1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích diện tích năng suất sản lượng lúa huyện thọ xuân tỉnh thanh hoá giai đoạn 1998 2005 và dự đoán đến năm 2007

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Phân Tích Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Lúa Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 1998-2005 Và Dự Đoán Đến Năm 2007
Người hướng dẫn Thầy Trần Quang
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Nông Nghiệp
Thể loại Chuyên Đề
Năm xuất bản 2007
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 259 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA (1)
    • 1- Vị trí, vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân (2)
    • 2- Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp (2)
  • CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY TRỒNG (1)
    • 1- Nhóm chỉ tiêu về diện tích đất (10)
      • 1.1 Diện tích gieo trồng (10)
      • 1.2 Hệ số sử dụng ruộng đất (11)
      • 1.3 Năng suất đất đai (12)
      • 1.4 Bình quân các loại đất trên đầu người (12)
      • 1.5 Tỉ trọng các loại đất nông nghiệp (13)
      • 2.1 Năng suất ước tính (13)
      • 2.2 Năng suất tại gốc ( năng suất điều tra ) (13)
      • 2.3 Năng suất thực thu (14)
      • 2.4 Năng suất tính trên diện tích gieo trồng (14)
      • 2.5 Năng suất tính trên diện tích thu hoạch (15)
      • 2.6 Năng suất tính trên diện tích canh tác (15)
      • 2.1 Các khái niệm chung (17)
      • 2.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian (18)
      • 2.3 Các phương pháp biểu hiện biến động xu hướng của hiện tượng (22)
    • 3- Phương pháp chỉ số (26)
    • 4- Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn (33)
  • CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT LÚA HUYỆN THỌ XUÂN GIAI ĐOẠN 1998-2005 VÀ TIẾN HÀNH DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2007 (1)
    • 3- Phân tích các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng lúa huyện Thọ Xuân qua các năm (46)
    • III- PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT LÚA HUYỆN THỌ XUÂN THỜI KÌ 1998-2005 (50)
      • 1- Tốc độ phát triển của năng suất lúa qua các năm (50)
      • 2- Sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích biến động sản lượng lúa huyện Thọ Xuân thời kì 1998-2005 (56)
    • IV- MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THỌ XUÂN TRONG THỜI KÌ TỚI (61)
      • 1- Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Thọ Xuân trong những năm vừa qua (61)
      • 3- Kiến nghị (64)
  • KẾT LUẬN (65)
  • PHỤ LỤC (66)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA

Vị trí, vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân

Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí cần thiết của mọi quốc gia Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Nhận thức được vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng lấy nông nghiệp làm khâu đột phá trong quá trình đổi mới mở rộng nền kinh tế Chỉ thị 100 và nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI (4/1988) về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, thực hiện khoán ruộng đất đến hộ nông dân cùng nhiều chủ trương, chính sách mới của nhà nước đã tạo nên bước phát triển đột biển trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam góp phần tạo nên bước phát triển mới trong nông nghiệp.

Lúa là cây lương thực đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người,trong chăn nuôi và xuất khẩu ra nước ngoài Đẩy mạnh chương trình sản xuất lương thực là nội dung rất quan trọng, nhằm ổn định lương thực tại chỗ, giải quyết lao động việc làm, tận dụng lao động phụ, lao động nhàn rỗi trong nông thôn.Ngoài ra lương thực còn được xem là mấu chốt đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY TRỒNG

Nhóm chỉ tiêu về diện tích đất

Với tính chất là một yếu tố quyết định sản lượng cây trồng, diện tích gieo trồng là diện tích thực tế có gieo trồng các loại cây có thời gian tồn tại thường không quá một năm, nhằm thu hoạch thành phẩm ngay trên diện tích đó Như vậy trong tổng diện tích gieo trồng không bao gồm diện tích bỏ hóa Diện tích gieo trồng cũng không tính đến diện tích gieo mạ, vườn ươm diện tích trồng cây phân xanh… Với đặc tính của sản xuất nông nghiệp, trên cùng một diện tích trong một năm có thể gieo trồng nhiều vụ và trong một vụ có thể trồng xen nhiều loại cây khác nhau Do đó, tổng diện tích gieo trồng cả năm thường lớn hơn nhiều so với diện tích canh tác.

Diện tích gieo trồng là chỉ tiêu gián tiếp biểu hiện quy mô sản xuất của cơ sở sản xuất Nếu năng suất cây trồng ổn định thì quy mô sản xuất của từng loại cây sẽ phụ thuộc vào số lượng diện tích gieo trồng loại cây đó.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm thường được tính dựa trên số lần trồng loại cây đó, tùy theo phương thức gieo trồng để xác định phương pháp tính thích hợp.

- Phương pháp trồng riêng : Trồng một loại cây trên diện tích đất đó trong suốt thời gian tồn tại của loại cây đó Do đó nếu gieo trồng trên diện tích bao nhiêu thì diện tích gieo trồng là bất nhiêu, tức là trong trường hợp này diện tích gieo trồng chính bằng diện tích canh tác.

- Phương thức trồng gối : Trên một diện tích đất, người ta trồng loại cây thứ nhất sắp thu hoạch thì lại tiếp tục trồng loại cây thứ hai vào diện tích đó Hai loại cây này có cùng thời gian tồn tại trên cùng một mảnh đất nhưng không làm ảnh hưởng đến năng suất của nhau Do đó diện tích gieo trồng mỗi loại cây được tính theo diện tích canh tác.

- Phương thức trồng xen : Trồng hai hoặc nhiều loại cây cùng tồn tại trong suốt quá trình phát sinh và phát triển, do đó có thể ảnh hưởng đến năng suất của nhau Khi tính diện tích trồng xen phải đảm bảo năng suất thu hoạch như khi trồng riêng Trong trường hợp khi tính diện tích gieo trồng phải dựa vào năng suất như khi trồng riêng, hoặc căn cứ vào tỉ lệ hạt giống hao phí, hoặc mật độ gieo trồng so với khi trồng riêng…

Với những đặc điểm như trên, ta nhận thấy có thể tăng diện tích gieo trồng bằng 2 cách: hoặc mở rộng diện tích canh tác hoặc tăng vụ Hiện nay chủ yếu dùng cách thứ hai do nguồn đất bị giới hạn, diện tích đất canh tác ngày càng giảm do chuyển sang sản xuất khác, một mặt do áp dụng các kĩ thuật tiên tiến vào nông nghiệp nên biện pháp tăng vụ đạt được hiệu quả cao, cho năng suất cây trồng như khi trồng riêng.

1.2 Hệ số sử dụng ruộng đất :

Hệ số sử dụng ruộng đất là số vụ gieo trồng bình quân trong năm trên diện tích canh tác hàng năm Hệ số sử dụng ruộng đất được tính theo công thức sau :

Tổng diện tích gieo trồng cây nông nghiệp hàng năm H=

Tổng diện tích canh tác cây hàng năm

Hệ số sử dụng ruộng đất phản ánh tình hình sử dụng ruộng đất trên một đơn vị diện tích canh tác.

Năng suất đất đai là chỉ tiêu biểu hiện chất lượng của việc sử dụng đất, phản ánh kết quả sử dụng đất thu được tính bình quân trên một đơn vị diện tích trong một năm.

Kết quả sản xuất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp

Trong đó kết quả sản xuất nông nghiệp được tính dựa trên số sản phẩm thu được trong một năm, số sản phẩm thu được trong một năm quy ra sản phẩm chuẩn, hoặc là GO, VA, NVA, M…

Năng suất đất được tính chi tiết cho từng loại đất : đất cấy lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp nói chung…

1.4 Bình quân các loại đất trên đầu người : Đất đai bình quân đầu người gián tiếp biểu hiện khả năng cung cấp nông sản để thỏa mãn nhu cầu của nhân dân Dựa vào chỉ tiêu này thấy được mức độ cần thiết phải thực hiện thâm canh, tăng vụ, khai hoang và phân bố lại dân cư và lao động nông nghiệp, đồng thời chỉ tiêu này cũng phản ánh về hiệu quả sản xuất nông nghiệp và so sánh với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

1.5 Tỉ trọng các loại đất nông nghiệp : Được xác định bằng diện tích từng loại đất nông nghiệp chia cho tổng diện tích đất nông nghiệp của địa phương Qua đó có thể điều chỉnh cơ cấu đất nông nghiệp cho hợp lý, xác định được các loại cây trồng, vật nuôi thích hợp với từng loại đất để tạo ra kết quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất là cao nhất.

2 – Nhóm chỉ tiêu về năng suất cây trồng :

Năng suất cây trồng là lượng sản phẩm từng loại thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong vụ hoặc tính cho cả năm.

Năng suất cây trồng là chỉ tiêu chất lượng đánh giá tổng hợp kết quả sử dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn trong trồng trọt, đánh giá trình độ thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Là số sản phẩm dự kiến có thể thu hoạch được từng vụ, phương pháp tính chủ yếu là tổ chức quan sát đồng ruộng và dựa vào kinh nghiệm sản suất nhiều năm, tập thể những người tham gia ước tính trao đổi ý kiến để đi đến nhận định thống nhất về số sản phẩm bình quân trên 1 ha Chỉ tiêu này bước đầu giúp ta sơ bộ đánh giá kết quả sản xuất dự tính kế hoạch và làm căn cứ để phân vùng chọn xã đại diện trong điều tra năng suất sản lượng lúa.

Cách xác định đối với loại năng suất này như sau : Đo 1m2 lúa rồi tiến hành đếm bụi, đếm bông, đếm hạt, sau đó cân trọng lượng số hạt thóc thu được trên 1m2 đó Từ kết quả thu được ta có thể suy rộng cho cả trà lúa trên cả cánh đồng hoặc trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

2.2 Năng suất tại gốc ( năng suất điều tra ) :

Phương pháp chỉ số

3.1 – Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của chỉ số trong thống kê:

* Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng nhiên cứu.

* Phương pháp chỉ số là phương pháp thống kê nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều đơn vị phần tử mà các đại lượng biểu hiện không thể trực tiếp cộng được với nhau Khi xây dựng chỉ số cho các hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác Trong khi phân tích hệ thống chỉ số, khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số, việc phân tích biến động của một nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi. t o a a y ˆ  1 a 1 lg 1

* Quyền số trong chỉ số thống kê là nhân tố được gữ cố định trong công thức chỉ số chung Quyền số nói lên tầm quan trọng, vai trò của mỗi phần tử trong tổng thể, nó có tác dụng chuyển các phần tử vốn không trực tiếp cộng được với nhau thành dạng chung để có thể tổng hợp, từ đó thiết lập quan hệ so sánh và tiến hành phân tích.

* Tác dụng của chỉ số trong phân tích thống kê:

- Nghiên cứu sự biến động của mức độ của hiện tượng qua thời gian.

- So sánh sự khác biệt, chênh lệch về mức độ của hiện tượng qua không gian.

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế.

- Cho phép xác định vai trò và ảnh hưởng biến động của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động của các hiện tượng phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố.

- Căn cứ vào việc thiết lập quan hệ so sánh theo thời gian hay không gian: + Chỉ số phát triển: biểu hiện quan hệ so sánh theo thời gian.

+ Chỉ số không gian: biểu hiện quan hệ so sánh the không gian.

- Căn cứ vào phạm vi tính toán, người ta cũng chia thành 2 loại:

+ Chỉ số đơn: nêu lên biến động của từng phần tử, từng đơn vị trong một tổng thể.

+ Chỉ số chung: nêu lên biến động của cả tổng thể nghiên cứu.

- Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu, người ta cũng chia thành 2 loại:

+ Chỉ số chỉ tiêu số lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu số lượng, là chỉ tiêu biểu hiện quy mô số lượng của hiện tượng nghiên cứu.

+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng, là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh mức độ phổ biến mối lien hệ của hiện tượng nghiên cứu.

- Căn cứ vào phương pháp tính toán:

+ Chỉ số tổng hợp: được vận dụng để tính chỉ số chung trên cơ sở xác định tổng các mức độ của từng đơn vị phần tử trong tổng thể.

+ Chỉ số bình quân: được vận dụng để tính chỉ số chung từ các chỉ số đơn theo công thức số bình quân.

3.2 – Phương pháp tính chỉ số:

Chỉ số thống kê được vận dụng rộng rãi trong phân tích các hiện tượng kinh tế phức tạp và nhiều thành phần, chỉ tiêu trong nhiều lĩnh vực phong phú như: CPI, chỉ số giá xuất khẩu, chỉ số khối lượng sản phẩm, chỉ số giá thành, chỉ số năng suất lao động… Chỉ số được vận dụng tính toán và phân tích có thể là chỉ số đơn hoặc chỉ số chung.

- Chỉ số đơn giá : biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức giá của từng mặt hàng ở hai thời gian khác nhau.

Trong đó : p 1 : giá bán mặt hàng kì nghiên cứu p 0 : giá bán mặt hàng kì gốc.

- Chỉ số đơn lượng hàng tiêu thụ :

Trong đó : q 1 : lượng hàng kì nghiên cứu q 0 : lượng hàng kì gốc

Chỉ số tổng hợp là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động của của một chỉ tiêu nào đó, của nhiều đại lượng trong những hiện tượng kinh tế phức tạp.

Vì nghiên cứu các chỉ tiêu có các đơ vị tính khác nhau nên hệ thống chỉ số phải sử dụng một quyền số để quy đổi các chỉ tiêu về cùng một đơn vị và cộng lại được với nhau.

Thông thường việc tính toán chỉ số tổng hợp dựa vào công thức chỉ số Laspayres, chỉ số Passche và chỉ số Fisher Các phương pháp tính chỉ số được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 01: Các công thức chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ I q , chỉ số tổng hợp giá bán I p

Chỉ số Laspayres Passche Fisher

Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ

Chỉ số tổng hợp giá bán

Chỉ số tổng hợp Laspayres chọn quyền số ở kì gốc, chỉ số Passche chọn quyền số ở kì nghiên cứu Chỉ số Fisher vận dụng trong trường hợp giữa chỉ số Laspayres và Passche có sự chênh lệch nhau khá lớn.

Hệ thống chỉ số là một đẳng thức phản ánh mối liên hệ giữa các chỉ số Qua đó dựa vào mối quan hệ giữa các chỉ tiêu để xây dựng hệ thống chỉ số phát triển. a- Cấu thành của hệ thống chỉ số: gồm 2 phần:

+ Chỉ số toàn bộ: nêu lên biến động của hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố cấu thành.

+ Các chỉ số nhân tố: bao gồm từ 2 chỉ số nhân tố trở lên trong đó mỗi chỉ số nhân tố nêu lên biến động của nhân tố đó đối với hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. b- Tác dụng của hệ thống chỉ số:

- Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp, trong đó ảnh hưởng của từng nhân tố có thể được biểu hiện bằng số tương đối hay số tuyệt đối.

- Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống.

+ Hệ thống chỉ số của số trung bình:

Hệ thống chỉ số của số trung bình có tác dụng trong phân tích kinh tế- xã hội.Bất kỳ một sự thay đổi cơ cấu nào trong tổng thể hiện tượng cũng đều tác động đến các chỉ tiêu phản ánh các mặt của hiện tượng.Vì vậy cần có hệ thống chỉ số này để hiểu rõ cơ chế của ảnh hưởng đó và có các xử lý cần thiết.

+ Hệ thống chỉ số tổng hợp :

Hệ thống chỉ số tổng hợp được dùng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đối với một hiện tượng phức tạp, cung cấp cho ta biết các thông tin mới về sự biến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố tác động đó. c- Công thức tính toán vận dụng trong thống kê nông nghiệp như sau:

* Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới diện tích gieo trồng:

Qui mô diện tích gieo trồng phụ thuộc vào hai nhân tố, đó là hệ số sử dụng ruộng đất và qui mô diện tích canh tác.

Trong đó: H0: là hệ số sử dụng ruộng đất kỳ gốc

H1: là hệ số sử dụng đất kỳ nghiên cứu

D1: là diện tích gieo trồng kỳ nghiên cứu

D0: là diện tích gieo trồng kỳ gốc d0: là diện tích canh tác kỳ gốc d1: là diện tích canh tác kỳ nghiên cứu.

Diện tích gieo trồng kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) là do hai nhân tố:

- Do hệ số sử dụng ruộng đất tăng (giảm)

- Do qui mô diện tích canh tác tăng (giảm)

* Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch bình quân.

Năng suất thu hoạch bình quân chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Do nhân tố bản thân năng suất thu hoạch.

- Do sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng.

Trong đó: N¯ 0 là năng suất bình quân kỳ gốc

N¯ 1 là năng suất bình quân kỳ nghiên cứu

Năng suất thu hoạch bình quân kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) là do hai nhân tố:

- Do nhân tố bản thân năng suất thu hoạch.

- Do sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng.

* Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa:

Sản lượng lúa thu được phụ thuộc vào diện tích gieo trồng và năng suất bình quân.

Sản lượng = Năng suất  Diện tích

Trong đó: Q0 là sản lượng kỳ gốc

Q1 là sản lượng kỳ báo cáo

Sản lượng kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) là do ảnh hưởng của hai nhân tố:

Do bản thân năng suất tăng (giảm).

Do quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng tăng (giảm).

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT LÚA HUYỆN THỌ XUÂN GIAI ĐOẠN 1998-2005 VÀ TIẾN HÀNH DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2007

Phân tích các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng lúa huyện Thọ Xuân qua các năm

Diện tích gieo trồng là diện tích thực tế có gieo trồng các loại cây có thời gian tồn tại thường không quá một năm, nhằm thu hoạch thành phẩm ngay trên diện tích đó Diện tích gieo trồng phản ánh quy mô sản xuất thực tế của đơn vị sản xuất.

Bảng 04: Diện tích gieo trồng lúa huyện Thọ Xuân từ 1998-2005

Diện tích (ha) Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (ha)

Tốc độ phát triển liên hoàn (%)

Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (ha)

Tốc độ phát triển định gốc (%)

(Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân và kết quả tính toán)

Từ bảng trên chúng ta nhận thấy diện tích gieo trồng lúa có được sự ổn định qua các năm, sự biến động tăng giảm là không đáng kể, tốc độ phát triển bình quân cả thời kì đạt 99,61% cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu của huyện theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp đồng thời tăng tỉ trọng của các ngành khác Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu này diễn ra chậm và chưa rõ ràng, ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện Diện tích gieo trồng lúa năm 1999 so với năm 1998 giảm 2,16% tương ứng với 338 ha Năm 2000 so với năm 1999 tăng 0,75% tương ứng với 115 ha.Năm 2001 so với năm 2000 diện tích gieo trồng tăng 2,75% tương ứng với 423 ha.Qua đó thấy rõ chiến lược phát triển kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng tâm trong thời kì 1998-2001, nông nghiệp được đầu tư phát triển toàn diện với nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp được xây dựng, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa, mục tiêu đặt ra cho đến năm 2005 là tổng sản lượng lương thực trong một năm trên địa bàn huyện đạt 130 ngàn tấn Sự tăng lên của diện tích gieo trồng trong thời kì này là do thực hiện tốt diện tích gieo trồng một vụ lên 2 vụ Trong toàn bộ thời kì nghiên cứu, diện tích gieo trồng lúa đã giảm 416 (ha), trung bình hàng năm giảm 59,43 (ha) là do có sự chuyển đổi một phần diện tích đất canh tác sang gieo trồng các loại hoa màu có hiệu quả kinh tế cao hơn như ớt ngọt xuất khẩu, dưa leo, ngô ngọt… nhằm khai thác tối đa tiềm năng kinh tế từ các loại mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu này, đây là một định hướng mới đúng đắn để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn Dự đoán trong các năm tiếp theo diện tích gieo trồng lúa còn tiếp tục giảm khi trên địa bàn huyện tiếp tục đầu tư phát triển các loại cây rau màu cao cấp, các loại mặt hàng nông nghiệp đang được thị trường ưa chuộng, đồng thời đưa các giống lúa lai có năng suất cao nhằm bảo đảm lương thực sản xuất ra vẫn ở mức ổn định trên một diện tích gieo trồng ít hơn, tức là nâng cao hiệu quả sản xuất trên 1 ha canh tác hàng năm.

* Sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng lúa huyện Thọ Xuân qua các năm:

Bảng 05: Diện tích canh tác và gieo trồng lúa năm 1998 và 2005 huyện Thọ

Xuân- Thanh Hóa Đơn vị tính: ha

- Diện tích gieo trồng lúa (D) 15616 15500

- Diện tích canh tác lúa (d) 13462 13025

(Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân và kết quả tính toán)

Tính toán các chỉ tiêu cần thiết:

Thay vào hệ thống chỉ số ta có:

Nhận xét: Diện tích gieo trồng lúa năm 2005 giảm 0,74% tương ứng với116(ha) là do ảnh hưởng của:

- Do hệ số sử dụng ruộng đất năm 2005 tăng 1,0259 lần so với năm 1998 làm cho diện tích gieo trồng tăng 391 ha.

- Do diện tích đất canh tác cây lúa năm 2005 giảm 3,25% so với năm 1998 làm cho diện tích gieo trồng lúa giảm đi 507 ha.

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT LÚA HUYỆN THỌ XUÂN THỜI KÌ 1998-2005

1- Tốc độ phát triển của năng suất lúa qua các năm:

Năng suất lúa là chỉ tiêu số lượng và được xác định theo công thức:

Năng suất gieo trồng= Sản l ợng thu hoạch

Năng suất cây trồng là lượng sản phẩm từng loại thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong vụ hoặc tính cho cả năm.

Năng suất cây trồng là chỉ tiêu chất lượng đánh giá tổng hợp kết quả sử dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn trong trồng trọt, đánh giá trình độ thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Bảng 06: Năng suất lúa huyện Thọ Xuân thời kì 1998-2005

Năng suất (tạ/ha) Tốc độ phát triển (%)

Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân

Nhận xét: Nhìn chung trong toàn bộ thời kì năng suất lúa của huyện tăng dần qua các năm với mức tăng ổn định Tuy nhiên năng suất lúa năm 2000 so với 1999 giảm đáng kể do sự ảnh hưởng của thời tiết Mặc dù trong năm này diện tích gieo trồng là khá lớn nhưng do ảnh hưởng của bão lụt và thiên tai đã làm mất trắng một phần lớn sản lượng lúa toàn huyện dẫn đến năng suất lúa giảm 7.5% so với năm

1999 tương ứng với mức năng suất 4 (tạ/ha) Nguyên nhân tăng năng suất là do sự ứng dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào đồng ruộng cùng với sự thay đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống lúa lai cho năng suất cao vào sản xuất đồng thời với việc đầu tư thâm canh, kết hợp các biện pháp luân canh tăng vụ phù hợp với khả năng của đất Tốc độ tăng bình quân cả thời kì là 104.65% nói lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp huyện ngày càng được nâng cao, sự chuyển dịch cơ cấu kết hợp với việc đưa các giống lúa lai cho hiệu quả kinh tế cao đã thực sự cho thấy đường lối đầu tư và phát triển kinh tế trong thời kì hướng đến năm 2010 là đúng đắn và đã phát huy được hiệu quả.

2 - Phân tích biến động năng suất lúa bình quân

Năng suất lúa bình quân được quyết định bởi năng suất của từng loại giống lúa thực tế gieo trồng trên diện tích đất canh tác Toàn huyện Thọ Xuân gieo trồng các giống lúa chủ yếu như lúa lai Trung Quốc, thuần Trung Quốc, giống X….

Bảng 07: Cơ cấu giống lúa:

Giống lúa Năm 1998 Năm 2005 Tốc độ tăng (%)

Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân

Ta có hệ thống chỉ số:

Trong đó: N 1 : Năng suất lúa bình quân toàn huyện năm 2005

N 0 : Năng suất lúa bình quân toàn huyện năm

N 01 : Năng suất lúa bình quân năm 1998 với cơ cấu gieo trồng năm 2005.

= 45,99 (tạ/ha) Thay vào hệ thống chỉ số ta có:

Theo kết quả phân tích trên cho thấy năng suất lúa bình quân năm 2005 so với năm 1998 tăng 37,47% tương ứng với 16,9 (tạ/ha), là do các nguyên nhân sau:

- Do bản thân năng suất từng giống lúa năm 2005 tăng so với năm 1998 là 34,81% làm cho năng suất lúa bình quân tăng 16,01 (tạ/ha) Cụ thể : Năng suất giống lai Trung Quốc tăng cao nhất từ 49,0 (tạ/ha) năm 1998 lên 68,4 (tạ/ha) năm

2005, tăng thấp nhất là nhóm các giống lúa khác chỉ tăng từ 44,6 (tạ/ha) năm 1998 lên 50,3 (tạ/ha) năm 2005.

- Do cơ cấu diện tích gieo trồng các giống lúa thay đổi làm cho năng suất lúa bình quân tăng lên 1,97% tương ứng với 0,87 (tạ/ha) Cơ cấu diện tích gieo trồng từng loại giống cũng có sự thay đổi mạnh mẽ, diện tích gieo trồng các giống lúa lai cho năng suất cao tăng lên nhanh chóng trong khi các giống lúa cho năng suất thấp giảm đi rõ rệt Cụ thể: diện tích gieo trồng giống lai Trung Quốc năm 1998 thấp nhất ( 2015 ha) nhưng đến năm 2005 đã tăng lên với diện tích gieo trồng cao nhất

(6210 ha), giống thuần Trung Quốc tăng ít, trong khi giống X và các giống khác giảm mạnh rõ rệt. Để đạt được năng suất lúa ngày càng cao trên 1 ha diện tích gieo trồng là do sự nhận thức nhạy bén của các cấp lãnh đạo, của UBND huyện đã nắm bắt kịp thời và chỉ đạo đúng đắn đưa các giống lúa cho năng suất cao vào sản xuất trên đồng ruộng, qua đó thay đổi cơ cấu gieo trồng tạo hiệu quả kinh tế cao trên mỗi ha diện tích gieo trồng Cũng cần phải nói đến sự thay đổi trong nhận thức của người nông dân đã ứng dụng các tiến bộ khoa học mới vào đồng ruộng, đồng thời biết cách khắc phục những khó khăn, tận dụng những thuận lợi để đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế.

III – PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ SẢN LƯỢNG LÚA HUYỆN THỌ XUÂN GIAI ĐOẠN 1998-2005

1 – Phân tích biến động sản lượng lúa huyện Thọ Xuân trong giai đoạn 1998-

2005 bằng phương pháp dãy số thời gian:

Sản lượng lúa đạt được qua các năm tăng khá cao Đây là một thành tựu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua, việc đưa các loại giống lúa mới vào sản xuất đã đạt được những hiệu quả thiết thực tạo ra một khối lượng lớn lương thực đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện và xuất bán sang các vùng lân cận

Bảng 08: Sản lượng lúa huyện Thọ Xuân giai đoạn 1998-2005:

Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (tấn)

Tốc độ phát triển liên hoàn (%)

Lượng tăng tuyệt đối định gốc (tấn)

Tốc độ phát triển định gốc

(Nguồn : Niên giám thống kê Thọ Xuân và kết quả tính toán)

Qua quan sát bảng số liệu trên ta thấy rằng: nhìn chung sản lượng lúa tăng nhanh qua các năm, sản lượng lúa trung bình đạt được hàng năm cả thời kì là85073,88 tấn, với tốc độ phát triển trung bình năm là 4,25%/năm Nhìn chung sản lượng lúa thu được tăng trong hầu hết các năm trong thời kì với mức tăng mạnh,năm 1999 là năm có tốc độ tăng mạnh nhất trong cả thời kì (đạt 115,62%), tuy nhiên năm 2000 so với năm 1999 sản lượng lúa giảm do ảnh hưởng của thời tiết,

Năm 1999 là năm có sản lượng thu được tăng nhiều nhất trong thời kì đạt 11004 tấn, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 669 tấn, năm 2003 tăng 3815 tấn so với năm 2002… Nhìn chung sản lượng lúa thu được hàng năm tăng trung bình là 3401,71 tấn/năm Điều này khẳng định sự tăng lên về hiệu quả sử dụng đất, mặc dù diện tích sản xuất giảm do chuyển sang gieo trồng các loại cây trồng khác nhưng sản lượng lúa thu được vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Bảng 09: Cơ cấu sản lượng lúa chia theo mùa vụ thời kì 1998-2005:

Sản lượng lúa (tấn) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tấn)

Tốc độ phát triển liên hoàn

Vụ chiêm xuân Vụ mùa Vụ chiêm xuân Vụ mùa Vụ chiêm xuân Vụ mùa

(Nguồn : Niên giám thống kê Thọ Xuân và kết quả tính toán)

* Vụ chiêm xuân: Thời kì 1998-2005 sản lượng lúa trung bình của vụ chiêm xuân là 47634,5 tấn, với mức tăng trung bình hàng năm là 1057,57 tấn, đạt tốc độ tăng trung bình là 2,3% Lượng tăng tuyệt đối năm 2001 là cao nhất, đạt 5489 tấn, trong toàn bộ thời kì nghiên cứu có 2 thời điểm sản lượng lúa chiêm xuân giảm là vào năm 2002 và 2004, giảm tương ứng 2387 tấn và 264 tấn, nguyên nhân là do sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng.

* Vụ mùa: Sản lượng lúa mùa trung bình cả thời kì là 37326,88 Trung bình mỗi năm tăng 2344 tấn, với tốc độ tăng bình quân là 6,89% Nhìn chung trong cả thời kì nghiên cứu sản lượng lúa mùa đều tăng so với năm trước, năm 1999 đạt mức tăng tuyệt đối cao nhất là 9169 tấn Năm 2000 sản lượng vụ mùa giảm mạnh là do ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 6 làm mất trắng nhiều diện tích gieo trồng lúa.

2- Sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích biến động sản lượng lúa huyện Thọ Xuân thời kì 1998-2005 :

Như các số liệu đã đưa ở trên, sản lượng lúa huyện Thọ Xuân hàng năm là khá cao và đạt được mức tăng ổn định Sản lượng phụ thuộc vào 2 nhân tố năng suất và diện tích gieo trồng và được biểu diễn thông qua công thức sau đây:

Sản lượng = năng suất ¿ diện tích Áp dụng hệ thống chỉ số:

Trong đó : Q: sản lượng thu hoạch (tấn)

N : năng suất thu được trên mỗi ha gieo trồng (tạ/ha)

D : diện tích gieo trồng lúa (ha)

N 0 , D 0 : năng suất và diện tích năm 1998

N 1 , D 1 : năng suất và diện tích năm 2005

Theo số liệu từ bảng 03 ta có: D 0 = 15616 (ha)

Theo bảng 04 ta có : N 0 = 45.1 (tạ/ha)

Thay vào hệ thống chỉ số ta có:

Sản lượng lúa năm 2005 tăng 33.81% tương ứng với 23812 tấn so với năm

1998 là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:

- Do năng suất lúa năm 2005 tăng 37.47% so với năm 1998 làm cho sản lượng tăng tương ứng 25688 tấn.

- Do cơ cấu diện tích gieo trồng thay đổi: diện tích gieo trồng lúa năm 2005 giảm 2.66% so với năm 1998 làm cho sản lượng giảm tương ứng 1876 tấn.

Những phân tích so sánh trên đây không chỉ cho biết rõ thực trạng của hiện tượng phát sinh và phát triển như thế nào mà còn đi sâu tìm hiểu yếu tố tác động đến sự thay đổi sản lượng, yếu tố nào là chính nhằm giúp các nhà quản lý có căn cứ đầu tư thâm canh, thay đổi cơ cấu diện tích trồng lúa sao cho tỉ trọng diện tích cấy lúa có năng suất cao tăng dần và giảm tỉ trọng diện tích cấy lúa có năng suất thấp.

3 – Dự đoán sản lượng lúa huyện Thọ Xuân đến năm 2007:

Việc dự đoán sản lượng cho các năm tiếp theo có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách, qua việc dự đoán có thể cho biết khả năng về sản lượng thu được trong thời kì tới để từ đó vạch ra những chính sách, chiến lược phát triển phù hợp với thực tế Việc dự đoán được tiến hành trên cơ sở các số liệu đã đạt được qua các năm bằng các phương pháp bình quân trượt, chỉ số mùa vụ, hàm xu thế… a- Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình:

Ta có lượng tăng tuyệt đối trung bình là: ¯δ y n −y 1 ¿ n−1¿ ¿ ¿

Mô hình dự báo là : y (n+l) = 94240 + 3401.71(l) (1)

Dự đoán cho năm 2006: thay l=1 vào ta có : y 2006 240 + 3401.71*1 = 97642 (tấn)

Dự đoán cho năm 2007: thay l=2 vào ta có: y 2007 240 + 3401.71*21043 (tấn)

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THỌ XUÂN TRONG THỜI KÌ TỚI

1- Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Thọ Xuân trong những năm vừa qua:

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nông nghiệp huyện Thọ xuân đã đạt được những thành tựu đáng kể, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp đã và đang diễn ra theo xu hướng tích cực là: ổn định diện tích cây lương thực, đi sâu vào tăng năng suất cây trồng, giảm một số cây trồng không đạt hiệu quả kinh tế cao chuyển sang trồng cây công nghiệp, rau màu các loại, tăng cả về diện tích và sản lượng để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến, cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và phục vụ cho xuất khẩu.

Nhưng để đạt được kết quả theo định hướng trên ngành nông nghiệp cần được xác lập và chuyển dịch theo hướng từ một nền nông nghiệp độc canh, chuyển sang một nền nông nghiệp đa canh, phát triển sản xuất hàng hoá với ngành nghề đa dạng.

Tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn cần khắc phục:

Thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp của huyện Thọ xuân theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, vấn đề lao động ở đây chủ yếu là lao động thủ công, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu.

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp huyện Thọ xuân còn phân tán, manh mún, quy mô sản xuất hộ gia đình còn nhỏ Đất đai bị phân tán, không có sự hợp nhất, thích hợp cho lao động thủ công, không thể thực hiện được quá trình cơ giới hoá.

Thị trường tiêu thụ nông sản và hàng hoá nông nghiệp không ổn định, sản xuất nông nghiệp tăng, hầu hết các nhưng thị trường tiêu thụ khá khó khăn

Vấn đề về vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp - nông thôn Nhiều vùng, khu vực cần có sự đầu tư cho sự phát triển nông nghiệp, song tỷ trọng vốn đầu tư ngày một giảm xuống, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của nông nghiệp.

2 – Giải pháp đặt ra cho sự phát triển của nông nghiệp huyện Thọ Xuân trong thời kì sắp tới:

* Một là: phải có chính sách đồng bộ về Tài chính - Ngân hàng hỗ trợ tích cực để đầu tư cho sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Để phát triển kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp nói riêng, trước hết ta phải đề cập tới tài chính và khả năng đầu tư Cần phải tính toán đến một chi phí đầu tư rộng lớn trên nhiều phương diện nhằm đảm bảo sự chuyển dịch một cách đồng bộ cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp Sự thay đổi cây trồng, thời gian canh tác trong nông nghiệp không phải là một sớm, một chiều thực hiện được Cần phải có một nguồn vốn lớn, đủ mạnh để hỗ trợ một cách tích cực sự thay đổi đó

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngoài ngân sách được sử dụng như một tài trợ ưu đãi trong đầu tư, phần còn lại thông qua các hình thức tín dụng Như nghị quyết số 20/98 ngày 2/12/1998 của Quốc hội khoá X đồng thời xây dựng chính sách đầu tư theo mô hình tổng hợp nguồn lực Tất cả các nguồn vốn đầu tư đến từ : nguồn trong nước, nguồn nước ngoài, nguồn tại chỗ, nguồn tự có từ nguồn lợi khác, trong đó nguồn trong nước là quyết định, nguồn tại chỗ là cơ bản, nguồn bên ngoài (nước ngoài, địa phương khác) là quan trọng Cần phải xây dựng những dự án đầu tư tổng thể vào nông nghiệp làm thế nào để cứ một đồng vốn đấu tư trở về ngân sách phải kéo theo, thu hút theo nhiều lần vốn của thành phần kinh tế khác Cần phải xây dựng một hệ thống chính sách phát triển tổng quốc gia, trong đó chính sách đầu tư là bộ phận cấu thành quan trọng và xuyên suốt Xây dựng chính sách tín dụng cho nông nghiệp vừa thích ứng với cơ chế thị trường vừa tuân thủ điều kiện vĩ mô của nhà nước, xoá bỏ mọi bao cấp qua con đường tín dụng, lấy tín dụng là phương thức đầu tư chủ yếu với nguồn vốn, phân biệt rạch ròi chính sách tài trợ xã hội với đầu tư tín dụng Thống nhất các loại hình tín dụng nông nghiệp theo một số quy chế nhất định, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể như: Ngân hàng người nghèo, ngân hàng phát triển nhà, ngân hàng tài trợ xuất khẩu nông sản, quỹ tín dụng nông dân Có thể nói, chính sách tài chính, tín dụng là một trong những bộ phận chủ yếu của khuyến nông và bộ phận sản xuất trong nông nghiệp.

* Hai là: áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, mở rộng và đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hoá phải đi đôi với việc tạo lập và tìm kiếm một thị trường tiêu thụ vững chắc.

Trước hết, cần phải áp dụng một cách chọn lọc các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhất là công nghệ sinh học Giá trị nông sản hàng hoá sẽ tăng lên rất nhiều nếu thông qua một công nghệ chế biến bảo quản hữu hiệu và thiết thực Vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm trong sản xuất công nghiệp trong kinh tế thị trường là khâu tiêu thụ sản phẩm , nâng cao năng suất nông sản hàng hoá phải gắn với nhu cầu thị trường, giới hạn của sản xuất nông phẩm hàng hoá chính là lợi nhuận biên Đây là vấn đề mà người sản xuất cần quan tâm và phải nhận biết một cách tinh nhạy và kịp thời tiếp đến là vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ trở thành một điều kiện thiết yếu của sản xuất nông nghiệp, để có thể quyết định một cách chắc chắn hơn trong đầu tư kinh tế nông nghiệp

* Ba là: đa dạng hoá các loại hình tổ chức kinh tế nông nghiệp Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng và phát triển rộng rãi các tổ chức kinh tế từ hợp tác xã, hộ nông dân và khuyến khích phát triển mạnh các trang trại trồng trọt Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng là sự chuyển dịch sản phẩm trong nông nghiệp, theo kinh nghiệm thì nó diễn ra hết sức nhạy cảm ở các hộ nông dân và các trang trại trồng trọt trong nông nghiệp.

* Bốn là: Cần có một chính sách sử dụng đất nông nghiệp đúng đắn Nâng cao tiến độ cấp giấy phép sử dụng đất cho nông dân, để họ có thể dùng giấy đó làm tài sản thế chấp vay vốn tại các ngân hàng và điều cơ bản là họ có thể yên tâm đầu tư trên mảnh đất của chính họ.

Huyện cần mở rộng các trường dạy nghề, các trung tâm truyền bá kỹ thuật nông nghiệp, ở nông thôn, cần có chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho con em nông dân nghèo để giải quyết vấn đề thất học ở nông thôn

Là một huyện thuần nông, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, điểm xuất phát chưa cao vì vậy bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp từ nay đến năm 2007và tiếp theo là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc sản xuất xoá đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp có hiệu quả, theo mục tiêu đã định tôi xin kiến nghị:

- Tập trung cao độ việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân, mở nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý khoa học kỹ thuật cho cán bộ và nhân dân, tiếp tục đẫy mạnh phong trào thi đua sản xuất ở nông thôn.

Ngày đăng: 26/07/2023, 11:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w