Các vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật mới chỉ được giới thiệu một cách khái quát trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, các giáo trình của các môn khoa h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING THƯƠNG MẠI CLC
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề Tài : Áp dụng pháp luật
Mã Lớp Học Phần: TLAW0111
Nhóm: 6
Giảng Viên: Hoàng Đắc Quý, Trần Hạnh Linh.
Hà Nội - 2023
Trang 2STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
1 Phạm Thị Phương Thảo 23D122134 Thuyết trình
2 Trần Thị Thùy 23D122135 Nội dung
3 Bùi Thu Trang 23D122136 Nội dung
4 Lê Thị Quỳnh Trang 23D122137 Chuẩn bị câu hỏi tương tác
5 Nguyễn Thu Trang 23D122138 Powerpoint
6 Nguyễn Thanh Tùng 23D122139 Thuyết trình
7 Đào Thu Uyên 23D122140 Thuyết trình, quay và chỉnh
sửa video
8 Lê Quang Vinh 23D122141 Lọc word, Thuyết trình
9 Đinh Thị Thanh Xuân 23D122142 Nội dung
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU: ……… …… …
……3
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI……… …
… 3
2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI THẢO LUẬN……
… 5
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT……… …
… 6
A CÂU 1……….…………
……….6
1 KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT…… 6
2 CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ VÍ DỤ
…….7
B CÂU 2:
1 CƠ SỞ, CĂN CỨ GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG……… …8
2 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG………
… 11
Trang 5CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong điều kiện của khoa học pháp lý nước ta hiện nay, việc hoàn thiện các khái niệm pháp lý cơ bản có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý, đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật Áp dụng pháp luật là một khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý, việc nghiên cứu về áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay có ý nghĩa thời sự cả về mặt lý luận và thực tiễn vì những lý do sau:u
Thứ nhất, mặc dù áp dụng pháp luật là một khái niệm pháp lý cơ bản song ở nước ta cho đến nay, các công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật chưa nhiều Các vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật mới chỉ được giới thiệu một cách khái quát trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, các giáo trình của các môn khoa học pháp
lý chuyên ngành và một số công trình nghiên cứu chuyên biệt, vì vậy, một số vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo và toàn diện.u
Trang 6Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta thời gian vừa qua cho thấy hoạt động này đã đạt được khá nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục Nghiên cứu
về thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể vừa góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện lý luận, vừa có thể chỉ ra được những điểm bất cập trong các quy định của pháp luật, những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định đó, từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của nó
u Thứ ba, ở nước ta hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội Song pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi
nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt là được
áp dụng một cách đúng đắn, chính xác Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền
áp dụng
u Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế thị trường ngày càng tăng cao, tài sản tư nhân
càng trở nên giá trị Trong bối cảnh hội nhập ngày nay, vấn
đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú, thừa
kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp Nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao, có những bản án quyết định của tòa
Trang 7án vẫn bị coi là chưa “thấu tình đạt lý”.Vấn đề phân chia di sản thừa kế là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm trong xã hội Việc áp dụng pháp luật vào phân chia di sản giúp đảm bảo tính công bằng, minh bạch và tránh tranh chấp trong quá trình phân chia di sản Điều này là cực kỳ cấp thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của những người thừa kế Xuất phát từ yêu cầu của bài thảo luận cùng những lý do trên, các thành viên nhóm 6 lớp học phần 231_TLAW0111_29u tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về áp dụng pháp luật và những tình huống ví dụ về vấn đề phân chia thừa kế Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách cả về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn
Trang 82 ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
- Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi các quy phạm pháp luật về thừa kế ở Việt Nam
-.Qua việc nghiên cứu, thảo luận chúng em sẽ làm sáng tỏ thêm và hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật, hiểu sâu sắc hơn về pháp luật thừa kế và những vấn đề về hình phạt, vừa củng cố kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, vừa để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống Từ đó chúng em sẽ có những nhận thức đúng đắn, hiểu biết chính xác và biết cách giải quyết những tình huống cụ thể về các vấn đề liên quan đến phân chia tài sản thừa kế và các hình phạt
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT: PHẦN A: CÂU 1:
1.KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT:
1.1 Định nghĩa:
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật
Trang 91.2 Đặc điểm áp dụng pháp luật:
Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước
– Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật – Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, được thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể
– Khi áp dụng pháp luật, trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với đối tượng áp dụng Các mệnh lệnh, quyết định này chủ yếu thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng áp dụng Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó
có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước
– Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao
vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định
Trang 10Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức
Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo
Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp Do vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần có
sự sáng tạo, tư duy logic trên cơ sở quy định pháp luật của người áp dụng
2.CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ VÍ DỤ:
+ Khi có vi phạm pháp luật xảy ra cảnh sát giao thông
áp dụng pháp luật để xử phạt
VÍ DỤ: Một người vượt đèn đỏ
+ Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể không tự giải quyết được
VÍ DỤ: Hai công ty ký hợp đồng, có xảy ra tranh chấp không
tự giải quyết được Khi đó nhà nước căn cứ vào quy định pháp luật để đứng ra giải quyết
+ Khi các quy định của pháp luật không thể mặc nhiên được thực hiện bởi các chủ thể khác nếu không có sự can thiệp mang tính tổ chức của nhà nước
Trang 11VÍ DỤ: Một công dân với những điều kiện nhất định thì theo quy định của pháp luật có thể thành lập công ty tư nhân, nhưng nhất thiết phải có quyết định cho phép mở công ty của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Trong trường hợp nhà nước thấy cần thiết phải tham gia vào một số quan hệ pháp luật cụ thể với mục đích kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính đúng đắn của hành vi các chủ thể hay xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện
VÍ DỤ: Xác nhận di chúc, đăng ký kết hôn…
Trang 12PHẦN B: CÂU 2:
1 CƠ SỞ, CĂN CỨ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1.1 Khái niệm Thừa kế:
Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản từ người chết ( hoặc bị Tòa án tuyên
bố là đã chết) cho những người còn sống khác theo ý chỉ của họ được thực hiện trong di chúc hoặc theo ý chí của Nhà nước được thực hiện trong các quy phạm pháp luật
1.2 Điều 611 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế:
1 Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này
2 Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi
có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản
1.3 Điều 619 Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm:
Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được
Trang 13người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của
Bộ luật này
1.4 Điều 649 Thừa kế theo pháp luật:
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình
tự thừa kế do pháp luật quy định
1.5 Điều 650 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
1 Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không
có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
2 Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng
Trang 14thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng
di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế 1.6 Điều 651 Người thừa kế theo pháp luật:
1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết
mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại
2 Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
3 Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
1.7 Điều 660 Phân chia di sản theo pháp luật:
1 Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng
Trang 152 Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia
2 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
ĐỀ BÀI: P và T kết hôn và có hai con chung là K (sinh năm 1989) và N (sinh năm 2005) K có vợ là H, hai con là C và
B Trước khi lấy T, anh P có một con riêng là M, M không có quan hệ tốt với T Đầu năm 2017, P bị bỏng nặng và chết, T đang mang thai đứa con thứ ba, dự định đặt tên là L Sau khi sinh con được 3 tháng, T và K bị tai nạn chết cùng thời điểm Biết tài sản chung của P và T là 1 tỷ đồng
a Chia di sản thừa kế của P và T trong trường hợp trên
b Chia di sản thừa kế của P và T trong trường hợp L - đứa con
T mang thai khi P mất đã chết ngay khi sinh Sau đó 3 tháng,
T và K bị tai nạn chết cùng thời điểm
a, Chia di sản thừa kế của P và T trong trường hợp trên:
-Xác định di sản chia theo: Pháp luật
-Tính di sản thừa kế:
uuuuu+ Tài sản chung: 1 tỷ:2 = 500 triệu (tài sản riêng) uuuuu+ P có 500 triệu chia 5 suất thừa kế theo pháp luật cho T,M,L,N (L là thai nhi nhưng vẫn được hưởng vì đã hình thành
Trang 16thai nhi trước khi P mất, nếu thai nhi còn sống khi sinh ra sẽ được hưởng, nếu không thì phần di sản đó lại chia đôi cho
những người còn lại)
uuuuuuuu=> Vậy 1 suất thừa kế ứng với 500:5=100 triệu đồng uuuuu+ T có 600 triệu chia 3 suất thừa kế theo pháp luật cho L,N,K ( Nhưng K chết nên C và B được hưởng 1 suất của K )u
uuuuuuuuu=> Vậy 1 suất thừa kế ứng với 600:3 =200 triệu đồng.
b, Chia di sản thừa kế của P và T trong trường hợp L - đứa con T mang thai khi P mất đã chết ngay khi sinh Sau đó 3 tháng , T và P bị tai nạn chết cùng thời điểm:
- Chia di sản thừa kế của P:
+ Có 500 triệu chia đều cho M, K, N, T => Vậy 1 suất thừa kế ứng với 500:4=125 triệu đồng ( Vì L chết trong vòng 24h sau sinh nên coi như không được hưởng di sản ông P )
- Chia di sản thừa kế của T:
+ Có 500 triệu + 125 triệu (Được hưởng thừa kế) =625 triệu + Chia đều cho K,N => Vậy 1 suất thừa kế ứng với
625:2=312,5 triệu
+ Nhưng K chết nên C và B thế vị => Vậy 1 suất thừa kế của
C và B mỗi người được hưởng 312,5:2=156,25 triệu.