia đình người Việt từ truyền thống đến hiện đại Từ đó phân tích ý nghĩa, giá trịcủa tín ngưỡng trong cuộc sống

Đề xuất những giải pháp nhằm định hướng đúng, hiểu rõ và phát huynhững giá trị của thờ cúng tổ tiên

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đìnhngười Việt từ truyền thống đến hiện đại Từ đó tìm ra nguồn gốc, bản chất của tínngưỡng này, đồng thời nêu ra những biểu hiện, thực trang và đề xuất hướng điđúng đắn đề phát triển giá trị của nét văn hóa

4 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin, bài luận chủ yếu

sử dụng phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp logic Đồng thời,luận văn còn sử dụng nhiều phưrơng pháp khác như so sánh, phân tích, tổng hop,thống kê để nghiên cứu đề tài

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận : Đề tài góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy nhữnggiá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Đồng thời góp phần định hướng đúngđắn quan niệm về giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt

Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụnghiên cứu các ngành học thuộc khoa học xã hội và nhân văn

6 Kết cấu luận văn

Trang 6

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và hệ thống các tài liệutham khảo, luận văn gồm có chương và

xã hội có tính chất linh thiêng, thần bí, thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình,hoặc cuộc sống sau khi chết hay sự tồn tại của linh hồn người đã khuất cũng như

sự tác động của lực lượng này đối với cuộc sống hiện tại của con người Hiệntượng này gắn liền với các phong tục, tập quán, thói quen, truyền thống của mộtcộng đồng người hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử củacon người cũng như phản ánh lịch sử phát triển văn hoá của cộng đồng dân tộcđó

Theo quan điểm của người viết, thì tín nguưỡng được hiểu như sau: Tínngưỡng là hệ thống những niềm tin và cách thức biểu lộ đức tin của con ngườiđối với những hiện tượng tự nhiên hay xã hội; nhân vật lịch sử hay huyền thoại

có liên quan đến cuộc sống của họ nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ từ nhữngđổi tượng siêu hình mà người ta thờ phụng

Trang 7

Thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng mà thông qua những nghi lễthờ cúng để xác lập “mối liên hệ" giữa người sống với người đã khuất, giữangười ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh "Thờ" ý nói về một hành động biểuhiện sự sùng kính một đấng siêu hình như thần thánh, tổ tiên, đồng thời cũng có

có thể hiểu là cách cư xử với bề trên cho phải đạo như thờ cha mẹ, thờ thần haymột người có ơn với mình, biểu hiện tình cảm của con cháu hướng về cội nguồncủa mình Thờ tổ tiên là thể hiện sự thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến tổ tiên,thể hiện niềm tin vào sự bảo hộ, giúp đỡ của tổ tiên ở thế giới bên kia "Cúng" làmột yếu tố mang tính lễ nghi, biểu hiện bằng việc dâng lễ vật cho tổ tiên, nhữngngười đã khuất, hoặc là một loại động tác (cúng, vái, lạy ) của người đượcquyền thờ cúng Đó là hoạt động dưới dạng hành lễ và được quy định bởi quanniệm, phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng dân tộc "Thờ" và “cúng" là haiyếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thế riêng biệt, đó là thờ phụng cho tổtiên, cội nguồn, những người thân đã khuất của con người

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian, đượchình thành từ thời nguyên thủy trong chế độ thị tộc phụ quyền Đó là sự biết ơn,tưởng nhớ và tôn thờ những người có công sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộcsống như: cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, tổ sư tổ nghề, thành hoàng, tổ nước

1.2 Nguồn gốc

Về nguồn gốc kinh tế - xã hội, thờ cúng tổ tiên là một bộ phận của ý thức

xã hội, nảy sinh trên cơ sở kinh tế xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội.Trong thời kỳ đầu của công xã thị tộc, công cụ lao động còn hết sức thô sơ, trình

độ lao động đơn giản cũng như năng suất lao động còn rất thấp Do vậy cuộcsống của người nguyên thủy vẫn không cách xa cuộc sống của loài vật Ý thức

cá nhân chưa định hình, dẫn tới việc ý thức xã hội của họ cũng mang tính bâyđàn, đơn thuần Về sau, khi lực lượng sản xuất phát triển, việc tìm ra lửa, dùngcung tên trong săn bắn đã tạo ra bước thay đổi căn bản trong ý thức người

Trang 8

nguyên thủy Thời kỳ này, ý thức về tổ tiên là một yếu tố của ý thức công xãnguyên thủy, phản ánh sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên.Con người luôn bị đe dọa cuộc sống bởi những tai họa như: bệnh tật, mưa bão,nắng, hạn hán, thú dữ và sau này cũng xuất hiện nhiều điều thần bí, phi tựnhiên xuất hiện trong cuộc sống của họ Chính từ sự bế tắc trong cuộc sống hiệnthực, con người đã đi tìm sự giải thoát thông qua đời sống tinh thần Cùng vớibiểu tượng về các thần linh, biểu tượng về tô tem xuất hiện trong thời kỳ thị tộcmẫu hệ Trong thời kì này, việc thờ cúng tổ tiên cũng chỉ mới manh nha, chưaphố biển Tô tem giáo là giai đoạn phát triển đầu tiên của thờ cúng tổ tiên Trongthời tô tem giáo, con người đã nhận một vật hoặc một con vật làm tổ tiên trong

bộ lạc để cầu mong cho họ có một cuộc sống yên lành, ấm no Từ đó cũng xuấthiện sự kiêng kỵ là không được xúc phạm vật tổ nhưng chính họ đã phá vỡ sựkiêng kỵ đó bằng việc ăn thịt vật tổ Họ cảm thấy sợ hãi và lo lắng mình sẽ bịtrừng phạt Sự hạn chế của con người trước tự nhiên và xã hội, dẫn đến sự hạnchế về việc giải thích cái chết của con người Họ không biết sau khi chết, linhhồn và xác sẽ đi về đâu hay bằng cách nào, diễn ra ra sao Đó là những tiền đềcủa thờ cúng tổ tiên

Về nguồn gốc nhận thức, cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt xuấtphát từ “vạn vật hữu linh" - mọi vật đều có linh hồn và bắt đầu từ thế giới tựnhiên xung quanh mình Vì thế, ngay từ thời cổ sơ nhất, con người ta đã tôn sùngcác nhiên thần, như là thần cây, thần đá, thần núi, thần sông nước Bằng cáchhuyền thoại hóa, các vị thần được mang khuôn mặt hay tâm lý của con người.Việc này đã tạo ra một bước chuyển cho việc hình thành hệ thống nhân thần.Đây cũng chính là giai đoạn con người bắt đầu khám phá về bản thân mình Đếnmột thời điểm nào đó, mối quan hệ giữa thế giới hữu hình và vô hình, nhất làgiữa cái sống và cái chết đã khiến cho con người bận tâm Vẫn với quan niệm

“vật linh" kể trên, họ tin rằng trong mỗi con người đều có phần “hồn" và “xác

Trang 9

Về nguồn gốc tâm lý, người ta nhận thấy thờ cúng tổ tiên được hình thànhtrên cơ sở tâm lý, tình cảm của con người và cộng đồng người trong xã hội Mộttrong những nhu cầu thiết yếu của con người chính là được tâm sự, gửi gắm, giảitỏa những cảm xúc, nỗi lòng trong đời sống tinh thần Thờ cúng tổ tiên đượchình thành trên cơ sở niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên Niềm tin ấy đãgiúp con người tạo ra hệ thống văn hóa giá trị truyền thống, thiêng liêng hóa tìnhthương, thái độ kính trọng đối với người có công tạo dựng cuộc sống, gửi gắmvào đó những cảm xúc riêng tư hay tâm sự thầm kín.

Cuộc sống là môi trường văn hóa đặc biệt được lưu truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác Trong môi trường ấy, con người không chỉ tiếp xúc với cái hiệnhữu mà còn tiếp xúc với cái vô hình, trừu tượng, không thể lý giải được bằng lýtrí thông thường Niềm tin vào sự tồn tại của tổ tiên góp phần cân bằng trạng tháitâm lý, đôi lúc còn như là một cách thức để giải tỏa đi nỗi cô đơn, bất hạnh củacon người trước cái chết Cái chết luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con người,chết chính là sẽ phải rời xa cuộc sống này mãi mãi, chia ly hoàn toàn với nhữngngười thân thiết Chết là kết thúc của tất cả, song đó lại là quy luật sinh học màkhông ai có thể trốn tránh đối mặt Bằng nghi thức thờ cúng tổ tiên, con người đãgóp phần lý giải về cái chết và cuộc sống sau khi chết, giải tỏa nỗi kinh sợ khinghĩ đến nó Nỗi sợ ấy được giảm bớt thông qua việc thờ cúng ông bà, cha mẹmình Và dần dần trở thành tập tục, truyền thống, nghĩa vụ thờ cúng của mọi giađình dưới hình thức giỗ chạp, xây mồ mả

Có thể thấy, ta không thể hoàn toàn xác định về thời gian cụ thể hay mộtđịa điểm chính xác khi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời Nhưng chắc chắn tínngưỡng này là một bộ phận của xã hội đã trải qua nhiều thăng trầm trong quátrình phát triển, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con ngườinói chung cũng như gia đình người Việt nói riêng Nó là tập tục, truyền thống,

Trang 10

nghĩa vụ, là nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần trân trọng và cần tiếp tục lưutruyền qua nhiều thế hệ tiếp nối

1.3 Bản chất

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng giống như nhiều loại hình tín ngưỡngkhác, phản ánh về một lực lượng siêu thần, xuất hiện trong trí óc con người, chiphối cuộc sống của chính họ Cụ thể đó chính là tổ tiên của chúng ta, là nhữngngười thân thích đã ra đi mãi nhưng những giá trị mà họ để lại vẫn tồn tại mãitrong lòng con cháu cũng như các thế hệ về sau Việc con cháu thành kính, thờcúng tổ tiên là việc nên làm và phải làm, nó thể hiện được lòng biết ơn trân quýcũng như thái độ, ý thức luôn hướng về cội nguồn Thờ cúng tổ tiên chính là sựphản ánh liên tục của thời gian, như cây cầu nối của quá khứ, hiện tại và tươnglai Con người ta đã ra đi nhưng không phải là sự kết thúc mãi mãi, mà đó chính

là sự khởi đầu cho một chu kì mới, ở một thế giới mới, một cuộc sống mới sẽtiếp tục

Nội dung tín ngưỡng của thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự hiện tồn của linhhồn cũng như mối liên hệ chặt chẽ của người sống và người đã khuất cùng chunghuyết thống Họ vẫn ở một nơi nào đó, chứng kiến con cháu mình trưởng thành,xây dựng và phát triển cuộc sống, ở bên đồng hành và phù hộ cho con cháu mìnhmột đời bình an và hạnh phúc Thông qua tín ngưỡng, đạo lí cao đẹp “uống nướcnhớ nguồn” của con người Việt Nam cũng được thể hiện rõ Không chỉ là hành

vi thể hiện lòng biết ơn đối với bậc cha ông đã khuất mà còn cho thấy thái độ,trách nhiệm lâu dài, tiếp nối với tổ tiên sau này

Đặc trưng chung nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là bản chất nó

là một hiện tượng xã hội, thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, đã ra đời và tồn tại

từ rất lâu Có thể khẳng định, đây chính là một loại hình tín ngưỡng dân gian,gắn liền với tập tục văn hóa, với niềm tin mãnh liệt cha ông, tổ tiên đã khuất sẽluôn ở bên, phù hộ và che chở cho con cháu của mình

Trang 11

2 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt từ truyền thống đến hiện đại

2.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình truyền thống người Việt

Trải qua khoảng thời gian dài của lịch sử, các tín ngưỡng ngày một pháttriển và hoàn thiện, phù hợp với cuộc sống luôn biến đổi không ngừng của conngười Và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng vậy, xuất hiện và tồn tại từ rất lâu, tínngưỡng này đã có những thay đổi về hình thức biểu hiện, tùy thuộc vào tập tục,thói quen của con người ở từng khu vực Song những giá trí của tín ngưỡng nàyvẫn luôn không đổi, vẫn mang những giá trị văn hóa đáng quý, thể hiện lòngthành của con cháu luôn hướng về tổ tiên, dòng cội Trong gia đình truyền thốngcủa người Việt, các hình thức lễ nghi vẫn luôn được duy trì từ đời này sang đờikhác, tiếp nối và lưu truyền, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn của các thế hệ sau vớinhững người thân thích đã khuất

2.1.1 Thiết kế bàn thờ gia tiên

Bàn thờ tổ tiên là một không gian rất linh thiêng, nơi các thành viên gửigắm lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên của mình Nó được coi như nơi tổtiên đến và về với con cháu trong các dịp lễ của năm Thông thường, bàn thờ giatiên được lập cố định một chỗ, là nơi trang trọng nhất, được bài trí gọn gàng,sạch sẽ phù hợp với tính chất linh thiêng của tín ngưỡng

Việc bài trí bàn thờ gia tiên cũng không giống nhau, nó phụ thuộc vàoquan niệm tâm linh cũng như điều kiện của từng gia đình, cá nhân khác nhau Ởmiền Bắc, bàn thờ thường là một giá gỗ được gắn nơi bức tường trung tâm củangôi nhà chính, ở tầm cao trên tay với của người lớn, mỗi lần hương khói người

ta phải đặt ghế để đứng lên trong tư thế thành kính Miền Trung và miền Nam, vịtrí ấy là chiếc tủ thờ bằng gỗ, cao gần tầm đầu người lớn, được chế tác công phu

Vị trí của bàn thờ thường đặt hướng về phía nam, hàm ý con cháu tôn vinh tổtiên là những bậc hiền tài theo tinh thần “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên

Trang 12

hạ”, theo đạo phật hướng nam là nơi Bát Nhã, là hướng của trí tuệ, sự sáng tạo,sinh lực tràn trề Tuy vậy, phụ thuộc vào gia chủ, cũng có thể xếp vị trí bàn thờphù hợp với vận mệnh, nhằm đem lại sự phong thủy cũng như những điều tốtđẹp Khi lập bàn thờ, cũng có những điều kiêng kị mà chúng ta cần lưu ý nhưkhông được lộ thiên, hay đặt các vật nặng, vật sắc nhọn vào mặt bàn thờ Cũngnên tránh những nơi bẩn tạp, không phù hợp với không khí linh thiêng.

Nhìn chung, một bàn thờ gia tiên thường được chia làm hai lớp, giữa hailớp được ngăn bằng một bức y môn bằng vải Lớp trong đặt long khám của thầnchủ (ngai hoặc ỷ, tượng trưng cho ngôi vị của tổ tiên), bộ đồ thờ để đặt hộp trầu,chén nước đĩa hoa quả Lớp ngoài là hương án, trên đặt bình hương, đèn, ốnghương, mâm bồng Ngày thường y môn được buông rủ xuống, chỉ khi nào có lễ,sau khi con cháu thắp hương khẩn mời thì y môn mới được vén lên

Bộ đồ thờ của những gia đình bình dân thường đơn giản, thường là bộ tam

sự, gồm bát hương ở giữa và hai bên là hai cây đèn nến Những gia đình khá giả,

đồ thờ phụng là bộ ngũ sự hay thất sự Bộ ngũ sự gồm bát hương, hai cây đènnến, lọ độc bình, mâm bồng ngũ quả, cái ki hay còn gọi là tam sơn gồm bộ đài

ba chiếc, giữa đặt chén rượu, hai bên mỗi bên để đĩa trầu cau, một bên để bátnước Rượu và nước mang tính âm, hành thủy Khi thắp hương đèn nến cúng vái,

âm dương hòa hợp, mọi việc tốt lành Có thể thấy, bàn thờ gia tiên thường đượctrang trí rất uy nghi thể hiện sự tôn kinh biết ơn các bậc tổ tiên, đó là một nét vănhóa đẹp của người Việt Nam luôn được kế thừa và gin giữ từ đời này qua đờikhác Nhận thấy rõ, bàn thờ gia tiên được xem như một ngôi nhà, là nơi đi về củaông bà, tổ tiên đã khuất, bàn thờ là nơi gắn kết các mối quan hệ với từng thànhviên trong gia đình, giữa người còn sống với ông bà, tổ tiên Người đã khuấtthường luôn ngự trên bàn thờ để gần gũi con cháu, theo dõi con cháu trong côngviệc hàng ngày và giúp đỡ con cháu trong những trường hợp cần thiết Mang ýnghĩa nhắc nhở con cháu không được quên tổ tiên, dòng họ, phải luôn chăm sóc

Trang 13

mồ mả cha ông, cố gắng nhiều hơn nữa về mọi mặt để làm rạng danh tổ tông,dòng họ Nếu bàn thờ, mồ mả tổ tiên có tốt đẹp thì tổ tiên mới phù hộ cho concháu làm ăn phát đạt, hưởng nhiều may mắn trong cuộc sống Nếu bàn thờ, mồ

mả không được chăm sóc kỹ thì sẽ không được ông bà, tổ tiên phù hộ, giúp đỡkhi gặp khó khăn trong cuộc sống

Bàn thờ gia tiên cũng là nơi để con cháu trong gia dình, dòng tộc tưởngnhớ đến ông bà, cha mẹ những người đã có công xây dựng gia đình, dòng họngày một tươi đẹp Là nơi thể hiện lòng thành kính, lòng tri ân tổ tiên, thể hiệnđạo lý uống nước nhớ nguồn, giữ gìn gia đạo của con cháu đối với tổ tiên, dòng

họ Nó như là một phần không thể thiếu trong yếu tố tâm linh của người Việt

2.1.2 Thờ cúng tổ tiên trong gia đình

Thờ cúng tổ tiên trong gia đình là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uốngnước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nêncuộc sống cho con cháu Đó là các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm bày tỏ lòngtôn kính của các thế hệ sau với những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng

họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời Cho thấy niềm tin thiêng liêng vào linh hồnông bà tổ tiên như vị thần hộ mệnh, phù hộ che chở con cháu trong suốt nhữngtháng ngày làm ăn sinh sống Việc đốt vàng mã, tiền âm phủ ngày nay, ấy lànhững bằng chứng biểu hiện niềm tin vào ông bà, tổ tiên vẫn sinh hoạt như ởdương gian

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về sựbất tử của linh hồn sau khi con người đã chết, tin rằng con người ta chết đi vềthăm nom, phù hộ cho con cháu Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉcần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổtiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng

về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông

Trang 14

bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người,đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.

Về việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình, sau khi đặt đồ lễ lên bàn thờ, giatrưởng quần áo chinh tề, thắp hương, đứng trước bàn thờ, vái ba vái và khấn.Hương thắp trên bàn thờ bao giờ cũng thắp theo số lẻ: một, ba, năm nén Sau khigia trưởng khấn lễ, lần lượt đến mọi người trong gia đình vái trước bàn thờ.Ngày nay, việc khấn lễ đã giản đơn, người ta chỉ vái thay lễ Trước khi khấn, vái

ba vái ngắn, khấn xong vái thêm bốn vái dài và ba vái ngắn Khi mọi người đã lễvái xong, chờ cho tàn một tuần nhang, gia trưởng tới trước bàn thờ lễ tạ và thắpthêm tuần nhang nữa Sau đó, gia trưởng hạ vàng mã trên bàn thờ đem hoá Lúchoá vàng người ta thường lấy chén rượu cúng vẩy lên đống tàn vàng Các cụ giảithích, có như vậy người dưới âm mới nhận được số vàng người sống cúng Lúcnày có thể hạ đồ lễ xuống

Lễ thức trong tang ma được coi là lễ thức quan trọng bậc nhất để đưa ông

bà, cha mẹ vừa mất về gặp tổ tiên và gia nhập vào hàng các vị tổ tiên (nhữngngười vừa mới mất được lập bàn thờ riêng cho tới khi giỗ hết, cải táng sạch sẽmới được phép thờ chung với tổ tiên

Sau lễ tang ma, lễ giỗ là nghi thức rất được chú trọng trong tâm lý ngườiViệt Trong việc thờ phụng tổ tiên thì ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quantrọng Trong ngày giỗ, người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyến thuộc Ở làngquê, ngày giỗ là dịp để gia chủ mời lại những người đã từng mời mình đi ănuống, người ta gọi là trả nợ miệng Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ tuỷ theo giacảnh và nhiều khi lại tuỳ thuộc vào mối liên hệ giữa người sống và người chết

Ví như giỗ cha mẹ, giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng họ hàng

xa thân thích thường chỉ có cơm canh cúng đơn sơ để tưởng nhớ Ngày giỗ cũng

là ngày con cháu tề tự cùng nhau, tưởng nhớ về người đã khuất cùng nhau chia

sẻ công việc để hoàn thành tốt đẹp buổi giố Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w