1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác Định Và Phân Chia Di Sản Thừa Kế.pdf

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác Định Và Phân Chia Di Sản Thừa Kế
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Luật Đại Học Huế
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 179,3 KB

Nội dung

Nhóm thứ hai: Những quy định về di sản, người thừa kế, người để lại di sản, người quản lý di sản, điều kiện để được hưởng thừa kế, điều kiện cho người khác hưởng thừa kế tài sản, nghĩa v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐẠI HỌC HUẾ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC LUẬT

LUẬT DÂN SỰ

Câu hỏi: Dạng 1: Xác định và phân chia di sản thừa kế

Giảng viên hướng dẫn:

Học viên thực hiện:

Huế,năm 2022

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU Chế định thừa kế là một trong những chế định đóng vai trò quan trọng của

Bộ luật Dân sự Các vụ án tranh chấp về xác định phân chia di sản thừa kế không những gia tăng về số lượng vụ án mà còn phức tạp trong từng nội dung quan hệ tranh chấp Quá trình giải quyết án tranh chấp dân sự nói chung trong

đó tranh chấp về phân chia di sản thừa kế nói riêng là một trong những công việc khó khăn, phức tạp Chính vì vậy có những vụ án tranh chấp xác định phân chia di sản thừa kế kéo dài nhiều năm, qua nhiều cấp xét xử Lý do của việc này bên cạnh nguyên nhân chủ quan là trình độ chuyên môn của một số Thẩm phán còn chưa đáp ứng được yêu cầu mà còn do hệ thống văn bản pháp luật về thừa

kế chưa thống nhất, quy định còn chung chung chưa cụ thể, chưa dữ liệu được các tình huống trên thực tế Vì vậy, khi áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cũng như cách giải quyết Điều đó đã xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của đương sự, đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội

Trước thực trạng đó, tôi chọn việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp đề tài

“Xác định và phân chia di sản thừa kế” Mục đích nghiên cứu đề tài là đánh giá thực trạng, phát hiện những sai sót, vướng mắc đồng thời tìm ra giải pháp, kiến nghị trong giải quyết vụ án về thừa kế trong thời gian tới Để Tòa án thực sự là cán cân giúp bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ

1 Một số khái niệm chung:

1.1 Khái niệm thừa kế:

Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ

từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó Thừa kế có vai trò quan trọng từ rất lâu trong xã hội loài người Các luật thừa kế thay đổi liên tục tùy theo cơ cấu

xã hội

Trang 3

Thừa kế với ý nghĩa là phạm trù kinh tế xuất hiện từ thời xa xưa của xã hội loài người, theo đó có thể hiểu đó là sự chuyển dịch tài sản thuộc sở hữu của người chết cho những người còn sống dựa trên quan hệ huyết thống và theo phong tục tập quán của địa phương

Thừa kế với nghĩa là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể của quan hệ thừa kế bao gồm người để lại di sản và người thừa kế Người có tài sản

để lại khi chết gọi là người để lại di sản Người được hưởng tài sản của người chết để lại gọi là người thừa kế Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, mà không bao giờ là pháp nhân, cơ quan nhà nước hoặc tổ chức; nhưng người thừa

kế có thể là cá nhân, hoặc cơ quan nhà nước, hoặc bất kỳ một chủ thế nào Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyền đề lại di sản của người có tài sản cho người thừa kế và quyền thừa kế di sản của người khác là hai nội dung cơ bản của quyền thừa kế được pháp luật công nhận và bảo vệ

1.2 Khái niệm di sản:

Theo quy định tại Điều 612 của Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác

1.3 Xác định và phân chia di sản thừa kế:

Xác định và phân chia di sản thừa kế là việc Tòa án xác định di sản của người chết để lại là bao gồm những di sản gì Sau đó sẽ tiến hành chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về xác định và phân chi di sản thừa kế theo quy định của BLDS năm 2015 thì gồm các nhóm nội dung chính như sau:

Nhóm thứ nhất Những quy định chung về thừa kế như lựa chọn văn bản pháp luật áp dụng khi có tranh chấp về thừa kế, thời điểm mở thừa kế, địa điểm

mở thừa kế, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Trang 4

Nhóm thứ hai: Những quy định về di sản, người thừa kế, người để lại di sản, người quản lý di sản, điều kiện để được hưởng thừa kế, điều kiện cho người khác hưởng thừa kế tài sản, nghĩa vụ của người thừa kế

Nhóm thứ ba: Những quy định về thừa kế theo di chúc Để công nhận di chúc có hiệu lực thì di chúc phải được lập theo một trình tự do pháp luật quy định Nếu di chúc vi phạm trình tự, thủ tục đó thì vô hiệu Ngoài ra, trong nhóm này còn có các quy định về hiệu lực của di chúc, các hình thức di chúc

Nhóm thứ tư: Những quy định về thừa kế theo pháp luật, nhóm này bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về các trường hợp thừa kế theo pháp luật, diện

và hàng thừa kế thừa kế thế vị

Nhóm thứ năm: Những quy định về thanh toán và phân chia di sản như họp mặt những người thừa kế, ai là người phân chia di sản thừa kế, quyền và nghĩa

vụ của người phân chia di sản thừa kế, thứ tự ưu tiên thanh toán

Như vậy có thể nói rằng, pháp luật về thừa kếlà tổng thể các quy phạm pháp luật

do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho cá nhân, tổ chức theo di chúc hoặc theo pháp luật, cũng như quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ, phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế và được thực hiện theo những trình tự thủ tục nhất định

2 Những nội dung cơ bản của pháp luật về thừa kế:

2.1 Nhóm quy phạm pháp luật quy định những vấn đề chung về thừa kế:

– Pháp luật áp dụng khi giải quyết vụ án thừa kế:

Về nguyên tắc, nếu quan hệ pháp luật dân sự phát sinh từ thời điểm nào sẽ áp dụng các quy định pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó để giải quyết Như vậy, các quan hệ thừa kế có thời điểm mở thừa kế từ trước ngày Bộ luật dân sự năm

1995 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/1996), mặc dù các bên chưa chia thừa

kế, nay có yêu cầu chia thừa kế vẫn sẽ áp dụng các văn bản pháp luật có hiệu lực trước đó Cụ thể là:

Nếu thời điểm mở thừa kế là từ ngày 30/9/1990 cho đến trước ngày 01/7/1996 thì áp dụng các quy định của Pháp lệnh thừa kế được Chủ tịch Hội đồng Nhà

Trang 5

nước công bố ngày 30/9/1990 Theo Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế thì: Kể từ ngày 10/9/1990, đối với các vụ án về thừa

kế đang được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc đã có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thì đều phải áp dụng các quy định của Pháp lệnh thừa kê đề giải quyết

Riêng đối với giao dịch dân sự về nhà ở và quyền sử dụng đất, Nghị quyết của Quốc hội ngày 28/10/1995 về việc thi hành Bộ luật dân sự có hướng dẫn áp dụng pháp luật như sau: Các quy định của Bộ luật dân sự 1995 được áp dụng đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập từ ngày Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực Đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập từ ngày 01/7/1991 đến ngày 01/7/1996 thì thực hiện theo Pháp lệnh về nhà ở và các văn bản pháp luật khác

có liên quan Đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991, thì sẽ thực hiện theo quy định của Quốc hội Những quy định của Bộ luật dân sự về chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực áp dụng kể từ ngày Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực (ngày 15/10/1993)

Để hướng dẫn giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991, ngày 20/8/1998 Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 58/1998/NQ UBTVQH10 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 Điều 91 của Nghị quyết này quy định: “Đối với trường hợp thừa kế nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 mà di sản thừa kế chưa được chia, nếu có yêu cầu chia thì giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”

Như vậy, nếu thời điểm mở thừa kế được xác định trước ngày 01/7/1996, khi giải quyết những việc có liên quan đến thừa kế (trừ thừa kế quyền sử dụng đất),

sẽ áp dụng Pháp lệnh thừa kế và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết Đối với quan hệ thừa kế phát sinh từ ngày 01/7/1996 đến trước ngày 01/01/2006 thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự 1995 Đối với quan hệ thừa kế phát sinh

từ ngày 01/01/2006 trở đi thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự 2005

– Về thời điểm mở thừa kế:

Trang 6

Khi một người chết thì việc thừa kế di sản của người ấy phát sinh Vì vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản (hay còn gọi là người để lại

di sản) chết Đó là mốc thời gian mà kể từ thời điểm đó quyền tài sản và nghĩa

vụ tài sản của một người (người để lại di sản) được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Thông thường, nếu một người chết mà mọi người đều biết, thì thời điểm người để lại di sản chết là thời điểm người đó trút hơi thở cuối cùng Căn cứ để xác định thời điểm mở thừa kế là những ghi chép trong giấy khai tử về giờ, ngày, tháng, năm người để lại di sản chết Trường hợp không xác định được chính xác thời điểm người đó chết (do thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh ) thì phải được xác định thời điểm người đó chết theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng vì thời điểm mở thừa kế là thời điểm để xác định

Về địa điểm mở thừa kế: Trong suốt cuộc đời, một người có thể sinh sống ở nhiều nơi và tại mỗi nơi người đó đã từng sinh sống đều có thể có những tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của họ Mặt khác, có thể có trường hợp một người tuy chết ở một nơi nhưng tại nơi đó không có một tài sản nào thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của người đã chết Vì vậy, theo quy định tại Điều 611 của BLDS năm 2015, việc xác định địa điểm mở thừa kế có thể theo nơi cư trú, hoặc nơi có tài sản của người để lại di sản và tuân theo thứ tự sau:

Trước tiên, địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản

vì nơi cư trú cuối cùng thường là nơi người đó có tài sản, nơi tập trung các giao dịch dân sự của người để lại di sản khi còn sống, nơi phát sinh các quyền tài sản

và nghĩa vụ tài sản của người đó, nơi người đó thực hiện các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản Vì vậy, đó là nơi thuận tiện cho việc xác định và phân chia di sản

Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản Trong trường hợp người để lại di sản

có tài sản ở nhiều nơi, thì nơi nào có phần lớn tài sản của người đó sẽ được xác định là nơi mở thừa kế

Trang 7

Xác định địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng vì đó là nơi thực hiện việc quản lý di sản, kiểm kê di sản trong trường hợp cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi phân tán hoặc chiếm đoạt tài sản trong khối di sản, định giá giá trị di sản; là nơi thực hiện việc thanh toán nghĩa vụ tài sản và phân chia di sản Địa điểm mở thừa kế còn là nơi thực hiện các thể thức liên quan đến di sản như việc từ chối nhận di sản Các tài sản của người để lại di sản dù rải rác ở nhiều nơi đều phải kê khai tại địa điểm mở thừa kế

– Thời hiệu khởi kiện về thừa kế:

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi để yêu cầu Tòa án,

cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Nếu thời hạn đó kết thúc thì chủ thể mất quyền khởi kiện

Theo quy định tại Điều 648 của BLDS năm 1995 quy định chỉ có một loại thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế Điều 623 của BLDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định như sau: Thời hiệu

để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người đang quản lý di sản này Trường hợp không có người quản lý di sản thì giải quyết như sau:

Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều

236 của BLDS;

Di sản thuộc về Nhà nước nếu không có người chiếm hữu quy định tại mục nêu trên

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

Thời hiệu để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

Theo quy định tại Điều 648 của BLDS năm 1995 quy định chỉ có một loại thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế Điều 623 của BLDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động

Trang 8

sản, kể từ thời điểm mở thừa kế Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người đang quản lý di sản này Trường hợp không có người quản lý di sản thì giải quyết như sau:

Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều

236 của BLDS;

Di sản thuộc về Nhà nước nếu không có người chiếm hữu quy định tại mục nêu trên

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

Thời hiệu để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế Theo quy định tại Điều 648 của BLDS năm 1995 quy định chỉ có một loại thời hiệu khởi kiện về quyền thừa

kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế Điều 623 của BLDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là

30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa

kế Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người đang quản lý di sản này Trường hợp không có người quản lý di sản thì giải quyết như sau:

Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều

236 của BLDS;

Di sản thuộc về Nhà nước nếu không có người chiếm hữu quy định tại mục nêu trên

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

Thời hiệu để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết

để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

2.2 Các quy định về thừa kế theo di chúc: (Từ các Điều 624 đến Điều 648

của BLDS năm 2015).

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế được pháp luật quy định Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của

Trang 9

người đã chết cho những người còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc

Di chúc được coi là hợp pháp khi đủ các điều kiện sau: Theo quy định tại Điều 630 của BLDS 2015:

+ Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không ai bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

+ Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật

Nội dung của di chúc chính là thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra các điều kiện để hưởng, chia di sản thừa kế ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí nhà nước, không vi phạm những điều pháp luật đã cấm, không trái đạo đức xã hội

– Hiệu lực pháp luật của di chúc: Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc là một công việc quan trọng liên quan đến quyền lợi của những người thừa kế nói chung và của người thừa kế theo di chúc nói riêng Bởi lẽ chỉ khi nào di chúc có hiệu lực thì quyền hưởng di sản của những người thừa kế được xác định trong di chúc mới được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của những người thừa kế Vì vậy, khi xác định một

di chúc có hiệu lực hay không cần phải hết sức thận trọng, chính xác và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Theo Điều 643 của BLDS 2015 quy định:

“Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế” Di chúc không có hiệu lực toàn

bộ hoặc một phần: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Cơ quan tổ chức chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa ké

Trang 10

Đối với những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động Những người này sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó

Đối với di sản dùng vào việc thờ cúng là trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa

kế và được giao cho người đã được chỉ định để quản lý thực hiện vào việc thờ cúng Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng hoặc không theot hỏa thuận thì người thừa kế có quyền giao cho người khác quản lý Nếu không chỉ định ai là người quản lý thì những người thừa kế củ ra người quản lý di sản Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật

Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác Việc tặng phải được ghi rõ trong di chúc Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm

mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa

kế Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này

2.3 Những quy định thừa kế theo pháp luật: (Từ các Điều 649 đến Điều 662 của BLDS 2015)

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa

kế do pháp luật quy định

– Diện và hàng thừa kế theo pháp luật

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w