Bài thảo luận pháp luật đại cương đề tài 9 lấy ví dụ một tình huống vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống đó

19 0 0
Bài thảo luận pháp luật đại cương đề tài 9  lấy ví dụ một tình huống vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống đó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Di sản của ông Trung được chia như sau:- Nếu gia đình thống nhất, bà Loan và Mai đồng ý để chia di sản theo di chúc của ông Trung thì hai cháu ông Trung được hưởng mỗi cháu 440 triệu đồn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên bản làm việc nhóm (Lần 1)

1 Thời gian và địa điểm

Địa điểm: Google meeting

Thời gian: từ 20:30 đến 21:30 ngày 6/03/2024

2 Thành phần tham dự2.1 Thành viên có mặt

1 Nguyễn Ngọc Phương Thảo 2 Nguyễn Trần Dy Quyên 3 Nguyễn Cao Phúc Thiên 4 Nguyễn Kim Thoa 5 Nguyễn Đăng Thông 3 Đào Phương Anh ( có phép )

3 Mục tiêu của buổi làm việc

Phân chia được công việc cho các thành viên và thời gian thực hiện công việc.

Trang 5

4 Nội dung công việc

- Nhóm làm nội dung, làm Words gồm các thành viên:

+ Nguyễn Cao Phúc Thiên + Đào Phương Anh - Nhóm chuẩn bị phần phản biện:

+ Nguyễn Đăng Thông + Nguyễn Thị Hà Vy - Nhóm thuyết trình:

+ Nguyễn Ngọc Phương Thảo + Nguyễn Kim Thoa + Nguyễn Đăng Thông

Trang 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên bản làm việc nhóm (Lần 2)

1 Thời gian và địa điểm

Địa điểm: phòng 3, tầng 4, thư viện trường Đại học Thương Mại Thời gian: từ 9:30 đến 11:00 ngày 20/3

2 Thành phần tham dự2.1 Thành viên có mặt

1 Nguyễn Ngọc Phương Thảo 2 Nguyễn Trần Dy Quyên 3 Nguyễn Cao Phúc Thiên 4 Nguyễn Kim Thoa 5 Nguyễn Đăng Thông 6 Lê Duy An

7 Nguyễn Bá Minh Tùng 8 Nguyễn Thị Hà Vy

2.2 Thành viên vắng mặt 1 Mai Huyền Trang ( có phép )

2 Đào Phương Anh 3 Phạm Anh Thư

3 Mục tiêu của buổi làm việc

Hoàn thiện một cách chính xác phần nội dung và lên ý tưởng làm powerpoint.

Trang 7

4 Nội dung của buổi làm việc

- Các thành viên trong nhóm xem phần nội dung và đưa ra ý kiến, góp ý bổ sung cho nội dung được hoàn chỉnh nhất.

- Chọn tông màu cho powerpoint, lên ý tưởng để làm slide cho bài thuyết trình - Dựa vào ý tưởng được nêu trong cuộc họp, nhóm làm powerpoint sẽ làm và hoàn

Trang 9

Chủ đề 9

Câu 1: Lấy ví dụ một tình huống vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành vi

phạm pháp luật trong tình huống đó.

Câu 2: Ông Trung và bà Loan là hai vợ chồng, có con là Sơn và Mai Sơn lấy Hiền và có

con là Ngọc và Toàn Năm 2016, Sơn chết không để lại di chúc Năm 2020, Ông Trung chết do tai nạn Trước khi chết, ông Trung có di chúc hợp pháp là để lại cho Ngọc và Toàn mỗi cháu ½ tài sản của mình Biết:

- Tài sản chung của Sơn và Hiền là 800 triệu đồng

- Trước khi lấy Hiền, Sơn có tài sản riêng là 500 triệu đồng (không có thỏa thuận gì cùng Hiền về khối tài sản này), Dũng (bạn làm ăn của Sơn) hiện đang giữ số tài sản này Dũng và Sơn có thỏa thuận Dũng không lấy tiền quản lý di sản sau khi Sơn chết.

- Tài sản chung của ông Trung và bà Loan là 1,8 tỷ đồng - Chi phí mai táng cho ông Trung hết 20 triệu đồng - Khi ông Trung chết Mai chưa thành niên a Chia thừa kế trong trường hợp trên.

b Giả sử ông Trung và Sơn chết cùng thời điểm với nhau vào năm 2020 và đều không để lại di chúc thì việc chia thừa kế có gì khác không? Hãy chia di sản thừa kế nếu có sự khác biệt?

Trang 10

Trả lờiCâu 1:

Ngày 25/2/2024, tại nhà của chị Trần Thị B, ở số nhà XY, TDP 1, Phường C, thành phố H, tỉnh K, đối tượng Nguyễn Văn A là người trưởng thành, có đủ nhận thức, nhưng do lười biếng, thiếu tiền đã lợi dụng sự sơ hở của chủ nhà để lẻn vào nhà một cách lén lút, bí mật lấy trộm 01 điện thoại Iphone 11 Promax (trị giá khoảng 10 triệu đồng) Hành vi của người này đã cấu thành Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017):

Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Trang 11

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; + Hành hung để tẩu thoát;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia; + Tái phạm nguy hiểm (3).

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

* Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến

- Hậu quả là người chủ sở hữu hợp pháp của chiếc điện thoại bị mất tài sản, sự nghiêm minh của pháp luật không được tôn trọng, gây bất ổn về An ninh trật tự.

- Hành vi trộm cắp của người này là nguyên nhân trực tiếp gây nên thiệt hại tài sản cho người chủ sở hữu.

Trang 12

- Người này thực hiện tội phạm tại địa điểm là nhà của người bị hại, vào thời gian cụ thể, không sử dụng công cụ, phương tiện mà chỉ lén lút, bí mật trộm cắp tài sản.

(II) Mặt chủ quan:

- Người này chủ động lợi dụng sơ hở của người chủ sở hữu để lấy trộm tài sản, đây là lỗi cố ý trực tiếp

- Động cơ gây án là vì vụ lợi.

- Mục đích gây án là để chiếm đoạt tài sản của người khác.

(III) Khách thể:

- Khách thể trong trường hợp này chính là quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân, được Pháp luật quy định và bảo vệ.

(IV) Chủ thể:

- Người thực hiện hành vi trộm cắp trong ví dụ này là người trưởng thành, có đủ nhận thức, tức là có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Người đó phải chịu mọi trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây ra.

Trang 13

Câu 2:

a) Di sản ông Trung để lại: 1,8 tỷ /2 – 20 triệu (tiền mai táng của ông Trung) = 880 triệu

+ Mai và bà Loan sẽ được hưởng: (2/3)*(880 /4) = 146,6 triệu đồng

+ Ngọc và Toàn sẽ được hưởng theo di chúc: (880-146,6*2) /2 = 293,3 triệu đồng - Di sản Sơn để lại: 800 /2 + 500 = 900 triệu đồng

+ Ngọc, Toàn, Loan và Hiền mỗi người được hưởng: 900 /4 = 225 triệu đồng => Phân chia thừa kế như sau:

Loan: 146,6 + 225 = 371,6 triệu đồng

Mai (con của ông Trung và bà Loan): 146,6 triệu đồng Hiền (vợ của Sơn): 225 triệu đồng

Ngọc và Toàn (con của Sơn và Hiền): 293,3 + 225 = 518,3 triệu đồng

b) Di sản của ông Trung để lại: 880 triệu đồng

Bà Loan, Mai và Sơn mỗi người được hưởng: 880 /3 = 293,3 triệu đồng Nhưng theo giả thiết, Sơn chết nên Ngọc và Toàn được thế vị

=> Ngọc và Toàn mỗi người được hưởng: 293,3 /2 = 146,6 triệu đồng * Các trường hợp có thể xảy ra liên quan đến thừa kế trong tình huống này:

- Di chúc của ông Trung: Ông Trung đã để lại di chúc hợp pháp, quy định rằng tàisản của ông sẽ được chia đều cho Ngọc và Toàn (các cháu của ông) sau khi ông qua

Trang 14

đời Tuy nhiên, vấn đề có thể phát sinh nếu di chúc này không được thực thi hoặcnếu có bất kỳ tranh chấp nào từ các thành viên khác trong gia đình.

Ông Trung để lại di chúc hợp pháp chia tài sản cho 2 cháu nội, mỗi cháu 1/2 tài sản Tài sản của ông Trung được xác định là:

1,8 tỷ / 2 – 20 triệu (tiền mai táng của ông Trung) = 880 triệu đồng Di sản của ông Trung được chia như sau:

- Nếu gia đình thống nhất, bà Loan và Mai đồng ý để chia di sản theo di chúc của ông Trung thì hai cháu ông Trung được hưởng mỗi cháu 440 triệu đồng.

- Nếu bà Loan và Mai không đồng ý thì di sản được chia theo quy định của pháp luật: + Theo điều 644, Bộ luật Dân sự 2015: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên nhưng mà không có khả năng lao động là những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc Những người này được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người được thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ được cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.

+ Theo đó, bà Loan và Mai (đều là hàng thừa kế thứ nhất theo điều 651, BLDS 2015 Theo điều 651, hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.) được hưởng bằng 2/3 suất của 2 cháu ông Trung là Ngọc và Toàn (Sơn không được hưởng do Sơn đã thành niên, có khả năng lao động và đã chết trước khi ông Trung chết và để lại di sản).

->Như vậy, Ngọc và Toàn được hưởng mỗi người 1 suất thừa kế di sản của ông Trung, tức là bằng 3/3 Bà Loan và Mai được hưởng mỗi người 2/3 suất như của Ngọc và Toàn Tổng số phần chia đều di sản là 3+3+2+2=10 phần; mỗi phần bằng 880 /10= 88 triệu đồng

Trang 15

Ngọc và Toàn mỗi cháu hưởng 88 *3 = 264 triệu đồng Bà Loan và Mai mỗi người hưởng 88 *2 = 176 triệu đồng.

- Tài sản riêng của Sơn: Sơn đã có một phần tài sản riêng trước khi lấy vợ Số tiềnnày không được nêu rõ trong tình huống Sẽ có vấn đề nếu không rõ ràng về số tiềnnày, và có thể có tranh chấp về việc chia tài sản riêng của Sơn giữa vợ và con cái.

Sơn có 500 triệu đồng riêng trước khi lấy Hiền, không có thoả thuận nên sẽ là tài sản riêng của Sơn

TH1: Chứng minh được số tiền 500 triệu đồng là tài sản riêng của Sơn trước khi lấy

Khi Sơn chết vào năm 2016, không để lại di chúc nên tài sản 500 triệu đồng này được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất: Ông Trung (lúc này chưa mất), bà Loan, Hiền, Ngọc và Toàn mỗi người 100 triệu đồng.

Phần tài sản chung của 2 vợ chồng Sơn là 800 triệu đồng , khi Sơn chết, 1/2 là của Hiền, 1/2 là của Sơn = 400 triệu ; 400 triệu của Sơn được chia đều cho 5 người là Ông Trung, bà Loan, Hiền, Ngọc, Toàn, mỗi người 80 triệu đồng.

Tổng cộng Ông Trung, bà Loan, Hiền, Ngọc và Toàn mỗi người hưởng 180 triệu đồng.

TH2: Không chứng minh được số tiền 500 triệu là tài sản riêng của Sơn trước khi lấy

Trường hợp không chứng minh được số tiền 500 triệu đồng là tài sản riêng của Sơn trước khi lấy Hiền thì số tiền tài sản riêng của Sơn sẽ gộp vào tiền chung của hai vợ chồng là: 800 + 500 = 1,3 tỷ đồng

->Số tài sản Sơn để lại sau khi chết là: 1,3tỷ /2 = 650 triệu đồng

Trang 16

Khi Sơn chết vào năm 2016, không để lại di chúc nên tài sản 650 triệu đồng này được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất: Ông Trung (lúc này chưa mất), bà Loan, Hiền, Ngọc và Toàn mỗi người 130 triệu đồng.

- Tài sản chung của Sơn và Hiền: Phần tài sản chung của Sơn và Hiền cũng sẽ phátsinh vấn đề giữa cách chia sẻ giữa Hiền và các con của họ (Ngọc và Toàn) Nếukhông có di chúc hoặc thỏa thuận trước, có thể xảy ra tranh chấp giữa Hiền và cáccon về việc chia tài sản này.

Dựa trên quy định của Pháp luật Việt Nam về thừa kế khi không có di chúc, thì tài sản sẽ được chia rõ cụ thể phần được thừa kế của từng người trong trường hợp này:

Sơn chết sau khi ông Trung và không có di chúc Tài sản của Sơn sẽ được chia cho mẹ đẻ, vợ và con cái của Sơn Trong trường hợp này, mẹ của Sơn là bà Loan, vợ của Sơn là Hiền và con cái của Sơn là Ngọc và Toàn.

- Vụ tài sản còn lại của ông Trung: Sau khi trừ phí mai táng, số tiền còn lại từ tàisản của ông Trung sẽ được chia cho Ngọc và Toàn theo di chúc Tuy nhiên, việc xácđịnh só tiền cụ thể này cũng có thể gây tranh cãi, đặc biệt nếu không có tài liệu hoặchợp đồng nêu rõ ràng về số tiền.

Vì 1,8 tỷ đồng là tài sản chung của ông Trung và bà Loan nên sau khi ông Trung chết bà Loan sẽ nhận lại một nửa tài sản đó:

Do đó di sản của ông Trung: 1,8 tỷ /2 – 20 triệu = 880 triệu đồng

Di sản của ông Trung còn lại sẽ chia cho 4 người: bà Loan (vợ ông Trung), Mai (con gái ông Trung), Ngọc và Toàn (cháu của ông Trung): 880 /4= 220 triệu đồng

Bà Loan và Mai đều nhận được 2/3 của 220 triệu đồng =146,6 triệu đồng

Ngọc và Toàn mỗi người nhận được ½ di sản của ông Trung theo di chúc: 293,3 triệu đồng /1 người

Trang 17

- Mai chưa thành niên: Mai là con chưa thành niên của ông Trung và bà Loan.Trong trường hợp này, có thể cần một người quản lý pháp lý để đại diện cho Maitrong các vấn đề pháp lý liên quan đến thừa kế và quản lý tài sản của cô.

Dựa trên thông tin về vấn đề đại diện pháp lý cho Mai - người chưa thành niên - trong các vấn đề pháp lý liên quan đến thừa kế và quản lý tài sản của cô, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng để phân tích số tiền được hưởng của mỗi người.

Hiền được hưởng từ số tiền chung với Sơn: 200 triệu đồng.

Ngọc và Toàn mỗi người được nhận từ phần tài sản riêng của Sơn: 250 triệu đồng Mai (con của ông Trung và bà Loan, dưới sự đại diện của người quản lý pháp lý): 880 triệu đồng.

Tuy nhiên, trong trường hợp Mai là một người chưa thành niên, cần phải xem xét thêm về việc quản lý tài sản của cô Người quản lý pháp lý sẽ đảm nhận trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản của Mai cho đến khi cô trưởng thành.

Vì vậy, trong thực tế, số tiền được hưởng của Mai sẽ được giữ và quản lý bởi người quản lý pháp lý Người này sẽ sử dụng các khoản tiền này để đảm bảo rằng nhu cầu và lợi ích của Mai được bảo vệ và đảm bảo Khi Mai đủ tuổi trưởng thành, cô sẽ có quyền quyết định về việc sử dụng và quản lý tài sản của mình theo ý muốn và theo quy định pháp luật.

- Thỏa thuận với Dũng: Sơn đã có thỏa thuận với Dũng rằng Dũng sẽ không lấy tiềnquản lý di sản sau khi Sơn qua đời Việc này cũng có thể gây ra những tranh chấphoặc hiểu lầm về quyền lợi của Dũng trong tài sản của Sơn.

Về thỏa thuận giữa Sơn và Dũng có thể gây ra những tranh chấp hoặc hiểu lầm về quyền lợi của Dũng trong tài sản của Sơn Mặc dù đã có thỏa thuận này, việc quản lý tài sản của Sơn sau khi ông qua đời vẫn cần được xác định và thực hiện theo quy định pháp luật.

Trang 18

Trong trường hợp này, dù đã có thỏa thuận với Sơn nhưng nếu hai bên không có hành động cụ thể hoặc tài liệu pháp lý rõ ràng để xác nhận và thi hành thỏa thuận này Nếu muốn xác định về quyền lợi của mình và tránh tranh chấp hoặc hiểu lầm, Dũng cần thảo luận với các bên liên quan và có thể tìm đến sự hỗ trợ của luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để xác định và bảo vệ quyền lợi của mình theo đúng quy định pháp luật Điều này có thể bao gồm việc xem xét và thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để đảm bảo rằng thỏa thuận giữa Sơn và Dũng được thực hiện đúng cách và có hiệu lực.

Trang 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần & Liên Danh (2017) Điều 173 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 Luật hình sự

2.Hường Trương (2023) 2.2 Phân tích tình huống Pháp luật Đại cương (LAW 1)

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/phap-luat-dai-cuong/22-phan-tich-tinh-huong/85276660

3 Giáo trình Pháp luật đại cương

4 Slide bài giảng học phần Pháp luật đại cương

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan