Bài báo cáo này nhằm mục đích trình bày các kỹ năng đặc thù cần thiết cho người làm công tác công chứng khi tiếp nhận và xử lý các yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản theo di chúc. Các kỹ năng này bao gồm: kỹ năng pháp lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tư vấn và hướng dẫn. Bài báo cáo cũng sẽ đưa ra một số ví dụ thực tế và khuyến nghị để cải thiện chất lượng dịch vụ công chứng trong lĩnh vực này.
Trang 1MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu 1
2 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu 1
2.1 Mục đích nghiên cứu 1
2.2 Nhiệm vụ 2
2.3 Đối tượng nghiên cứu 2
3 Cơ cấu của bài báo cáo 2
II NỘI DUNG 3
1 Quy định của pháp luật về thừa kế và thừa kế theo di chúc 3
1.1 Quy định của pháp luật về thừa kế 3
1.2 Quy định của pháp luật về di chúc và thừa kế theo di chúc 3 2 Quy định của pháp luật về công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc và những vấn đề đáng chú ý 5
2.1 Quy định của pháp luật về công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc 5
2.2 Những vấn đề đáng chú ý đối với công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc 6
3 Những điểm bất cập trong quy định khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc và kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật 8
3.1 Những điểm bất cập 8
3.2 Kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật 10
III KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 2CHUYÊN ĐỀ: KỸ NĂNG ĐẶC THÙ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN
HOẶC KHAI NHẬN DI SẢN THEO DI CHÚC
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Sinh lão bệnh tử là quy luật tất yếu của đời người mà bất kỳ ai cũng phải trải qua Với quy luật này, bất kỳ ai khi sinh ra sẽ lớn lên
và trưởng thành, sau đó về già gặp những ốm đau, bệnh tật, cuối cùng là qua đời Lúc sinh thời, con người lao động để tạo ra của cải, giá trị, thì khi chết đi, tài sản người đó tạo lập, tích lũy sẽ phải để lại cho người còn sống thừa hưởng và tiếp tục khai thác sử dụng Đây là lúc phát sinh quan hệ thừa kế, những người có mối quan hệ nhất định với người để lại di sản sẽ được tiếp tục thừa hưởng, sử dụng tài sản của người chết để lại Quy định này tùy mỗi địa phương, mỗi thời
kỳ sẽ có những luật, lệ riêng quy định ai sẽ là người được thừa hưởng tài sản do người chết để lại Tuy nhiên, trong trường hợp lúc còn sống một người đã có sự thể hiện ý chí nguyện vọng định đoạt tài sản của mình sau khi chết, thì tài sản sẽ được truyền lại cho người thừa kế đúng theo ý chí đó Đây được gọi là di nguyện, và văn bản ghi chép lại di nguyện được gọi là di chúc Cùng với thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc là những quy định tại pháp luật thừa
kế Việt Nam, hiện nay được quy định tại Phần thứ tư về Thừa kế tại
Bộ Luật Dân sự năm 2014
Đối với việc phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế bằng cách liên hệ tổ chức hành nghề công chứng để lập văn bản công chứng, từ đó được hưởng phần thừa kế theo pháp luật quy định hay phân chia phân thừa kế của mình cho đồng thừa kế khác Đối với việc phân chia di sản đối với trường hợp người để lại di sản có lập di chúc trước khi chết để định đoạt tài sản của mình, cũng có thể được thực hiện theo hình thức lập văn bản tương tự tại tổ chức hành nghề công chứng Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một phần lớn là xuất phát từ quy định của pháp luật nên việc lập văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc có những điểm đáng chú ý mà tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên cần phải lưu ý Bằng bài báo cáo này, học viên chỉ ra và làm rõ những vấn đề nêu trên, đồng thời đưa ra những kiến nghị đề xuất giải quyết những điểm vướng mắc đối với khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc
2 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
Trang 3- Nghiên cứu về những kỹ năng đặc thù trong việc giải quyết yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản theo di chúc;
- Đề xuất kiến nghị nhằm khắc phục những thiếu xót, hạn chế trong việc giải quyết yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản theo di chúc
Trang 42.2.Nhiệm vụ
- Tìm hiểu khái niệm chung về thừa kế nói chung và thừa kế theo
di chúc nói riêng được quy định trong pháp luật Việt Nam Cùng với đó là những quy định về khai nhận di sản và thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc theo trình tự, thủ tục công chứng;
- Chỉ ra, phân tích những nét đặc thù về quy trình và kỹ năng để
xử lý hồ công chứng sơ khai nhận di sản và thỏa thuận phân chia
di sản theo di chúc;
- Từ lý thuyết và thực tiễn, tìm ra những điểm hạn chế còn tồn đọng trong pháp luật lẫn trong thực tiễn, từ đó nêu kiến nghị nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục
2.3.Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng đặc thù trong việc giải quyết yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản theo di chúc
3 Cơ cấu của bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm ba phần:
Những điểm bất cập trong quy định khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc và kiến nghị hướng hoàn thiện
pháp luật
Quy định của pháp luật về công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc và những vấn
đề đáng chú ý Quy định của pháp luật về thừa
kế và thừa kế theo di chúc
Trang 5II NỘI DUNG
1 Quy định của pháp luật về thừa kế và thừa kế theo di chúc
3.1.Quy định của pháp luật về thừa kế
Khái niệm di sản thừa kế được hiểu là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế Điều 612 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy
định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” Như vậy, di sản thừa
kế bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người
đã chết, quyền về tài sản của người đó
Di sản thừa kế được để lại cho người thừa kế theo hai cách, là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo di chúc
là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người thừa kế theo ý chí của người lập di chúc khi còn sống Khái niệm di chúc được
quy định tại Điều 624 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” Bằng cách lập di chúc, người lập di chúc có thể quyết định những nội dung “1 Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế 2 Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.3 Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.4 Giao nghĩa vụ cho người thừa kế 5 Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Khác với thừa kế theo di chúc mang theo ý chí của người để lại
di sản, thừa kế theo pháp luật là việc những mối quan hệ được quy định theo hàng thừa kế sẽ được hưởng di sản của người chết để lại
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: “a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa
kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo đó, trong trường hợp không có di chúc, di sản thừa kế sẽ
được hưởng theo trình tự các hàng sau đây: “a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
Trang 6ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Trang 73.2.Quy định của pháp luật về di chúc và thừa kế theo di chúc
Điều 624 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” Theo quy định này thì di chúc phải có các yếu tố
sau:
- Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác;
- Mục đích của việc lập di chúc là việc chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác;
- Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết
Di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc, do
đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần tuân theo các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản và quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản…
Theo điều 630 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì di chúc được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, người để lại di sản lập di chúc phải ở trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép Lập di chúc là hành vi của chủ sở hữu (chủ sử dụng tài sản) định đoạt tài sản của mình nên họ phải nhận thức được hành vi đó, không một ai
có quyền điều khiển hay ép buộc họ làm theo ý chí của người khác;
- Thứ hai, nội dung của di chúc không trái với pháp luật, không đúng với lợi ích của xã hội Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chi của Nhà nước, đạo đức xã hội Vi phạm các điều đó, di chúc
sẽ bị vô hiệu;
- Thứ ba, hình thức của di chúc không được trái với quy định của pháp luật Như đã nêu thì di chúc của người chưa thành niên thì phải
có sự đồng ý của cha mẹ hay ngời giám hộ Về di chúc của người bị hạn chế về thể chất hay của người không biết chữ phải có người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu người ngời lập di chú miệng thể hiện ý chí của mình trước ít nhất hai người làm chứng, ngưòi làm
Trang 8chứng phải ghi rõ đầy đủ nội dung của di chúc này và cùng ký tên; đồng thời bản di chúc phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn năm ngày kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng
Người được để lại di sản theo di chúc có quyền thừa hưởng di sản sau khi người lập di chúc chết Tuy nhiên, trong trường hợp người lập di chúc để lại toàn bộ di sản, cho người hưởng di chúc, hay dù cho nội dung di chúc không đề cập đến, thì di sản vẫn phải được chia xét đến các đối tượng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Các người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được quy
định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự năm 2015 bao gồm “a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.” Những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội
dung di chúc sẽ hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó
4 Quy định của pháp luật về công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc và những vấn đề đáng chú ý
4.1.Quy định của pháp luật về công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc
Đối với các tài sản là bất động sản, hay động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, việc phân chia di sản phải lập thành văn bản và phải được công chứng bởi tổ chức hành nghề công chứng Việc công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải theo trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Công chứng năm 2014
4.1.1 Thành phần hồ sơ công chứng khai nhận di sản, thỏa thuận phân
chia di sản theo di chúc
Theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, người yêu cầu công chứng thực hiện việc yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch phải xuất trình bộ hồ sơ theo quy định Đối với yêu cầu công chứng về khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc, trong bộ hồ sơ của người yêu cầu công chứng ngoài những giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản như các hồ
sơ thông thường, còn có thêm các giấy tờ khác:
Trang 9- Đầu tiên là một bản di chúc có nội dung, hình thức phù hợp với quy định của pháp luật Từ bản di chúc này, công chứng viên sẽ làm cơ sở để xác định người được hưởng di sản, hoặc những nội dung khác về thừa kế được ghi nhận trong di chúc;
- Khai tử của người để lại di sản, để xác định thời điểm mở thừa kế
và thời điểm di chúc có hiệu lực;
- Tờ tường trình quan hệ nhân thân về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc do người thừa kế theo di chúc lập Bằng bản tường trình này, công chứng viên có thể xác định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, từ
đó yêu cầu những giấy tờ hộ tịch cần thiết để chứng minh những mối quan hệ trên
4.1.2 Thủ tục niêm yết
Đối với hồ sơ về di sản thừa kế, tại Điều 57 và 58 Luật Công chứng năm 2014 đều quy định trách nhiệm của tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản nếu hồ sơ khai nhận di sản có đối tượng là bất động sản
Niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản theo di chúc hay theo pháp luật đều là thủ tục bắt buộc khi công chứng các loại văn bản này Trong thời hạn niêm yết, các cá nhân có thông tin về việc bỏ lọt thừa kế có thể liên hệ tổ chức hành nghề công chứng để khiếu nại Đây là một thủ tục cần thiết để góp phần hạn chế tranh chấp xảy ra đối với các loại văn bản công chứng về di sản thừa kế
Sau khi công chứng viên xác nhận hồ sơ hợp lệ và hoàn tất thủ tục niêm yết nêu trên, người yêu cầu công chứng có thể thực hiện việc ký trên văn bản và hoàn tất thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng
4.2.Những vấn đề đáng chú ý khi công chứng văn bản khai nhận
di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc
Trang 104.2.1 Hình thức và nội dung di chúc
Đối với việc khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản theo di chúc, một trong những điều quan trọng nhất cần phải xác định chính là hình thức, nội dung di chúc có đúng quy định của pháp luật hay không
Căn cứ theo khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015 về Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.” Di chúc là một loại văn bản
đặc biệt ở chỗ, bất cứ cá nhân nào có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết Việc này dẫn đến chuyện có những di chúc hàng nhiều năm sau đó mới phát sinh hiệu lực Vì vậy phải căn cứ vào thời điểm lập di chúc để xác định những văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh cho di chúc đó Một vài ví dụ có thể kể ra như, di chúc một người lập năm 2010 thì không thể dùng Bộ Luật dân sự ban hành năm 2015 để điều chỉnh được, mà luật có hiệu lực tại thời điểm lập di chúc đó là
Bộ Luật dân sự năm 2005, hoặc di chúc lập năm 1993 phải dựa theo quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 Mỗi văn bản quy phạm pháp luật tại từng thời kỳ đều chứa các quy định khác nhau đối với hình thức và hiệu lực của di chúc mà công chứng viên có thể dựa vào
đó để xác định được di chúc có được lập đúng trình tự thủ tục, đúng thẩm quyền, đúng về mặt hình thức, nội dung hay không Một ví dụ minh họa, tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990, tại Mục 1 có quy định: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, quyền sử dụng đất được giao không phải là quyền sở hữu về tài sản của công dân nên không thể trở thành di sản khi công dân chết Các tranh chấp về di sản có liên quan đến quyền sử dụng đất được giải quyết theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.” Như vậy,
khi gặp một di chúc lập tại thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 còn hiệu lực mà nội dung định đoạt di sản là quyền sử dụng đất thì
có thể kết luận di chúc đó vô hiệu một phần hoặc toàn bộ
Trong trường hợp có đủ căn cứ để xác định di chúc không có hiệu lực theo quy định của pháp luật, công chứng viên có thể giải thích cho người yêu cầu công chứng và có hướng giải quyết có người yêu cầu công chứng theo đúng quy định của pháp luật