1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khối văn phòng công ty cổ phần gas petrolimex giai đoan 2002 – 2006

85 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 308,06 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU (1)
  • PHẦN II: NỘI DUNG (2)
  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT (2)
    • 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH (2)
      • 1.1.1 Khái niệm về kinh doanh (2)
      • 1.1.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh (3)
        • 1.1.2.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh (3)
        • 1.1.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh (9)
    • 1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX (12)
      • 1.2.1 Khái quát chung về ngành xăng dầu (12)
        • 1.2.1.1 Khái quát về công ty cổ phần (13)
        • 1.2.1.2 Vai trò của sản xuất và kinh doanh gas (13)
      • 1.21.3 Khó khăn và thách thức (14)
      • 1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex (15)
        • 1.2.2.1 Nhân tố bên ngoài (15)
        • 1.2.2.2 Nhân tố từ bản thân doanh nghiệp (16)
  • CHƯƠNG II: HẾ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX (17)
    • 2.1 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT (17)
      • 2.1.1 Hệ thống chỉ tiêu đang được sử dụng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex (18)
        • 2.1.1.1 Các chỉ tiêu về yếu tố sản xuất (18)
        • 2.1.1.2 Các chỉ tiêu hiệu quả (20)
        • 2.1.1.3 Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh (20)
      • 2.1.2 Đặc điểm tính toán của từng chỉ tiêu (22)
        • 2.1.2.1 Các chỉ tiêu về lao động, vốn (22)
        • 2.1.2.3 Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh (23)
        • 2.1.2.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả (28)
    • 2.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔN TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX (32)
      • 2.2.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty liên quan đến các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (32)
      • 2.2.2 Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp thống kê phấn tich hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex (33)
      • 2.2.3 Một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh (34)
      • 2.23.1. Phương pháp phân tổ (34)
      • 2.23.2 Phương pháp dãy số thời gian (35)
        • 2.23.1.2 Đặc điểm vận dụng để phân tích các chi tiêu tuyệt đối (35)
        • 2.23.1.3 Đặc điểm vận dụng để phấn tích các chỉ tiêu tương đối (37)
        • 2.2.3.2 Phương pháp chỉ số (38)
  • CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX (40)
    • 3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN GAS (40)
      • 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triên của công ty cổ phần gas Petrolimex (40)
      • 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ cuả Công ty (40)
        • 3.1.2.1 Chức năng (40)
        • 3.1.2.2 Nhiệm vụ (41)
        • 3.1.2.3 Mục đích hoạt động (41)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty (41)
        • 3.1.3.1 Bộ máy tổ chức (42)
        • 3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận (43)
      • 3.1.4. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới (43)
      • 3.1.5. Đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần gas Petrolimex (44)
      • 3.1.6. Khối trực tiếp văn phòng công ty (45)
        • 3.1.6.1 Chức năng, nhiệm vụ của khối (45)
        • 3.1.6.2 Cơ cấu tổ chức (45)
        • 3.1.6.3 Đặc điểm và phạm vi hoạt động (45)
    • 3.2 VÂN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX (46)
      • 3.2.1 Nhóm chỉ tiêu về lao động và vốn (46)
      • 3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả (51)
        • 3.2.3.1 Giá trị sản xuất (GO) (51)
        • 3.2.3.2 Giá trị tăng thêm VA (58)
        • 3.23.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới VA (59)
        • 3.2.3.3 Tỷ trọng VA trong GO (65)
        • 3.2.3.4 Doanh thu (67)
        • 3.2.3.5 Lợi nhuận (72)
      • 3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả (76)
    • 3.3. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP LÀM TĂNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG CÔNG TY NÓI RIÊNG VÀ TOÀN CÔNG TY NÓI CHUNG (78)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN (79)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm về kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những hoạt động chế tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ để bán cho đối tượng tiêu dùng (là những người không tự làm ra sản phẩm hoặc không đủ điều kiện để tạo ra sản phẩm) nhằm thoả mãn nhu cầu của họ và với mục đích thu lợi nhuận Trong các doanh nghiệp thương mại thì hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận và vì sự tồn tại của doanh nghiệp.

Do đó mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác với hoạt động sản xuất tự túc ở động cơ hoạt động Sản phẩm vật chất hay dịch vụ trong kinh doanh không phải để tiêu dùng mà còn để làm cho người khác tiêu dùng là chính, và với một mục đích quan trọng là để thu lợi nhuận Còn hoạt động tự túc kinh doanh là nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người kinh doanh và một phần của xã hội.

- Hoạt động kinh doanh xác định được chi phí kinh doanh, doanh thu, giá trị kết quả thu được và xác định được lãi lỗ trong kinh doanh Còn hoạt động tự túc phi kinh doanh tuy có bỏ vốn và lao động kinh doanh nhưng không nghiên cứu và xác định chi phí kinh doanh, không tính được lãi lỗ.

- Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn nắm được các thông tin về sản phẩm trên thị trường trong đó có thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, thông tin về xu hướng biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của doanh nghiệp.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn thúc đẩy,mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội,tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh phải tính được chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí về công tác quản lý và các chi phí khác cho một đơn vị sản phẩm Từ đó xác định được giá thành toàn bộ của một đơn vị sản phẩm và hoạch toán lãi lỗ trong kinh doanh.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn nắm bắt những thông tin đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả sản phẩm, chất lượng phục vụ của người tiêu dùng trên thị trường Đồng thời, phải nắm bắt kịp thời những thông tin về nhu cầu của thị trường về loại hàng hoá gì.

Nhự vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự kết hợp hài và không thể tách rời nhau của hai loại hoạt động của sản xuất và hoạt động kinh doanh Hoặc ta có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh là nói sản phẩm theo hai quan điểm vật chất và quan điểm tài chính (H-H, T-T) Một doanh muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải biết kết hợp tốt giữa hai loại hoạt động trên sao cho phù hợp với thi trường hiện nay.

1.1.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Có nhiều vấn đề được đặt ra cho những nhà khoa học, nhà quản lý và nhà điều hành sản xuất quan tâm nghiên cứu đó là : Thế nào là quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế? Những biểu hiện kinh tế là gì? Do đó, vấn đề về hiệu quả trong sản xuất kinh doanh được nhiều nhà kinh tế học trên thế giới đi sâu nghiên cứu từ thập kỉ 30 của thế kỷ XX.

Các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp:

- Coi hiệu quả sản xuất kinh doanh là biểu hiện của kết quả sản xuất trên mỗi lao động hay mừc doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh Quan điểm này là chưa hợp lý Kết quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí hoặc mở rộng việc sử dụng các nguồn dự trữ.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức lợi ích của sản phẩm sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó (hoặc doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh ) chứ không phải giá trị Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh.

- Hiệu quả sản xuất kinh chỉ đựơc xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả tốt với chi phí sản xuất bỏ ra Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh trình độ sử dụng chí phí Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, ở đây họ chỉ đề cập đến chi phí thực tế đã bỏ ra qua nguồn lực của chi phí đó Quan điểm này chỉ nói về cách xác lập các chỉ tiêu, chứ không toát lên ý niệm của vấn đề.

- Hiệu quả sản xuất kinh đoành là thước đo sự tăng trưởng kinh tế, phản ánh quá trình sử dụng các loại chi phí sản xuất để tạo ra những sản phẩm vật chất nhằm đạt những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định Cách biểu hiện này là phiến diện, chỉ đứng trên góc độ biến động theo thời gian.

Như vậy, ta có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Do đó, mà bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội Đây là 2 mặt có mối liên hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế Việc khan hiếm nguồn đã làm cho việc sử dụng chúng lại mang tính cạnh tranh hơn, đặt ra yêu cầu phái khai thác và sử dụng một cách triệt để để tiệt kiệm nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Biểu hiện rõ ràng nhất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là “tiền” vì tiền lại là biểu hiển của lợi ích.

* Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX

Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, thuộc độc quyền Nhà nước Nhà nước Việt Nam thực hiện độc quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạch nhập khẩu Trên cơ sở cân đối nhu cầu xăng dầu hàng năm của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước giao hạn ngạch nhập khẩu cho 10 doanh nghiệp đầu mối; trong đó, Petrolimex được giao với khối lượng tương ứng với thị phần 55-60% Như vậy, Petrolimex giữ vị trí thống lĩnh thị trường xăng dầu nội địa Vị trí quan trọng này do Nhà nước xác lập tương ứng với vai trò chủ đạo của Petrolimex trong việc bảo đảm xăng dầu cho sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa và phục vụ đắc lực, có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam(Petrolimex) là xăng dầu- cụ thể là các sản phẩm lọc dầu ( xăng ô tô, diesel, nhiên liệu đốt lò (mazút) và dầu hoả) Doanh thu xăng dầu chiếm tỷ trọng 92% tổng doanh thu hàng hoá và dịch vụ của Petrolimex

Hoạt động kinh doanh xăng dầu của Petrolimex được thực hiện chủ yếu dưới các hình thức: Mua xăng dầu thông qua nhập khẩu trực tiếp; bán xăng dầu tại thị trường nội địa gồm trực tiếp bán buôn, bán lẻ và bán qua hệ thống đại lý, tổng đại lý; bán xăng dầu ra nước ngoài gồm tái xuất và chuyển khẩu Ngoài ra, Petrolimex còn cung ứng dịch vụ kho cảng; vận tải xăng dầu bằng đường bộ (ô tô si-téc), đường sông (xà lan, tàu sông), đường ven biển và đường biển viễn dương; v.v…

Thương hiệu Petrolimex ngày càng được củng cố vững chắc trên thị trường Việt Nam và quốc tế Petrolimex luôn là bạn hàng tin cậy của đại đa số khách hàng công nghiệp, các doanh nghiệp tiếp tục lưu thông và người tiêu dùng trên phạm vi cả nước.

1.2.1.1 Khái quát về công ty cổ phần

Luật doanh nghiệp quy định đối với công ty cố phần thì công ty cổ phần là một doanh nghiệp trong đó:

- Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông.

- Cổ đông có thể là một tổ chức, cá nhân, số lượng cố đông tối thiểu là 5 và tối đa là không giới hạn

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa cụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

1.2.1.2 Vai trò của sản xuất và kinh doanh gas

Trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm Gas ngày càng tăng Với những ưu việt về tính năng sử dụng, Gas đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, nó là đầu vào của các ngành công nghiệp như xây dựng, gốm sứ thuỷ tinh… hàng năm lượng tiêu thụ Gas của các ngành này chiếm khoảng ≈ 60 % tổng lượng tiêu thụ

Không những là đầu vào cho các ngành công nghiệp, cho đến khoảng hơn 10 năm gần đây, gas đã dần đi vào sinh hoạt của người dân, tuy không phải là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn của hoạt động kinh doanh của Công ty, nhưng nó lai là cầu nối của doanh nghiệp tới khách hàng và là cơ sở nghiên cứu thị trường và định giá sản phẩm

1.21.3 Khó khăn và thách thức

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế đang phát triển nhanh đến chóng mặt, thì ngành dầu khí nói chung hay ngành Gas nói riêng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng, không những là yếu tố đầu vào thúc đẩy quá trình sản xuất cho rất nhiều ngành công nghiệp khác, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của tiêu dùng xã hội.

Tuy nhiên, môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng các loại hình, các nhãn hiệu thì việc làm sao đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tiêu dùng để nâng khả năng cạnh tranh, phát triển thương hiệu lại là một việc không hề đơn giản Công ty cổ phần Gas Petrolimex thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam có nền tảng từ một doanh nghiệp nhà nước, là 1 trong số ít các doanh nghiệp đi đầu trong việc cung ứng sản phẩm Gas nói riêng trên thị trường nội địa và xuất khẩu, nhìn chung đã có chỗ đứng trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Một mặt, giữ vững vị trí trên thị trường tiêu dùng Mặt khác, mở rộng thị trường, tăng năng suất lao động, tăng doanh thu lại là một thách thức không nhỏ

Trong thời gian gần đây, khi sàn giao dich chứng khoán ở Việt Nam được biết tới nhiều hơn, Cổ phiếu của Công ty cổ phần Gas Petrolimex hiện là sự lựa chọn khá an toàn cho người chơi chứng khoán, nhưng làm thế nào để họ luôn có thể yên tâm lựa chọn chứng khoán của Công ty và để Công ty có thể huy động được nguồn vốn đầu tư lớn cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng lại là một thách thức không đơn gian chút nào

Vậy fải làm thể nào để giải quyết những khó khăn và thách thức đó ?

1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex.

Gas tuy có tính năng sử dụng ưu việt so với nhiều loại chất đốt khác, nhưng đối với một nước có nền kinh tế lạc hậu như nước ta (mặc dù nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao trong những năm qua , xấp xỉ 8,5 %) thì yếu tố giá cả lại trở nên hết sức nhạy cảm tới cung - cầu, đặc biệt là các ngành có sử dụng LPG làm nguyên liệu đầu vào Với mức giá còn khá cao, thực tế mỗi năm giá LPG tăng khoảng 20% (từ năm 2002-2006), giá bình quân là 243 USD/ tấn, với mức giá như thế, rất nhiều khách hàng là các đơn vị sản xuất có xu hướng chuyển sang sử dụng các dạng nhiên liệu khác rẻ hơn thay thế.

Giá bình quân qua các năm

Với lượng tiêu thụ liên tục tăng qua các năm, thị trường gas Việt Nam được đánh giá là sôi động và cạnh tranh nhất khu vực Tính đến nay, đã có trên 60 nhãn hiệu Gas tham gia vào thị trường Trong đó, có thương hiệu của những tập đoàn hoá dầu nổi tiếng thế giới như Shell, Total, Petronas, PTT, Mobil… với các chiến lược kinh doanh bài bản, dài hơi và khả năng tài chính hùng hậu Ngoài những thương hiệu lớn trên, thị trường Gas Việt Nam thời gian qua đã ghi nhận sự xuất hiện và cạnh tranh của hàng chục đơn vị tư nhân Hiện phần lớn các thương hiệu đã có hệ thống kho bể đầu mối, do đó có thể nhập hàng trực tiếp từ nước ngoài Do vậy, các lợi thế về ngành hàng có được bởi các yếu tố cơ sở hạ tầng như : kho bể tồn trữ và rào cản kỹ thuật trước đây của các đơn vị lớn sẽ mất đi Hơn nữa, trong bối cảnh khuôn khổ pháp luật và điều kiện quản lý nhà nước về ngành hàng còn rất nhiều bất cập, các đơn vị gas tư nhân nhỏ lẻ đã sử dụng nhiều chiêu thức như : đầu tư công nghẹ lạc hậu, rẻ tiền, nhập nguồn gas trôi nổi không rõ nguồn gốc để tiết kiệm chi phí để cạnh tranh về phương diện giá cả Trong lĩnh vực gas dân dụng, một số đơn vị còn có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như là bình gas tương tự bình gas của các hãng lớn về kiểu dáng, màu sắc để đánh lừa người tiêu dung, lấy bình gas của hãng khác để sửa chữa bất hợp pháp thành bình của mình, sang nạp gas trái phép, phát tờ rơi quảng cáo có dưới danh nghĩa các công ty có uy tín Thực trạng này diễn ra không những làm thiệt hại đến các đơn vị kinh doanh gas lớn làm ăn chân chính mà còn tạo ra nguy cơ rủi ro rất cao đối với người tiêu dung. Đây cũng là một trong số nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng gas bình Petrolimex có phần chững lại ở một số năm gần đây, thị phần bị chia sẻ.

1.2.2.2 Nhân tố từ bản thân doanh nghiệp

Công ty cổ phần Gas Petrolimex trực thuộc Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam, trước là một bộ phận của Tổng Công ty nên có thể nói hoạt động của bản thân Công ty đã phát triển ngay từ khi ngành dầu khí còn là ngành độc quyền và vì thế thương hiệu của Gas Petrolimex đã được biết đến và được khẳng định từ trước khi trở thành một doanh nghiệp Cổ phần như hiện nay.

Với lượng vốn lớn và nguồn lao động có trình độ, dầy dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Gas và dầu khí đã hoạt động khá lâu năm trong Công ty cùng với lực lượng lao động trẻ năng động, mặc dù thị phần Gas bị chia sẻ, những lương Gas tiêu thụ hàng năm của Công ty vẫn tăng đặc biệt là đối với Gas rời(sử dụng trong các ngànhCông nghiệp) Vì Công ty Cổ phần Gas Petrolimex vẫn được coi là lựa chọn an toàn đối với những nhà sản xuất trong nước và người tiêu dùng không chỉ bởi chất lượng, giá thành mà cũng bởi uy tín mà cán bộ nhân viên Công ty đã xây dựng trong nhiều năm qua.

HẾ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp những chỉ tiêu có quan hệ với nhau, có thế phản ánh các mặt,các tính chất cơ bản,các mối quan hệ cơ bản giữa các mặt của hiện tượng và giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan.

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một hệ thống chỉ tiêu rộng lớn Do đó khi xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phải coi trọng tính đặc thù của từng doanh nghiệp đồng thời phải tham khảo hệ thống chỉ tiêu của các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.

Muốn đề ra chiến lược hay đường lối kinh doanh mới phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ nền kinh tế thị trường, thì chúng ta phải tổng hợp được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh Một doanh nghiệp muốn đánh giá và đưa ra một số giải pháp và phương hướng cho doanh nghiệp trong thời gian tới thì doanh nghiệp đó phải thống kê được kết quả sản xuất kinh doanh của mình Và muốn thống kê được kết quả sản xuất kinh doanh thì phải xây dựng đựơc hệ thống chỉ tiêu thống kê báo cáo phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, và phải đảm bảo:

- Phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại.

- Xác định mục đích nghiên cứu, có thế hệ thống chỉ tiêu được xây dựng mới có ý nghĩa nghiên cứu và có tác dụng thiết thực trong công tác quản lý.

- Hệ thống chỉ tiêu hình thành phải là hệ thống cho phép giải quyết tốt mâu thuẫn giữa nghiên cứu thông tin với khả năng về mọi mặt để thu thập và tính toán các chỉ tiêu nêu ra Điều đó có nghĩa là cần có sự kết hợp giữa tính lý thuyết, kỳ vọng với tính khả thi, thực tiễn của hệ thống.’

- Đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là các chỉ tiêu bao gồm trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau

2.1.1 Hệ thống chỉ tiêu đang được sử dụng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex.

2.1.1.1 Các chỉ tiêu về yếu tố sản xuất

2.1.1.1.1 Chỉ tiêu về lao động

Số lượng lao động của doanh nghiệp là những người được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp và do doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động rồi trả lương.

Theo tính chất của lao động có thể chia lao động thành hai bộ phận là số lao động không được trả công và số lao động làm công ăn lương.

- Số lượng lao động không được trả công: bao gồm các chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân tham gia vào làm việc và số công nhân gia đình không được trả lương.

- Số lao động làm công ăn lương: là những người lao động làm việc trong doanh nghiệp và được doanh nghiệp trả lương theo mức độ hoàn thành công việc được giao.

Theo tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà lao động được phân thành hai ba bộ phận : là lao động trực tiếp sản xuất và lao động làm công khác.

- Chỉ tiêu lao động là một chỉ tiêu được thống kê theo số thời điểm và số bình quân.

- Chỉ tiêu lao động giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, nhân tố lao động có vai trò rất lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Và để đạt được tốc độ phát triển cao và hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra thì ngoài việc giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp còn phải tăng năng suất lao động, cải tổ bộ máy của công ty…Tăng năng suất lao động cũng là một trong những biện pháp hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cũng đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận Bên cạnh đó việc nâng cao tay nghề cho người lao động là một trong những biện pháp để nâng cao năng suất lao động Ngoài ra Công ty thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và công nhân viên Công ty để họ yên tâm với công việc và chính vì thế năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tăng, hiệu quả sản xuất của công ty từ đó mà cũng được nâng cao.

2.1.1.1.2 Các chỉ tiêu về vốn

Tổng vốn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đó hay nói một cách khác, tổng vốn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ bao gồm vốn cố định và vốn lưu động được doanh nghiệp sử dụng vào quá trình tái sản xuất.

Vốn cố định là hình thái tiền tệ của bộ phận các tư liệu lao động có giá trị lớn có thời gian sử dụng qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và các khoản đầu tư có tính chất lâu dài ( từ 1 năm trở lên và giá trị tối thiểu là 5 triệu đồng ) của doanh nghiệp Nói cách khác chỉ tiêu vốn cố định là hình thái tiền tệ của giá trị các TSCĐ và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Chỉ tiêu vốn cố định là một chỉ tiêu quan trọng vì nó phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ chỉ tiêu này có thể thấy được hiện trạng TSCĐ và công nghệ sản xuất của công ty đề qua đó công ty chủ động trong việc ký kết hợp đồng, nhận đơn đặt hàng sản xuất với khách hàng

Vốn lưu động là hình thái tiền tệ của giá trị các TSLĐ đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu vốn lưu động là một chỉ tiêu quan trọng để tính được tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty, hay nói cách khác chỉ tiêu VLĐ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh điều kiện sản xuất của công ty Chỉ tiêu cho quy mô sản xuất, khả năng thanh khoản, thị trường khách hàng và mức độ thành công của những dự án đầu tư.

2.1.1.2 Các chỉ tiêu hiệu quả

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔN TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX

2.2.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty liên quan đến các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần Gas Petrolimex là 1 doanh nghiệp chuyên ngành thuộc hệ thống Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam được giao nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh ngành hàng khi đốt hoá lỏng, hoạt động không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh Gas, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư đa dạng hoá, bao gồm:

- Xuất khẩu kinh doanh Gas hoá lỏng

- Kinh doanh kho bãi vận tải, vật tư thiết bị, phụ kiện ngành Gas

- Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa lắp đặt các dịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh Gas theo quy định của pháp luật

- Kinh doanh địa ốc và bất động sản.

Kinh doanh trên phạm vi toàn quốc với các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực Gas bao gồm các Công ty TNHH Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, và khối trực tiếp tại Hà Nội.

Như vậy, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần gas Petrolimex phải được phân tích cụ thể trên từng loai ngành hàng, từng lĩnh vực hoạt động, từng khu vực …các nhân tố tác động đến hiệu quả và kết quả sản xuất để có thể điều tiết kinh doanh sao cho phù hợp với quy mô sản xuất của bản thân Công ty và để tăng năng xuất, doanh thu.

2.2.2 Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp thống kê phấn tich hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gas Petrolimex.

Trong thống kê có rất nhiều phương pháp để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Mỗi phương pháp phân tích đều có ý nghĩa và tác dụng khác nhau Do đó, khi lựa chọn phương pháp phân tích cần chú ý những điểm sau:

- Phải xuất phát từ nhiệm vụ phân tích cụ thể, đặc điểm, tính chất, xu thế biến động và mối liên hệ kết quả sản xuất kinh doanh mà xác định dùng phương pháp nào cho phù hợp.

- Phải nắm bắt được ưu nhược điểm, bản chất, đặc điểm vận dụng của từng phương pháp.

- Trong trường hợp cụ thể, phải biết kết hợp hài hoà nhiều phương pháp để phân tích nhằm phát huy một cách tổng hợp tác dụng của chúng, giúp cho việc phân tích đánh giá được đầy đủ.

Công ty cổ phần gas Petrolimex là một doanh nghiệp có quy mô lớn, do đó để không những tồn tại và phát triển (làm ăn có lãi hay không), sử dụng nguồn nhân lực như thề nào, thì việc thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh là không thể thiểu cho mỗi một giai đoạn kinh doanh Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với việc phân tích kết quả là làm thế nào để lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp với mô hình và điều kiện kinh doanh của Công ty để đạt được hiệu quả tốt nhất và để đảm bảo bốn nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu đó là :

- Đảm bảo tính hướng đích

- Đảm bảo tính hệ thống

- Đảm bảo tính khả thi

- Đảm bảo tính hiệu quả

Dựa vào một số yêu cầu trên em đã lựa chọn được một số phương pháp để phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần gas Petrolimex đó là:

- Phương pháp dãy số thời gian

2.2.3 Một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc điểm vận dụng.

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau.

2.2.3.1.2 Các loại phân tổ thống kê

Căn cứ vào tiêu thức phân tổ và số lần phân tổ, người ta chia phân tổ thống kê thành các loại sau: Phân tổ theo một tiêu thức, Phân tổ kết hợp, Phân tổ lại. a) Phân tổ theo một tiêu thức

Phân tổ theo một tiêu thức tức là xây dựng tấn số phân bố của một tập hợp theo một tiêu thức Đây là cách phân tổ đơn giản nhất và cũng thường được sử dụng nhất b) Phân tổ theo nhiều tiêu thức

Phân tổ theo nhiều tiêu thức hay còn gọi là phân tổ kết hợp là sự phân tổ lần lượt từng tiêu thức một và mỗi tiêu thức được thực hiện theo nguyên tắc phân tổ giản đơn. c) Phân tổ lại

Phân tổ lại là thành lập các tổ mới trên cơ sở các tổ cũ đã được phân lần đầu nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu nào đó. d) Phân tổ nhiều chiều

Phân tổ nhiều chiều là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức có vai trò ngang nhau trong việc đánh giá hiện tượng.

Trong phân tổ nhiều chiều, các tiêu thức nguyên nhân đồng thời làm tiêu thức phân tổ về dạng một tiêu thức tổng hợp rồi căn cứ vào tiêu thức này để tiến hành như phân tổ giản đơn.

2.2.3.1.3 Ý nghĩa của phương pháp phân tổ

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX

KHÁI QUÁT CHUNG VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN GAS

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triên của công ty cổ phần gas Petrolimex

Tiền thân là các xí nghiệp bao gồm : XN gas Hà Nội, XN gas Hải Phòng, XN gas Sài Gòn, XN gas Đà Nẵng trực thuộc các công ty xăng dầu KV I, KV II, KV III,

KV V Đến ngày 25/12/1998, Công ty Gas Petrolimex được thành lập trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theo quyết định số 1653-1998/QĐ/BTM của Bộ Thương mại.

Sau 5 năm hoạt động với những bước phát triển vượt bậc, đến ngày 03/12/2003 Công ty Gas Petrolimex chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo quyết định số 1669/2003/QĐ/BTM của Bộ Thương mại, tên gọi chính thức là Công ty cổ phần Gas Petrolimex.

Vốn điều lệ là 150 tỷ đồng Trong đó, Tổng Công ty Xăng dầu nắm giữ 87%, còn lại do các cổ đông cá nhân đóng góp.

Trụ sở Công ty tại 775 Giải phóng, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Các đơn vị trực thuộc bao gồm : Chi nhánh Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Kho Đức Giang, và 14 cửa hàng tại Hà Nội.

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ cuả Công ty

Công ty cổ phần Gas Petrolimex có chức năng kinh doanhm xuất nhập khẩu khí đốt hoá lỏng (LPG), thiết bị, phụ kiện bồn bể và bao gồm việc đáp ứng nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật ngành hàng Công ty chú trọng vào sản phẩm LPG bao gồmGas bình, Gas rời, các phụ kiện, ống dẫn Gas, kẹp dây và các sản phẩm bổ xung khác tạo thành một tuyến mặt hàng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng Gas của khách hàng Về hình thái sản phẩm chia thành 3 loại: Gas dân dụng bình 12kg, 13kg; Gas thương mại bình 48kg, Gas công nghiệp Gas bồn (Gas rời) Đây là những sản phẩm chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Nhiệm vụ của công ty là đảm bảo đáp ứng nguồn hàng theo yêu cầu đơn vị theo yêu cầu đơn vị Chỉ đạo tổ chức mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển kinh doanh của Công ty Xây dựng chiến lược cho ngành hàng, chỉ đạo thống nhất quản lý kinh doanh thông qua cơ chế định giá, điểm giao hàng, phân công thị trường và định mức kinh tế kỹ thuật Công ty chỉ đạo phối hợp các đơn vị trong công tác đầu tư liên quan tới việc xây dựng cơ sở kỹ thuật vật chất, kỹ thuật phục vụ ngành hàng tại các đơn vị, tiến tới đa dạng hoá kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, thực hiện đầy đủ các quyền lợi công nhân viên theo luật lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội.

Với hệ thống phân phối gồm các Tổng đại lý và các Công ty Xăng dầu Petrolimex bao phủ trên toàn 64 tỉnh thành trong cả nước, sản phẩm Gas Petrolimex đã xâm nhập đến mọi lĩnh vực từ sản xuất đến tiêu dùng khí hoả lỏng trên toàn quốc.

Mục đích kinh doanh chủ yếu của Công ty là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường gas trong mọi lĩnh vực của xã hội Ổn định thị trường, tận dụng những điều kiện sẵn có để mở rộng sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận, tăng năng suất lao động, tạo việc làm cho lao động, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên Công ty.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty cổ phần Gas Petrolimex hoạt động theo luật doanh nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ, bình đẳng và tuân thủ pháp luật Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, đồng thời đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát để kiểm soát hoạt động kinh doanh và quản lý điều hành Công ty Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng Giám đốc Đại hội cổ đông

Công ty để điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty theo mô hình trực tuyến và chức năng.

Hệ thống trực tuyến giám đốc đến các chi nhánh, các cửa hàng trực thuộc và kho tại

Hà Nội Hệ thống phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho các cán bộ trực tuyến, các Chi nhánh tại các khu vực được phân cấp triệt để trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh.

Mô hình bộ máy quản lý Công ty cổ phần Gas petrolimex được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Phòng công nghệ đầu tư

Phòng Kế toán- tài chính

Phòng tổ chức - hành chính

Hệ thống cửa hàng bán lẻ

Phòng quản lý kỹ thuật

3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

Phòng kinh doanh Công ty là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty xậy dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh doanh của toàn Công ty, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty phù hợp với chiến lược và kế hoạch kinh doanh từng thời kỳ đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phát triển liên tục tuân theo đúng quy đinh pháp luật của nhà nước.

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng chiến lược kinh doanh và các chính sách phân bổ nguồn lực, đảm bảo có hiệu quả các chiến lược và kế hoạch kinh doanh đề ra, thường xuyên đánh giá đáp ứng nhu cầu kinh doanh, lợi thế cạnh tranh của hệ thống cơ sở vật chất ngành hàng để có các đề xuất kịp thời trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản mở rộng cơ sở vật chất ngành hàng Phòng kinh doanh đảm bảo các vấn đề vận tải hàng hoá, xây dựng các định mức dự trữ, kế hoạch cung ứng vỏ bình cho Công ty, xây dựng giá giao cho chi nhánh và giá bán cho các đối tượng kinh doanh Phòng kinh doanh lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng cáo, khuyến mại trên phạm vi toàn công ty, tổ chức và thực hiện các công tác thị trường trong và ngoài nước, phát triển thị trường kinh doanh của công ty theo phạm vi được phân công, thực hiện các công tác nghiệp vụ trong quá trình bán hàng.

3.1.4 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

Mở rộng và phát triển thị trường, tăng cường phạm vi hoạt động bằng cách mở rộng chiến dich quảng cáo, makettinh, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các tổng đại lý thành viên trên đĩa bàn, để thu thập thông tin từ phía khách hàng nhằm tạo điều kiện cho Công ty có mối liên hệ mật thiệt với khách hàng và để nắm bặt được nhu cầu hợp lý cho sản xuất và cung ứng.

Thiết lập mối quan hệ thương mại với một số ngành Công nghiệp, vì đây là bộ phận tiêu thụ chiểm tỷ lệ gần như tuyệt đối lượng gas rời, và đây vì đây là bộ phận khách hàng tiêu thụ sản phẩm đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty.

Tăng cường điều chỉnh và mở rộng quy chế khuyến mại cho khách hàng và khuyến mại cho các đại lý với những đại lý có sản lượng tiêu thụ cao, để khuyến khích viêc kinh doanh từ bản thân các đại lý.

Tóm lai, mói hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều nhằm đến mục đích tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu, đặc biệt chu trọng đến chất lượng Gas, an toàn cho người sử dụng nâng cao uy tín đối với người tiêu dùng.

3.1.5 Đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần gas Petrolimex

VÂN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX

ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG

CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX.

3.2.1 Nhóm chỉ tiêu về lao động và vốn

* Nhóm chỉ tiêu về lao động

Bảng số liệu về lao động của khối qua 5 năm (2002 - 2006)

Số lao động (người) 3000 3005 2990 3115 3101 Để thực hiện tốt công tác quản lý góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khối văn phòng nói riêng hiện đang áp dụng phương pháp phân tổ nhằm phân tổ lao động theo một số các tiêu thức.

+ Phân tổ theo giới tính:

Bảng phân tổ lao động theo giới tính

Như vậy, số lao động nam của khối luôn chiểm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, do tính chất công việc ngành Gas, đặc biệt là đối với lao động làm ở bộ phận sản xuất vận chuyển và phân phối sản phẩm.

Sử dụng phần mềm SPSS ta có đồ thị biểu diến mối quan hệ tỷ lệ giữa lao động nam vả lao động nữ của khối (năm 2006)

+ Phân tổ theo tiêu thức tiền lương

Tỷ lệ % trong tổng số

Từ bảng tính toán trên ta thấy tỷ lệ lao động có thu nhập từ 3 – 5 (trđ) của khối chiếm tỷ lệ cao nhất (40 %) và chiếm 44.26 % tổng lương chính vì thế mà lương bình quân của lao động của toàn khối là 3.267(trđ)

BIỂU ĐỒ TỶ LỆ NAM NỮ 2006 CỦA TOÀN KHỐI

Dùng phần mềm SPSS lao động và tiền lương được thể hiện qua 2 sơ đồ sau :

BIỂU ĐỒ BIỂU DIẼN TỶ LỆ GIỮ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG

BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN TỶ LỆ TIỀN LƯƠNG

* Nhóm chỉ tiêu về vốn

Bảng số liệu về vốn và cơ cấu vốn qua các năm 2002 – 2006 Đơn vị : triệu đồng Năm

Từ bảng sô liệu ta dễ thấy, Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng qua từng năm, tương ứng cơ cấu về Vốn cố địng và vồn lưu động trong tổng vốn cũng ít thay đổi, lượng tăng tương đối đồng đều qua các năm, được thể hiệ qua sơ đồ sau:

BIỂU ĐỒ TỶ LỆ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN LƯU ĐỘNG

3.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả

3.2.3.1 Giá trị sản xuất (GO)

3.2.3.1.1 Xu thế biến động và mức độ biến động của GO

Bảng 1: Kết quả sản xuất của Khối qua từng năm (2002-2006)

Bảng 2 : Cơ cấu tuyệt đối của các chỉ tiêu trong GO: Đơn vị: triệu đồng Năm

Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích đặc điểm biện động của chỉ tiêu GO:

Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc

Qua bảng tính toán trên ta thấy :

Giá trị sản xuất (GO) qua các năm tăng tương đối đồng đều, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 11.9 % tương ứng tăng 21035( trđ), tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 111.9 % cụ thể từng năm như sau:

- GO năm 2003 so với năm 2002 tăng 17213 (trđ) tương ứng tăng 9.2% Như vậy mỗi 1 % tăng lên tương ứng 1871 (trđ).

- GO năm 2004 so với năm 2003 tăng 29081 (trđ) tương ứng tăng 14.3 % Như vậy mỗi 1% tăng lên tương ứng 2033.6 ( trđ).

- GO năm 2005 so với năm 2004 tăng 21602(trđ) tương ứng tăng 9.3 % Như vậy mỗi 1% tăng lên tương ứng 2322.8(trđ).

- GO năm 2006 so với năm 2005 tăng 37279(trđ) tương ứng tăng 14.8 % Như vậy mỗi 1% tăng lên tương ứng 2518.9 (trđ).

3.2.3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới GO

+ GO kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc do ảnh hưởng của 2 nhân tố ( là bộ phận cấu thành nên GO)

GO= VA+IC Δ∑ GO =∑ ( Δ VA +Δ IC ) ΔI∑ GO =ΔI VA +ΔI IC

Ta có bảng số liệu các yêu tố cấu thành nên GO năm 2005-2006 như sau:

GO năm 2006 so với năm 2005 tăng 3567.9 (trđ) tức là tăng 14.03 % do ảnh hưởng của 2 nhân tố :

- Do VA tăng 4147.6 (trđ) làm cho GO tăng 1.63 %

- Do IC tăng 31531.4 (trđ) làm cho GO tăng 12.4 %

+ GO kỳ gốc so với kỳ nghiên cứu biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố:(Số lượng lao động thực tế - L và năng suất lao động sống bình quân- ¦W

Ta có bảng số liệu:

Thay số vào mô hình phân tích chỉ số ta có:

- Biến động tương đối: ΔI GO = 1.14 – 1 = 0.14 ΔI GO ¦W =1.145 – 1 = 0.145 ΔI GO ∑ L = 0.9955 – 1 = - 0.0045

GO của khối năm 2006 so với năm 2005 tăng 14% tức là tăng 35679 (trđ) do ảnh hưởng của 2 nhân tố :

- Do năng suất lao động sống bình quân tăng 14.5% làm cho GO tăng 36180.6(trđ) tức là tăng 14.23%.

- Do tổng số lao động của khối giảm 0.45% làm cho GO giảm 1137.4 (trđ) tức là giảm 0.447 %.

+ GO kỳ nghiện cứu so với lỳ gốc do ảnh hưởng của 3 nhẩn tố ( Hiệu suất sử dụng tài sản cố định – H k , Mức trang bị TSCĐ – M k , Số lao động bình quân của khối).

Ta có bảng số liệu sau:

Mô hình phân tích như sau:

Biến động tuyệt đối: Δ GO= ΔGO H K + Δ GO M K + Δ GO L

Biến động tương đối: ΔI GO = 1.14 – 1 = 0.14 ΔI H

GO năm 2006 so với năm 2005 tăng 35679 (trđ) tức là tăng 14 % do ảnh hưởng của

- Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng 28.3 % làm cho GO tăng 7988 (trđ) tức là tăng 3.14 %

- Do mức trang bị TSCĐ tăng 11.42% làm cho GO tăng 28899 % tức là tăng 11.37%.

- Do số lao động bình quân của khối giảm 0.48 % làm cho GO giảm 1208 (trđ) tức là giảm 0.475%

3.2.3.1.3 Dự báo GO của khối trực tiếp văn phòng công ty năm 2007

Dự báo GO của Công ty cổ phần Gas Petrlimex bằng một số phương pháp đơn giản: lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình, tốc độ phát triển trung bình (như đã tính được ở bảng 4).

* Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình:

Y^ n+1 =Y n +δ l với l là tầm dự đoán ( l = 1,2,3…)

Y^ n+1 : mức độ của năm dự báo n+1

Y n : mức độ thực tế của năm n δ : lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của chỉ tiêu GO n: tổng số năm của dãy số thực tế ( n = 5 ) Điều kiện: δ i =y i −y i−1 xấp xỉ nhau

Dự báo cho năm 2007 ta có: δ^=Y 2006 −Y 2002

* Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình

Y^ n+1 =Y n (t) l với l là tầm dự đoán ( l = 1,2,3…)

Trong đó : t : tốc độ phát triển trung bình. Điều kiện áp dụng là tốc độ phát triển phải xấp xỉ nhau

Dự báo cho năm 2007 ta có:

+Dự báo bằng hàm xu thế

Dependent variable GO Method LINEAR

Listwise Deletion of Missing Data

DF Sum of Squares Mean Square

- Variables in the Equation -Variable B SE B Beta T Sig T

The following new variables are being created:

FIT_1 Fit for GO from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR

LCL_1 95% LCL for GO from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR

UCL_1 95% UCL for GO from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR

1 new cases have been added. ta có hàm xu thế tuyến tín h có dạng y t 4141.1+25783.3∗t

Như vậy ta có thể dự đoán GO năm 2007 268840.9 (trđ)

3.2.3.2 Giá trị tăng thêm VA

3.2.3.2.1 Xu thế biến động và mức độ biến động của VA

Bảng số liệu chỉ tiêu VA qua các năm:

Biến động của chỉ tiêu VA qua các năm (2002-2006) bằng phương pháp dãy số thời gian:

Qua bảng tính toán trên ta thấy:

Giá trị tăng thêm (VA) có xu hướng tăng tương đối đồng đều, trung bình mỗi năm tăng 2890.9 (trđ) tương ứng tăng 11.675 % Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 116.75 % cụ thể :

- VA của năm 2003 so với năm 2002 tăng 1818.6 (trđ) tương ứng tăng 13.5 %.Như vậy mỗi 1% tăng lên tương ứng 134.71(trđ)

- VA của năm 2004 so với năm 2003 tăng 3056.3 ( trđ) tương ứng tăng 20 %.Như vậy mỗi 1% tăng lên tương ứng 152.815(trđ).

- VA của năm 2005 so với năm 2004 tăng 2541 (trđ) tương ứng tăng 13.5 % Như vậy mỗi 1% tăng lên tương ứng 188.222(trđ).

- VA của năm 2006 so với năm 2005 tăng 4147.6 (trđ) tương ứng tăng 20% Như vậy mỗi 1 % tăng lên tương ứng 207.38 (trđ)

3.23.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới VA

Sử dụng một số mô hình của phương pháp chỉ số để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới VA kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới VA năm 2005-2006

Bảng 10 Đơn vị : triệu đồng

+ VA kỳ nghiên cứu biến động so với kỳ gốc do ảnh hưởng của các nhân tố: năng suất lao động xã hội bình quân và tổng số lao động của khối.

Tổng số lao động - ∑ L ( người) 3115 3101

Năng suất lao động ¦W (triệu đồng / người) 6.707 8.074

Thay số vào ta có:

Giá trị tăng thêm VA năm 2006 so với năm 2005 tăng 4147.6(trđ) tương ứng tăng

20 % do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Do năng suất lao động xã hội tăng 20.4 % làm cho VA tăng 4240.1(trđ) tương ứng tăng 20.3 %

- Do tổng số lao động giảm 0.45% làm cho VA giảm 92.493 (trđ) tương ứng giảm 0.443 %

+ VA kỳ nghiên cứu biên động so với kỳ gốc do ảnh hưởng của 3 nhân tố: hiệu suất sử dụng vốn cố định- H C , mức trang bị vốn cố định bình quân một người- M C và tổng số lao động của khối- ∑ L

Ta có bảng số liệu sau:

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 Δ i (lần) i ( %)

MC Trđ/ ng 22.103 24.01 1.907 1.0863 108.63 Đặt a = H1 x M1 x ∑ L 1 = VA 1 = 25038.5 (trđ) b = H0 x M1 x ∑ L 1 = 22589.65 (trđ) c = H0 x M0 x ∑ L 1 = 20795.46 (trđ) d = H0 x M0 x ∑ L 0 = VA0 = 20890.9 (trđ )

Mô hình phân tích có dạng:

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: ΔVA = 25038.5 – 20890.9 = 4147.6 (trđ) ΔVA H

Lượng tăng (giảm ) tương đối: ΔI VA = 1.2 – 1 = 0.2 ΔI H

Giá trị tăng thêm VA năm 2006 so với năm 2005 tăng 20% tương ứng tăng 4147.6 (trđ) do ảnh hưởng của 3 nhân tố:

- Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng 10.8 % làm cho VA tăng 2448.85 (trđ) tương ứng tăng 11.72 %

- Do mức trang bị vốn cố định bình quân đầu người tăng 8.6% làm cho VA tăng 1794.19 (trđ) tương ứng tăng 8.59 %.

- Do tổng sô lao động giảm 0.45 % làm cho VA giảm 95.44 (trđ) tương ứng giảm 0.457 %.

3.2.3.2.3 Dự báo VA của khối trực tiếp văn phòng công ty năm 2007

Tương tự như dự báo GO, phương pháp dự báo VA của Công ty cổ phần Gas Petrlimex cũng có thể được tiến hành bằng một số phương pháp đơn giản: lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình, tốc độ phát triển trung bình (như đã tính được ở bảng 4).

* Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình:

Y^ n+1 =Y n +δ l với l là tầm dự đoán ( l = 1,2,3…)

Y^ n+1 : mức độ của năm dự báo n+1

Y n : mức độ thực tế của năm n δ : lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của chỉ tiêu GO n: tổng số năm của dãy số thực tế ( n = 5 ) Điều kiện: δ i =y i −y i−1 xấp xỉ nhau

Dự đoán cho năm 2007 ta có: δ^=Y 2006 −Y 2002

* Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình

Y^ n+1 =Y n (t) l với l là tầm dự đoán ( l = 1,2,3…)

Trong đó : t : tốc độ phát triển trung bình. Điều kiện áp dụng là tốc độ phát triển phải xấp xỉ nhau

Dự đoán cho năm 2007 ta có:

+ Dự báo bằng hàm xu thế

Listwise Deletion of Missing Data

DF Sum of Squares Mean Square

- Variables in the Equation -Variable B SE B Beta T Sig T

The following new variables are being created:

FIT_1 Fit for Y from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR

LCL_1 95% LCL for Y from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR

UCL_1 95% UCL for Y from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR

Từ két quả trên ta có hàm xu thế sau: y t 92 29+2872.43∗t

Từ hàm xu thế ta có thể dự đoán VA năm 2007: 27226.87 triệu đồng

3.2.3.3 Tỷ trọng VA trong GO

3.2.3.3.1 Xu thế biến động và mức độ biến động của tỷ trọng VA trong GO

Tỷ trọng của VA trong GO qua các năm 2002 – 2006

Sử dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích mức độ biến động của chỉ tiêu VA trong GO qua 5 năm (2002 - 2006)

Ta có bảng số liệu

Tỷ trọng VA trong GO

Tốc độ phát triển (lần)

Như vậy qua bảng tính toán trên ta thấy:

Tỷ trọng VA trong GO co xu hướng tăng tương đối đồng đều, lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm là 0.003525( trđ/trđ), tốc độ tăng bình quân năm là 4.6 %, cụ thể qua từng năm như sau :

- Năm 2003 so với năm 2002 tỷ trọng VA trong GO tăng 0.0028 (trđ/trđ) tức là tăng 3.9 %, như vậy cứ 1% tăng lên tương ứng với 0.00072(trđ/trđ).

- Năm 2004 so với năm 2003 tỷ trọng VA trong GO tăng 0.0038 (trđ/trđ) tức là tăng 5.1 %, như vậy cứ mỗi 1% tăng lên tương ứng với 0.00075 (trđ/trđ).

- Năm 2005 so với năm 2004 tỷ trong VA trong GO tăng 0.0033(trđ/trđ) tức là tăng 4.2%, như vậy 1% tăng lên tương ứng với 0.00079 (trđ/ trđ).

- Năm 2006 so với năm 2005 tỷ trọng VA trong GO tăng 0.0042 (trđ/trđ) tức là tăng5.1 %, như vậy cứ 1% lợi nhuận tăng lên tương ứng với 0.00082 (trđ/ trđ).

3.2.3.4.1 Quy Luật và mức độ biến động của doanh thu

Bảng số liệu về doanh thu qua các năm: Đơn vị tính: triệu đồng

Doanh thu 744208.8 8550504 1003787.4 1140410.8 1352455.9 Phân tích sự biến động của chỉ tiêu doanh thu qua 5 năm bằng phương pháp dãy số thời gian.

Qua bảng tính toán trên ta thấy:

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP LÀM TĂNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA KHỐI TRỰC TIẾP VĂN PHÒNG CÔNG TY NÓI RIÊNG VÀ TOÀN CÔNG TY NÓI CHUNG

VÀ TOÀN CÔNG TY NÓI CHUNG. Để đảm bảo phát triển mạnh mẽ thương hiệu PETROLIMEX Gas và bao phủ thị trường các khu vực, với lợi thế của kênh bán hàng, trong thời gian tới, đây vẫn là kênh phân phối quan trọng của Khối kinh doanh trực tiếp văn phòng công ty Trong thời gian thực tập tại công ty, em xin đưa ra một số biện pháp để thúc đẩy sản lượng bán qua các kênh :

- Hỗ trợ cho các Tổng đại lý thành viên trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Các chương trình khuyến mãi chú trọng theo phương thức quảng cáo nhằm tác động trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.

- Thu thập thông tin về kế hoạch kinh doanh của các Công ty Xăng dầu trong đó có chỉ tiêu về Gas để Công ty theo dõi thực hiện.

- Thực hiện điều tra, định vị lại thị phần Gas Petrolimex và tổng nhu cầu tại các địa bàn và sản lượng bán của Tổng Đại lý thành viên của khu vực, Công ty sẽ phát triển thêm các Tổng đại lý ngoài thành tại khu vực.

- Xây dựng cho Tổng đại lý thành viên một cơ chế khuyến khích bán bằng giá trị.Cơ sở xây dựng tiêu chí thưởng thông qua kết hợp các chỉ tiêu : sản lượng bán trogn tháng, công nợ tiền hàng trong tháng, dư nợ tiền hàng cuối tháng, công nợ vỏ bình trong tháng, dư nợ vỏ bình cuối tháng Nếu trong một tháng Tổng đại lý thành viên Đáp ứng được những yêu cầu tở mức khác nhau về sản lượng, công nợ hàng hoá và vỏ bình Công ty sẽ tiến hành khuyến mãi một lượng hàng hoá nhất định hoặc thưởng bằng giá trị thông qua khấu trừ công nợ.

- Yêu cầu các Tổng đại lý thành viên tính toán nhu cầu và có kế hoạch đặt hàng từ cuối tháng trước hoặc từ đầu tháng lấy hàng để công ty Gas chủ động đáp ứng về phương tiện vận tải và vỏ bình.Có thể áp dụng mức thưởng (chiết khấu) cho các đơn hàng đáp ứng đầy đủ về thời gian đặt hàng, số lượng hàng hoá trong cả tháng, khả năng trả vỏ bình.

- Tính toán lại lượng vỏ bình lưu chuyển tại các Tổng đại lý thành viên để xác định nhu cầu vỏ bình thực tế để Công ty có kế hoạch đáp ứng Trong thời gian gần đây mặc dù sản lượng Gas bình không tăng (trừ bình 48kg) nhưng đã có hiện tượng thiếu hụt vỏ bình.

Ngày đăng: 19/06/2023, 18:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w