1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thảo Luận Áp Dụng Pháp Luật.pdf

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Pháp Luật
Tác giả Nhóm 8
Người hướng dẫn Trần Thị Hạnh Linh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA N

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

BÀI THẢO LUẬN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024

Giảng viên hướng dẫn:Trần Thị Hạnh Linh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thương Mại đã đưa học phần ‘’ Pháp luật đại cương’’ vào chương trình giảng dạy Học pháp luật đại cương giúp chúng em hiểu về cơ cấu pháp luật, phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, bảo vệ quyền và lợi ích của con người, đồng thời hiểu rõ được trách nhiệm của cá nhân trong xã hội Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Hạnh Linh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức hữu ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Pháp luật đại cương là học phần vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù nhóm đã cố gắng hết sức nhưng vẫn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Pháp luật như một bộ khung hình các nguyên tắc và quy tắc ứng xử trong xã hội, đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì trật tự, công bằng và sự phát triển của một nền dân chủ Từ việc quản lý cuộc sống hằng ngày cho đến giải quyết những tranh chấp phức tạp, pháp luật hiện diện khắp mọi góc cạnh của cuộc sống con người.

Pháp luật đại cương là nền tảng của kiến thức pháp lý, cung cấp cái nhìn tổng quan về cấu trúc và chức năng của hệ thống pháp luật Nó không chỉ giúp chúng ta nắm bắt cách mà pháp luật ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta sau này.

Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá khái niệm về áp dụng pháp luật, một quá trình quan trọng để đảm bảo rằng pháp luật không chỉ là một tập hợp của các văn bản pháp luật mà còn được thực thi và áp dụng một cách công bằng Chúng ta sẽ đi sâu vào các đặc trưng của quá trình áp dụng pháp luật.

Hơn nữa, chúng ta sẽ khám những trường hợp cụ thể về áp dụng pháp luật, từ việc định rõ trách nhiệm của người vi phạm đến việc xử lý các tình huống pháp lý phức tạp như tranh chấp tài sản, vụ án hình sự hay các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong xã hội.

Trang 5

1 Áp dụng pháp luật 1.1 Khái niệm

- Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm các biệt hóa quy phạm pháp luật vào các си trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể Có thể hiểu áp dụng pháp luật là hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết một trường hợp cụ thể.

Ví dụ: áp dụng pháp luật vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính, áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự…

Cụ thể, khi công dân đến UBND để đăng ký kết hôn, cán bộ UBND xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là áp dụng pháp luật.

- Áp dụng pháp luật không chỉ là một hình thức thực hiện pháp luật mà còn là biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong thực tế.

1.2 Đặc trưng của áp dụng pháp luật

Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước

– Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ở nước ta chỉ có Ủy ban nhân dân mới có thể xem xét để cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho một cặp nam nữ ở địa phương khi họ yêu cầu, chỉ có Tòa án nhân dân mới có thể áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội và định hình phạt cho người phạm tội…

– Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, được thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

Ví dụ: Thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho một cặp nam nữ cụ thể, ý chí của Nhà nước trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình mới trở thành hiện thực trong thực tế.

Trang 6

tôn trọng hoặc thực hiện đối với đối tượng áp dụng Các mệnh lệnh, quyết định này chủ yếu thể hiện

Trang 7

ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng áp dụng Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Ví dụ: Khi xem xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức nào đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên phải căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành để ra quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân tổ chức đó Quyết định này thể hiện ý chí đơn phương của Ủy ban nhân dân mà không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp.

– Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.

Ví dụ: Hoạt động xem xét để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất của Ủy ban nhân dân vừa là hình thức thực hiện pháp luật của Ủy ban nhân dân, vừa là hình thức Ủy ban nhân dân tổ chức cho người sử dụng đất thực hiện pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Đất đai quy định.

Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội, giữa một bên chủ thể có thẩm quyền (gọi là chủ thể áp dụng pháp luật) - là cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành áp dụng pháp luật và một bên là chủ thể bị áp dụng pháp luật - thường là cá nhân, cơ quan, tổ chức

Trong quan hệ pháp luật này, chủ thể có thẩm quyền tiến hành áp dụng pháp luật, tiến hành nhiều xử sự khác nhau nhằm tạo ra quyền, nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể bị áp dụng pháp luật như xác định cho họ được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào một cách rất cụ thể.

Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông khi xử lý một người vi phạm pháp luật giao thông cụ thể là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người vi phạm đó.

Tuy nhiên, chủ thể có thẩm quyền cũng phải thực hiện đầy đủ, đúng đắn quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong khuôn khổ pháp luật, tránh vi phạm những điều cấm không được làm Nói cách khác, các chủ thể này cũng phải tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật

Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo

Các vụ việc cụ thể xảy ra trong cuộc sống hết sức đa dạng và phức tạp, trong khi đó pháp luật thường thường mang tính chất chung, không mô tả tỉ mỉ từng tình tiết của sự

Trang 8

ngược lại nó thường chỉ dự liệu những điều kiện, hoàn cảnh có tính chất phổ biến, điển hình

Do vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần có sự sáng tạo, tư duy logic trên cơ sở quy định pháp luật của người áp dụng Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải nghiên cứu kĩ vụ việc, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng người, đúng sự việc, đúng mức độ, đúng quan điểm, tư tưởng mà quy phạm pháp luật đã nêu

Bên cạnh đó, trong thực tế, nhiều trường hợp xảy ra những vụ việc đòi hỏi cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền phải giải quyết nhưng không có quy định của pháp luật để áp dụng Tất cả những trường hợp đó đều đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền phải có ý thức pháp luật cao, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo để giải quyết các vụ việc đã xảy ra trong thực tế cuộc sống một cách đúng

Thứ ba, khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.

VD: Cơ quan quân sự ra lệnh gọi nhập ngũ.

Thứ tư, khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.

VD: Các tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về tài sản thừa kế…

Thứ năm, trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát các bên tham gia quan hệ đó hoặc xác nhận sự tồn tại của

Trang 9

Theo đề ra, ta có các vấn đề cần làm rõ như sau:

Vấn đề 1: Thai nhi có được hưởng di sản thừa kế không?

=> Câu trả lời là Có Trường hợp còn sống sau khi sinh ra, trường hợp chết ngaysau khi sinh sẽ không được hưởng di sản theo quy định.

Căn cứ điều 613 Bộ luật Dân sự 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừ theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Hay căn cứ Khoản 1 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015: “Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đ sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa k được hưởng.”

Vấn đề 2: Con riêng của chồng có được quyền hưởng thừa kế không?

Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự về quan hệ giữa con riêng và bố dượng,

mẹ kế: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”

Vấn đề 3: Vấn đề thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau màchết cùng thời điểm

Theo quy định tại tại điều 619 Bộ luật Dân sự: “Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng th do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi n người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy đ Điều 652 của Bộ luật này.”

Điều 652 Bộ luật Dân sự quy định:

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chá hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với ngư lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưở

Khi P chết, T đang mang thai con chung của 2 người dự định đặt tên là L, theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là

Trang 10

không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Do đó, L cũng nhận được di sản của P theo hàng thừa kế thứ nhất.

-P chết không để lại di chúc, nên di sản của P được chia theo pháp luật Theo đề ra, hàng thừa kế thứ nhất của P gồm: T, K, N, M, L.

=> Số di sản nhận được của T = K = N = M = L = 500 triệu/5 = 100 triệu.

Tình huống T và K chết cùng thời điểm:

- Di sản của T là tổng phần di sản được từ P và tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: 100 triệu + 500 triệu = 600 triệu.

-Theo đề ra, T và K bị tai nạn chết cùng thời điểm, nên căn cứ theo theo quy định tại tại điều 619 Bộ luật Dân sự:

“Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.”

Do vậy, trường hợp này, T và K không được hưởng di sản của nhau, ngoài ra, tại thời điểm tử vong, K đã có hai con, nên theo quy định tại Điều 652 Thừa kế thế vị như sau:

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chá hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với ngư lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưở còn sống.”

Theo quy định trên, hai con của K là C và B sẽ được nhận được phần di sản của K đáng lẽ được hưởng.

- Đối với trường hợp của M và T, giả sử T và M có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau, theo đề bài ra “T và M có quan hệ không tốt”, nhưng không có cơ sở nào chứng minh họ không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau, do đó, theo quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự, M vẫn được nhận di sản của T theo quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự:

“Điều 654 Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Con riêng và bố dượng, mẹ kể nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau nh con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”

-T chết không có di chúc nên hàng thừa kế thứ nhất của T gồm: M, N, L và con của K

Trang 11

Như đã nêu tại các vấn đề cần làm rõ trên, nếu thai đã hình thành thì vẫn được một phần di sản, do đó, trong trường hợp P chết, L chưa được sinh ra thì L vẫn được phần di sản của hàng thừa kế thứ nhất, tức là L sinh ra và còn sống sẽ vẫn được nhận 100 triệu di sản của P.

Thế nhưng, trong trường hợp L mất ngay sau khi sinh thì trường hợp này không phải “sinh và còn sống” nên trường hợp này di sản sẽ được chia cho những người thừa kế khác

=> Số di sản nhận được của T = K = N = M = 500 triệu/4 = 125 triệu Lúc này di sản của T là: 500 triệu + 125 triệu= 625 triệu.

Khi T và K chết cùng thời điểm thì hàng thừa kế thứ nhất của P chỉ còn lại: M, N, con của K, nên các phần mỗi bên nhận được là: 625 triệu/3 = 208,33 triệu đồng

Vậy, trường hợp L chết ngay sau khi sinh, hàng thừa kế thứ nhất của P sẽ nhận được số di sản bằng nhau và bằng 125 triệu đồng Khi T và K chết, số di sản của T sẽ được chia cho M, N, con của K các phần bằng nhau, mỗi phần 208,33 triệu đồng.

Trang 12

KẾT LUẬN

Chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng của việc áp dụng pháp luật môn “ Pháp luật đại cương’’ Pháp luật không chỉ đóng vai trò là một bộ khung quy định các nguyên tắc và quy tắc ứng xử trong xã hội mà còn là một công cụ quan trọng trong việc duy trì trật tự, công bằng và sự phát triển của xã hội dân chủ.

Pháp luật đại cương là nền tảng của kiến thức pháp lý, giúp chúng ta hiểu rõ về cấu trúc và chức năng của hệ thống pháp luật Chúng ta đã thảo luận về khái niệm và đặc trưng của áp dụng pháp luật, từ vai trò của các cơ quan thực thi pháp luật đến quy trình xử lý các vi phạm pháp luật Chúng ta cũng đã khám phá ra các trường hợp cụ thể về áp dụng pháp luật, từ những việc xử lý các tình huống pháp lý phức tạp đến việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân

Tóm lại, áp dụng pháp luật là một quá trình phức tạp và quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc việc đảm bảo tính công bằng và tuân thủ pháp luật trong xã hội, giúp xây dựng và duy trì một xã hội dựa trên quyền và nghĩa vụ

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w