1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình sản xuất lúa của tỉnh thanh hoá giai đoạn 1995 2005

86 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Phân Tích Tình Sản Xuất Lúa Của Tỉnh Thanh Hoá Giai Đoạn 1995-2005
Người hướng dẫn Cô Phạm Mai Anh
Trường học Khoa Thống Kê
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2005
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 328,37 KB

Cấu trúc

  • 1. Vị trí, chiến lược, mục tiêu phát triển nông nghiệp (2)
    • 1.1. Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân (2)
    • 1.2. Chiến lược phát triển nông nghiệp (3)
    • 1.3. Mục tiêu phát triển của nông nghiệp (3)
  • 2. Đặc điểm của nông nghiệp (4)
  • 3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê nông nghiệp (0)
    • 3.1. Đất đai (6)
      • 3.1.1. Khái niệm và đặc điểm (6)
      • 3.1.2. Nguyên tắc sử dụng đất đai (7)
      • 3.1.3. Phân loại đất đai trong nông nghiệp (7)
      • 3.1.4. Các chỉ tiêu sử dụng đất đai (8)
      • 3.1.5. Phân tích các tính chất và thành phần của đất (10)
    • 3.2. Diện tích (14)
    • 3.3. Năng suất và sản lượng (16)
      • 3.3.1. Năng suất (16)
      • 3.3.2. Sản lượng (17)
      • 3.3.3. Điều tra năng suất, sản lượng cây trồng (18)
    • 3.4. Lao động của doanh nghiệp nông nghiệp (19)
    • 3.5. Năng suất lao động (19)
    • 3.6. Vốn (20)
    • 3.7. Máy móc phục vụ nông nghiệp (20)
  • 1. Phương pháp phân tổ thống kê (22)
    • 1.1. Khái niệm phân tổ thống kê (22)
    • 1.3. Các loại phân tổ thống kê (22)
      • 1.3.1. Phân tổ giản đơn hay phân tổ theo một tiêu thức (22)
      • 1.3.2. Phân tổ theo nhiều tiêu thức (25)
      • 1.3.3. Phân tổ lại (hay phân tổ lần thứ hai) (26)
      • 1.3.4. Phân tổ nhiều chiều (26)
  • 2. Phương pháp dãy số thời gian (27)
    • 2.1. khái niệm chung về dãy số thời gian (27)
      • 2.1.1. Khái niệm và tác dụng (27)
      • 2.1.2. Các loại dãy số thời gian (28)
      • 2.1.3. Yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian (28)
    • 2.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian (29)
      • 2.2.1. Số bình quân (29)
      • 2.2.2 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (30)
      • 2.2.3. Tốc độ phát triển (31)
      • 2.2.4. Tốc độ tăng (giảm) (32)
      • 2.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn (33)
  • 3. Phương pháp dự báo (33)
    • 3.1. Khái niệm dự đoán thống kê (33)
    • 3.2. Các phương pháp dự báo thống kê ngắn hạn (33)
      • 3.2.1. Dự đoán bằng hàm xu thế (33)
      • 3.2.2. Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân (34)
      • 3.2.3. Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) bình quân (35)
  • 4. Phương pháp chỉ số (35)
    • 4.1. Chỉ số (35)
      • 4.1.1. Khái niệm chỉ số (35)
      • 4.1.2. Phân loại chỉ số (35)
      • 4.1.3. Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê (36)
    • 4.2. Hệ thống chỉ số (39)
      • 4.2.1. Khái niệm về hệ thống chỉ số (39)
      • 4.2.2. Tác dụng của hệ thống chỉ số (40)
      • 4.2.3. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số (40)
  • 1. Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 tỉnh Thanh Hoá (43)
    • 1.1. Những kết quả đã đạt được của Thanh Hoá trong những năm qua:.43 1.2. Những hạn chế, yếu kém còn tồn tại của tỉnh Thanh Hoá trong thời (43)
  • 2. Vận dụng phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất lúa của Thanh Hoá giai đoạn 1995-2005 (46)
    • 2.1. Nghiên cứu thống kê biến động của các chỉ tiêu năng suất, sản lượng lúa cả năm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1995-2005 (46)
      • 2.1.1. Biến động sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá theo thời gian (46)
      • 2.1.2. Biến động của năng suất lúa theo thời gian (49)
      • 2.1.3. Đánh giá năng suất lúa cả năm của Thanh Hóa theo các vùng. 53 2.2. Phân tích xu hướng biến động của năng suất, sản lượng lúa của tỉnh (0)
      • 2.2.1. Đối với sản lượng lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá (54)
      • 2.2.2. Đối với lúa chiêm xuân và lúa mùa (57)
    • 2.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 so với năm 2004 (58)
      • 2.3.1. Trước hết ta nghiên cứu biến động của sản lượng lúa cả năm, từng vụ của toàn tỉnh năm 2005 (năm 1) so với năm 2004 (năm 0) (0)
  • 3. Các giải pháp đưa ra nhằm thúc đẩy tình hình sản xuất lúa của tỉnh (73)
    • 3.1. Cần phải chọn giống lúa tốt, cho năng suất cao (74)
    • 3.2. Áp dụng tốt khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất lúa (74)
  • KẾT LUẬN (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Vị trí, chiến lược, mục tiêu phát triển nông nghiệp

Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

- Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học

- Nông nghiệp nếu được hiểu theo nghĩa hẹp nó chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp

- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển

- Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị, thể hiện:

+ Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp ở các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.

+ Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến.

+ Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa.

+ Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp.Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn Các loại nông, lâm, thủy sản dễ dàng ra nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản.

- Việt Nam, nông nghiệp là ngành sản xuất hiện chiếm trên 23% GDP trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân của Việt Nam Đối với nhiều địa phương, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp tạo ra chiếm trên 50% GDP tính theo lãnh thổ kinh tế Lực lượng lao động trong nông nghiệp ở nước ta đông đảo, chiếm trên 2/3 trong tổng số lao động.

- Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì vậy cần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển Trong nông nghiệp thì sản xuất lúa lại có vai trò đặc biệt quan trọng, gạo là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam.

- Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường Nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, … sẽ làm ô nhiễm đất và nguồn nước Vì vậy trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.

Chiến lược phát triển nông nghiệp

Phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, có sức cạnh tranh cao trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của cả nước và từng vùng sinh thái, đồng thời áp dụng nhanh chóng các thành tựu mới về khoa học và công nghệ, khoa học quản lý nhằm tạo nhiều sản phẩm với chất lượng cao, tạo việc làm, tăng nhanh thu nhập cho nông dân, làm cơ sở ổn định kinh tế, chính trị xã hội và làm cơ sở để công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu phát triển của nông nghiệp

- Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài.

- Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu.

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn.

Đặc điểm của nông nghiệp

- Một là, trong nông nghiệp quá trình tái sản xuất tự nhiên liên kết chặt chẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế và một phần sản phẩm có thể sử dụng làm tư liệu sản xuất như hạt giống, cây giống, con giống để tái sản xuất ra các sản phẩm tương ứng.

Ví dụ: Quá trình sinh trưởng của cây lúa (quá trình sản xuất) bắt đầu từ khâu gieo mạ đến khâu thu hoạch Sản phẩm thu được là thóc, phần dùng làm giống cho vụ sau, phần còn lại dùng để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi Các loại cây trồng và vật nuôi phát sinh, phát triển theo quy luật sinh học Do là cơ thể sống nên chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến cây trồng vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, nhập nội những giống mới, lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương.

- Hai là, trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất Không có đất thì không thể có nông nghiệp, độ phì nhiêu của đất ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quý trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.

- Ba là, chu kỳ sản xuất nông nghiệp tương đối dài và có sự chênh lệch lớn giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất Đây chính là nguyên nhân phát sinh tính thời vụ trong nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp có thời gian bận rộn đó là lúc mùa vụ và có thời gian nhàn rỗi Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xóa bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau.

- Bốn là, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng Nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, vì vậy ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp mang tính khu vực rõ rệt, tuỳ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và cơ sở vật chất của ngành nông nghiệp cao hay thấp có thể hạn chế ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến mức độ nhất định song không thể loại trừ hoàn toàn.

Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nông nghiệp nước ta còn có những đặc điểm riêng đó là:

+ Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Nông nghiệp nước ta đang chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa Nhiều vùng của đất nước đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp tăng sản phẩm phi nông nghiệp.

+ Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất ôn đới Đặc điểm này mang lại cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản nhưng cũng có những khó khăn rất lớn trong quá trình sản xuất nông nghiệp

Thuận lợi là lượng mưa bình quân tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt rất phong phú cho sản xuất, … Chính vì vậy mà ta có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm, với nhiều cây trồng vật nuôi phong phú, có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày

Khí hậu nước ta cũng có nhiều khó khăn lớn như mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung vào ba tháng trong năm gây ra bão lớn và lũ lụt ở nhiều nơi ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng thu hoạch của cây trồng và vật nuôi.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê nông nghiệp

Đất đai

3.1.1 Khái niệm và đặc điểm

- Đất đai là loại tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được Quy mô và tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp suy cho cùng sẽ phụ thuộc bởi quy mô và trình độ sử dụng đất đai Các tư liệu sản xuất khác khi sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng đi, còn đất đai nếu sử dụng hợp lý sẽ tốt lên Đặc điểm này là do đất đai có độ phì nhiêu Tùy theo mục đích khác nhau, người có các loại độ phì nhiêu của đất:

+ Độ phì nhiêu tự nhiên: Là do kết quả của quá trình phong hóa tự nhiên.

+ Độ phì nhhiêu nhân tạo: Là do kết quả của sự tác động có ý thức của con người, bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý (cày, bừa, bón phân,

+ Độ phì nhiêu tiềm tàng: Là hàm lượng các chất dinh dưỡng đất, tính ở thời điểm nào đó.

+ Độ phì nhiêu kinh tế: Là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác và sử dụng cho mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá trình sản xuất.

- Diện tích đất đai bị giới hạn nên đất dùng cho sản xuất nông nghiệp có giới hạn nhất định Người ta không thể tăng loại tư liệu sản xuất này lên theo ý muốn được Sự có hạn về diện tích đất nông nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang, tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể.

- Đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động Đất đai không bị hao mòn, nó có thể tồn tại vĩnh viễn, nếu con người sử dụng một cách hợp lý thì độ màu mỡ của đất sẽ tăng dần Đây chính là tính chất là tư liệu sản xuất của đất Còn đất là đối tượng lao động vì ta có thể sử dụng các công cụ lao động tác động vào đất đai, lợi dụng độ màu mỡ của đất để tăng năng xuất cây trồng.

- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên Đất đai là sản phẩm mà tự nhiên ban cho con người, tuy nhiên thông qua lao động con người làm tăng giá trị của đất đai và độ phì nhiêu của đất đai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người Đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người và thuộc sở hữu chung của xã hội.

- Đất đai có vị trí cố định Sử dụng đất đai làm sao cho hiệu quả, điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, thời tiết, thuỷ lợi

… Điều này có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trên đất đai ở những nơi có đất mà thôi Trên diện tích đất đai nhất định ta phải chọn giống cây trồng một cách hợp lý.

3.1.2 Nguyên tắc sử dụng đất đai

- Đất đai cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý: Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai có nghĩa là đất đai cần được sử dụng hết và mọi diện tích đất đai đều được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và vừa giữ gìn bảo vệ độ phì của đất.

- Đất đai cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất Để nâng cao năng suất đất đai cần phải áp dụng một cách đồng bộ hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất.

- Đất đai cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững Sự bền vững trong sử dụng đất đai có nghĩa cả về số lượng và chất lượng đất đai phải được bảo tồn không những đáp ứng mục đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau Sự bền vững của đất đai được gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường Vì thế cần đảm bảo hài hòa phương thức sử dụng đất đai vì lợi ích trước mắt kết hợp với lợi ích lâu dài.

3.1.3 Phân loại đất đai trong nông nghiệp

+ Đất có khả năng nông nghiệp.

+ Đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp bao gồm tất cả diện tích đất đai dùng để trồng trọt và phát triển chăn nuôi Công dụng kinh tế của ruộng đất có thể thay đổi theo nhu cầu của xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong đó đất nông nghiệp được chia làm 4 loại:

 Đất canh tác hàng năm.

 Đất trồng cây lâu năm.

 Đất dùng để nuôi trồng thuỷ sản. Đất canh tác hàng năm: Là loại đất dùng để trồng các loại cây ngắn ngày, mỗi chu kỳ sinh trưởng thường không quá một năm như diện tích cấy lúa, trồng hoa màu …

3.1.4 Các chỉ tiêu sử dụng đất đai

- Hệ số sử dụng ruộng đất:

Hệ số sử dụng ruộng đất là số vụ gieo trồng bình quân trong năm trên diện tích canh tác hàng năm Hệ số sử dụng ruộng đất chỉ tính cho cây hàng năm Diện tích gieo trồng không tính đến diện tích gieo mạ.

Hệ số sử dụng ruộng đất:

H =Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm /Tổng diện tích canh tác cây hàng năm.

Ví dụ: Có tài liệu thống kê của xã Quảng Thắng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá trong 2 năm 2002 và năm 2003 như sau: Đơn vị: Ha

Công thức luân canh Diện tích canh tác Diện tích gieo trồng d0 d1 D0 D1

1 Mạ chiêm xuân + lúa mùa +rau đông

3 Màu + mạ màu + rau đông 2 3 5,2 7,8

4 Lúa chiêm xuân + lúa mùa 50 60 100 120

Diện tích cây hàng năm 147 173 323,7 380,8

Tỷ lệ hạt giống trồng xen bằng 30% so với khi trồng riêng.

Hệ số sử dụng ruộng đất bình quân tính cho cây hàng năm là:

173 =2,2 Cùng với việc nâng cao trình độ thâm canh từng vụ, phấn đấu tăng vụ là biện pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta nói chung và của từng địa phương nói riêng.

Diện tích

+ Diện tích gieo trồng là diện tích thực tế có gieo trồng các loại cây nhằm thu hoạch thành phẩm ngay trên diện tích đó.

+ Diện tích gieo trồng không bao gồm diện tích bỏ hoá, diện tích gieo mạ, vườn ươm, …

+ Diện tích gieo trồng trong năm lớn hơn nhiều so với diện tích canh tác vì trong năm có thể trồng nhiều vụ ngoài ra còn có thể trồng gối, trồng xen.

+ Tổng diện tích gieo trồng = Diện tích gieo trồng cây hàng năm + Diện tích gieo trồng cây lâu năm.

Diện tích gieo trồng cây lâu năm tính theo diện tích canh tác nghĩa là:

Diện tích gieo trồng cây lâu năm = Diện tích canh tác của cây lâu năm.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm: Tuỳ theo phương thức gieo trồng mà xác định phương pháp tính diện tích gieo trồng một cách thích hợp. Đối với phương thức gieo trồng riêng hay là trồng thuần (trần): Trồng riêng là chỉ trồng một loại cây trên diện tích nào đó trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của nó.

Ví dụ: Như cây lúa chẳng hạn, diện tích 100 ha cây 2 vụ lúa thì diện tích gieo trồng cả năm là 200 ha. Đối với phương thức trồng gối: Trồng gối vụ là trên thửa ruộng đã trồng một loại cây nhưng sắp được thu hoạch thì trồng tiếp một loại cây khác vào phần đất trống của thửa ruộng đó để tranh thủ thời gian, tận dụng điều kiện tự nhiên Thời gian cùng tồn tại của hai loại cây trên cùng một thửa ruộng rất ngắn, nên khi trồng như vậy thì không ảnh hưởng đến năng suất của nhau Vì vậy mà diện tích gieo trồng của mỗi loại cây được tính theo diện tích canh tác. Đối với phương thức trồng xen: Trồng xen là trên cùng một diện tích người ta trồng hai hoặc nhiều loại cây xen kẽ nhau, các loại cây này cùng tồn tại với nhau trong một thời gian dài do đó nó có thể ảnh hưởng đến mật độ và năng suất của nhau Trồng xen để tận dụng ruộng đất, tăng diện tích gieo trồng Người ta phải căn cứ vào năng suất thu hoạch so với khi trồng riêng để tính đổi ra diện tích gieo trồng trần Trong thực tế ta muốn xác định năng suất phải đợi sau khi thu hoạch, người ta thường dựa vào mật độ gieo trồng (tỷ lệ hạt giống hao phí) so với khi trồng riêng để tính đổi ra diện tích gieo trồng riêng.

Nếu trồng riêng hai cây trồng chính: không ảnh hưởng đến mật độ nên diện tích gieo trồng của mỗi loại cây được tính bằng diện tích đã sử dụng.

Nếu trồng xen một loại cây phụ với một loại cây chính: Cây trồng chính thường trồng theo mật độ như khi trồng riêng còn cây phụ trồng thưa hơn như khi trồng riêng vì vậy diện tích gieo trồng của cây trồng chính bằng diện tích canh tác, diện tích gieo trồng của cây trồng phụ tính dựa vào tỷ lệ cây giống.

- Diện tích gieo cấy: Đối với cây trồng hàng năm là cây lúa thì diện tích gieo trồng của cây lúa chính là diện tích cấy lúa, không tính diện tích gieo mạ Diện tích gieo cấy lúa là diện tích thực tế đã được gieo cấy lúa nhằm mục đích thu hoạch hạt lúa chín trên diện tích đó. Ở Việt Nam do điều kiện thời tiết của từng vùng, miền mà ta có ruộng lúa 2 vụ hoặc 3 vụ.

+ Ruộng 2 vụ thì diện tích gieo trồng bằng 2 lần diện tích canh tác, hệ số sử dụng ruộng đất tính riêng cho cây lúa bằng 2.

+ Ruộng 3 vụ thì diện tích gieo trồng bằng 3 lần diện tích canh tác lúa hàng năm, hệ số sử dụng ruộng đất tính riêng cho cây lúa bằng 3. Ở miền Bắc và miền trung do điều kiện thời tiết nên chỉ trồng được 2 vụ lúa đó là vụ chiêm xuân và vụ mùa, vì vậy mà chỉ có thể tăng vụ bằng cách làm vụ đông tức là trồng màu, còn ở miền Nam có thể trồng được ruộng 3 vụ lúa đó là vụ đông xuân, vụ mùa và vụ hè thu Miền Nam trồng những giống lúa ngắn ngày, năng xuất cao, chất lượng tốt Diện tích trồng lúa lớn ở nước ta là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long Diện tích phù xa của hai đồng bằng này là do Sông Hồng và Sông Cửu Long bồi đắp Cung cấp lúa đáp ứng nhu cầu của vùng và phục vụ xuất khẩu.

Năng suất và sản lượng

- Năng suất cây trồng là lượng sản phẩm thu được từng loại tính trên một đơn vị diện tích trong một thời gian nhất định Bao gồm:

Năng suất tính cho 1 ha diện tích gieo trồng trong từng vụ; bình quân cả năm;

Năng suất tính cho một ha diện tích canh tác trong một năm bằng năng suất đất.

Năng suất tính cho 1 ha diện tích gieo trồng dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năng suất trong kỳ kế hoạch.

Năng suất tính cho 1 ha diện tích gieo trồng thực tế có thu hoạch dùng để xác định năng suất cho chu kỳ sản xuất sau.

- Năng suất lúa là sản lượng lúa thu hoạch được trên một đơn vị diện tích (1 ha) trong một khoảng thời gian nhất định (1 vụ hoặc 1 năm).

Nếu tính theo vụ thì có năng suất lúa vụ mùa, vụ chiêm xuân đối với miền Bắc và miền Trung còn miền Nam có năng suất lúa vụ đông xuân, hè thu, mùa.

Nếu tính trong một năm thì có năng suất lúa cả năm.

Mỗi giống lúa cho ta một năng suất khác nhau, cùng một giống lúa nhưng mỗi vùng, miền cho ta năng suất lúa cũng khác nhau Tóm lại năng suất lúa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Trong quá trình sản xuất có:

+ Năng suất ước tính hay năng suất dự báo: Năng suất ước tính là năng suất được xác định khi cây trồng đã kết trái.

Ví dụ: Trong điều tra năng suất lúa.

 Năng suất ước tính lần một: Khi lúa trổ bông.

 Năng suất ước tính lần hai: Khi cây trắc hạt.

 Năng suất ước tính lần ba: Khi cây đỏ đuôi.

Mục đích là để lập kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng định mức thu hoạch, tìm thị trường tiêu thụ, chế biến; chọn đơn vị cho điều tra thống kê.

+ Năng suất điều tra thống kê: Là năng suất khi điều tra, năng suất tại gốc khi cây trồng còn ở ngoài đồng.

+ Năng suất nhập kho hay năng suất thực thu: Là năng suất sau khi thu hoạch, mang về nhà.

+ Năng suất tính trên diện tích thu hoạch.

Diện tích thu hoạch = Diện tích gieo trồng - Diện tích mất trắng.

Sản lượng cây trồng là toàn bộ số sản phẩm từng loại thu được trên toàn bộ diện tích gieo trồng trong một vụ hoặc trong một năm.

Sản lượng lúa là toàn bộ khối lượng lúa thu được trên toàn bộ diện tích gieo trồng trong một vụ hoặc trong một năm.

+ Sản lượng lúa chiêm xuân là toàn bộ khối lượng lúa thu được trên toàn bộ diện tích gieo trồng trong vụ chiêm xuân.

+ Sản lượng lúa mùa là toàn bộ khối lượng lúa thu được trên toàn bộ diện tích gieo trồng trong vụ mùa.

+ Sản lượng lúa cả năm là tổng sản lượng lúa 2 vụ: Vụ chiêm xuân và vụ mùa Hay nói cách khác sản lượng lúa cả năm là toàn bộ khối lượng lúa thu được trên toàn bộ diện tích gieo trồng trong một năm.

- Mối liên hệ giữa ba chỉ tiêu diện tích gieo cấy, năng suất và sản lượng lúa là:

 Sản lượng lúa = Năng suất lúa ¿ Diện tích gieo cấy lúa.

 Sản lượng lúa cả năm = Năng suất lúa cả năm ¿ Diện tích gieo cấy lúa cả năm.

 Sản lượng lúa vụ chiêm xuân = Năng suất lúa vụ chiêm xuân ¿ Diện tích gieo cấy lúa vụ chiêm xuân.

 Sản lượng lúa vụ mùa = Năng suất lúa vụ mùa ¿ Diện tích lúa vụ mùa

3.3.3 Điều tra năng suất, sản lượng cây trồng

Cây trồng hàng năm ở Việt Nam chủ yếu là lúa (lúa là cây lương thực có hạt).

- Trước năm 1967: Điều tra chọn mẫu điển hình hay điều tra điển hình phân loại cải tiến. Ưu điểm là dễ tính toán.

Nhược điểm là chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan.

- Giai đoạn 1968-1986: Phương thức tiến hành điều tra chọn mẫu máy móc. Điều tra ở tất cả các hợp tác xã Cắm mẫu trên bản đồ, mẫu được trải đều trên bản đồ và cắm mẫu trên thực địa Cắm mẫu ngẫu nhiên không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người Một mẫu là một điểm có diện tích s = 4m 2

- Sau năm 1986: Điều tra chọn mẫu theo hộ.

 Cấp 1: Chọn xã (hợp tác xã).

Nếu huyện có từ 30 xã trở lên thì mẫu chọn là 10 xã.

Từ 20-29 xã thì mẫu chọn là 8 xã.

Từ 10-19 xã thì mẫu chọn là 5 xã.

Dưới 10 xã thì mẫu chọn là 3 xã.

Mỗi xã điều tra 2 thôn (đội).

Cách chọn hộ và quy mô hộ thì số hộ phụ thuộc vào diện tích

Nếu quy mô diện tích gieo trồng từ 10000 ha trở lên thì số hộ điều tra là 300 hộ

Nếu quy mô diện tích gieo trồng từ 7000 đến 10000 ha trở lên thì số hộ điều tra là 250 hộ.

Nếu quy mô diện tích gieo trồng từ 4000 đến 7000 ha trở lên thì số hộ điều tra là 200 hộ.

Nếu quy mô diện tích gieo trồng từ 10000 ha trở lên thì số hộ điều tra là 150 hộ.

Nếu quy mô diện tích gieo trồng từ 10000 ha trở lên thì số hộ điều tra là 100 hộ.

Lao động của doanh nghiệp nông nghiệp

Số lượng lao động của doanh nghiệp là những người lao động đã được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản sử dụng sức lao động và trả lương, trả công Đối với cơ sở sản xuất hộ gia đình thì lao động là số người tham gia lao động của hộ gia đình đó và số lao động đến làn thuê cho hộ Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất Không có lao động thì không thể có các hoạt động nông nghiệp. Đặc điểm của lao động trong nông nghiệp:

+ Lao động nông nghiệp ít chuyên sâu như lao động trong công nghiệp. + Việc sử dụng lao động trong nông nghiệp mang tính thời vụ.

+ Lao động nông nghiệp diễn ra trong phạm vi rộng lớn, đa dạng về địa bàn và điều kiện sản xuất.

+ Phần lớn lao động trong nông nghiệp ít được đào tạo.

Năng suất lao động

Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động Mức năng suất lao động được xác định bằng số lượng (hay giá trị) sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động hao phí.

Nếu Q là số lượng (hay giá trị) sản phẩm.

Số lao động hao phí là L

Mức năng suất lao động thuận là W.

L và năng suất lao động nghịch t L

Vốn

Theo nghĩa chung, vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào bao gồm những tài sản, vật phẩm, tiền dùng cho sản xuất kinh doanh Ruộng đất có thể coi như là một loại vốn, do tính chất đặc biệt của vốn này mà đất đai được xem như một nguồn lực riêng biệt Vốn có thể được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại.

- Theo hình thái luân chuyển, vốn được chia thành vốn lưu động và vốn cố định.

+ Vốn cố định: Là giá trị của những tài sản như máy móc thiết bị, có tác dụng trong thời gian dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giữ nguyên hình thái hiện vật của nó, chuyển một phần của nó vào sản phẩm làm ra.

+ Vốn lưu động là toàn bộ các tài sản khả biến, những tài sản này thường chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất (như hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc, …), chuyển hóa toàn bộ giá trị của nó vào sản phẩm.

- Theo hình thái biểu hiện: Vốn có thể chia thành vốn bằng tiền hoặc vốn hiện vật.

- Theo mục đích sử dụng: Vốn có thể được chia thành vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ tiêu dùng và đời sống.

- Theo sở hữu, vốn còn được chia thành vốn sở hữu và vốn đi vay.

- Theo thời gian, ta có vốn trung hạn, vốn dài hạn và vốn ngắn hạn.

Máy móc phục vụ nông nghiệp

Máy móc là những thiết bị, phương tiện do con người chế tạo ra phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp Các loại máy móc như: máy cấy, máy cày, máy bừa, máy làm cỏ, … Nhờ có máy móc làm việc nên người dân không phải lo làm không kịp thời vụ Máy móc thiết bị là nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động, chi phí sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh Máy móc thiết bị thường biến động nên cần phải thống kê số lượng máy móc thiết bị hiện có, số biến động trong kỳ, số có bình quân trong kỳ nghiên cứu.

⇒ Nguyên tắc xây dựng các chỉ tiêu thông kê nông nghiệp:

- Lựa chọn các chỉ tiêu cần đảm bảo tính thống nhất, tức là các chỉ tiêu phải có quan hệ với nhau.

- Nội dung của các chỉ tiêu phải có tính rõ ràng, dễ thu thập thông tin.

- Phải đảm bảo tính ổn định của các chỉ tiêu, có thể sử dụng các chỉ tiêu trong thời gian dài.

- Các chỉ tiêu đáp ứng được yêu cầu để phân tích đối tượng.

- Hình thức thu thập thông tin phù hợp với trình độ của đội ngũ các bộ và điều kiện vật chất.

- Quy định thống nhất về phạm vi tính, đơn vị tính và phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích.

Do số liệu thu thập được có hạn nên khi phân tích chúng ta chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu diện tích, năng suất và sản lượng lúa nói chung.

PHẦN HAI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH

Phương pháp phân tổ thống kê

Khái niệm phân tổ thống kê

- Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau.

- Tiêu thức phân tổ là tiêu thức thống kê được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê.

- Khi chọn tiêu thức phân tổ phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu và bản chất của hiện tượng để xác định tiêu thức phân tổ cho phù hợp đồng thời phải xét đến điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng.

- Tiêu thức phân tổ có thể là tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức số lượng Tiêu thức thuộc tính như: nghề nghiệp, ngành, giới, địa phương, …Đối với tiêu thức số lượng thì biến động về số lượng có thể liên tục hay rời rạc

+ Biến động liên tục như: Số người, số sản phẩm, số lao động, …

+ Biến động rời rạc như: Sản lượng, diện tích, năng suất, …

1.2 Nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tổ thống kê:

- Nhiệm vụ của phân tổ thống kê:

+ Phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của hiện tượng kinh tế.

+ Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu.

+ Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.

- Ý nghĩa của phương pháp phân tổ thống kê:

Phương pháp phân tổ thống kê được dùng để phổ biến trong các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê Trong điều tra thống kê, phân tổ được dùng trong điều tra chọn mẫu Trong tổng hợp phân tích thống kê, phân tổ là phương pháp cơ bản để tổng hợp phân tích.

Các loại phân tổ thống kê

1.3.1 Phân tổ giản đơn hay phân tổ theo một tiêu thức.

Khi phân tổ theo một tiêu thức trước tiên ta phải lựa chọn tiêu thức phân tổ sau đó ta phải xác định số tổ và khoảng cách tổ nếu có.

- Dựa vào tiêu thức phân tổ để xác định số tổ:

+ Nếu phân tổ theo tiêu thức thuộc tính thì các tổ được hình thành từ các loại hình khác nhau, không nhất thiết là mỗi loại hình phải hình thành nên một tổ Trong trường hợp đơn giản thì mỗi biểu hiện hay mỗi loại hình hình thành nên một tổ, có bao nhiêu loại hình sẽ có bấy nhiêu tổ Trường hợp phức tạp là tuỳ theo đặc điểm của hiện tượng mà yêu cầu chi tiết khi phân tổ khác nhau, có thể ta ghép những loại hình giống nhau hoặc gần giống nhau vào thành một tổ.

Ví dụ: Bảng số liệu về diện tích trồng lúa, năng suất, sản lượng lúa cả năm toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2005 phân theo miền.

Miền Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

+ Nếu phân tổ theo tiêu thức số lượng thì tuỳ theo lượng biến của tiêu thức nhiều hay ít mà giải quyết khác nhau

Trường hợp số lượng biến ít mỗi lượng biến có thể hình thành nên một tổ gọi là phân tổ không có khoảng cách tổ.

Trường hợp số lượng các biến nhiều thì phải căn cứ vào quan hệ giữa lượng và chất xem lượng biến tích luỹ đến mức độ nào đó thì chất mới thay đổi, làm nảy sinh một tổ mới Đây là phân tổ khoảng cách tổ Như vậy mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến với hai giới hạn Giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất để hình thành tổ đó Giới hạn trên là lượng biến lớn nhất của tổ mà nếu vượt quá thì chất đổi dẫn đến hình thành một tổ mới Chênh lệnh giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của tổ gọi là khoảng cách tổ.

Ký hiệu: R= giới hạn trên - giới hạn dưới.

Khoảng cách tổ giữa các tổ khác nhau có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau Nếu khoảng cách tổ bằng nhau thì trị số của khoảng cách tổ (độ rộng của khoảng cách tổ) được xác định là: h x max −x min n

Trong đó: xmax : Là lượng biến lớn nhất của dãy số. xmin : Là lượng biến nhỏ nhất của dãy số. n : Là số tổ cần phân.

Nếu một đơn vị nào đó có lượng biến bằng giới hạn dưới hoặc giới hạn trên của hai tổ liền nhau thì xếp lượng biến đó vào tổ đứng sau.

Ví dụ: Ta có năng suất lúa cả năm của các địa phương tỉnh Thanh Hoá năm 2005 Địa phương Năng suất (tạ/ha) Địa phương Năng suất (tạ/ha)

TX.Sầm Sơn 30,0 - Vĩnh Lộc 50,9

TX Bỉm Sơn 51,4 - Thạch Thành 37,7

Năng suất thấp nhất là 21,3 tạ/ha Năng suất cao nhất là 57,5 tạ/ha.

Nếu phân thành 3 tổ có khoảng cách tổ bằng nhau ta có: h 57 , 5−21 , 3

+ Dãy số thuộc tính là kết quả của phân tổ theo tiêu thức thuộc tính có các biểu hiện là tần số, tần suất.

+ Dãy số lượng biến là kết quả phân tổ theo tiêu thức số lượng Thành phần của nó gồm:

 Các lượng biến, ký hiệu xi (i = 1,n ), n là số lượng các lượng biến Đối với phân tổ có khoảng cách tổ thì xi là chỉ số giữa.

 Tần số fi( i = 1,n ), là số lượng biến trong từng tổ; fi là tổng số đơn vị trong tổng thể.

 Tần suất là tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể

Ký hiệu là di (i = 1,n ) với d i = f i /f i (lần hoặc %); di = 1 (hay 100%).

 Tần số tích luỹ là giá trị cộng dồn của các tần số Ký hiệu là si (i = 1,n

Tác dụng của tần số tích luỹ là cho biết số lượng các đơn vị có lượng biến nhỏ hơn hoặc lớn hơn một lượng biến cụ thể nào đó Thứ hai là cho phép xác định một đơn vị đứng ở vị trí nào đó trong dãy số có lượng biến là bao nhiêu.

1.3.2 Phân tổ theo nhiều tiêu thức.

Phân tổ theo nhiều tiêu thức còn được gọi là phân tổ kết hợp.

Phân tổ theo nhiều tiêu thức thì trước tiên phải lựa chọn các tiêu thức phân tổ, căn cứ vào mục đích nghiên cứu, vào bản chất của hiện tượng, mối quan hệ giữa các tiêu thức …, có thể phân tổ theo hai, ba hoặc nhiều hơn tiêu thức. Nhưng tốt nhất là chỉ nên phân tổ theo hai hoặc ba tiêu thức Sau đó là ta xác định số tổ cần phân tích, tính tần số, tần suất tích luỹ Phân chia tổng thể tài liệu lần lượt theo từng tiêu thức một, phân theo tiêu thức thứ nhất rồi từ đó lại chia thành các tiểu tổ theo tiêu thức thứ hai …

Ví dụ: Phân tổ năng suất, sản lượng lúa và diện tích gieo cấy lúa của tỉnh Thanh Hoá trong năm 2004 theo tiêu thức là miền.

1.3.3 Phân tổ lại (hay phân tổ lần thứ hai)

- Phân tổ lại là tiến hành phân tổ trên cơ sở tài liệu phân tổ cũ không còn phù hợp nhằm đáp ứng một mục đích nghiên cứu nào đó Phân tổ lại được áp dụng trong trường hợp: Các tài liệu trước không thống nhất với nhau về số tổ hay khoảng cách tổ nên không so sánh được với nhau hoặc là trong trường hợp các tài liệu trước được phân thành quá nhiều tổ nhỏ nên chưa phân biệt được các loại hình kinh tế - xã hội, chưa phản ánh đúng được tình hình thực tế, tài liệu phân tổ cũ không còn hợp lý nữa.

- Phân tổ được tiến hành theo hai cách:

+ Lập tổ mới bằng cách thay đổi khoảng cách tổ của phân tổ cũ (mở rộng hoặc cũng có thể thu hẹp khoảng cách tổ cũ).

+ Lập các tổ mới theo tỷ trọng của mổi tổ chiếm trong tổng thể.

- Phân tổ nhiều chiều là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng có vai trò ngang nhau trong việc đánh giá hiện tượng.

- Đặc điểm của phân tổ nhiều chiều: Các tiêu thức nguyên nhân đồng thời làm tiêu thức phân tổ vì vậy người ta phải đưa các tiêu thức phân tổ đó về dạng một tiêu thức tổng hợp rồi căn cứ vào tiêu thức tổng hợp này để tiến hành phân tổ như phân tổ theo một tiêu thức.

- Ý nghĩa của tiêu thức tổng hợp là lượng biến của các tiêu thức khác nhau có trị số và đơn vị tính toán khác nhau nhưng khi nó được đưa về dạng tỷ số thì xoá bỏ được sự khác nhau đó vì vậy mặc dù các tiêu thức khác nhau nhưng các tỷ số của nó khi có cùng một trị số thì sẽ có vai trò như nhau trong việc biểu hiện tính chất của hiện tượng.

- Tác dụng của phân tổ nhiều chiều: Nghiên cứu kết cấu của tổng thể theo một số tiêu thức cơ bản có mối liên hệ với nhau, nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức.

Ví dụ: Để đánh giá xem tình hình sản xuất lúa năm 2004 của địa phương nào trong 5 địa phương là có hiệu quả nhất trong Ta phân tổ 5 địa phương theo các tiêu thức: Diện tích gieo cấy, năng suất và sản lượng lúa. Địa phương Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Phương pháp dãy số thời gian

khái niệm chung về dãy số thời gian

2.1.1 Khái niệm và tác dụng:

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Kết cấu của dãy số thời gian gồm:

+ Một là thời gian: Có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm Độ dài giữa hai thời gian kề nhau gọi là khoảng cách thời gian.

+ Hai là chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu: Các trị số này là các mức độ của dãy số thời gian.

Ví dụ: Dãy số về năng suất lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá qua các năm 2000-2005:

Dựa vào dãy số thời gian ta có thể nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, vạch rõ xu hướng và quy luật phát triển của hiện tượng Từ đó dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

2.1.2 Các loại dãy số thời gian

- Căn cứ vào đặc điểm tồn tại và quy luật của hiện tượng qua thời gian ta có thể phân dãy số thời gian làm hai loại: Dãy số thời điểm và dãy số thời kỳ.

+ Dãy số thời kỳ: Là dãy số biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định Trong dãy số thời kỳ mỗi mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài của khoảng cách thời gian có ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu Có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn.

+ Dãy số thời điểm: Là dãy số biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định Chúng ta không thể cộng các trị số của các chỉ tiêu trong dãy số thời điểm.

- Căn cứ vào các loại chỉ tiêu: Dãy số thời gian được chia làm 3 loại

+ Dãy số tuyệt đối: Là dãy số mà các trị số của chỉ tiêu là số tuyệt đối. + Dãy số tương đối: Là dãy số mà các trị số của chỉ tiêu là số tương đối.

+ Dãy số bình quân: Là dãy số mà các trị số của chỉ tiêu là số bình quân.

2.1.3 Yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian

Yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số Cụ thể là:

- Phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian.

- Phải thống nhất về phạm vi tổng thể nghiên cứu.

- Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là đối với dãy số thời kỳ.

Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian nhằm phân tích các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian.

Số bình quân phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong dãy số thời gian Tuỳ theo dãy số thời kỳ hoặc thời điểm mà có công thức tính khác nhau.

- Đối với dãy số thời kỳ:

+ Trường hợp dãy số số tuyệt đối: Có mối quan hệ tổng, dùng trung bình cộng.

Với yi : Là trị số của chỉ tiêu.

+ Trường hợp dãy số số tương đối: Phải căn cứ vào từng chỉ tiêu cụ thể để có phương pháp tính thích hợp theo lý thuyết số bình quân.

Ví dụ: Số bình quân dùng trung bình nhân.

Có số liệu về tốc độ phát triển của sản lượng lúa cả năm tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ 2001- 2005

Tốc độ phát triển (%) 108,6 105,2 101,6 104,2 93,3 Tốc độ phát triển bình quân về sản lượng lúa cả năm toàn tỉnh giai đoạn

+ Trường hợp dãy số số bình quân: Căn cứ vào chỉ tiêu và đặc điểm của tài liệu mà áp dụng cách tính cho phù hợp với lý thuyết số bình quân. y= y 1 / 2+ y 2 + .+ y n /2 n−1

Trong đó: y1: Mức độ đầu tiên của dãy số. yn : Mức độ thứ n của dãy số. n: Số các mức độ của dãy số.

+ Trường hợp dãy số có khoảng cách thời gian không bằng nhau: Tính bằng trung bình cộng gia quyền. y= y 1 t 1 + y 2 t 2 + + y n t n t 1 +t 2 + .+ t n =

Trong đó: yi: Là trị số của chỉ tiêu ( i= 1 ,n ). ti: Là độ dài thời gian có các mức độ yi tương ứng

2.2.2 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại mang dấu (-) Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các chỉ tiêu sau:

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn:

Phản ánh chênh lệnh giữa hai trị số tuyệt đối của hai thời gian liền kề nhau.

Công thức: δ i = y i − y i−1 ( i = 2 ,n ). δ i : Lượng tăng (giảm) liên hoàn.

- Lượng tăng (giảm) định gốc:

Phản ánh chỉ số tuyệt đối giữa các khoảng thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định. Δ i =y i −y 1 (i= 2 ,n ). Δ n = ∑ i=2 n δ i

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc = Tổng lượng tăng (giảm) liên hoàn.

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Là bình quân cộng của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn. δ =

Chú ý: Ta chỉ nên tính δ khi dãy số có cùng xu hướng, cùng tăng hoặc cùng giảm Nếu không cùng xu hướng thì phải phân tích kết hợp với lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.

Tốc độ phát triển là một số tương đối tính bằng đơn vị lần hoặc %, phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn:

Phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức: ti y i y i−1 (Lần hoặc %) Với i = 2 ,n

Trong đó: ti: Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i -1. yi và yi-1: Là hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian liền kề nhau i và i -1.

- Tốc độ phát triển định gốc:

Phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa năm nghiên cứu với một năm làm gốc cố định (thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định). y i

Ti: Tốc độ phát triển định gốc. yi: Mức độ của hiện tượng tại thời gian i. y1: Mức độ đầu tiên của dãy số.

- Mối quan hệ của tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc: + Tốc độ phát triển định gốc của một thời kỳ bằng tích các mức độ phát triển liên hoàn.

= t 2 ×t 3 × ×t n + Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền kề nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa thời gian đó. ti T i

- Tốc độ phát triển bình quân:

Phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho cả một thời kỳ dài và là trung bình nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn. t =

Chú ý: Tốc độ phát triển bình quân chỉ nên sử dụng khi dãy số có cùng xu hướng.

Tốc độ tăng (giảm) phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời kỳ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %.

- Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (a i ) ai δ i y i−1 y i − y i −1 y i−1 =t i −1

- Tốc độ tăng (giảm) định gốc (A i )

- Tốc độ tăng giảm bình quân: Phản ánh nhịp điệu tăng (giảm) của hiện tượng trong thời kỳ nhất định và được tính thông qua mức độ phát triển bình quân. a=t−1 (lần) hoặc a=t−100 (%)

2.2.5 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn:

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm liên hoàn phản ánh sự kết hợp giữa số tuyệt đối và số tương đối, cụ thể nó biểu hiện cứ 1% tăng hoặc (giảm) liên hoàn tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu.

Thực tế không dùng chỉ tiêu giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) định gốc vì nó luôn là một hằng số:

Phương pháp dự báo

Khái niệm dự đoán thống kê

Dự đoán thống kê là dựa vào tài liệu thống kê và sử dụng những phương pháp phù hợp để xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Các phương pháp dự báo thống kê ngắn hạn

3.2.1 Dự đoán bằng hàm xu thế:

Dựa vào phương pháp tính hồi quy trong dãy số thời gian, lựa chọn dạng hàm cụ thể phân tích biến động của hiện tượng qua thời gian để dự báo giá trị của lượng biến trong tương lai.

Ta có thể dự báo dựa vào phương trình hồi quy theo thời gian Hồi quy trong dãy số thời gian là phương pháp của toán học được vận dụng để biểu

Nội dung: Từ dãy số thời gian, căn cứ vào đặc điểm biến động trong dãy số tìm ra một phương trình hồi quy để xác định trên đồ thị một đường xu thế có tính chất lý thuyết thay cho đường gấp khúc thực tế Hàm số hồi quy đó còn được gọi là hàm xu thế Dựa vào khảo sát đồ thị để tìm ra hàm hồi quy mô tả một cách gần đúng nhất xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng.

- Phương trình hồi quy tổng quát dạng: y ¿ t =f(t ,a 0 ,a 1 , ,a n ) y ¿ t : Là mức độ lý thuyết t : Là thứ tự thời gian. a0, a1…an : Là các tham số.

- Một số dạng phương trình hồi quy thường gặp:

+ Phương trình đường thẳng: y ¿ t = a 0 +a 1 ×t + Phương trình parabol bậc 2: y ¿ t = a 0 +a 1 ×t +a 2 ×t 2 + Phương trình mũ: y ¿ t = a 0 +a 1 t + Phương trình dạng hypecbol: y ¿ t = a 0 + a 1 t

+ Phương trình dạng hàm bậc 3: y ¿ t = a 0 +a 1 ×t +a 2 ×t 2 +a 3 ×t 3

Ví dụ: Với dãy số giá trị sản lượng lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1995-2005 Ta xác định mô hình dự báo (t nhận các giá trị từ 1 đến 11) Thay t = 12 vào mô hình ta sẽ có kết quả dự báo sản lượng lúa tỉnh Thanh Hoá năm

3.2.2 Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân:

Nếu dựa vào tốc độ phát triển bình quân ta có: yn+l = yk ¿ ( t) l

Trong đó: yn+l: Giá trị của chỉ tiêu năm dự báo. yk: Giá trị chỉ tiêu ở năm cuối cùng của dãy số thời gian mà ta đã có. t : Tốc độ phát triển bình quân của chỉ tiêu trong dãy số thời gian. l: Tầm xa của dự báo

3.2.3 Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) bình quân:

Nếu dựa vào lượng tăng (giảm) bình quân ta có: yn+l = yk +δ×l

Trong đó: yn+l: Giá trị của chỉ tiêu năm dự báo. yk: Giá trị chỉ tiêu ở năm cuối cùng của dãy số thời gian mà ta đã có. δ : Lượng tăng (giảm) bình quân của chỉ tiêu trong dãy số thời gian. l: Tầm xa của dự báo

Ví dụ: Dãy số về sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1995-2005 Để dự báo cho năm 2006 ta có l = 1; năm 2007 (l =2); năm 2008 (l =3).

Phương pháp chỉ số

Chỉ số

Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai đối tượng của một hiện tượng nghiên cứu.

Số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu Các loại số tương đối là số tương đối động thái, kết cấu, kế hoạch, cường độ, không gian.

Số tương đối là chỉ số gồm số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch và số tương đối không gian.

- Căn cứ vào việc thiết lập quan hệ so sánh theo thời gian và không gian ta có:

+ Chỉ số phát triển là chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh theo thời gian. + Chỉ số không gian là chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh theo không gian.

- Nếu căn cứ theo phạm vi tính toán ta có chỉ số đơn và chỉ số chung:

+ Chỉ số đơn là chỉ số nêu lên biến động của từng phần tử, từng đơn vị.

+ Chỉ số chung là chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh và nêu lên biến động của cả tổng thể nghiên cứu.

Ví dụ: Chỉ số sản lượng, chỉ số doanh thu tiêu thụ sản phẩm, …

- Nếu căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu ta có chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng thì cũng có chỉ số chỉ tiêu số lượng và chỉ số chỉ tiêu chất lượng.

+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng là chỉ số được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh, mức độ so sánh, mức độ phổ biến, mối quan hệ … của hiện tượng nghiên cứu.

Ví dụ: Chỉ số năng suất lúa, chỉ số năng suất lao động, chỉ số giá, …

+ Chỉ số chỉ tiêu số lượng là chỉ số được thiết lập đối với chỉ tiêu số lượng biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu.

Ví dụ: Chỉ số diện tích gieo cấy, chỉ số lao động, chỉ số số lượng sản phẩm,

- Nếu căn cứ vào phương pháp tính toán chỉ số: Có chỉ số tổng hợp và chỉ số bình quân

+ Chỉ số tổng hợp được vận dụng để tính chỉ số chung trên cơ sở xác định tổng các mức độ của từng đơn vị, phần tử trong tổng thể.

Ví dụ: Chỉ số sản lượng, chỉ số doanh thu tiêu thụ sản phẩm, chỉ số giá thành toàn bộ sản phẩm, …

+ Chỉ số bình quân được vận dụng để tính chỉ số chung từ các chỉ số đơn theo công thức số bình quân.

Ví dụ: Chỉ số năng suất lúa bình quân, chỉ số năng suất lao động bình quân,…

4.1.3 Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê:

- Phương pháp chỉ số là phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều phần tử mà các đại lượng biểu hiện không trực tiếp cộng được với nhau.

- Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể cộng được với nhau trên cơ sở mối quan hệ giữa các nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác.

Ví dụ: Tích năng suất lúa với diện tích gieo cấy ta được sản lượng lúa.

- Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số việc phân tích biến động của 1 nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi.

4.1.4 Quyền số của chỉ số thống kê:

- Quyền số của chỉ số thống kê là nhân tố được giữ cố định trong công thức chỉ số chung Có thể có một nhân tố hoặc nhiều nhân tố làm quyền số.

- Quyền số có ý nghĩa quan trọng trong việc nêu lên tầm quan trọng, vai trò của mỗi phần tử trong tổng thể Ngoài ra quyền số còn được sử dụng để chuyển các phần tử vốn không trực tiếp cộng được với nhau thành dạng chung để có thể tổng hợp và thiết lập quan hệ so sánh.

- Vấn đề khi lựa chọn quyền số:

+ Lựa chọn nhân tố giữ vai trò quyền số: Nhân tố liên quan đến nhân tố xây dựng chỉ số.

+ Lựa chọn thời kỳ của quyền số, có thể chọn ở các kỳ khác nhau: kỳ gốc, kỳ nghiên cứu, kỳ kế hoạch, hoặc một kỳ cố định nào đó.

4.1.5 Tác dụng của chỉ số trong phân tích thống kê:

- Chỉ số thống kê được vận dụng phân tích sự biến động về mức độ của hiện tượng qua thời gian Trường hợp này ta sử dụng chỉ số phát triển.

Ví dụ: Phân tích biến động về năng suất, sản lượng …

- Cho phép so sánh chênh lệnh về mức độ hiện tượng qua không gian như so sánh giá bán giữa 2 thị trường, năng suất sản lượng ở 2 địa phương …

Sử dụng chỉ số không gian.

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu kinh tế, ta sử dụng chỉ số kế hoạch.

- Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của các nhận tố khác nhau đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố Ta sử dụng phương pháp hệ thống chỉ số.

Ví dụ: Sản luợng lúa thay đổi do ảnh hưởng của từng loại lúa (lúa chiêm xuân và lúa mùa) và do ảnh hưởng của diện tích gieo cấy từng loại lúa.

4.1.6 Chỉ số trong thống kê nông nghiệp phân tích tình hình sản xuất lúa.

- Chỉ số về diện tích: I ΣDD = ΣDD 1 ΣDD 0

Trong đó: ΣDD 1 : Là tổng diện tích gieo cấy kỳ nghiên cứu. ΣDD 0 : Là tổng diện tích gieo cấy kỳ gốc.

Chỉ số về diện tích là chỉ số phát triển, chỉ số đơn và là chỉ số chỉ tiêu số lượng Nghiên cứu chỉ số này ta sẽ thấy được tình hình sản xuất của kỳ nghiên cứu thay đổi về quy mô như thế nào so với kỳ gốc Xem xét diện tích kỳ nghiên cứu tăng hay giảm so với kỳ gốc bao nhiêu lần hay bao nhiêu %.

Ví dụ: Nghiên cứu tình hình gieo trồng lúa của một địa phương thuộc tỉnh Thanh Hoá năm 2005 so với năm 2004 Ta có chỉ số diện tích gieo trồng của địa phương đó bằng 1,2 nghĩa là diện tích gieo trồng lúa kỳ nghiên cứu (Năm 2005) so với kỳ gốc (Năm 2004) tăng 1,2 lần tức tăng 20% Việc tăng diện tích gieo trồng cũng có ý nghĩa quan trọng góp phần đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Vì vậy mà cần tăng cường khai hoang, tăng quy mô diện tích đất gieo trồng.

- Chỉ số về năng suất bình quân: I N =

N 1 :Năng suất bình quân chung của kỳ nghiên cứu.

Hệ thống chỉ số

4.2.1 Khái niệm về hệ thống chỉ số

- Hệ thống chỉ số là một dãy số có liên hệ với nhau thành một phương trình cân bằng.

- Thông thường hệ thống chỉ số được vận dụng để phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong quá trình biến động dựa trên cơ sở phân tích thực tế từ các nhân tố cấu thành.

Ví dụ: bộ sản phẩm sản phẩm sản xuất sản xuất

Chỉ số giá thành toàn = Chỉ số giá thành bình quân ¿ Chỉ số số sản bộ sản phẩm một sản phẩm sản xuất phẩm sản xuất

+ Sản lượng lúa = Năng suất lúa ¿ Diện tích gieo cấy.

Chỉ số sản lượng lúa = Chỉ số năng suất lúa ¿ Chỉ số diện tích gieo cấy.

+ Chỉ số giá thành toàn bộ sản phẩm, chỉ số sản lượng lúa được gọi là chỉ số toàn bộ

+ Chỉ số giá thành bình quân một sản phẩm, chỉ số số sản phẩm sản xuất, chỉ số năng suất lúa, chỉ số diện tích lúa gieo cấy được gọi là chỉ số nhân tố.

4.2.2 Tác dụng của hệ thống chỉ số

Hệ thống chỉ số cho phép chúng ta xác định được vai trò và mức độ biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp Cho phép chúng ta xác định được cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố bằng số tuyệt đối hoặc số tương đối Ngoài ra, dựa vào hệ thống chỉ số ta có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết khi biết các chỉ số khác trong hệ thống chỉ số.

4.2.3 Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số

- Phương pháp thay thế liên hoàn:

+ Đặc điểm của phương pháp thay thế liên hoàn:

 Thứ nhất là trong công thức cấu thành chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số nhân tố.

 Thứ hai là chỉ số của nhân tố toàn bộ bằng tích của các chỉ số nhân tố, mẫu số của nhân tố đứng trước là tử số của nhân tố đứng sau.

 Thứ ba là chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ bằng tổng các chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của các chỉ số nhân tố.

Như ví dụ ở trên ta có: (a-b) = ( a-c) + ( c-b).

+ Các bước xây dựng hệ thống chỉ số:

 Phân tích chỉ tiêu tổng hợp ra các nhân tố cấu thành.

 Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự tính chất lượng giảm dần và tính số lượng tăng dần.

 Viết chỉ số cho các nhân tố theo nguyên tắc: Đối với nhân tố chất lượng, sử dụng quyền số là nhân tố số lượng kỳ nghiên cứu Đối với nhân tố số lượng sử dụng quyền số là nhân tố chất lượng kỳ gốc.

Hệ thống chỉ số về sản lượng:

Mô hình 1: I ND = ΣDN 1 D 1 ΣDN 0 D 0 = ΣDN 1 D 1 ΣDN 0 D 1 × ΣDN 0 D 1 ΣDN 0 D 0

Biến động tuyệt đối: Δ ND =ΣDN 1 D 1 − ΣDN 0 D 0 =( ΣDN 1 D 1 − ΣDN 0 D 1 )+( ΣDN 0 D 1 −ΣDN 0 D 0 )

Biến động tuyệt đối: Δ ND =N 1 ΣDD 1 −N 0 ΣDD 0 =(N 1 ΣDD 1 −N 0 ΣDD 1 )+(N 0 ΣDD 1 −N 0 ΣDD 0 )

Biến động tuyệt đối: Δ ND =N 1 ΣDD 1 −N 0 ΣDD 0 =(N 1 ΣDD 1 −N 01 ΣDD 1 )+(N 01 ΣDD 1 −N 0 ΣDD 1 )+(N 0 ΣDD 1 −N 0 ΣDD 0 ) Δ ND =Δ ND( N ) +Δ

- Phương pháp biểu diễn ảnh hưởng biến động riêng biệt

+ Đặc điểm của phương pháp này là nêu lên ảnh hưởng biến động riêng của mỗi nhân tố đối với biến động của hiện tượng nghiên cứu với các chỉ số nhân tố được thiết lập theo quyền số kỳ gốc Trong hệ thống chỉ số ngoài chỉ số cho từng nhân tố còn chỉ số liên hệ biểu hiện ảnh hưởng chung của các nhân tố cùng biến động và cùng tác động lẫn nhau.

 Phân tích chỉ tiêu tổng hợp ra các nhân tố cấu thành.

 Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự tính chất lượng giảm dần và tính số lượng tăng dần

 Viết chỉ số theo nguyên tắc đối với từng nhân tố sử dụng quyền số là các nhân tố còn lại ở kỳ gốc.

Xây dựng chỉ số liên hệ do từng cặp nhân tố và cho toàn bộ các nhân tố.

Ví dụ: Hệ thống chỉ số phân tích biến động của sản lượng lúa

Biến động tuyệt đối: Δ= ΣDN 1 D 1 − ΣDN 0 D 0 = ΣD( N 1 −N 0 ) D 0 + ΣDN 0 ( D 1 − D 0 )+ ΣD ( N 1 − N 0 )( D 1 −D 0 )

- Phân tích biến động của chỉ tiêu năng suất lúa bình quân:

Mô hình gốc: ΣDN 1 D 1 ΣDD 1 ΣDN 0 D 0 ΣDD 0

= ΣDN 1 D 1 ΣDD 1 ΣDN 0 D 1 ΣDD 1 × ΣDN 0 D 1 ΣDD 1 ΣDN 0 D 0 ΣDD 0

N ( d D ) ΣDN 1 D 1 ΣDN 0 D 0 = ΣDN 1 D 0 ΣDN 0 D 0 × ΣDN 0 D 1 ΣDN 0 D 0 × ΣDN 1 D 1 ×ΣDN 0 D 0 ΣDN 1 D 0 ×ΣDN 0 D 1

Năng suất bình quân chung của toàn tỉnh kỳ nghiên cứu thay đổi so với kỳ gốc do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành:

+ Do năng suất lúa từng địa phương trong tỉnh (huyện, thị, thành phố). + Do kết cấu diện tích gieo trồng lúa của từng địa phương.

PHẦN BA: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA

TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 1995-2005

Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 tỉnh Thanh Hoá

Những kết quả đã đạt được của Thanh Hoá trong những năm qua:.43 1.2 Những hạn chế, yếu kém còn tồn tại của tỉnh Thanh Hoá trong thời

- kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ tương đối khá

+ Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng liên tục qua các năm và thời kỳ 1996-2000.

Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 9,1%, cao hơn thời kỳ 1996-2000 (7,3%) Năm 2005, GDP ước đạt 18741 tỷ đồng (theo giá thực tế) gấp 1,55 lần năm 2000 và gấp 2,2 lần năm 1995

+ Nông, lâm nghiệp thuỷ sản từng bước phát triển theo hướng sản xuất mô hình trang trại phát triển ở nhiều địa phương, số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng

Thuỷ sản phát triển cả nuôi trồng và đánh bắt, Sản lượng thuỷ sản năm

2005 là 72,3 nghìn tấn gấp 1,48 lần năm 2000.

Lâm nghiệp cũng khá phát triển Tỉnh cũng đã thực hiện việc giao đất, giao rừng nên nâng độ che phủ từ 37,5% năm 2000 lên 43% năm 2005.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh tăng bình quân thời kỳ 2000-2005 là 17,5% cao hơn 15,8% của thời kỳ 1996-2000 Quy mô sản xuất công nghiệp năm 2005 tăng gấp hơn 2,2 lần năm 2000

Các ngành dịch vụ phát triển rộng khắp và đa dạng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân đặc biệt là ngành thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng

- Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Cơ cấu ngành đã tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, về số tuyệt đối thì vẫn tăng trưởng khá.

+ Cơ cấu kinh tế vùng đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp tập trung

+ Cơ cấu lao động đã có sự thay đổi Số lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, trong nông nghiệp giảm

- Kết cấu hạ tầng tiếp tục tăng cường.

Do tăng cường đầu tư nên nhiều dự án quan trọng đã đưa vào phục vụ sản xuất, đời sống, cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng Nhiều tuyến đường được xây dựng, hệ thống thuỷ lợi được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới hệ thống kênh mương nôi đồng được đầu tư, kiên cố hoá, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hầu hết diện tích lúa nước và một phần diện tích màu ở miền xuôi

- Văn hoá - xã hội có chuyển biến tiến bộ và từng bước được xã hội hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.

Sự nghiệp giáo dục có chuyển biến mới cả về quy mô, chất lượng, cơ sở vật chất dạy và học Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được quan tâm, chú trọng

1.2 Những hạn chế, yếu kém còn tồn tại của tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều hạn chế và yếu kém thể hiện:

- Kinh tế tăng trưởng nhưng chất lượng và hiệu quả, tính bền vững và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn ở mức thấp.

Trong nông nghiệp, nông thôn việc chuyển dịch cơ cấu còn chậm, nhất là cơ cấu lao động Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích năm 2005 ước đạt 24,2 triệu đồng, trong đó miền xuôi 29,8 triệu đồng, miền núi 18,2 triệu đồng.

- Xuất phát điểm của nền kinh tế nhỏ, nhiều chỉ tiêu bình quân đầu người còn thấp so với cả nước và nhiều tỉnh GDP bình quân đầu người chỉ bằng 2/3 so với cả nước

- Một số vấn đề còn bất cập, việc làm cho người lao động còn bức xúc, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn Giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo và sự chênh lệch về kinh tế, đời sống giữa miền núi và miền xuôi vẫn là bài toán nan giải Nguyên nhân có cả về khách quan lẫn chủ quan.

Nguyên nhân khách quan là do Thanh Hoá có địa bàn rộng, có nhiều huyện, xã miền núi Điểm xuất phát thấp, nhất là kết cấu hạ tầng ở miền núi còn nhiều khó khăn, trong khi đó nguồn vốn từ trung ương và nước ngoài đầu tư vào tỉnh còn thấp.

Nguyên nhân chủ quan là các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh chưa thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tư Chưa có dự án lớn tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế đột phá Tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên còn nặng, chưa năng động phát huy nội lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp còn hạn chế Do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại.

Vận dụng phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất lúa của Thanh Hoá giai đoạn 1995-2005

Nghiên cứu thống kê biến động của các chỉ tiêu năng suất, sản lượng lúa cả năm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1995-2005

- Để nghiên cứu biến động của sản lượng và năng suất lúa của tỉnh Thanh Hoá ta sử dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian: δ i : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn. Δ i : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc. ti : Tốc độ phát triển liên hoàn.

Ti : Tốc độ phát triển định gốc. ai : Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.

Ai : Tốc độ tăng (giảm) định gốc. gi : Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn.

2.1.1 Biến động sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá theo thời gian.

Bảng 1: Sản lượng lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1995-2005.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối - tấn

Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm)

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn

Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc

Qua các chỉ tiêu về lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn của sản lượng lúa cả năm tỉnh Thanh Hoá ta thấy nhìn chung sản lượng lúa năm sau đều tăng so với năm trước Riêng năm 1996; năm 1998 và năm 2005 sản lượng lúa giảm Cụ thể là năm 1996 sản lượng lúa giảm 140166 tấn so với năm 1995; năm 1998 giảm 8913 tấn so với năm 1997; năm 2005 giảm 88391 tấn so với năm 2004

Năm 1997 sản lượng lúa cả năm tăng 273386 tấn so với năm 1996, từ năm 1999 đến năm 2004 sản lượng lúa hàng năm đều tăng nhưng không đều nhau

Năm 1996 sản lượng lúa giảm 140166 tấn so với năm 1995 tức giảm 16,6%, mỗi phần trăm giảm tương ứng với 8484,39 tấn

Năm 1997 sản lượng lúa tăng 273386 tấn so với năm 1996, tăng 38,6%, mỗi phần trăm tăng tương ứng với 7082,73 tấn, so với năm 1995 sản lượng lúa tăng 133200 tấn, tức tăng 15,7%

Năm 1998 sản lượng lúa giảm 8913 tấn so với năm 1997 tức giảm 0,9%, mỗi phần trăm giảm tương ứng với 9816,59 tấn, so với năm 1995 sản lượng tăng 124307 tấn, tăng 14,6%

Năm 1999 sản lượng lúa tăng 89150 tấn tức tăng 9,1% so với năm

1998, mỗi phần trăm tăng này tương ứng với 9727,46 tấn, so với năm 1995 tăng 213457 tấn, tăng 25,1%.

Năm 2000 sản lượng lúa tăng 33944 tấn tức tăng 3,2% so với năm

1999, mỗi phần trăm tăng này tương ứng với 10618,96 tấn, so với năm 1995 tăng 247401 tấn, tăng 29,1% Đối với năm 2001; 2002; 2003; 2004 cũng tương tự như năm 2000, sản lượng lúa hàng năm đều tiếp tục tăng lên Nhưng sang năm 2005 thì sản lượng lúa chỉ đạt 1237518 tấn giảm xuống 88391 tấn so với năm 2004, tức giảm 6,7%, mỗi phần trăm giảm tương ứng với 13259,09 tấn, so với năm

1995 sản lượng lúa tăng 389079 tấn, tăng 45,8%

Như vậy giai đoạn 1995-2005, sản lượng lúa cả năm của tỉnh Thanh Hóa tăng bình quân hàng năm là 3,8% tức tăng 38907,9 tấn.

Sản xuất lúa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên mặc dù chúng ta đã tìm cách khắc phục và hạn chế ảnh hưởng của của nó, không ngừng đầu tư cho sản xuất nhằm tăng sản lượng lúa có những lúc được mùa nhưng ngược lại cũng có những lúc mất mùa, vì thế mà so với năm gốc sản lượng có tăng nhưng tăng không đều, năm tăng nhiều, năm tăng ít Mục tiêu của việc tăng sản lượng là tăng năng suất lúa.

- Biểu đồ thể hiện sản lượng và diện tích gieo trồng lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá qua các năm 1995- 2005

Qua biểu đồ ta thấy diện tích gieo trồng lúa có thay đổi qua các năm xong sự thay đổi này là tương đối ít, còn sản lượng lúa năm sau so với năm trước thì có tăng nhưng tăng không đều thậm chí có năm sản lượng lúa giảm.

2.1.2 Biến động của năng suất lúa theo thời gian.

Sản l ợng, Diện tích gieo cấy lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1995-2005

Diện tích (ha)Sản l ợng (tấn)

Bảng 2: Năng suất lúa cả năm của Thanh Hoá giai đoạn 1995-2005.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (tạ/ha)

Tốc độ tăng (giảm) Giá trị tủệt đối của

Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc hoàn

Bình quân 1,52 103,7 3,7 lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá, nhìn chung năng suất lúa năm sau đều tăng so với năm trước Riêng năm 1996; năm 1998 và năm 2005 là năng suất lúa giảm, nguyên nhân là do thiên tai, thời tiết, nguyên nhân khách quan là chủ yếu

Cụ thể là năm 1996 năng suất lúa của tỉnh Thanh Hoá giảm 5,7 tạ/ha; năm 1998 năng suất lúa giảm nhưng không đáng kể, giảm 0,3 tạ/ha; năm 2005 năng xuất lúa giảm 3 tạ/ha

Năm 2005 năng suất lúa cả năm giảm bởi năng suất lúa mùa giảm và nguyên nhân là đợt sắp thu hoạch vụ mùa thì có cơn bão số 6 và số 7 đã làm nhiều diện tích lúa mất trắng, không được thu hoạch Do đó mà tốc độ phát triển liên hoàn của các năm 1996; 1998; 2005 đều nhỏ hơn 100%, các năm còn lại đều có các tốc độ phát triển liên hoàn lớn hơn 100%

Kể từ năm 1997 trở lại đây thì năng suất lúa các năm so với năm 1995 đều tăng về số tuyệt đối, chỉ có năm 1996 năm mất mùa giáp với năm 1995 là năng suất lúa giảm Vì vậy mà tốc độ phát triển định gốc của các năm đều lớn hơn 100% riêng năm 1996 thì nhỏ hơn 100%.

Năm 1996 năng suất lúa giảm 5,7 tạ/ha so với năm 1995 tức giảm 16,8%, mỗi phần trăm giảm này tương ứng với 0,339 tạ/ha

Năm 1997 năng suất lúa tăng 10,4 tạ/ha so với năm 1996 tức tăng 36,8%, mỗi phần trăm tăng tương ứng với 0,282 tạ/ha, còn nếu so với năm

1995 thì năng suất lúa tăng 4,7 tạ/ha, tăng 13,8%

Năm 1998 năng suất lúa giảm 0,3 tạ/ha so với năm 1997 tức giảm 0,8%, mỗi phần trăm giảm tương ứng với 0,386 tạ/ha, so với năm 1995 thì năng suất lúa tăng 4,4 tạ/ha, tăng 12,9%

Năm 1999 năng suất lúa tăng 3,7 tạ/ha so với năm 1998 tức tăng 9,6%,mỗi phần trăm tăng tương ứng với 0,383 tạ/ha, so với năm 1995 thì năng suất lúa tăng 8,1 tạ/ha, tăng 23,9% mỗi phần trăm tăng tương ứng với 0,42 tạ/ha, so với năm 1995 thì năng suất lúa tăng 8,7 tạ/ha, tăng 25,6%

Năm 2001 năng suất lúa tăng 3,6 tạ/ha so với năm 2000 tức tăng 8,4%, mỗi phần trăm tăng tương ứng với 0,426 tạ/ha, so với năm 1995 thì năng suất lúa tăng 8,3 tạ/ha, tăng 36,3%

Năm 2002, năm 2003 và năm 2004 năng suất lúa của tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục tăng Đến năm 2005 năng suất lúa của tỉnh Thanh Hoá giảm đột ngột 3 tạ/ha so với năm 2004 tức giảm 5,8%, mỗi phần trăm giảm này tương ứng với 0,521 tạ/ha, còn nếu so với năm 1995 thì năng suất lúa năm 2005 tăng 15,2 tạ/ha, tăng 44,8%

Giai đoạn 1995-2005, năng suất lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá tăng bình quân hàng năm là 3,7% tức tăng 1,25 tạ/ha

- Biểu đồ thể hiện năng suất lúa cả năm (tạ/ha) của tỉnh Thanh Hoá qua các năm 1995-2005.

Qua biểu đồ ta thấy nhìn chung là năng suất lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá năm sau đều cao hơn năm trước, tuy nhiên năng suất lúa vẫn còn ở mức trung bình Năng suất lúa cao nhất là ở năm 2004 đạt 51,1 tạ/ha và thấp nhất là ở năm 1996 năng suất lúa chỉ đạt 28,2 tạ/ha.

Năng suất lúa cả năm của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

Bảng 3: Bảng phân tổ kết hợp giữa năng suất lúa và miền của tỉnh Thanh

Phân tổ năng suất ra làm ba tổ có khoảng cách tổ Tổ thứ nhất năng suất thấp (21,3 - 33,4 tạ/ha), tổ thứ hai năng suất trung bình (33,4 - 45,4 tạ/ha), tổ thứ ba năng suất khá cao (45,4 - 57,5 tạ/ha).

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 so với năm 2004

Để xem xét biến động năng suất, sản lượng lúa của tỉnh ta áp dụng theo phương pháp chỉ số. của toàn tỉnh năm 2005 (năm 1) so với năm 2004 (năm 0).

I ND = ΣDN 1 D 1 ΣDN 0 D 0 = ΣDN 1 D 1 ΣDN 0 D 1 × ΣDN 0 D 1 ΣDN 0 D 0

Bảng5: Bảng số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá theo từng vụ kỳ gốc (năm 2004) và kỳ nghiên cứu

Lúa NS (tạ/ha) DT (ha) Sản lượng (tấn)

Ta có ΣDN 1 D 1 = 1237518 tấn. ΣDN 0 D 0 = 1325909 tấn. ΣDN 0 D 1 = 1314047 tấn.

Như vậy sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 88391 tấn tức giảm 6,7% so với năm 2004 nguyên nhân là:

+Thứ nhất do năng suất từng vụ lúa giảm 5,9% làm cho sản lượng lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá giảm 76529 tấn

+ Thứ hai là do diện tích gieo cấy từng vụ lúa giảm 0,9% làm cho sản

Bảng 6: Bảng số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá năm 2004 và năm 2005 theo miền.

Miền NS (tạ/ha) DT (ha) Sản lượng (tấn)

1313409, 6 ta có: ΣDN 1 D 1 = 1237518 tấn. ΣDN 0 D 0 = 1325909 tấn. ΣDN 0 D 1 = 1313409,6 tấn.

Thay số vào mô hình ta được:

Sản lượng lúa của Thanh Hoá năm 2005 giảm 6,7% tức giảm 88391 tấn so với năm 2004 nguyên nhân là do:

+ Thứ nhất là năng suất lúa của từng miền giảm 5,8% làm sản lượng lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá giảm 75891,6 tấn

+ Thứ hai là diện tích gieo cấy lúa của từng miền giảm 1% làm sản lượng lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá giảm 12499,4 tấn.

Bảng 7: Bảng số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm của tỉnh phân theo địa phương (huyện, thị xã, thành phố) năm 2004 và Địa phương NS (tạ/ha) DT (ha) Sản lượng (tấn)

Ta có: ΣDN 1 D 1 = 1237518 tấn. ΣDN 0 D 0 = 1325909 tấn. ΣDN D

Sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 6,7% tức giảm

88391 tấn so với năm 2004 nguyên nhân là do:

+ Năng suất lúa cả năm của từng địa phương giảm 5,94% làm cho sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 78099,8 tấn.

+ Diện tích gieo cấy lúa cả năm của từng địa phương giảm 0,78% làm cho sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 10291,2 tấn.

Với N 1 = 49,1 tạ/ha và N 0 = 52,1 tạ/ha.

Thay số vào mô hình ta được:

Sản lượng lúa của Thanh Hoá năm 2005 giảm 88391 tấn tức giảm 6,7% so với năm 2004 nguyên nhân là:

+ Thứ nhất do năng suất lúa bình quân cả năm của toàn tỉnh giảm 5,83% làm sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 76517 tấn.

+ Thứ hai là do tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm của toàn tỉnh giảm0,9% làm cho sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 11874 tấn.

N 0 ΣDD 0 Trường hợp một: Biến động sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 so với năm 2004 do ảnh hưởng bởi năng suất lúa bình quân từng vụ; do cơ cấu diện tích gieo cấy lúa từng vụ và tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm của tỉnh

Thay số vào mô hình ta được:

Sản lượng lúa của Thanh Hoá năm 2005 giảm 88391 tấn tức giảm 6,7% so với năm 2004 nguyên nhân là:

+ Do năng suất lúa từng vụ giảm 5,83% làm sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 76529 tấn.

+ Do cơ cấu diện tích gieo cấy lúa của từng vụ tăng tuy nhiên sự thay đổi này không đáng kể nên chỉ làm sản lượng tăng 12 tấn

+ Do tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm giảm 0,9% làm sản lượng lúa với năm 2004 do ảnh hưởng bởi năng suất lúa bình quân của từng miền; cơ cấu diện tích gieo cấy lúa của từng miền và tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm của tỉnh

Thay số vào mô hình ta được:

Sản lượng lúa của Thanh Hoá năm 2005 giảm 88391 tấn tức giảm 6,7% so với năm 2004 nguyên nhân là do:

+ Năng suất lúa bình quân của từng miền giảm 5,78% làm sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 75891,6 tấn.

+ Cơ cấu diện tích gieo cấy của từng miền thay đổi làm sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 0,05% tức giảm 625,4 tấn.

+ Tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm của các miền giảm 0,9% làm sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 11874 tấn.

Trường hợp ba: Biến động sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 so với năm 2004 do ảnh hưởng bởi năng suất lúa bình quân của từng địa phương; cả năm của toàn tỉnh.

Thay số vào mô hình ta được:

Sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 6,7% tức giảm

88391 tấn so với năm 2004 nguyên nhân là:

+ Thứ nhất do năng suất lúa bình quân cả năm của từng địa phương trong tỉnh giảm 5,94% làm cho sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 78099,8 tấn.

+ Thứ hai do cơ cấu diện tích gieo cấy của từng địa phương trong tỉnh thay đổi làm cho sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 1582,8 tấn.

+ Thứ ba là do tổng diện tích gieo cấy lúa của toàn tỉnh giảm 0,9% làm cho sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 11874 tấn.

Tương tự như vậy ta có thể phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới sự chiêm xuân:

Bảng 8: Bảng diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ chiêm xuân năm

Miền NS(tạ/ha) DT (ha) Sản lượng (tấn)

Ta có: ΣDN 1 D 1 = 711532 tấn. ΣDN 0 D 0 = 709219 tấn. ΣDN 0 D 1 = 654452 tấn.

Thay vào mô hình 1 ta được:

Sản lượng lúa vụ chiêm xuân của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 tăng 0,33% tức tăng 2313 tấn so với năm 2004 do ảnh hưởng của hai nhân tố:

+ Thứ nhất là do năng suất lúa vụ chiêm xuân của từng miền tăng 8,72% làm cho sản lượng lúa vụ chiêm xuân của tỉnh Thanh Hoá tăng 57080 tấn.

+ Thứ hai là do diện tích gieo cấy lúa của từng miền vụ chiêm xuân giảm 7,7% làm sản lượng lúa vụ chiêm xuân của tỉnh Thanh Hoá giảm 54767 tấn. của các nhân tố là năng suất lúa của từng địa phương và diện tích gieo cấy lúa của từng địa phương vụ chiêm xuân Biến động sản lượng lúa vụ chiêm xuân còn do ảnh hưởng của ba nhân tố:

+ Năng suất lúa bình quân từng miền vụ chiêm xuân.

+ Cơ cấu diện tích gieo cấy lúa từng miền trong vụ.

+ Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ chiêm xuân của tỉnh.

Hoặc do ba nhân tố là:

+ Năng suất lúa bình quân vụ chiêm xuân của từng địa phương trong tỉnh.

+ Cơ cấu diện tích gieo cấy vụ chiêm xuân của từng địa phương trong tỉnh.

+ Tổng diện tích gieo cấy vụ chiêm xuân của tỉnh.

Biến động của sản lượng lúa vụ mùa thì ngược với biến động của sản lượng lúa vụ chiêm xuân Khi sản lượng lúa vụ chiêm xuân tăng thì sản lượng lúa vụ mùa giảm.

Bảng 9: Bảng diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ mùa của tỉnh Thanh

Hoá năm 2004; 2005 phân theo miền.

Miền NS (tạ/ha) DT (ha) Sản lượng (tấn)

Thay vào mô hình 1 ta được:

Sản lượng lúa vụ mùa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 14,7 % tức giảm 90704 tấn so với năm 2004 do ảnh hưởng của hai nhân tố:

+ Thứ nhất là do năng suất lúa vụ mùa của từng miền giảm 13,4% làm cho sản luợng lúa vụ mùa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 81448,2 tấn.

+ Thứ hai là do diện tích gieo cấy lúa vụ mùa của từng miền giảm 1,5% làm sản lượng lúa vụ mùa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 9255,8 tấn.

Ngoài ra sản lượng lúa mùa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm còn do ảnh hưởng của các nhân tố là năng suất lúa của từng địa phương và diện tích gieo cấy lúa của từng địa phương trong vụ mùa Biến động sản lượng lúa vụ mùa còn do ảnh hưởng của ba nhân tố là:

+ Năng suất lúa bình quân từng miền vụ mùa.

+ Cơ cấu diện tích gieo cấy lúa từng miền trong vụ.

+ Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ mùa của tỉnh.

Hoặc do ba nhân tố là:

+ Năng suất lúa bình quân vụ mùa của từng địa phương trong tỉnh. +Cơ cấu diện tích gieo cấy vụ mùa của từng địa phương trong tỉnh. + Tổng diện tích gieo cấy vụ mùa của tỉnh.

2.3.2 Phân tích biến động năng suất lúa cả năm, từng vụ của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 so với năm 2004.

2005 so với năm 2004 do ảnh hưởng của năng suất lúa bình quân từng vụ và cơ cấu diện tích gieo cấy từng vụ.

(-3) tạ/ha = (-3) tạ/ha + 0 tạ/ha.

Năng suất lúa bình quân của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 3 tạ/ha tức giảm 5,76% so với năm 2004 nguyên nhân chủ yếu là do năng suất lúa bình quân của từng vụ năm 2005 giảm so với năm 2004.

Trường hợp hai: Biến động năng suất lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá năm

2005 so với năm 2004 do ảnh hưởng bởi năng suất lúa cả năm của từng miền và cơ cấu diện tích gieo cấy lúa từng miền.

(-3) tạ/ha = (-2,9) tạ/ha + (-0,1) tạ/ha.

Năng suất lúa bình quân cả năm của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 3 tạ/ha tức giảm 5,76% so với năm 2004 nguyên nhân:

+ Thứ nhất là do năng suất lúa bình quân cả năm của từng miền giảm5,58% làm cho năng suất lúa bình quân của tỉnh giảm 2,9 tạ/ha Đây là

+ Thứ hai là do cơ cấu diện tích gieo cấy lúa của từng miền thay đổi làm cho năng suất lúa bình quân cả năm của tỉnh Thanh Hoá giảm 0,2% tức giảm 0,1 tạ/ha.

Trường hợp ba: Biến động năng suất lúa cả năm của tỉnh Thanh Hoá năm

2005 so với năm 2004 do ảnh hưởng của năng suất lúa bình quân từng địa phương và cơ cấu diện tích gieo cấy từng địa phương.

(-3) tạ/ha = (-3,1) tạ/ha + 0,1 tạ/ha

Năng suất lúa bình quân cả năm của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 giảm 5,67% tức giảm 3 tạ/ha so với năm 2004 Nguyên nhân là:

+ Thứ nhất do năng suất lúa cả năm của từng địa phương trong tỉnh giảm 5,94% làm cho năng suất lúa bình quân cả năm của tỉnh Thanh Hoá giảm 3,1 tạ/ha.

+ Thứ hai là do cơ cấu về diện tích gieo cấy lúa của từng địa phương trong tỉnh thay đổi làm cho năng suất lúa bình quân chung cả năm của tỉnh tăng 0,1 tạ/ha.

Tương tự như vậy đối với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới biến động của năng suất lúa thu hoạch bình quân chung vụ chiêm xuân và vụ mùa của tỉnh Thanh Hoá năm 2005 so với năm 2004.

- Đối với năng suất lúa vụ chiêm xuân: so với năm 2004 do ảnh hưởng của năng suất lúa vụ chiêm xuân của các miền và cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của từng miền trong tỉnh.

59,8 0,3 tạ/ha = 4,77 tạ/ha + (-4,47) tạ/ha.

Năng suất vụ chiêm xuân năm 2005 tăng 0,3 tạ/ha tức tăng 0,5% so với năm 2004 nguyên nhân:

+ Thứ nhất là do năng suất lúa vụ chiêm xuân của các miền tăng bình quân 8,6% làm cho năng suất lúa vụ chiêm xuân của tỉnh Thanh Hoá tăng 4,77 tạ/ha.

Các giải pháp đưa ra nhằm thúc đẩy tình hình sản xuất lúa của tỉnh

Cần phải chọn giống lúa tốt, cho năng suất cao

- Đối với tỉnh Thanh Hoá cần chủ trương đầu tư cho công tác nghiên cứu, tìm ra những giống lúa mới, những giống lúa lai có khả năng thích ứng được với điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt, đầu tư nghiên cứu hạ giá thành hạt giống.

- Đối với người nông dân cần gieo trồng những loại giống mới, giống tốt, cho năng suất cao Chọn giống lúa lai đã được nghiên cứu có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt So với giống thuần, giống lúa lai thích ứng hơn với điều kiện ngoại cảnh luôn biến đổi, ngoài ra nó còn có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng, chất lượng gạo cao Lúa lai cho năng suất cao đặc biệt là lúa lai hai dòng, mức ưu thế lai của lúa hai dòng đã vượt lúa lai ba dòng bình quân là 5-15% trong cùng điều kiện chăm sóc, chất lượng gạo ngon, dễ dàng cải thiện hơn là giống lúa lai ba dòng Trước mắt nhiều giống lúa mới chúng ta phải nhập từ Trung Quốc về nhưng lâu dài chúng ta phải nghiên cứu để tìm ra thật nhiều giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao Tuy nhiên bên cạnh việc trồng những giống lúa lai có năng suất cao còn cần trồng những giống lúa thuần có chất lượng tốt, hiệu quả cao về mặt kinh tế và giữ lại nguồn gen để từ đó lai tạo ra những giống có chất lượng tốt, năng suất cao Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng cần đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là đào tạo cán bộ kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất cho nghiên cứu tạo ra những giống lúa lai hai dòng tốt nhất có năng suất cao, giá thành hạ.Hiện tại việc đầu tư còn thiếu và không đồng bộ vì vậy cần chỉnh đốn lại Cần khuyến khích đúng mức những tài năng của tỉnh để nghiên cứu tạo giống lúa mới.

Áp dụng tốt khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất lúa

Để tạo ra năng suất lúa cao, chất lượng tốt thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là điều rất quan trọng. canh là những giống lúa thấp và cứng cây, có khả năng chịu phân tốt, như khi tăng phân bón thì không bị lốp đổ ảnh hưởng đến năng suất cây lúa, tránh được tác hại của thiên nhiên và sâu bệnh, nhất là vào thời kỳ sinh trưởng cuối. Dùng giống ngắn ngày cấy trong vụ mùa sớm để tránh sâu đục thân, giống kháng dầy nâu như CR -203, IR-36, kháng đạo ôn như C -71, X-21

- Đầu tư phân bón hợp lý: Để cho năng suất cao thì phải tăng lượng phân nhưng vừa phải, nếu thừa thì cũng bất lợi, dễ bị lốp đổ và sâu bệnh hại. Cần sử dụng hợp lý giữa các loại phân Ngoài ra còn bón phân đúng liều lượng, đúng đất, đúng lúc, phù hợp với trạng thái và phát triển của cây lúa. Tránh lãng phí vì bón quá nhiều phân và gây ô nhiễm môi trường đất.

Bón phân cân đối giữa NPK kết hợp với phân hữu cơ Không bón đạm muộn để tránh tác hại của bệnh đạo ôn và khô vằn Khi lúa bị bệnh đạo ôn thì ngừng bón đạm, không bón kali để tránh làm bệnh tăng lên nhanh.

- Đảm bảo mật độ và thời gian cấy thích hợp: Mật độ gieo trồng lúa quá thưa sẽ tạo điệu kiện cho cỏ dại sinh trưởng và phát triển, lấn át cây lúa, nếu cấy dày quá sẽ tạo điều kiện môi trường thích hợp cho nhiều loài sâu bệnh phát sinh và gây hại Mật độ thích hợp với từng giống lúa, tránh gieo cấy quá dày sẽ tạo điều kiện cho bệnh khô vằn, rầy nâu, phát triển mạnh Mật độ có ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh nên sẽ ảnh hưởng đến số bông và năng suất vì vậy cần xác định mật độ gieo cấy cho phù hợp Thời vụ gieo cấy phải lợi dụng được ngoại cảnh tối ưu Mỗi loại cây trồng chỉ những khoảng thời gian nhất định để gieo trồng cho năng suất cao, sinh trưởng và phát triển tốt Bà con nông dân qua bao đời đã nhận thấy trồng đúng thời vụ là một yêu cầu rất quan trọng trong trồng trọt: “Nhất thì, nhì thục”.

- Kỹ thuật làm đất: Đất là trường sống và tồn tại của nhiều loại dịch hại, nhiều loài côn trùng hại trong chu kì vòng đời có pha phát triển liên quan đến là biện pháp kĩ thuật tác động lên đất canh tác, tuỳ thuộc vào từng loại đất mà có chế độ làm đất khác nhau Các kĩ thuật làm đất ít nhiều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt những dịch hại sống và tồn tại ở trong đất Cày lật đất sẽ vùi lấp xuống dưới lớp đất nhiều sâu non, nhộng của sâu hại, hạt cỏ dại, tàn dư cây trồng có chứa nguồn bệnh Như vậy các sinh vật có hại sẽ bị chết khô do nắng hoặc bị các thiên địch tiêu diệt Cày ải, cày lật, bừa kĩ làm cho đất trồng tơi xốp, thoáng khí kích thích vi sinh vật đối kháng tăng hoạt động cạnh tranh và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh Đồng thời tạo điều kiện cho rễ cây trồng phát triển tốt, hút chất dinh dưỡng dễ dàng.

- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ tất cả các tàn dư cây trồng rất có ý nghĩa để tiêu diệt nguồn sâu bệnh tồn tại trên các tàn dư đó Sau khi thu hoạch lúa để vệ sinh đồng ruộng loại bỏ, vùi lấp mọi tàn dư rơm rạ vụ trước nhằm tiêu diệt những sâu non, nhộng của các sâu đục thân lúa trong rạ, gốc rạ cùng các nguồn bệnh đạo ôn, khô vằn, đồng thời tiêu diệt lúa chét là nơi cư trú và là nguồn thức ăn của nhiều loài sâu hại.

- Giữ cho ruộng lúa luôn luôn đủ nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa Nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh và cỏ dại Lúa khi bị nhiễm bệnh đạo ôn và khô vằn thì không được tháo bỏ nước mà phải giữ cho ruộng có một lớp nước 5-10 cm Khi bị sâu phao và rầy nâu hại nặng có thể tháo nước phơi ruộng một vài ngày Như vậy cần xây dựng hệ thống tưới tiêu nước hợp lí và cần có kĩ thuật khi điều chỉnh mực nước trên ruộng lúa.

- Luân canh cây lúa với một số loại cây khác như rau thập tự, đậu đỗ.Điều này sẽ làm gián đoạn nguồn thức ăn của các loại dịch hại lúa, có ý nghĩa trong phòng chống sâu bệnh, hạn chế tác hại của chúng ở mức thấp nhất Tuy nhiên cần phải áp dụng trên qui mô nhất định mới có hiệu quả, còn nếu chỉ luân canh không có hiệu quả phòng chống sâu bệnh.

- Xen canh cây lúa: Bởi cánh đồng lúa liền khoảnh cấy rộng thì càng thuận lợi cho sâu đục thân 2 chấm và rầy nâu phát sinh và lây lan Tuy nhiên việc xen kẽ thửa ruộng trồng lúa với những loại cây khác là rất ít và chưa được áp dụng nhiều.

- Dùng thuốc hoá học một cách hợp lí: Thuốc cỏ, thuốc sâu, các loại thuốc diệt trừ sâu hại cần sử dụng đúng liều lượng nồng độ để vừa tiêu diệt sâu bênh hại lúa mà không làm hại đến các thiên địch có lợi cho cây lúa, đồng thời là hạn chế tới mức thấp nhất việc làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí từ những hoá chất đó Nhằm nâng cao năng suất chất lượng, sản lượng lúa và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân.

- Làm mạ và chăm sóc mạ thật tốt bởi: “ Tốt mạ, tốt lúa” Chuẩn bị ruộng cấy thật kĩ: Đất nhuyễn, phẳng, ruộng sạch cỏ, sạch gốc dạ, trước khi cấy bón lót cho ruộng để cây phát triển nhanh đặc biệt là vụ chiêm xuân.

- Làm cỏ sục bùn tiêu diệt cỏ dại tạo điều kiện cho cây có điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt Tác dụng của việc làm cỏ là tiêu diệt cỏ dại, bổ sung khâu làm đất, vùi phân tránh mất đạm tăng nguồn cung cấp ôxy giúp cho bộ rễ và vi sinh vật làm việc tốt, làm đứt rễ già, kích thích ra rễ mới.

- Sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật vào trong việc sản xuất lúa như máy cày, máy bừa, máy cấy để kịp thời vụ đúng kỹ thuật Sử dụng máy vò, máy sấy để tăng năng suất thực thu, kịp thời vụ, giảm thiểu rủi do khi thu hoạch, tránh được bão do thu hoạch nhanh chóng

- Người nông dân cần thường xuyên thăm lúa để kịp thời bón phân khi lúa xấu và phát hiện kịp thời khi lúa nhiễm bệnh từ đó sớm có các biện pháp xử lý như phun thuốc sâu hoặc xử lý bằng một số cách khác.

- Cần tăng cường các lớp học cộng đồng hướng dẫn bà con cách sản xuất, chăm sóc lúa Hướng dẫn cặn kẽ kĩ thuật trồng lúa để đem lại kết quả vụ tưới, tiêu nước kịp thời.

Ngày đăng: 04/07/2023, 13:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w