1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thảo Luận Học Phần Pháp Luật Đại Cương Đề Tài Phân Chia Di Sản Thừa Kế.pdf

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân chia di sản thừa kế
Tác giả Đinh Minh Anh, Đinh Thị Vân Anh, Nguyễn Phương, Lệnh Minh Ánh, Tống Gia Bảo, Phan Chí Bách, Lê Xuân Bắc, Phan Thị Ngọc
Người hướng dẫn Cô Đinh Thị Ngọc Hà
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Hệ thống Thông tin Kinh tế và Thương mại Điện tử
Thể loại Bài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Thừa kế theo pháp luật là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

- 🙢🕮🙠

-BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Mã lớp học phần : 232_TLAW0111_15

Giảng viên bộ môn : cô Đinh Thị Ngọc Hà

Hà Nội, năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM VÀ CHIA ĐIỂM THẢO LUẬN 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

PHẦN I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LÍ THUYẾT VỀ THỪA KẾ 3

1.1 KhLi niMm thOa kR và cLc trường hVp thOa kR theo phLp luZt 3

1.1.1 Khi nim tha k 3

1.1.2 Cc trng hp tha k theo php lu%t 3

1.2 Ph[n biMt thOa kR theo di ch]c và thOa kR theo phLp luZt 4

1.3 C^n c_ xLc định diMn thOa kR theo phLp luZt 5

1.4 Hàng thOa kR theo phLp luZt 5

1.4.1 S' lng cc hàng tha k và nguy*n t+c ph,n chia ngi tha k theo cc hàng tha k 5

1.4.2 Hàng tha k th- nh.t 5

1.4.3 Hàng tha k th- hai 6

1.4.4 Hàng tha k th- ba 6

1.5 ThOa kR thR vị 6

1.5.1 Khi nim tha k th v2 6

1.5.2 Cc trng hp tha k th v2 6

CHƯƠNG II: TÌNH HUỐNG VỀ THỪA KẾ 8

2.1 Tình huống 8

2.2 Giải quyRt tình huống 8

a) Trường hợp 1: 8

b) Trường hợp 2: 10

CÁC ĐIỀU LUẬT THAM KHẢO 12

Điều 21, BLDS n^m 2015 về người chưa thành niên 12

Điều 52, BLDS n^m 2015 về người giLm hộ đương nhiên của người chưa thành niên 12

Điều 629, BLDS n^m 2015 về di ch]c miMng 12

Điều 630, BLDS n^m 2015 về di ch]c hVp phLp 13

Trang 4

Điều 632, BLDS n^m 2015 về người làm ch_ng cho viMc lZp di ch]c 13

Điều 644, BLDS n^m 2015 về người thOa kR không phụ thuộc vào nội dung của di ch]c 13

Điều 651, BLDS n^m 2015 về người thOa kR theo phLp luZt 14

Điều 652, BLDS n^m 2015 về thOa kR thR vị 14

Điều 654, Quan hM thOa kR giữa con riêng và bố dưVng, mẹ kR 15

Trang 5

DANH SÁCH NHÓM VÀ CHIA ĐIỂM THẢO LUẬN

điểm Kí tên

1 23D140059 Đinh Minh Anh Diễn phụ, Powerpoint

2 23D140117 Đinh Thị Vân

Anh Diễn phụ, Phản biện (bv)

3 23D140118 Nguyễn Phương

Anh Diễn phụ, Edit video

4 23D140119 Nguyễn Thị

Phương Anh Diễn phụ, Word (trích luật)

5 23D140060 Phạm Lê Kim

Anh

Diễn phụ, Word (một số lý thuyết liên quan)

6 23D140120 Phạm Ngọc

Anh Diễn phụ, Phản biện (bv)

7 23D140061 Trịnh Bảo Anh Diễn chính, Phản biện (tc)

8 23D140062 Lệnh Minh Ánh Diễn chính, Lead video,

Word (phương pháp TH1)

9 23D140121 Tống Gia Bảo Diễn chính, Powerpoint

10 23D140063 Phan Chí Bách Diễn phụ, Quay video, Phản

biện (tc)

11 23D140122 Lê Xuân Bắc Diễn chính, Thuyết trình

12 23D140123 Phan Thị Ngọc

Bích (NT)

Diễn phụ, Tổng hợp word, Phản biện (tc)

13 23D140064 Vũ Thị Diệu

Châu Diễn phụ, Edit video

14 23D140124 Bùi Thị Chi Diễn phụ, Thuyết trình

15 23D140065 Nguyễn Thuý

Kim Chi

Diễn phụ, Word (phương pháp TH2)

16 20D110145 Tú Anh Diễn phụ, Phản biện (bv)

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong bất kỳ một xã hội có giai cấp nào, vấn đề về thừa kế luôn có vai trò, vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật Đây là hình thức pháp lý nhằm bảo vệ các quyền công dân Mỗi nhà nước dù các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa

kế là quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp

Ngay từ những năm đầu xây dựng Xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam, vấn đề thừa

kế với những quy định đã được xây dựng và rất phát triển Tại điều 19 Hiến pháp 1959: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân”, Điều 27 Hiến pháp 1980: “Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”, Điều 58 Hiến pháp 1992: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế công dân” và đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, sau đó Bộ luật Dân sự

2005 đã đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng Bộ luật Dân sự 2005 được xem là kết quả cao của quá trình phát triển hóa những quy định của pháp luật về thừa kế Nó kế thừa, phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, và không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thừa kế một cách có hiệu quả nhất

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế thị trường ngày càng tăng cao, tài sản tư nhân càng trở nên giá trị Trong bối cảnh hội nhập ngày nay, vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú, thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp Nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao,có những bản án quyết định của tòa án vẫn bị coi là chưa “thấu tình đạt lý” Hơn thế nữa, nhận thức pháp luật về thừa kế của công dân, nhất là nông dân và giới trẻ vẫn chưa sâu sắc, điều này gây ảnh hưởng nhất định tới quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân mỗi người

Xuất phát từ yêu cầu của bài thảo luận cùng những lý do trên, các thành viên nhóm 01 lớp học phần 232_TLAW0111_15 tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về những lý luận cơ bản về vấn đề thừa kế Việc nghiên cứu đề tài được xác định trong phạm vi các quy phạm pháp luật về thừa kế ở Việt Nam Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại Sự nghiên cứu về quan hệ thừa

kế có những mục đích nhất định, là hiết biết những quy định về người để lại di sản thừa

1

Trang 7

kế, người thừa kế, người lập di chúc, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản,… Đây

là một đề tài quan trọng và cấp bách về cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn

2

Trang 8

NỘI DUNG PHẦN I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LÍ THUYẾT VỀ THỪA KẾ

1.1 KhLi niMm thOa kR và cLc trường hVp thOa kR theo phLp luZt

1.1.1 Khi nim tha k

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản Thừa kế được chia thành Thừa

kế theo pháp luật và Thừa kế theo di chúc

a) Thừa kế theo di chúc:

Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật Dân sự năm

2015 Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống

b) Thừa kế theo pháp luật:

Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật Dân sự năm

2015 Thừa kế theo pháp luật là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại

di chúc nhưng di chúc không hợp pháp

1.1.2 Cc trng hp tha k theo php lu%t

– Không có di chúc

– Di chúc không hợp pháp

– Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế

– Những người được chz định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực

3

Trang 9

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc

– Phần di sản có liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế

1.2 Ph[n biMt thOa kR theo di ch]c và thOa kR theo phLp luZt

*Gi!ng nhau: Đều là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống và người để lại di sản thừa kế đều là cá nhân

*Khác nhau:

Phương diện Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật

Về ý chí của người để lại

tài sản

Được thể hiện cụ thể trong những nội dung của di chúc

Di sản được định đoạt theo quy định của pháp luật

Về người thừa kế

Người thừa kế theo di chúc

có thể là bất kỳ ai được chz định trong di chúc Không

áp dụng qui định về thừa kế thế vị trong trường hợp thừa kế theo di chúc

Người thừa kế theo pháp luật chz có thể là cá nhân và

có mối quan hệ về hôn nhân hoặc huyết thống hoặc nuôi dư{ng với người chết Thừa kế thế vị được

áp dụng trong hình thức thừa kế theo pháp luật

Cách thức phân chia di sản

Tùy thuộc vào sự phân định di sản của người lập di chúc, người thừa kế có thể được hưởng nhiều hoặc ít hoặc toàn bộ di sản thừa kế

Những người cùng một hàng thừa kế thì được hưởng phần di sản ngang nhau

Thứ tự ưu tiên Thứ tự được thể hiện trong

di chúc

Chz được thực hiện trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc

di chúc không có giá trị

4

Trang 10

pháp lý và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

1.3 C^n c_ xLc định diMn thOa kR theo phLp luZt

Diện những người thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa

kế của người chết theo quy định của pháp luật Diện những người thừa kế được xác định dựa trên 3 mối quan hệ với người để lại di sản như sau:

– Quan hệ hôn nhân: xuất phát từ việc kết hôn (giữa vợ và chồng)

– Quan hệ huyết thống: là quan hệ do sự kiện sinh ra cùng một gốc “ông tổ” (như giữa cụ và ông, bà; giữa ông bà và cha mẹ; giữa cha mẹ đẻ với con; giữa anh chị

em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ)

– Quan hệ nuôi dư{ng: là quan hệ dựa trên cơ sò nuôi con nuối, được pháp luật thừa nhận giữa cha, mẹ nuổi và con nuôi

1.4 Hàng thOa kR theo phLp luZt

Hàng thừa kế có thể được hiểu như sau: Hàng thừa kế là nhóm những người có quan hệ cùng tính chất gần gũi với người để lại di sản thừa kế và theo đó những người trong cùng một hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

1.4.1 S' lng cc hàng tha k và nguy*n t+c ph,n chia ngi tha k theo cc hàng tha k

Diện những người thừa kế được xếp thành ba hàng thừa kế Thừa kế được phân chia theo nguyên tắc sau: Di sản thừa kế chz được chia cho một hàng thừa kế theo thứ tự

ưu tiên : 1, 2, 3 Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; những người ở hàng thừa kế sau chz được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước

do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận

di sản

1.4.2 Hàng tha k th- nh.t

Bộ luật Dân sự 2015 quy định ba hàng thừa kế theo pháp luật tại Điều 651 Theo

đó, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết Những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất dựa trên cả ba

5

Trang 11

mối quan hệ bao gồm quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dư{ng Trong đó, những người ở bề trên gồm có: ông, bà; ngang bậc gồm có: vợ, chồng và bề dưới bao gồm: các con Theo quy định của pháp luật hiện hành, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều có nghĩa vụ nuôi dư{ng, chăm sóc nhau, là giám hộ và đại diện đương nhiên của nhau khi th~a mãn các điều kiện luật định

1.4.3 Hàng tha k th- hai

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại Lưu ý trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột - em ruột, anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột mình Tương tự như những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, những người thừa kế thuộc hàng thứ hai cũng được hưởng phần di sản bằng nhau, không phân biệt là người bề trên, người bề dưới hay người cùng bậc với người để lại di sản

1.4.4 Hàng tha k th- ba

Hàng thừa kế thứ ba được quy định để dự liệu trường hợp cả hai hàng trên không còn người thừa kế Những người thừa kế ở hàng thứ ba được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015, bao gồm "cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội,

cụ ngoại"

1.5 ThOa kR thR vị

1.5.1 Khi nim tha k th v2

Thừa kế thế vị được hiểu là việc cháu (chắt) được thay thế vị trí của cha hoặc mẹ (ông hoặc bà) để hưởng di sản của ông hoặc bà (cụ) trong trường hợp cha hoặc mẹ (ông hoặc bà) đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông hoặc bà (cụ)

1.5.2 Cc trng hp tha k th v2

Th# nh$t, cháu thế v' cha ho(c m* đ, hư-ng di s/n c0a 1ng b2

6

Trang 12

Cháu s€ được thay thế vị trí của cha mẹ để hưởng di sản của ông bà trong trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội hoặc bà nội thì con được thay thế vị trí của cha để hưởng di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống Trong trường hợp mẹ đẻ chết trước hoặc cùng thời điểm với ông ngoại hoặc bà ngoại thì con được thay thế vị trí của mẹ để hưởng phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống Th# hai, ch4t thế v' cha ho(c m* c0a ch4t đ, hư-ng di s/n c0a c5

Chắt s€ được thay thế vị trí của cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản của cụ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Thứ nhất, trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, cháu của người để lại di sản cũng chết trước người để lại di sản nhưng chết sau con của người để lại di sản thì chắt của người để lại di sản s€ được hưởng phần di sản mà cháu của người để lại di sản được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết

- Thứ hai, trường hợp con, cháu của người để lại di sản đều chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cháu của người để lại di sản được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế

- Thứ ba, trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, cháu của người để lại di sản chết sau con của người để lại di sản nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cháu của người để lại di sản được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa

kế

Trường hợp con của người để lại di sản không được quyền hưởng di sản của người để lại di sản và cháu của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì chắt cũng không được thế vị cháu để hưởng thừa kế đối với di sản của người để lại di sản (nếu người để lại di sản không còn người thừa kế di sản ở hàng thứ nhất)

7

Trang 13

CHƯƠNG II: TÌNH HUỐNG VỀ THỪA KẾ

2.1 Tình huống

Anh Tuyền và chị Nhung là hai vợ chồng, họ có hai con chung, là Linh (2001) và Dương (sinh năm 2010) Linh có vợ là Lan

Trước khi lấy Nhung, anh Tuyền có một con riêng là Hận (2000), Hận không sống cùng với anh Tuyền và chị Nhung

Đầu năm 2016, Anh Tuyền bị tai nạn và qua đời 3 năm sau chị Nhung kết hôn với anh Điệp Năm 2022 chị Nhung và anh Linh bị tai nạn và đều tử vong sau khi tai nạn xảy

ra Chị Nhung không để lại di chúc và có cha, mẹ già yếu hiện sinh sống ở quê nhà Anh Linh chết sau chị Nhung 2 ngày Trước khi qua đời, anh Linh có di chúc miệng để lại toàn bộ di sản của mình cho em gái là Dương (trước nhiều người làm chứng)

Tài sản chung của anh Tuyền và chị Nhung là 1.600.000.000 đồng Biết tài sản chung của anh Linh và chị Lan là 1.200.000.000 đồng

Y*u cầu

a) Anh(chị) hãy chia di sản thừa kế của anh Tuyền, chị Nhung, anh Linh trong trường hợp trên

b) Trong trường hợp anh Linh chết cùng thời điểm với chị Nhung và không để lại di chúc việc chia thừa kế được thực hiện như thế nào?

2.2 Giải quyRt tình huống

a) Trường hợp 1:

Năm 2016, anh Tuyền qua đời không để lại di chúc Ba năm sau chị Nhung cưới anh Điệp Năm 2022 chị Nhung và anh Linh bị tai nạn, chị Nhung qua đời không để lại di chúc, anh Linh qua đời sau chị Nhung 2 ngày và để lại di chúc bằng miệng hợp pháp để lại toàn bộ tài sản của mình cho em gái là Dương:

N^m 2016: Tài sản chung của anh Tuyền và chị Nhung là 1.600.000.000 đồng

Di sản của anh Tuyền = 1.600.000 0002 = 800.000.000 đồng

8

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w