1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy định của pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Định Của Pháp Luật Về Quyền Của Người Yêu Cầu Công Chứng - Thực Tiễn Thực Hiện Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 43,02 KB

Nội dung

Báo cáo kết thúc học phần công chứng. Học viện tư pháp Tp. Hồ Chí Minh. Học phần CC1. Quy định của pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trang 1

MỤC LỤC:

I PHẦN MỞ ĐẦU 2

1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu 2

2.Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu 3

2.1 Mục đích nghiên cứu 3

2.2 Nhiệm vụ 3

2.3 Đối tượng nghiên cứu 3

3.Cơ cấu của bài báo cáo 3

II PHẦN NỘI DUNG 4

1.Quy định của pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng 4

1.1Khái quát khái niệm người yêu cầu công chứng 4

1.2Các quyền của người yêu cầu công chứng và quy định của pháp luật có liên quan 4

2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng và tình huống minh họa 8

2.1 Những mặt đạt được 8

2.2 Những mặt hạn chế 9

2.3 Tình huống minh họa 12

3 Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị đối với việc thực hiện quyền của người yêu cầu công chứng 13

3.1 Nguyên nhân 13

3.2 Giải pháp, kiến nghị 14

III KẾT LUẬN 15

IV.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

1

Trang 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI YÊU CẦU

CÔNG CHỨNG - THỰC TIỄN THỰC HIỆN

VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, ngành công chứngtại Việt Nam cũng đạt được những sự phát triển nhất định, về pháttriển mô hình cũng như quy mô ngành nghề Sự phát triển đó baogồm số lượng các tổ chức hành nghề công chứng, số lượng việc côngchứng và cùng với đó là số lượng khách hàng đến các tổ chức hànhnghề công chứng để thực hiện chứng nhận các giao dịch, hợp đồng.Người dân tìm đến tổ chức hành nghề công chứng không chỉ đểchứng nhận những giao dịch, hợp đồng bắt buộc phải công chứngtheo quy định của pháp luật, mà còn để được chứng nhận nhữnggiao dịch khác không bắt buộc phải công chứng Nhu cầu được antoàn của con người ngày một nâng cao, và nhu cầu an toàn trongcác giao dịch không nằm ngoài phạm vi đó Hệ quả là ngành côngchứng đã được biết đến nhiều hơn và số lượng người tham gia vàocác hoạt động công chứng cũng ngày càng nhiều

Song số lượng người tham gia công chứng và tần suất côngchứng tăng, nhưng mặt khác điều này lại không hoàn toàn tỉ lệ thuậnvới những nhận thức, hiểu biết về hoạt động công chứng đối với bộphận người dân tham gia công chứng Nhìn nhận một cách kháchquan, hiểu biết về quyền của bản thân trong việc tham gia côngchứng đã ít nhiều được cải thiện, song về chiều sâu và từ hiểu biết sửdụng quyền của bản thân để bảo vệ mình trong hoạt động côngchứng vẫn còn hạn chế trong bộ phận người yêu cầu công chứng.Thực trạng là người yêu cầu công chứng vẫn lúng túng trong việcnắm và sử dụng quyền của mình trong hoạt động công chứng dẫnđến không tận dụng tối ưu những quyền để bảo vệ quyền lợi củamình, mặt khác hoặc người yêu cầu công chứng sử dụng sai hoặc lợidụng quyền của mình để thực hiện những hành trục lợi cho bản thân.Luật công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật vềhoạt động công chứng có quy định, định nghĩa về người yêu cầucông chứng, tuy nhiên chưa thấy một quy định cụ thể nào về quyềncủa người yêu cầu công chứng Luật công chứng 2014 có quy định

để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng, tuy nhiên cácquy định này nằm rải rác trong văn bản luật, điều này có phần làm

Trang 3

khó khăn trong việc nhận diện và khai thác quyền lợi chính đáng củangười dân khi tham gia công chứng

Với tình hình thực tế cùng với thực trạng pháp luật nêu trên, đềtài báo cáo này sẽ đi sâu và làm rõ hơn quy định của pháp luật vềquyền của người yêu cầu công chứng, thực tiễn thực hiện và từ đó đề

ra giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện vấn đề này

3

Trang 4

2 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu

 Phân tích việc thực hiện các quyền đó trên thực tế đã đạt đượcnhư thế nào để từ đó đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những mặtchưa đạt được, đồng thời lấy đó làm cơ sở để có những phương ánhoàn thiện những mặt chưa đạt được đó

 Phân tích các quyền đó, đồng thời nêu ra được những bất cậptrong quy định của pháp luật nếu có của các quyền đó;

 Nghiên cứu thực tiễn, từ đó chỉ ra các mặt đạt được và chưa đạtđược về thực tiễn áp dụng các quyền của người yêu cầu côngchứng;

 Đề ra các giải pháp khắc phục các mặt chưa đạt được

2.3 Đối tượng nghiên cứu

Quy định của pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng

- thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật

3 Cơ cấu của bài báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tàigồm ba phần:

 Phần 1: Quy định của pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng;

 Phần 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền của người yêu cầu côngchứng và tình huống minh họa;

 Phần 3: Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị đối với việc thực hiệnquyền của người yêu cầu công chứng

Trang 6

II PHẦN NỘI DUNG

1 Quy định của pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng

1.1.Khái quát khái niệm người yêu cầu công chứng

Tại khoản 3 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 có đưa ra khái

niệm về người yêu cầu công chứng: “Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này”.

Xuất phát từ khái niệm đươc nêu trong Luật công chứng năm

2014 (sau đây gọi tắt là “Luật công chứng”), có thể hiểu người yêucầu công chứng là người làm phát sinh quan hệ công chứng, giữangười yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng Đồngthời, người yêu cầu công chứng cũng là người tham gia trực tiếptrong suốt quá trình công chứng, sau đó cũng là người có quyền,nghĩa vụ, có trách nhiệm thi hành đối với văn bản công chứng đã ký

Do đó, việc hiểu và sử dụng các quyền của người yêu cầu côngchứng là rất quan trọng, để sử dụng trước, trong và sau khi thực hiệncông chứng một hợp đồng, giao dịch

1.2.Các quyền của người yêu cầu công chứng và quy định của pháp luật có liên quan

1.2.1 Quyền đưa ra yêu cầu công chứng

Là một quyền cơ bản của người yêu cầu công chứng, việc đưa rayêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch thuộc về người yêu cầucông chứng Từ yêu cầu đó, công chứng viên mới giải quyết yêu cầu

và tiến hành các hoạt động, thủ tục để chứng nhận văn bản côngchứng Đây được coi là quyền đầu tiên và là quyền cơ bản nhất, cũngnhư là một trong những quyền quan trọng của người yêu cầu côngchứng

Công chứng là ngành cung cấp dịch vụ công, tuy nhiên quyềnđưa ra yêu cầu công chứng làm ngành công chứng khác dịch vụ đơnthuần khác ở điểm, muốn từ chối cung cấp “dịch vụ”, nói cách khác

là từ chối yêu cầu công chứng phải có lý do chính đáng Điều nàyđược quy định trong điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-

CP ngày 15/7/2020 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình;thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi

Trang 7

tắt là “Nghị định số 82/2020/NĐ-CP”), công chứng viên sẽ bị phạttiền nếu rơi vào trường hợp từ chối yêu cầu công chứng mà không có

lý do chính đáng

1.2.2 Quyền được công chứng viên giải thích để hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng

Công chứng viên chứng nhận văn bản công chứng theo trình tự,thủ tục được quy định trong Luật công chứng và các văn bản liênquan Trong trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch, mộthành động được quy định tại khoản 4 Điều 40, đồng thời tại điểm dkhoản 2 Điều 17 Luật Công chứng: “Giải thích cho người yêu cầucông chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ýnghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng…” Từ những quy địnhnày có thể hiểu việc giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõquyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp

lý của việc công chứng là một bước trong thủ tục công chứng hợpđồng, giao dịch được quy định rõ trong luật, và đồng thời cũng là mộtnghĩa vụ của công chứng viên khi thực hiện hoạt động công chứng Mặt khác, đây cũng là quyền của người yêu cầu công chứng.Không phải bất kỳ cá nhân nào cũng có thể đọc văn bản hợp đồng,giao dịch mà hiểu được toàn bộ nội dung, quyền và nghĩa vụ của bảnthân sẽ phát sinh như thế nào, hậu quả pháp lý như thế nào sau khiđặt bút kí vào Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và giá trị thihành, vì vậy sau khi người yêu cầu công chứng ký vào văn bản vàđược chứng nhận, các bên tham gia giao kết bắt buộc phải tuân thủ

và thực hiện Do đó, quyền được công chứng viên giải thích để hiểu

rõ về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậuquả pháp lý của việc công chứng của người yêu cầu công chứng rấtquan trọng để đảm bảo một văn bản công chứng đúng trình tự, thủtục, đúng với ý chí của các bên đồng thời bảo vệ được quyền lợi íchhợp pháp của mình trong suốt quá trình công chứng và thi hành vănbản công chứng

Theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 15 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, nếu công chứng viên không thực hiện việc giải thích chongười yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợppháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng thìcông chứng viên sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức từ

7 triệu đồng đến 10 triệu đồng

7

Trang 8

1.2.3 Quyền được tự mình soạn thảo hoặc đề nghị công chứng viên soạn thảo dự thảo hợp đồng, giao dịch

Tại Điều 40 Luật công chứng quy định người yêu cầu công chứngđược tự mình soạn thảo dự thảo hợp đồng, giao dịch Trong trườnghợp này, thành phần hồ sơ yêu cầu công chứng sẽ bao gồm dự thảohợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng tự soạn thảo Saukhi nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên kiểm tra, xử lý

hồ sơ theo trình tự quy định tại Điều 40 Luật công chứng, đối với dựthảo hợp đồng, giao dịch do khách hàng soạn thảo, công chứng viênkiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch để đảm bảo không có điềukhoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, và đối tượng của hợpđồng, giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật và tiến hànhcông chứng trên văn bản dự thảo đó

Trường hợp người yêu cầu công chứng không tự soạn thảo dựthảo hợp đồng, giao dịch, có thể đề nghị công chứng viên soạn thảohợp đồng, giao dịch theo quy định tại Điều 41 Luật công chứng

“Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.”

1.2.4 Quyền được yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao

dịch

Xã hội vận động và phát triển không ngừng, các sự kiện pháp lýcũng vậy Hợp đồng, giao dịch đã được chứng nhận, vì điều kiện củangoại cảnh, thay đổi sự kiện pháp lý ảnh hưởng đến việc thi hànhhợp đồng, hay đơn giản chỉ là các bên thay đổi ý kiến của mình đốivới văn bản công chứng, người yêu cầu công chứng có quyền yêucầu sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ văn bản đó Quy định tại Điều 51Luật Công chứng, hợp đồng, giao dịch đã công chứng có thể đượcsửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, khi có sự thoả thuận, cam kết bằng vănbản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó vàphải được công chứng

Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đãđược công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng

đã thực hiện việc công chứng đó và thủ tục công chứng việc sửa đổi,

bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thựchiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch cần sửa đổi, bổsung hay hủy bỏ Yêu cầu này cũng đồng nghĩa người yêu cầu côngchứng muốn sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ hợp đồng phải tham gia

Trang 9

vào một việc công chứng mới, và phát sinh quyền của người yêu cầucông chứng như hồ sơ công chứng ban đầu.

1.2.5 Quyền được đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Điều 52 Luật công chứng trao cho người yêu cầu công chứngquyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Khi cảmthấy quyền lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm phạm bởi các bênkhác trong quá trình công chứng vàkhi có căn cứ cho rằng việc côngchứng có vi phạm pháp luật, người yêu cầu công chứng có quyềnkhởi kiện lên tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tuyên bốvăn bản công chứng vô hiệu

Đây là một quyền quan trọng của người yêu cầu công chứng.Văn bản công chứng có giá trị pháp lý cao, nhưng chỉ khi văn bản đóđược chứng nhận đúng thủ tục, trình tự, đúng pháp luật Việc traocho người yêu cầu công chứng quyền đề nghị Tòa án tuyên bố vănbản công chứng vô hiệu một phần giúp người yêu cầu công chứngbảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của mình, mặt khác góp phầnnâng cao chất lượng của hoạt động công chứng, làm cho công chứngviên và tổ chức hành nghề công chứng tuân thủ trình tự, thủ tục, quyđịnh pháp luật khi tiến hành công chứng hợp đồng, giao dịch

1.2.6 Quyền được giữ bí mật thông tin về nội dung công chứng

Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Mọi người

có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và

bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin

về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.” Theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, bí mật

cá nhân, bí mật riêng tư của mỗi cá nhân phải được bảo đảm Luậtcông chứng cũng có quy định tại Điều 17 về nghĩa vụ của công

chứng viên: “Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật

có quy định khác” Quy định này của Luật công chứng phù hợp với

Hiến pháp Về mặt cá nhân nó giúp cho người yêu cầu công chứng

an tâm về những thông tin nhân thân và tài sản của bản thân sẽđược đảm bảo bí mật Về mặt xã hội, quy định này khẳng định tínhchuyên nghiệp của nghề công chứng, cho thấy công chứng đã trởthành một nghề, có nguyên tắc hoạt động riêng và đảm bảo bí mậtthông tin khách hàng là một trong những quy định đó

9

Trang 10

Công chứng viên vi phạm quy định này có thể bị xử phạt từ 7triệu đến 10 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 15Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

1.2.7 Quyền được mời người làm chứng, người phiên dịch trong công chứng hợp đồng, giao dịch

Khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng quy định: “Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.” Với các trường

hợp bị khiếm khuyết trên cơ thể mà có thể ảnh hưởng đến tính kháchquan của văn bản công chứng theo quy định của pháp luật, ngườiyêu cầu công chứng có quyền mời người làm chứng để chứng kiếnngười yêu cầu công chứng đã hiểu toàn bộ nội dung, chứng kiến ýchí tự nguyện của người yêu cầu công chứng để công chứng viênchứng nhận tính khách quan của hợp đồng, giao dịch Đây là quyềngiúp người yêu cầu công chứng bảo vệ được lợi ích hợp pháp củamình, đồng thời giúp công chứng viên có đủ căn cứ để chứng nhậnhợp đồng, giao dịch

Khoản 3 Điều 47 Luật Công chứng quy định: “Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch…” Người phiên dịch tham gia vào văn bản công chứng khi

người yêu cầu công chứng không thông thạo Tiếng Việt Trongtrường hợp này, người yêu cầu công chứng có quyền mời người phiêndịch để dịch hợp đồng và lời giải thích của công chứng viên vềquyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quảpháp lý của việc công chứng Với quyền này, người nước ngoài hayngười không sử dụng Tiếng Việt cũng có thể tham gia vào hoạt độngcông chứng tại Việt Nam

1.2.8 Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại

Điều 38 Luật công chứng quy định: “Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong hoạt động công chứng” Trong hoạt động công chứng vốn luôn tiềm ẩn rủi ro

cao đối với các bên, người yêu cầu công chứng có thể là người chịuthiệt hại Nếu do lỗi của công chứng viên hoặc do lỗi của nhân viênhoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề côngchứng thì người yêu cầu công chứng có quyền yêu cầu tổ chức hànhnghề công chứng bồi thường thiệt hại

Ngày đăng: 18/02/2024, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w