Bài Thảo Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Đề Tài Đặc Trưng Vùng Văn Hóa Tây Bắc.pdf

38 0 0
Bài Thảo Luận  Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Đề Tài Đặc Trưng Vùng Văn Hóa Tây Bắc.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ————

BÀI THẢO LUẬN MÔN : CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: ĐẶC TRƯNG VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC

Trang 2

CHƯƠNG 1: Điều kiện môi trường tự nhiên Tây Bắc 9

1.1.Khái niệm vùng văn hóa 9

Chương 3: Vùng văn hóa Tây Bắc 15

3.1 Văn hóa với đời sống vật chất 15

3.1.1 Văn hóa kiến trúc 15

3.1.2 Hoạt động sản xuất 18

3.1.3 Văn hóa ẩm thực 19

3.1.4 Văn hóa trang phục 23

3.1.5 Văn hóa đi lại 26

3.2 Văn hóa với đời sống tinh thần 27

3.2.1 Văn hóa dân gian 27

3.2.2 Văn hóa tín ngưỡng 34

3.2.3 Nghệ thuật 37

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhóm 04 chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô,người đã trực tiếp giảng dạy chúng em môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam năm học 2023 - 2024 Với chúng em, những kiến thức quý giá của môn học đã giúp chúng em chạm tới gần hơn những kiến thức sâu rộng của bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam và những kiến thức áp dụng vào trong cuộc sống thực tiễn.

Đề tài thảo luận của nhóm chúng em là : “Đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc” Do những hạn chế về kiến thức, bài thảo luận nhất định còn không ít sai sót, hạn chế Nhóm em rất mong sẽ nhận được sự hướng dẫn, nhận xét của cô để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội Nền văn hóa Việt Nam đã hình thành và không ngừng phát triển qua hàng ngàn năm, trải qua nhiều biến cố nhưng nó ấy vẫn luôn được giữ vững và trau dồi bởi năm mươi tư dân tộc anh em với lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết nhất trí Nếu như sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt Nam thì tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa Và trong bài thảo luận này, nhóm 2 xin được trình bày về một vùng văn hóa có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất của Việt Nam với nhiều bản sắc riêng, đầy độc đáo: Vùng văn hóa Tây Bắc

Tây Bắc không chỉ là xứ sở hùng vĩ, hiểm trở, thơ mộng với những cánh rừng đại ngàn, những triền ruộng bậc thang mà còn là một kho trầm tích văn hóa dân gian được hình thành, lưu giữ và phát triển từ ngàn đời Mưu sinh từ lâu đời trên những triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào vùng cao Tây Bắc đã hình thành cho mình một vốn văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc Mỗi một dân tộc lại có một nét riêng trong dòng chung văn hóa dân gian Tây Bắc Trong quá trình chinh phục tự nhiên, tạo dựng cuộc sống, sinh cơ lập nghiệp, đồng bào các dân tộc vùng cao đã sinh thành những quan niệm nhân sinh để rồi từ những quan niệm đó đã chuyển hóa thành những phong tục, tập quán riêng trong đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của bản làng Từ đời này sang đời khác, người già lưu giữ và truyền lại cho con cháu đời sau và đời sau nữa Cứ như thế, kho trầm tích văn hóa dân gian trong những vùng đất, những bản làng luôn ăm ắp những giá trị nhân văn, luôn đa dạng những loại hình và được bồi đắp theo tháng năm.

Trang 6

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Trang 7

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

1 Thời gian và địa điểm

 Thời gian: 20h30 – 22h00 ngày 11/10/2023  Địa điểm: Google Meeting

2 Thành phần tham dự

 Thành viên nhóm 4 môn Cơ sở văn hóa VN  Thành viên vắng ( cả nhóm tham gia đầy đủ ) 3 Nội dung cuộc họp

 Nhắc lại đề bài: Phân tích nét đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc  Nội dung phân chia đi qua các chương đã được học trên lớp 4 Tổng kết cuộc họp

 Mọi người nắm bắt được công việc và tinh thần làm việc 5 Yêu cầu các thành viên

 Hiểu rõ được đề bài mà nhóm phải chuẩn bị.

 Chuẩn bị tìm hiểu trước về các mục cần tìm hiểu trong chủ đề Tây Bắc.

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2023

Trang 8

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

1 Thời gian và địa điểm

 Thời gian: 20h30 – 22h00 ngày 12/10/2023  Địa điểm: Google Meeting

 Thành phần tham dự: Thành viên nhóm 4 môn ( có mặt đầy đủ ) 2 Nội dung cuộc họp

 Triển khai công việc cho mọi người  Phân công công việc

 Đóng góp ý kiến và xây dựng các nội dung bài làm 3 Tổng kết cuộc họp

 Mọi người nắm bắt được công việc và tinh thần làm việc  Phân chia công việc rõ ràng

4 Phân công công việc

-5 Yêu cầu các thành viên: - Phải hoàn thành đúng deadline.

- Cần có trách nhiệm và ý thức khi nhận được nhiệm vụ.

- Không chấp nhận bất cứ lý do nào khi công việc của mọi người không hoàn thành deadline và không chất lượng

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2023

Trang 9

CHƯƠNG I: Điều kiện môi trường tự nhiên Tây Bắc

Vùng văn hóa được sử dụng để miêu tả các khu vực trên thế giới có đặc trưng về đa dạng văn hóa, lịch sử và phát triển kinh tế Định nghĩa vùng văn hóa có thể dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như địa lý, lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, nghệ thuật và kiến trúc.

Vùng văn hóa không chỉ là một khái niệm địa lý, mà nó còn phản ánh sự phát triển của con người ở trong khu vực đó Nó thể hiện sự đa dạng về giá trị văn hóa, về những đặc trưng đặc biệt của từng dân tộc và cộng đồng Vùng văn hóa là nơi tập trung của những người có nhận thức chung về văn hóa và lịch sử, từ đó hình thành nên những giá trị văn hóa chung và góp phần vào sự phát triển của văn hóa thế giới.

Có hai yếu tố để tạo nên bản sắc văn hóa của vùng:

- Yếu tố môi trường sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng đến cách cư trú, canh tác, cuộc sống sinh tồn và phát triển của con người.

- Yếu tố biểu hiện văn hóa của con người, bao gồm cách nhìn nhận thế giới, hoạt động và hành vi, cùng với phong tục tập quán, văn học hay ngôn ngữ và các mối quan hệ kinh tế-văn hóa giao thoa ở trong cộng đồng hoặc với vùng khác - Hay nói ngắn gọn hơn thì vùng văn hóa là khái niệm phản ánh tính hệ thống –

tổng thể của một không gian văn hoá với những đặc trưng chung có thể tạo nên nét khác biệt khi so sánh với các vùng văn hoá khác Theo tiến sĩ Trần Quốc Vượng thì nước ta có 6 vùng văn hóa sau:

- Vùng văn hóa Tây Bắc - Vùng văn hóa Việt Bắc - Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ - Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên.

- Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung - Vùng văn hóa Nam Bộ.

Tây Bắc là vùng trung du miền núi phía Bắc, trước những năm 1954 còn được gọi là trung du và thượng du, khu vực sơn địa ở miền Bắc Việt Nam Tây Bắc nằm ở hữu ngạn sông Hồng cho đến sông Cả Vùng này bao gồm sáu tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình Đây là vùng núi có địa hình cao, đồ sộ nhất nước ta Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

Trang 10

Dãy Hoàng Liên Sơn dài 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao từ 2800 đến 3000 m Dãy núi Sông Mã dài tới 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (hay còn gọi là địa máng sông Đà) Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mô ‘c Châu, Nà Sản Cũng có các lòng chảo như Điê ‘n Biên, Nghĩa Lô ‘, Mường Thanh.

Vùng Tây Bắc Bộ là vùng miền núi nằm ở phía Tây của miền Bắc Việt Nam Vì vậy vùng này có khí hậu phân mùa với mùa khô (tháng 10 – tháng 4) và mùa mưa (tháng 5 – tháng 9) Khí hậu ở Tây Bắc khá phức tạp, mùa khô hạn kéo dài cùng với lượng gió Tây khô nóng gây khó khăn cho viê ‘c trồng và chăn nuôi Về mùa đông thì lạnh và khô hanh, trong khi mùa hè ấm áp và mưa nhiều.Ở các vùng núi cao như Sapa thời tiết có thể rất lạnh Ngoài ra còn có thể xảy ra các hiện tượng thời tiết đặc biệt: gió Lào và gió lạnh địa phương, mưa đá, sương muối, băng giá…

Chính bởi những đặc điểm về cả địa hình và khí hậu ở trên nên vùng Tây Bắc cũng có những thuận lợi đi kèm theo đó là những khó khăn:

- Thuận lợi:

+ Tập trung nhiều loại khoáng sản: Đồng, chì, kẽm ở Sơn La; Đất hiếm ở Lai Châu; … thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản + Có diện tích rừng lớn và có sự đa dạng về đất đai, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, lâm nghiê ‘p, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi.

+ Có trữ năng về thủy điện lớn, là nguồn tiềm năng để phát triển thủy điện và cung cấp nguồn điện cho việc phát triển công nghiệp, kinh tế, đời sống.

+ Tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, có thể kể đến như: Hang động, thác nước, hồ Ba Bể, cây cổ thụ lâu đời, một số nơi có khí hậu mát mẻ tạo điều kiện thuâ ‘n lợi để phát triển du lịch.

- Khó khăn:

+ Một trong số các hạn chế đối với địa hình nơi đây đó là địa hình cao, bị cắt xẻ, có nhiều hẻm vực, dốc đứng gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải bị ảnh hưởng.

+ Với địa hình này thì thường xuyên xảy ra các hiện tượng trượt đất, lở đá do lũ quét gây ảnh hưởng tới giao thông vận tải, con người và tài sản.

+ Tại những nơi có địa hình bị đứt gãy có thể xảy ra hiê ‘n tượng động đất.

+ Thường xuyên xảy ra các loại thiên tai, có thể kể đến như: mưa đá, sương muối, lốc xoáy.

Trang 11

1.4 Cảnh quan

Cảnh quan Tây Bắc với địa hình núi cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút do độ cao đồ sộ của dãy Hoàng Liên Sơn làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần Đây là vùng núi cao nhất ở nước ta với nhiều dãy núi cao Vì vậy, khí hậu lạnh ở đây chủ yếu là do độ cao của địa hình Phía Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, vùng núi cao giống vùng ôn đới, có mùa đông đến muộn, kết thúc sớm Thảm thực vật và sinh vật mang tính chất nhiệt đới và ôn đới

Một số cảnh quan đẹp nổi danh ở vùng Tây Bắc: - Đèo Ô Quy Hồ:

Là con đèo lớn và đẹp nhất trong”tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc” tọa lạc tại Sapa, thành phố Lào Cai Đây cũng được mệnh danh là con đèo dài nhất Tây Bắc.

Đèo Ô Quy Hồ nằm trên tuyến đường chạy ngang qua dãy Hoàng Liên Sơn, cung đường trọng yếu nối liền 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu

Đèo còn có cái tên khác gọi là đèo Hoàng Liên, với độ cao hơn 2000m, những khúc uốn lượn hiểm trở cùng độ dài hơn 50km, Ô Quy Hồ đã khiến những con đèo

nổi tiếng khác trở nên nhỏ bé Có lẽ vì vậy con đèo này được mệnh danh là “ông vua không ngai” của Tây Bắc

- Tà Xùa:

Tà Xùa là một xã vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La Địa điểm này nằm cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 115 km, cách Mộc Châu khoảng 100 km và nằm ở độ cao từ 1600 - 1800m Núi cao và nhiều đường đất gồ ghề men theo vách để đến được những bản người Mông sinh sống Những vòng núi nối tiếp nhau cao và lượn sóng, những thung lũng yên ắng trong nhịp thời tiết và nhiệt độ chênh nhau trong ngày khá khác biệt, giữa nắng hửng và lạnh về đêm.

Tà Xùa thu hút nhiều du khách nhờ không khí trong lành, mát mẻ cùng vẻ đơn sơ, yên bình của cảnh vật đồi núi trập trùng Bạn có thể đắm chìm vào những làn mây mờ ảo trên đỉnh Tà Xùa, được nhiều người ví như "thiên đường hạ giới"

Trang 12

- Cao nguyên Mộc Châu:

Cao nguyên Mộc Châu là một huyện thuộc tỉnh Sơn La với độ cao trung bình 1050m, là một điểm du lịch hấp dẫn tại miền

Bắc Việt Nam; nổi tiếng với khí hậu ôn đới mát mẻ, đất đai màu mỡ Do được bao quanh bởi các dãy núi, cao nguyên Mộc Châu có được một khí hậu rất riêng Đó là mùa hè thì mát mẻ, mùa thu thì se lạnh, mùa đông thì lạnh buốt, còn xuân về thì lại ấm áp

Vì vậy mà Mộc Châu luôn thu hút mọi người đến khám phá vào mọi thời điểm trong năm Mộc Châu là một vùng thảo nguyên xinh đẹp, rộng lớn ở miền núi phía Bắc Nơi đây nổi tiếng với cánh đồng cỏ rộng 1.600ha cùng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp cũng như phát triển du lịch Không chỉ có thiên nhiên hữu tình, cao nguyên Mộc Châu còn là vùng đất đa dạng văn hoá với những món ăn ngon và nhiều lễ hội thú vị cho các bạn cùng trải nghiệm.

- Đỉnh núi Phan Xi Păng:

Nơi đây được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương, Phan Xi Păng sở hữu

độ cao hơn 3143m so với mặt nước biển Đây là một phần của núi Hoàng Liên Sơn, đóng vai trò là đầu nguồn cho các con sống lớn Hồng Hà và sông Đà Khách du lịch khi đến đây sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng ngắm nhìn những loại gỗ, động vật quý hiếm trong môi trường tự nhiên Vùng đất Lào Cai này sẽ đem lại cho bạn những ấn tượng khó quên.

- Mù Cang Chải:

Trang 13

Được ví như vân tay của trời, ruộng bậc thang Mù Cang Chải là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo từ đôi bàn tay khéo léo của đồng bào Mông sinh sống trên mảnh đất này Những thửa ruộng trải dài như những cung đàn, nốt nhạc, đan khắp các sườn núi Thời điểm ngắm ruộng bậc thang lý tưởng nhất là từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 là khi mùa lúa chín.

Lúc này trên các sườn núi, triền đồi, các ruộng lúa xanh bắt đầu ngả vàng Những bông lúa trĩu hạt, uốn câu và những thửa ruộng bậc thang được nhuộm vàng, từng bậc ruộng nối tiếp nhau đổ từ trên cao xuống như bất tận, tạo nên một bức tranh vô cùng ấn tượng.

Chương 2: Điều kiện môi trường xã hội vùng Tây Bắc

2.1 Dân cư

- Dân cư thưa thớt, chủ yếu là 3 tập người: Thái, H’Mông, Dao - Các dân tộc đa dạng về nhóm ngôn ngữ:

+ Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, Tạng Miến + Nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer + Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường + Nhóm ngôn ngữ Thái – Kadai.

- Sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn, mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Mường.

2.2 Phân bố dân cư

Tây Bắc là vùng núi phía tây của miền bắc Việt Nam.Điều kiện tự nhiên khó khăn: đây là vùng núi cao nên địa hình thường bị chia cắt, giao thông khó khăn, thường xuyên gặp

thiên tai (như: lũ quét sạt lở ) nên mật độ khá thưa thớt chỉ có 63 người/ km2, trong khi đó cả nước là 233 người/km2 Sự phân bố dân cư không đồng đều, phụ thuộc vào độ cao và sự canh tác của các dân tộc khác nhau.

- Vùng rẻo giữa (sườn núi) - nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer Phương thức lao động

Trang 14

sản xuất chính của dân cư nơi đây là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công

- Vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai Nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác.

- Vùng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến Dân cư nơi đây có phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên.

2.3 Thành phần dân tộc

Một số dân tộc điển hình ở Tây Bắc sinh sống tại các tỉnh Lai Châu; Sơn La; Điện Biên được phân bố như sau:

Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc anh em chung sống, là tỉnh có số dân tộc thiểu số đông nhất trong 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó:

- Dân tộc Thái có số lượng đông nhất với số dân là 206.001 người chiếm 35,1% dân số trong tỉnh

- Xếp thứ hai là dân tộc Hmông 170.460 người, chiếm 29,0% - Sau đó là dân tộc Kinh 99.094 người

Ba dân tộc có dân số từ 10 nghìn đến 40 nghìn người là dân tộc Dao; Khơ mú; Hà nhì Mười dân tộc có số dân từ 1 nghìn người đến

dưới 10 nghìn người là các dân tộc: Giáy; La Hủ; Lào; Lự; Kháng; Hoa; Mảng; Cống; Xinh mun; Tày, số còn lại là các dân tộc dưới 1 nghìn người.

- Tỉnh Điện Biên tính đến 12/2005 có 83.536 ngưòi, gồm nhiều dân tộc, trong số đó dân tộc Hmông có 40.571 người chiếm 48,57 %; Dân tộc Thái có 24.500 người chiếm 29,33 %.

Trang 15

- Tỉnh Sơn La, dân tộc Thái có 48.2985 người; dân tộc Hmông 11.4578 người; dân tộc Xinh mun 1.6654 ngưòi; dân tộc Khơ mú 9950 người.

- Trong bức tranh toàn cảnh của sự phân bố tộc người, chúng ta thấy tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La của Tây Bắc, dân tộc Thái và dân tộc Hmông có số dân cư trú đông nhất, đây cũng là những tỉnh được chọn làm mẫu nghiên cứu, với hai dân tộc Thái và Hmông.

Chương 3: Vùng văn hóa Tây Bắc

3.1 Văn hóa với đời sống vật chất

3.1.1 Văn hóa kiến trúc

Với điều kiện địa lý, địa hình đặc biệt nên kiến trúc nhà ở của các dân tộc vùng Tây Bắc in đậm những nét riêng trong từng kiến trúc nhà ở của người dân khu vực Mỗi dân tộc khác nhau thường xây dựng nhà ở với lối kiến trúc khác nhau nhưng vẫn tạo nên được một Tây Bắc rất riêng.

- Nhà ở của người Tây bắc chủ yếu là nhà sàn

- Người Thái thường xây dựng nhà sàn chuẩn theo “Hướng hạn phủ táy” Những ngôi nhà sàn xây dựng rất tài hoa và đáp ứng được sự hài hòa giữa không gian sống, thiên nhiên và con người Người Thái làm nhà có số gian lẻ, hai đầu khum lại như mái rùa

tạo ra một ngôi nhà an toàn, có thể chống chọi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt Chính vì vậy mà những ngôi nhà sàn truyền thống đã ra đời cùng con người hàng nghìn năm và giúp họ tồn tại và phát triển Để làm được những ngôi nhà sàn, người Thái phải chọn loại gỗ tốt làm khung nhà và mái tranh Nhà sàn

thường cách mặt đất khoảng 2 mét, sàn được lát bằng cây bương, nguyên liệu tre hoặc gỗ

Điều đặc biệt của một ngôi nhà sàn truyền thống là nó không sử dụng những mảnh sắt nhỏ trong thiết kế xây dựng, mặc dù nó bao gồm các loại gỗ và cây có dóng… Tất cả là hệ thống buộc, chằng đều rất công phu và cầu kỳ bằng những thanh tre, giàn mây đan bằng vỏ cây quý trong rừng

Tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng ngôi nhà sàn rất chắc chắn, bền bỉ, chống chọi được mưa rừng quanh năm, gió núi và khí hậu ẩm ướt Có ngôi nhà tồn tại lên tới hàng trăm năm tuổi.

Trang 16

- Nhà sàn của người Tày được dựng ở sườn núi hoặc lưng đồi Bởi vì họ vốn quan niệm rằng ở trên cao sẽ thoáng mát, có tầm nhìn ra xa, tránh được lụt lội và vững đặc điểm nổi bật của nhà sàn Tây Bắc Mái lợp lá cọ khiến ngôi nhà trở nên mát mẻ và duyên dáng hơn, đậm sắc văn hóa dân tộc Tày Mỗi ngôi nhà trên tầng cao cần hơn 1000 lá cọ để lợp mái.

Nhà sàn dân tộc Tày có đặc điểm riêng khác với kiến trúc của người Mường và Thái là chỉ có một chiếc cầu thang chung để đi lên xuống nhà Đi hết tháng là cửa nhà, vào sâu trong nhà có các gian sinh hoạt, nấu nướng, sinh hoạt Chính vì thế mà các vật liệu làm nhà đều được quay ngọn về phía cửa chính Đặc điểm này cũng rất độc đáo trong văn hóa làm nhà sàn của người Tày.

- Người Mường thường xây dựng nhà trệt, không gác hay còn gọi là nhà mái gỗ Nhà ở gồm ba gian với kết cấu chắc chắn được làm bằng gỗ Gian chính được người dân sử dụng đặt bàn thờ tổ tiên Gian ngoài dành cho nam sinh hoạt, gian trong dành cho việc bếp núc.

Bao quanh những ngôi nhà sàn là bạt ngàn cây xanh của núi rừng Tây Bắc Ngôi nhà được xây dựng trên một sườn đồi và trên sườn núi Đây là phong tục của người Mường khi chọn nơi làm nhà theo tiêu chuẩn cả thế, hướng tụ linh khí của trời đất và vạn vật xung quanh

để mang lại may mắn và sức khỏe cho mọi người sống trong nhà.

Trang 17

Người Mường chọn hướng nhà cẩn thận, bởi họ tin rằng xây nhà đúng hướng sẽ mang lại may mắn cho gia đình Theo quan niệm của người Mường, làm nhà không nên làm nhà ngược hướng với những ngọn đồi.

Cách bài trí không gian sống của người Mường cũng rất đặc biệt Một ngôi nhà sàn sẽ có cầu thang lẻ, bởi theo quan niệm của người Mường, không dùng số chắn để thiết kế bậc cầu thang vì đây là điều kiêng kỵ và không đem lại nhiều may mắn Nhà sàn dân tộc Mường thường sử dụng gỗ quý, tre nứa,… trong rừng tự nhiên để xây dựng.

Ngoài ra còn có một số kiểu nhà đặc biệt ở vùng Tây Bắc:

Nhà của pao: ngôi nhà được làm 100% thủ công bằng gỗ quý, cột nhà và tường rào làm bằng đá, đặc biệt bên trên được phủ kín bằng mái ngói âm dương Nhà của Pao được dựng theo hình chữ U với một gian chính ở tầng 2 được thành các phòng ở, phòng khách khác nhau Gian phụ là nơi nấu ăn, nhà kho, chăn nuôi gia súc, gia cầm Điều đặc biệt nữa là ở giữa nhà là một khoảng sân được lát đá tỉ mẩn vô cùng ấn tượng và xa hoa thời bấy giờ Không chỉ vậy, tại nhà của Pao còn có nhiều vật dụng sinh hoạt, sản xuất của người Mông như giếng nước, đan vải, cối xay.

Dinh thự vua mèo : Dinh được bao bọc bởi hai bức tường thành xây bằng đá, dày và cao Bên trong ngôi nhà có 4 gian nhà ngang, 6 gian nhà dọc với sức chứa hơn 100 người, được xây 2 tầng tường bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông và ngói làm từ đất nung Lối dẫn vào nhà được làm bằng những phiến đá hoa cương có chạm khắc nhiều hoa văn, mái nhà cong, uốn lượn, mái cổng được làm bằng gỗ lợp ngói âm dương, chạm khắc tinh xảo, nhiều hoa văn.

Trang 18

3.1.2 Hoạt động sản xuất

Địa hình Tây Bắc chủ yếu là đồi núi, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, cháy rừng…) Do vậy nông nghiệp không phải là thế mạnh, nhưng nó lại góp phần quan trọng cho việc hình thành những nét văn hóa truyền thống của khu vực.

Đồng bào ở thung lũng Thái Tây Bắc đã xây dựng hệ thống tưới tiêu, được gói gọn trong 4 từ văn vần: " Mương – Phai – Lái – Lịn", lợi dụng độ dốc của dòng chảy dốc, đồng bào lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai" Phía trên "phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương" Từ "mương" xẻ những rãnh chảy vào ruộng, đó là "lái" Còn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây số Do chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của ruộng lúa Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá Cá nuôi trong ruộng vừa ăn sâu bọ, cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa Cho nên, món dâng cúng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng Và

món cá là biểu hiện lòng hiếu khách :

“Đi ăn cá, về nhà uống rượu Ở thì ngủ đệm, đắp chăn ấm” Nông nghiệp được triển khai theo mô hình ruộng bậc thang ở Tây Bắc Những phần ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới vực sâu khiến vùng đất này thêm phần đặc biệt Con người nơi đây còn

biết cách kết hợp ruộng với trồng hoa màu để cải thiện đời sống Ruộng bậc thang cũng là một yếu tố làm nên vẻ đẹp của vùng Tây Bắc Điều này đã được hàng triệu du khách tới thăm

Cọn nước có từ lâu đời gắn theo phương thức canh tác truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Cọn nước thường được sử dụng ở những nơi sông, suối có dòng chảy thấp so với ruộng canh tác Cọn nước được

Trang 19

làm hoàn toàn thủ công, tận dụng những vật liệu có sẵn từ tự nhiên như tre, vầu, đã trở thành nét đặc trưng riêng của miền sơn cước.

3.1.3 Văn hóa ẩm thực

Ẩm thực Tây Bắc là một nét văn hóa đặc sắc của vùng núi phía Bắc Việt Nam Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, thiên nhiên phong phú, đa dạng nên nguồn nguyên liệu chế biến món ăn cũng vô cùng phong phú Ẩm thực Tây Bắc mang đậm hương vị của núi rừng, với những món ăn dân dã, mộc mạc nhưng vô cùng hấp dẫn.

Nếu có dịp đến với mảnh đất Tây Bắc, bạn không nên bỏ qua những món ăn nổi tiếng của nơi đây như:

- Pa pỉnh tộp : Pa Pỉnh Tộp là món ăn đặc sản của người Thái chủ yếu là ở vùng Lai

Châu Tây Bắc ‘Pa’ theo tiếng Thái có nghĩa là “cá nướng là dựa vào hình dáng của con cá khi đem đi nướng, người thái mổ sạch, tẩm ướp rồi gấp đôi con cá để nướng

nên bà con dân tộc mới đặt tên như vậy Đặc biệt gia vị món này không thể thiếu mắc khén-1 loại gia vị đặc trưng của người Thái ở Tây Bắc Món này người Thái thường ăn cùng xôi nếp chấm với chẩm chéo và uống rượu ngô.

- Thắng cố: Đây là món ăn truyền thống của người dân tộc H’Mông, nổi tiếng ở Sapa và Hà

Giang Tên gọi "thắng cố" của món ăn này có nguồn gốc từ tiếng của người H'Mông Nguyên liệu chính để nấu món thắng cố là nội tạng ngựa nấu cùng các loại rau củ Mỗi dân tộc sẽ lại có sự biến tấu trong cách chế biến thắng cố giúp cho món ăn này có thêm nhiều vị đặc trưng khác nhau.Theo như truyền thuyết kể lại thì món thắng cố này có ý nghĩa như sau:

- “Thắng cố” bắt nguồn từ tiếng Hán và đọc theo phiên âm Hán Việt là “thang cốt:

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan