Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong từng giai đoạn, cơ cấu tổ chức, chức năng,nhiệm vụ của Tòa án nhân dân ngày càng được kiện toàn theo hướng, Tòa án nhân dân làcơ quan xét xử của nư
Trang 1BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ
CƠ SỞ THỰC TẬP: TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Hà Nội – 2022
Trang 2DANH MỤC KÍ HIỆU HOẶC CHỮ VIẾT TẮT
TAND : Tòa án nhân dân
TAND TP Hà Nội : Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
BLDS : Bộ luật dân sự
BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự
CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
MỤC LỤC
DANH MỤC KÍ HIỆU HOẶC CHỮ VIẾT TẮT 1
MỞ ĐẦU 1
1 Giới thiệu chung về Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội 1
2 Lý do lựa chọn nội dung báo cáo thực tập 3
3 Các kế hoạch triển khai thực tập cụ thể để thực hiện báo cáo thực tập 3
CHƯƠNG 1 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC 4
1.1.Một số khái niệm chung 4
1.1.1 Khái niệm thừa kế 4
1.1.2 Khái niệm thừa kế theo di chúc 5
1.1.3 Khái niệm tranh chấp thừa kế theo di chúc 5
1.2 Các loại tranh chấp về thừa kế theo di chúc 5
1.3 Giải quyết các vụ án về chia thừa kế theo di chúc 6
1.3.1 Khái niệm giải quyết các vụ án chia thừa kế theo di chúc 6
1.3.2 Đặc điểm giải quyết các vụ án chia thừa kế theo di chúc 6
CHƯƠNG 2 6
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN VỀ CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC CỦA TAND THÀNH PHỐ HÀ NỘI 6
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của Thành phố Hà Nội 6
2.2 Tình hình giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và thừa kế nói riêng tại TADN thành phố Hà Nội 7
2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND thành phố Hà Nội 10
Chương 3 11
Trang 3NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN VỀ CHIA THỪA KẾ
THEO DI CHÚC TẠI TAND THÀNH PHỐ HÀ NỘI 11
3.1 Thuận lợi 11
3.2 Khó khăn 11
3.3 Lấy ví dụ minh họa 12
Chương 4 15
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU 15
QUẢ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN VỀ CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC 15
4.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế trong BLDS 15
4.2 Kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc giải quyết vụ án dân sự tại TAND TP Hà Nội 16
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
PHỤ LỤC 18
MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu chung về Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Tên gọi đầy đủ : Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84) 88 850 2988
Trang web : https://toaan.hanoi.gov.vn
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan xét xử cấp cao nhất tại Hà Nội Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội Trụ sở chính của Tòa được đặt tại Ô đất 1-VP, khu chức năng đô thị Nam đường vành đai 3, phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
Quá trình xây dựng và phát triển :
Ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945, “thiết lập các Tòa án quân sự”, trong đó có Tòa án quân sự Hà Nội Đồng chí Phan Mỹ được bổ nhiệm làm Chánh án đầu tiên của Tòa án quân sự Hà Nội Việc thành lập Tòa án quân sự với chức năng xét xử tất cả các hành vi xâm hại đến sự vững mạnh
Trang 4của Nhà nước đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống Tòa án nhân dân nói chung và Tòa ánnhân dân thành phố Hà Nội nói riêng.
Những ngày đầu thành lập, Tòa án quân sự Hà Nội tập trung thực hiện công tác xét xử,phục vụ kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng và bọn tội phạmkhác, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ, bảo vệ sức mạnh và kỷ luật của quânđội Năm 1946, tại đình làng La Khê, Hà Đông, Tòa án quân sự Hà Nội đã mở phiên tòađầu tiên, xử tử hình tên Quản Dưỡng phạm tội bắn vào đoàn nhân dân đi biểu tình ở tỉnh
Hà Đông Địa danh này đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định xây dựng
“Bia ghi dấu sự kiện địa điểm xét xử đầu tiên của Tòa án nhân dân tại Bắc Bộ” và tổ chứckhánh thành vào ngày 20/4/2014
Bên cạnh hệ thống Tòa án quân sự, ngày 24/01/1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời ViệtNam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Toà án (Tòa án thường) vàcác ngạch Thẩm phán Ở thành phố Hà Nội có Tòa án đệ nhị cấp Hà Nội (năm 1950 đổitên thành Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), có thẩm quyền xét xử về hình sự, dân sự
và thương sự Năm 1957, căn cứ vào yêu cầu cách mạng, hệ thống Tòa án được tổ chứclại theo hướng các Tòa án quân sự được nhập vào hệ thống Tòa án thường Theo đó, Tòa
án quân sự Hà Nội được nhập vào Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-QH của Quốc hội khoá XII về mở rộngđịa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây được hợp nhất vào Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội Với địa bàn công tác rộng, các loại vụ án đều tăng đáng
kể, phức tạp và đa dạng nhưng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân thành phố HàNội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khókhăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao Hàng năm, Tòa án nhân dânthành phố Hà Nội thụ lý, giải quyết trên 3.000 vụ án các loại; chất lượng giải quyết, xét
xử các loại vụ án được nâng cao, tỷ lệ án bị hủy, bị sửa giảm rõ rệt; công tác tổ chức xét
xử được quan tâm, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp
-Tính đến ngày 01/4/2017, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có 192 người, trong đó
có 64 Thẩm phán, 124 Thư ký và chức danh khác; về trình độ chuyên môn nghiệp vụ có
35 Thạc sỹ Luật, 143 cử nhân; về trình độ lý luận chính trị có 51 người có trình độ cửnhân và cao cấp lý luận chính trị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội được phân cấp nhưsau:
Ủy ban Thẩm phán: gồm chánh án, các phó chánh án và chánh tòa
Tòa chuyên trách:Tòa Hình sự; Tòa Dân sự; Tòa Hành chính; Tòa Kinh tế; TòaLao động; Tòa Gia đình và người chưa thành niên
Phòng chuyên môn: Phòng Tổ chức cán bộ thanh tra và thi đua khen thưởng;Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án
Tòa án nhân dân cấp dưới
Trong đó :
- Chánh án Toà án : Ông Nguyễn Hữu Chính
Trang 5- Phó chánh án Tòa án : Ông Đào Sỹ Hùng; Ông Lưu Tuấn Dũng; Ông Nguyễn TuấnVũ; Ông Đào Bá Sơn.
Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong từng giai đoạn, cơ cấu tổ chức, chức năng,nhiệm vụ của Tòa án nhân dân ngày càng được kiện toàn theo hướng, Tòa án nhân dân là
cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp
Do đó, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cũng từng bước đổi mới, hoàn thiện về tổ chức
và hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đểtập trung nâng cao chất lượng xét xử và các mặt công tác khác, góp phần vào việc bảo vệpháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các hoạtđộng kinh tế, xã hội phát triển, ổn định chính trị; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội còn được giao nhiệm vụ quản lý 30 Tòa
án nhân dân cấp huyện, thành phố Hà Nội về công tác tổ chức cán bộ, tài chính kế toán
Về môi trường làm việc, các Thẩm Phán, Thư Ký, Kế toán đều được bố trí làmviệc tại các phòng riêng, nơi làm việc được trang bị đầy đủ bàn ghế, tủ để hồ sơ, tài liệu,máy vi tính, máy in, Môi trường làm việc thoáng mát, hiệu quả công việc cao
2 Lý do lựa chọn nội dung báo cáo thực tập
Thừa kế là một trong những chế định pháp luật quan trọng trong lĩnh vực dân sự Conngười là một thực thể xã hội nhưng đồng thời bản thân mỗi người cũng là một thực thểsinh học mà sự sống, chết diễn biến theo quy luật của thời gian và quy luật sinh học Khimột người chết đi đồng nghĩa với việc chấm dứt đời sống pháp lý của họ trong xã hội.Tuy nhiên những tài sản mà người đó tạo lập, sở hữu, nắm giữ khi còn sống không đươngnhiên mất theo mà nó được chuyển dịch cho những người còn sống để tiếp tục duy trì,phát triển, phục vụ cho cuộc sống của những người hưởng di sản thừa kế nói riêng và xãhội loài người nói chung Ở nước ta pháp luật về thừa kế đã được hình thành và phát triểnrất sớm và quan hệ thừa kế chịu sự tác động bởi rất nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, xãhội, phong tục tậ quán,…qua mỗi thời kỳ, các quy định về thừa kế ngày càng được bổsung, hoàn thiện để phù hợp với tốc độ phát triển của đời sống nhân dân
Ở Việt Nam, trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam qua các thời kỳ đều quy định:Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản được nhà nước bảo hộ Bộ luật dân sựnước CHXHCN Việt Nam qua các năm ra đời đã kế thừa và phát triển các quan niệm vềthừa kế, thừa kế theo di chúc trong pháp luật của các nước trên thế giới và pháp luật ViệtNam qua các thời kỳ Bộ luật dân sự đã đáp ứng được các yêu cầu bức thiết của xã hộiđặt ra trong giai đoạn hiện nay về việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc.Tuy nhiên thực tiễn cũng chỉ ra nhiều bất cập và khó khăn trong việc giải quyết phân chia
di sản thừa kế theo di chúc Những khó khăn đó thể hiện ở nhiều dạng tranh chấp nhưtính hợp pháp của di chúc, điều kiện của người lập di chúc, ý chí của người lập di chúc,nội dung của di chúc, hình thức của di chúc và hiệu lực của di chúc,…
Trên cơ sở đó, em chọn chuyên đề: “Thực tiễn phân chia di sản thừa kế theo di chúc ”
để thực hiện nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập với mục đích tìm hiểu rõ hơn vềthực trạng và đề ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng caohiệu quả giải quyết các tranh chấp thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng
Trang 63 Các kế hoạch triển khai thực tập cụ thể để thực hiện báo cáo thực tập
Để có thể thực tập tốt và hoàn thành được các nhiệm vụ được giao trong quá trìnhthực tập, em đã xây dựng và thực hiện lộ trình thực tập như sau:
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhândân; tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Tòa án nhândân tối cao
- Nghiên cứu các bản án, tìm hiểu về công tác xét xử, công tác ban hành các bản án,quyết định của Thẩm phán
- Tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản pháp luật về tố tụng và các văn bản pháp luậtliên quan
- Nghiên cứu hồ sơ các vụ án dân sự về chia thừa kế theo di chúc đã được giải quyếttheo sự phân công của cán bộ hướng dẫn thực tập và theo đề xuất, nguyện vọng của bảnthân
- Tìm hiểu nội dung, hình thức, phân biệt các loại tài liệu như: Bản án, quyết định,thông báo, công văn, các văn bản tố tụng khác trong vụ án dân sự về chia thừa kế
- Thu thập, phân tích tài liệu: phân tích các nguồn tư liệu có sẵn về thực trạng giải quyếtcác tranh chấp chia thừa kế tại TAND Thành phố Hà Nội; đưa ra quan điểm về hướnggiải quyết Qua đó, hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân sự nóichung và chia thừa kế nói riêng, học hỏi một số kỹ năng nghiệp vụ của Thẩm phán, Thư
ký Tòa án, nhân viên văn phòng
- Tham gia các buổi tiếp công dân liên quan đến giải hòa giải, làm hồ sơ vụ án vụviệc,… để nắm bắt rõ nội dung vụ việc, quan điểm, nguyện vọng của công dân
- Rà soát hồ sơ đang giải quyết các vụ án, đảm bảo hồ sơ đầy đủ các giấy tờ, vănbản đã quy định; kiểm tra, rà soát hình thức, nội dung của các văn bản tố tụng; phiếuchuyển đơn, quyết định giải quyết giải quyết vụ án, trước khi giao nộp cho cán bộ Tòaán
- Sắp xếp các giấy tờ, hồ sơ giải quyết các vụ án Lập báo cáo, thống kê các vụ việctiếp nhận đơn mới, đã và đang xử lý theo từng giai đoạn
- Tổng hợp các kiến thức, kỹ năng đã học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.Đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho TAND thành phố Hà Nội
Các nhiệm vụ, công việc cụ thể, chi tiết của từng ngày, tuần em xin phép được trìnhbày đầy đủ, chi tiết trong “Nhật ký thực tập”
Trang 7CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC
1.1.Một số khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm thừa kế
Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theomột trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền và nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế Quan hệ thừa kế là một quan hệ xã hội được pháp luật dân sự điều chỉnh và trở thành một quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật thừa kế quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc quan hệ thừa kế
1.1.2 Khái niệm thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc được quy định tại Điều 624 BLDS năm 2005: “là việc
chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống”
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng
di chúc, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người kháccòn sống theo quyết định của người đó trước khi người đó chết và được thể hiện trong di chúc Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản,…
1.1.3 Khái niệm tranh chấp thừa kế theo di chúc
Tranh chấp thừa kế theo di chúc là một trong các loại tranh chấp diễn ra phổ biến trong xã hội Nó được sử dụng từ khi xuất hiện quan hệ thừa kế và cho đến ngày nay lại diễn ra đa dạng và phong phú hơn về các loại tranh chấp Quan hệ thừa kế xuất hiện ở đâu thì tất yếu có sự tranh chấp về thừa kế ở đó
Tranh chấp thừa kế theo di chúc là những tranh chấp về quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia vào quan hệ thừa kế về các vấn đề như: Phân chia di sản, người nhận di sản thừa kế, hình thức của di chúc, hiệu lực của di chúc Dấu hiệu của tranh chấp thừa
kế theo di chúc thể hiện ra bên ngoài qua các hình thức nhất định Không thể có tranh chấp thừa kế theo di chúc tồn tại trong tư duy, suy nghĩ của các chủ thể tranh chấp mà tranh chấp đó phải được bộc lộ ra bên ngoài thành các hành vi tranh chấp Các chủ thể tranh chấp thể hiện thái độ, hành vi của mình về vấn đề tranh chấp và khi đến cực đỉnh là đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề tranh chấp đó
1.2 Các loại tranh chấp về thừa kế theo di chúc
Các tranh chấp về thừa kế theo di chúc là do sự bất đồng, xung đột về ý chí củanhững người thừa kế hoặc những người thuộc diện, hàng thừa kế pháp luật theo quy định
Trang 8của pháp luật Hoặc là do sự quy định không chặt chẽ của pháp luật về vấn đề thừa kếtheo di chúc BLDS 2015 đã dự liệu các trường hợp tranh chấp có thể sẽ diễn ra trongthực tế, cũng trên cơ sở các quy phạm pháp luật đó, cơ quan Tòa án giải quyết các tranhchấp:
- Tranh chấp liên quan đến người lập di chúc
- Tranh chấp về nội dung của di chúc
- Tranh chấp về người thừa kế theo di chúc
- Tranh chấp về hình thức của di chúc
- Tranh chấp về hiệu lực của di chúc
1.3 Giải quyết các vụ án về chia thừa kế theo di chúc
1.3.1 Khái niệm giải quyết các vụ án chia thừa kế theo di chúc
Giải quyết các vụ án chia thừa kế theo di chúc tại Tòa án là việc cơ quan có thẩmquyền (Tòa án) áp dụng các quy định của pháp luật dân sự và pháp luật TTDS về giảiquyết tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên theo một trình tự,thủ tục của BLDS và BLTTDS Bắt đầu từ giai đoạn bên nguyên đơn nộp đơn yêu cầugiải quyết tranh chấp đến khi Tòa án ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
Các nguyên đơn và bị đơn với tư cách là đương sự, còn Tòa án trên sở nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan xét xử sẽ tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp của đương
sự và áp dụng các quy định của Pháp luật hiện hành trong từng trường hợp cụ thể để giảiquyết theo đúng quy định của pháp luật
1.3.2 Đặc điểm giải quyết các vụ án chia thừa kế theo di chúc
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước
Thứ hai, giải quyết các vụ án về chia thừa kế tại Tòa án được thực hiện theo ý chí
của người để lại di chúc, tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thếnào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúcđó
Thứ ba, giải quyết các vụ án về chia thừa kế theo di chúc tại Tòa án phải là một bản
án hoặc một quyết định có hiệu lực pháp luật Tùy vào từng nội dung, tính chất của mỗi
vụ án, đây là nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền năng của Tòa án
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN VỀ CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC
CỦA TAND THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của Thành phố Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên
Trang 9Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại đặc biệt của Việt
Nam Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tâythành phố Thủ đô Hà Nội có phạm vi từ 20°34' đến 21°18' vĩ độ Bắc và từ 105°17' đến106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, HàNam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, HòaBình cùng Phú Thọ phía Tây Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thànhphố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng Hiện nay, thànhphố có diện tích 3358,6 km², chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàngthứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta , và là 1 trong 17 thủ đô có diệntích trên 3000 km²
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Với diện tích 3.359,82 km², và dân số 8,33 triệu người, Hà Nội là thành phố trực thuộctrung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai
và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưngphân bố dân số không đồng đều Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12quận, 17 huyện và 1 thị xã, sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và vănhóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam
Năm 2010, Hà Nội đạt được những kết quả khả quan trọng trong phát triển kinh
tế GDP tăng 11%, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ đạt 2.000 Đô la Mỹ Tổng thungân sách trên địa bàn vượt 100.000 tỷ đồng Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chínhViệt Nam xếp thứ 2 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bìnhquân đầu người, đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP GRDP của thành phố đạt971.700 tỷ đồng (41,85 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 120,6 triệu đồng (5.200USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,62% Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hànhước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng, xếp thứ hai các tỉnh thành cả nước; GRDP bình quân đầungười đạt 122,7 triệu đồng (5.285 USD, xếp hạng 7)
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi đời sống nhân dân TP HàNội không ngừng được nâng lên cả về chất lượng cuộc sống, cả về thu nhập bình quâncủa dân cư hàng năm Chính sự tăng lên về số lượng và chất lượng tài sản trong dân cư
đã dẫn đến tranh chấp về dân sự càng đa dạng và phong phú, tranh chấp về thừa kế theo
di chúc cũng không nằm ngoài xu thế đó Thực tế cho thấy, khi đời sống kinh tế - xã hộicàng tăng lên thì số vụ việc dân sự do TAND thành phố Hà Nội thụ lý cũng tăng lên hàngnăm
2.2 Tình hình giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và thừa kế nói riêng tại TADN thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội là mô ̣t thành phố có địa bàn rô ̣ng, dân số đông, số vụ viê ̣c dân
sự thụ lý ngày càng tăng, số vụ viê ̣c chưa được thụ lý còn nhiều tồn đọng và trong thựctiễn số vụ tranh chấp còn chiếm số lượng lớn Nhưng công tác giải quyết các tranh chấp
Trang 10dân sự nói chung và tranh chấp thừa kế theo di chúc nói riêng không ngừng tăng lên vàgiải quyết ngày càng có hiê ̣u quả Trên cơ sở quy định của pháp luâ ̣t về công tác giảiquyết các vụ viê ̣c dân sự, TAND thành phố Hà Nội đã tổ chức thực hiê ̣n tốt các quy địnhcủa pháp luâ ̣t như:
Các hồ sơ vụ viê ̣c dân sự, đơn khởi kiê ̣n của các đương sự gửi dến Tòa án đượccác cán bô ̣, công chức ngành Tòa 䄃Ān có thẩm quyền kiểm tra, xem xét và ra quyết địnhthụ lý vụ viê ̣c dân sự hay không thụ lý và trả hồ sơ cho đương sự hoă ̣c chuyển cho cơquan khác có thẩm quyền giải quyết
Sau khi có quyết định thụ lý vụ viê ̣c dân sự, hồ sơ được lâ ̣p và phân công cho cáccán bô ̣, các thẩm phán phụ trách từng vụ viê ̣c đúng theo thẩm quyền và đúng pháp luâ ̣t vềtrình tự, thủ tục giải quyết vụ viê ̣c dân sự( theo quy định của Luâ ̣t tố tụng dân sự 2015 vàcác văn bản pháp luâ ̣t liên quan) Tiến hành triê ̣u tâ ̣p các đương sự, người có liên quandến vụ viê ̣c dân sự đến trụ sở Tòa án Tp Hà Nội để thực hiê ̣n viê ̣c cung cấp các tài liê ̣u,chứng cứ liên quan đến vụ viê ̣c cho Tòa án, thực hiê ̣n thủ tục hòa giải cho các đương sự
và những người có liên quan Nếu hòa giải không thành công thì Tòa án ấn định thời gianxét xử vụ viê ̣c cho đương sự, xác minh điều kiê ̣n, tài sản của các đương sự liên quan đến
Trang 11Trong những năm gần đây, TAND thành phố Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan
có liên quan trong khối nô ̣i chính, chính quyền địa phương Thực hiê ̣n giải quyết các vụviê ̣c có tổ chức, có quy mô và theo công viê ̣c cụ thể nên kết quả trong những năm qua đạthiê ̣u quả khá cao, như trong năm 2022 đã giải quyết xong 684/ 1163 vụ dân sự, đạt tỷ lệ58,8% Các vụ viê ̣c tạm đình chỉ, đình chỉ, trả đơn, hoă ̣c số vụ viê ̣c còn lại chưa giảiquyết đều có căn cứ, đảm bảo đúng quy định của pháp luâ ̣t Công tác lưu trữ của Tòađược thực hiê ̣n đúng quy định, công tác đánh giá vâ ̣t chứng tài sản đúng quy định
Qua bảng thống kê, ta thấy được: không có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu án Dân
sự Chủ yếu vẫn tập trung vào các vụ: tranh chấp về vay tài sản, tranh chấp về hợp đồngmua bán tài sản, tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp
về hợp đồng thừa kế quyền sử dụng đất Còn về việc Dân sự tập trung chủ yếu vào việcyêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản, yêu cầu đòi bồi thường về tính mạng, sứckhoẻ danh dự, yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tìm người mấttích, tuyên bố một người mất tích Trong 3 năm gần đây cũng xuất hiện thêm những vụ ánmới: tranh chấp về hợp đồng bán nhà, kiện đòi tài sản, chia tài sản chung hợp nhất
Từ khi bộ luật dân sự 2015 ra đời và có hiệu lực, số lượng vụ án do TAND TP HàNội thụ lý có nhiều biến động Số lượng vụ án thừa kế hàng năm trung bình khoảng 20đến 30 vụ Thừa kế theo di chúc chiếm tỉ lệ ít khoảng từ 0% đến 5% trong tổng số các vụtranh chấp thừa kế hàng năm
Trang 12Bảng 2: Số lượng các vụ tranh chấp thừa kế (chia theo pháp luật và chia theo di
chúc) giai đoạn 1/10/2017 đến 30/9/2022
Nguồn: TAND TP Hà Nội
Qua số liệu thống kê số lượng vụ án tranh chấp thừa kế được thụ lý tại TAND TP
Hà Nội vẫn còn ít so với các vụ tranh chấp thừa kế xảy ra trong thực tế Số vụ án sơ thẩmđược thụ lý và giải quyết chủ yếu ở các Tòa án cấp quận- huyện Nhìn chung, các vụ
Giai đoạn
Số vụ việc cũ
Số vụ việc mới thụ lý
Tổng
số vụ việc
Số vụ việc đã giải quy ết
Số vụ việc còn lại
Quyết định của Tòa án Đình
chỉ, tạm đình chỉ, rút đơn yêu cầu
Chuyên
hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Hòa giải Xét xử
Trang 13tranh chấp thừa kế còn chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số các vụ việc dân sự tại TAND TP HàNội Đồng thời qua các năm, tỉ lệ này có sự tăng lên, giảm xuống không đồng đều Docác vụ việc dân sự ngày càng tăng lên qua các năm nhưng số vụ tranh chấp thừa kế lại có
sự biến động thất thường
Thực tế đó xảy ra một mặt do đời sống kinh tế - xã hội ngày càng tăng lên, cácxung đột trong các mối quan hệ xã hội cũng tăng lên tỉ lệ thuận với tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế Mặt khác, sự xung đột trong tranh chấp thừa kế chiểm tỉ lệ thấp, do yếu
tố tình cảm gia đình của người Việt Nam luôn được đề cao, vấn đề am hiểu pháp luật vềthừa kế trong nhân dân còn thấp, các tranh chấp thường chỉ xảy ra trong phạm vi giađình
2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND thành phố Hà Nội.
Tỉ lệ các vụ tranh chấp thừa kế theo di chúc chỉ khoảng 1%-5% tổng số các vụtranh chấp thừa kế hằng năm Bên cạnh đó, số liệu về các vụ tranh chấp thừa kế khôngphân thành thừa kế theo pháp luật hay thừa kế theo di chúc dẫn đến việc nghiên cứu gặpnhiều khó khăn, thời gian tìm vụ án và phân loại, xử lý vụ án mất nhiều thời gian
Nhiều vụ tranh chấp thừa kế theo di chúc thường được giải quyết trên cơ sở tựthỏa thuận giữa những cá nhân, tổ chức có tranh chấp, trong đó chủ yếu là giữa cá nhânvới cá nhân Thực tế đó xảy ra là vì di chúc ở nước ta hiện nay thường là di chúc miệng.Mặt khác yếu tố tình cảm gia đình được đề cao nên tranh chấp thừa kế theo di chúckhông ra khỏi phạm vi gia đình, và chỉ khi tranh chấp đó lên đến đỉnh điểm không thể tựthỏa thỏa thuận hòa giải với nhau buộc những cá nhân, tổ chức được thừa kế và nhữngngười có liên quan phải gửi đơn yêu cầu nhờ Tòa án giải quyết
Hiện nay đối tượng tranh chấp trong các vụ án thừa kế theo di chúc tại TAND TP
Hà Nội chủ yếu là quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất như nhà ở, cây lâu năm Thường giá trị số tài sản này chiếm gần như toàn bộ giá trị số di sản mà các bên yêu cầugiải quyết Cũng có một số vụ tài sản mà hai bên tranh chấp là tiền, vàng, đồ dùng sinhhoạt như xe đạp, xe máy, xe ô tô du lịch hoặc tài sản tranh chấp vừa có nhà và các tài sảnsinh hoạt khác Việc tranh chấp tài sản là tư liệu sản xuất được giải quyết tại TAND TP
Hà Nội mới chỉ xuất hiện vài năm gần đây, số vụ không nhiều và thường là giá trị khối disản đó cũng không lớn lắm Đối với các tranh chấp thừa kế liên quan đến quyền sở hữutrí tuệ và sở hữu công nghiệp tại Tòa án hầu như không có
Chương 3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN VỀ CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC TẠI TAND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1 Thuận lợi
Trong quá trình giải quyết các vụ án về chia thừa kế yêu cầu theo các trình tự, thủtục văn bản đều được pháp luật BLDS quy định cụ thể và rõ ràng Qua đó, TAND có thể
Trang 14dựa trên quy định của pháp luật để tiến hành giải quyết nhanh chóng, tránh tình trạngthiếu sót, sai thẩm quyền, chậm trễ thời hạn
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, Internet trở nên phổ biến hơn trong xãhội Hầu hết mọi người đều có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin: các quy địnhcủa pháp luật về giải quyết vụ án chia thừa kế, những thủ tục, trình tự, hay các loại giấy
tờ tài liệu, mẫu đơn khởi kiện cũng được các trang mạng đăng tải rất nhiều, nên rất dễtra cứu và tìm hiểu Từ đó, ý thức và sự hiểu biết về quy trình, thủ tục; quá trình tham gia
tố tụng của các đương sự cũng tiến bộ hơn, hiểu biết hơn và thực hiện theo đúng quy địnhcủa pháp luật, làm cho quá trình giải quyết trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn
Trong quá trình lập hồ sơ, tống đạt tài liệu do có sự phối hợp, giúp đỡ nhiệt tìnhgiữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan nên quá trình tống đạt, thu thập, xác minhchứng cứ, tài liệu được nhanh chóng, dễ dàng, công khai, minh bạch và hiệu quả hơn Tỷ
lệ án kháng cáo, kháng nghị trong quá trình giải quyết các vụ án rất thấp Giảm bớt gánhnặng cho Tòa án, thể hiện sự tin tưởng và “bằng lòng” của người dân đối với TANDthành phố Hà Nội trong quá trình giải quyết các vụ án Điều đó đã thể hiện trình độ nănglực, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn của các Thẩm phán, thư ký, cán bộ, côngchức,… trong Tòa án
3.2 Khó khăn
Bên cạnh đó, hực tế việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là di sản thừa
kế tại TAND TP Hà Nội vẫn còn gặp nhiều vướng mắc Thông thường khi xác địnhquyền sử dụng đất của một chủ thể Tòa án dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
để xác minh Nhưng thực tế cho thấy không phải lúc nào người để lại di sản thừa kế là đấtđai cũng có giấy tờ này, cho nên việc xác định di sản thừa kế về quyền sử dụng đất có sựlúng túng, và sẽ dẫn đến việc giải quyết sai
Các trường hợp thường gặp trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc
là xác định hình thức di chúc có hợp pháp hay không hợp pháp Thực tế hiện nay chothấy, di chúc thường là di chúc miệng hoặc di chúc bằng văn bản không có công chứngchứng thực, nên việc xác đinh di chúc có hợp pháp hay không là vấn đề quan trọng đểgiải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc.Mặt khác, tuy có một di chúc nhưng di chúc đókhông thực hiện đầy đủ các quy định mà điều luật đã ghi rõ, ví dụ như di chúc miệngkhông có người làm chứng, hoặc tuy có đủ hai người làm chứng nhưng họ lại không ghichép lại ngay hoặc sau đó mới nói lại cho người trong hàng thừa kế biết và người tronghàng thừa kế mới ghi chép lại
Đối với di chúc viết: có bản di chúc không ghi đầy đủ các nội dung như quy địnhcủa Điều 631 BLDS (không ghi nơi cư trú, thậm chí có trường hợp không ghi rõ nơi có disản) nhưng vẫn được các Tòa án chấp nhận di chúc đó là hợp pháp, nếu có căn cứ kếtluận đó chính là di chúc do người để lại di sản viết ra khi minh mẫn, sáng suốt, không bị
ai ép buộc
Đặc biệt Tòa án cũng có nhiều vướng mắc khi một người để lại nhiều bản di chúckhác nhau, việc xác định đâu là di chúc cuối cùng hay đó là di chúc bổ sung cho di chúc