NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
1 Một số khái niệm chung
Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực phong phú và đa dạng của nền kinh tế quốc dân, thể hiện phần tham gia của mỗi quốc gia vào sự phân công lao động và trao đổi mậu dịch quốc tế.
Hoạt động kinh tế đối ngoại bao gồm ba nội dung cơ bản sau:
Hoạt động ngoại thương: Đó là hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động hợp tác: Bao gồm hợp tác đầu tư và hợp tác khoa học công nghệ
Hoạt động du lịch, dịch vụ: Bao gồm các hoạt động vận tải, bảo hiểm, ngân hàng và du lịch,
Kinh tế đối ngoại không chỉ liên quan đến trao đổi hàng hóa mà còn liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế quốc dân Do đó, nó gắn liền quá trình phân công lao động trong nước và phân công lao động quốc tế.
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động ngoại thương giữ vai trò quan trọng, nó tạo điều kiện để phát huy lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế Kim ngạch ngoại thương là biểu hiện kết quả của các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa với nước ngoài làm giảm hoặc tăng nguồn vật chất trong nước
Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, làm giảm nguồn vật chất của Việt Nam.
Hàng xuất khẩu gồm : Toàn bộ hàng hoá có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất, được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài hoặc gửi vào các kho ngoại quan cho mục đích kinh doanh, gia công, kể cả hàng xuất khẩu từ các doanh nghiệp chế xuất nằm trong và ngoài khu chế xuất Trong đó:
Hàng có xuất xứ trong nước là hàng hoá được sản xuất, kinh doanh, khai thác, chế biến trong nước (kể cả hàng gia công cho nước ngoài, hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài của các doanh nghiệp chế xuất ở trong hoặc ngoài khu chế xuất);
Hàng tái xuất là những hàng hoá nước ta đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, bản chất của hàng hóa không thay đổi.
Nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam, làm tăng nguồn vật chất của Việt nam.
Hàng nhập khẩu gồm: Toàn bộ hàng hóa nước ngoài và hàng tái nhập được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài hoặc từ kho ngoại quan để phục vụ cho các mục đích sản xuất, kinh doanh, gia công, tiêu dùng trong nước và để tái xuất khẩu, kể cả hàng nhập khẩu vào các doanh nghiệp chế xuất ở trong và ngoài khu chế xuất Trong đó:
Hàng hoá nước ngoài là những hàng hoá được nhập khẩu trực tiếp từ các nước, kể cả hàng hóa của Việt Nam được gia công ở nước ngoài sau đó nhập vào trong nước (nếu có) và những hàng hoá nhập vào trong nước từ các kho ngoại quan.
Hàng tái nhập là những hàng hoá của nước ta đã xuất khẩu ra nước ngoài, sau đó được nhập khẩu trở lại nguyên dạng hoặc chỉ qua sơ chế, đóng gói lại, bản chất hàng hoá không thay đổi.
2 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế
Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên mà mỗi quốc gia có một thế mạnh về một hay một số lĩnh vực này nhưng lại không có thế mạnh về lĩnh vực khác. Để khắc phục các khó khăn do sự khác nhau đó, tận dụng các lợi thế, các quốc gia phải tiến hành trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho nhau Mặt khác, các học thuyết kinh tế như học thuyết của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối, của David Ricardo về lợi thế tương đối, của Heckscher - Ohlin về sự cân bằng giữa các yếu tố sản xuất, các lý thuyết hiện đại về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm, về hiệu suất theo quy mô, về làn sóng công nghệ đều cho thấy mọi quốc gia đều có lợi khi tham gia vào việc sản xuất và trao đổi hàng hóa với nhau Do đó xuất nhập khẩu đã trở thành một trong những hoạt động tất yếu của mỗi quốc gia nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng trong quá trình phát triển.
2.1 Vai trò của xuất khẩu
Nền kinh tế nươc ta còn kém phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, không đồng bộ, các doanh nghiệp trong nước còn kém về mọi mặt nên việc đẩy mạnh xuất khẩu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng góp nhần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Do xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường thế giới nên các doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh phải dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế Mặt khác, xuất khẩu làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa được mở rộng, không những tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu được hiệu quả nhờ quy mô sản xuất lớn mà còn tạo điều kiện mở rộng khả năng cung ứng đầu vào, góp phần phát triển sản xuất.
Xuất khẩu mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước, tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến phục vụ cho công cuộc CNH – HĐH đất nước. Nguồn thu nhập này vượt xa các nguồn thu nhập khác kể cả vốn vay và đầu tư của nước ngoài Nước ta vào thời kỳ 1986 - 1990 xuất khẩu chiếm 50% tổng nguồn thu ngoại tệ Nguồn thu từ xuất khẩu năm 1994 đủ đảm bảo 60% nguồn vốn nhập khẩu, năm 1995 theo tỷ lệ này là 66%, 1996 là 65%, 1997 là 67%, năm 2000 là 92.62% Mặt khác, nó còn tạo nguồn vốn ngoại tệ cho doanh nghiệp, qua đó tăng khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh xuất khẩu
Sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động với thu nhập cao và ổn định Bên cạnh đó, do đòi hỏi về chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm đã góp phần nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn kĩ thuật cho lao động Nâng cao tính năng động, sáng tạo của cán bộ xuất khẩu cũng như đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, phát hiện mặt hàng có khả năng xuất khẩu cũng như tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam với khu vực và thế giới Tăng cường hợp tác đầu tư quốc tế giữa các nước, nâng cao vai trò, vị thế của nước ta trên trường quốc tế Góp phần mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác và phát triển với hầu hết các nước trên thế giới đồng thời phát huy được lợi thế cạnh tranh của nước mình.
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
1 Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu
Chỉ tiêu thống kê phản ánh mặt lượng gắn với mặt chất của hiện tượng, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể Tính chất của các hiện tượng cá biệt được khái quát hóa trong chỉ tiêu thống kê Do đó, chỉ tiêu phản ánh những mối quan hệ chung của tất cả các đơn vị hoặc nhóm đơn vị tổng thể Chỉ tiêu thống kê có hai mặt: Khái niệm và mức độ Khái niệm có nội dung là định nghĩa và giới hạn về thuộc tính, số lượng và thời gian của hiện tượng Còn mức độ có thể biểu hiện bằng các thang đo khác nhau, phản ánh quy mô hoặc cường độ của hiện tượng Tuy nhiên, mục đích của đề tài này là nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu, do đó các chỉ tiêu được chọn phải phù hợp và đáp ứng một số yêu cầu sau:
Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính hướng đích tức là hệ thống chỉ tiêu đó phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu và những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính khả thi tức là phải đảm bảo khả năng nhân tài, vật lực cho phép có thể tiến hành thu thập tổng hợp các chỉ tiêu phân tích hoạt động xuất nhập khẩu, từ căn cứ này đòi hỏi người xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải cân nhắc kỹ lưỡng, để xác định được những chỉ tiêu quan trọng nhất làm cho số lượng chỉ tiêu không nhiều mà vẫn đáp ứng được mục đích nghiên cứu.
Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo được tính hệ thống của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu Hệ thống chỉ tiêu phải nêu lên được mối liên hệ giữa các mặt của hoạt động xuất nhập khẩu với hiện tượng liên quan trong khuôn khổ của việc đáp ứng mục đích nghiên cứu Bởi vậy, khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở lý luận để hiểu bản chất chung của hoạt động xuất nhập khẩu và các mối liên hệ chung của nó.
Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung,phương pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại Trong thống kê xuất nhập khẩu, việc phân tổ các loại hàng hoá thành các nhóm hàng hoá phải có sự thống nhất về nội dung phương pháp.
Các chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo yêu cầu so sánh quốc tế, tiếp cận với nội dung, phương pháp của các nước trên thế giới Trong thống kê xuất nhập khẩu để đảm bảo so sánh quốc tế đơn vị tính thường được tính theo USD.
2 Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu Để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trước tiên ta định nghĩa thế nào là chỉ tiêu thống kê: Chỉ tiêu thống kê phán ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể Tính chất của các hiện tượng cá biệt được khái quát hóa trong chỉ tiêu thống kê Do đó chỉ tiêu thống kê phản ánh những mối quan hệ chung của tất cả các đơn vị hoặc nhóm đơn vị tổng thể.
Chuyên đề này nhằm mục đích nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu, cụ thể là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, do đó ta chọn các chỉ tiêu sau:
2.1 Nhóm chỉ tiêu xuất khẩu
Nhóm chỉ tiêu xuất khẩu bao gồm quy mô xuất khẩu, quy mô xuất khẩu các mặt hàng chính, cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng, theo nước bạn hàng và nước-mặt hàng
2.1.1 Chỉ tiêu quy mô xuất khẩu
Chỉ tiêu này cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và được tính bằng USD Để xây dựng được chỉ tiêu quy mô xuất khẩu cần phải dựa trên một số chỉ tiêu sau: oChỉ tiêu xuất khẩu theo từng mặt hàng oChỉ tiêu xuất khẩu theo nhóm hàng oChỉ tiêu xuất khẩu theo nước và theo mặt hàng oChỉ tiêu giá trị xuất khẩu trực tiếp của địa phương, đơn vị kinh doanh xuất khẩu
2.1.2 Chỉ tiêu quy mô xuất khẩu một số mặt hàng chính
Mặt hàng chính là những mặt hàng được sản xuất tương đối thuận lợi ở trong nước và chủ yếu được sản xuất ra để đáp ứng đầy đủ, thỏa mãn nhu cầu trong nước hoặc nếu đem xuất khẩu thì lượng, tốc độ tiêu thụ cao hơn rất nhiều so với việc bán hàng hóa trong nước Để xác định được chỉ tiêu quy mô mỗi mặt hàng chủ yếu ta phải dựa trên việc xác định lượng, giá trị của từng mặt hàng xuất khẩu Quy mô của hàng xuất khẩu chủ yếu được tính theo đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị (cho từng loại mặt hàng, nhóm mặt hàng) hoặc tính theo cả hai đơn vị hiện vật và giá trị (từng loại mặt hàng theo nước) Để tập trung nghiên cứu các mặt hàng quan trọng nhất ta liệt kê các chỉ tiêu theo quy mô xuất khẩu mặt hàng chủ yếu Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu được phán ánh qua hai chỉ tiêu: lượng hàng hóa xuất khẩu (đơn vị hiện vật) và giá trị xuất khẩu
Quy mô xuất khẩu tính theo đơn vị hiện vật chủ yếu được áp dụng với các hàng hóa là sản phẩm vật chất, nó có tác dụng:
Là cơ sở để tính các chỉ tiêu giá trị xuất khẩu
Là cơ sở để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của từng loại sản phẩm.
Là cơ sở để cân đối sản xuất, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp
Theo đơn vị hiện vật thì quy mô xuất khẩu được tính theo lượng hàng xuất khẩu của mặt hàng đó trong mỗi thời kỳ, đơn vị tính thường là tấn, chiếc.
Quy mô xuất khẩu tính theo đơn vị giá trị:
Quy mô xuất khẩu theo mặt hàng:
Trong đó : X i : là kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng i
P k : là đơn giá mặt hàng i theo mức giá k q k : là lượng hàng hoá i theo mức giá k
Quy mô tổng kim ngạch xuất khẩu
Trong đó : X : là tổng kim ngạch xuất khẩu
X i : là kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng i
Các chỉ tiêu này có thể tính cho các doanh nghiệp, các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.1.3 Nhóm chỉ tiêu cơ cấu xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng: Là tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó so với tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung.
Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng được tính theo công thức sau: d pq x =X i ¿ X ¿ ¿ ¿
Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường (nước bạn hàng): Là tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường đó so với tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung Chỉ tiêu này đựoc xác định để xem xét cơ cấu xuất khẩu của nước ta sang các nước để từ đó tìm ra thị trường xuất khẩu nào đem lại nhiều lợi ích nhất, thị trường nào là lớn nhất đối với hàng hóa xuất khẩu của nước ta
Cơ cấu xuất khẩu tính theo nước bạn hàng: dj X j X
Trong đó: X : là tổng kim ngạch xuất khẩu
X j : là kim ngạch xuất khẩu sang nước j
Với quy mô xuất khẩu theo nước bạn hàng được tính theo công thức sau:
2.2 Nhóm chỉ tiêu nhập khẩu
Bằng các phương pháp phân tổ khác nhau, thống kê nhập khẩu nghiên cứu, phân tích một cách sâu sắc bản chất, mối liên hệ phụ thuộc của các quá trình và hiện tượng kinh tế nảy sinh trong lĩnh vực nhập khẩu Các tiêu thức phân tổ thường được sử dụng là: Phân tổ theo quy mô nhập khẩu, theo quy mô nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu, theo cơ cấu hàng hóa, theo từng nước, theo nhóm nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, theo khu vực địa lí
2.2.1 Chỉ tiêu quy mô nhập khẩu
Chỉ tiêu này cho biết tổng kim ngạch nhập khẩu trong thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và được tính bằng USD Để xây dựng được chỉ tiêu quy mô nhập khẩu cần phải dựa trên một số chỉ tiêu sau: oChỉ tiêu nhập khẩu theo từng mặt hàng nhóm hàng theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam oChỉ tiêu xuất khẩu theo nước. oChỉ tiêu giá trị nhập khẩu trực tiếp của địa phương, đơn vị sản xuất kinh doanh thương mại
2.2.2 Chỉ tiêu quy mô nhập khẩu một số mặt hàng chính
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN T CH TÌNH ÍCH TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
PHƯƠNG PHÁP BẢNG VÀ ĐỒ THỊ THỐNG KÊ
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lí và rõ ràng.
Nếu biết trình bày bảng thống kê thì mọi vấn đề phức tạp sẽ trở nên dễ hiểu, sinh động và có sức thuyết phục hơn cả việc giải thích dài dòng.
Về hình thức bảng thống kê bao gồm: Các hàng ngang và cột dọc (tạo thành các ô phản ánh quy mô của bảng); tiêu đề (phản ánh nội dung của cả bảng - tiêu đề chung hoặc nội dung của từng bộ phận - tiêu mục) và các số liệu (phản ánh đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu).
Về nội dung bảng thống kê gồm hai phần: Phần chủ đề: phản ánh đối tượng nghiên cứu gồm những đơn vị hoặc những loại hình nào; và phần giải thích: gồm các chỉ tiêu giải thích đặc điểm của đối tượng.
1.2 Đồ thị thống kê Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê Khác với bảng thống kê, đồ thị thống kê sử dụng kết hợp con số với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiên tượng Giúp ta kiểm tra bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin Vì vậy, đồ thị thống kê có thể biểu thị: o Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu. o Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian. o Tình hình thực hiện kế hoạch o Mối liên hệ giữa các hiện tượng và so sánh giữa các mức độ của hiện tượng.
2 Các loại bảng và đồ thị Thống kê
Căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề, ta có 3 loại bảng thống kê: Bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
Bảng giản đơn: Là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi, theo địa phương hoặc theo thời gian nghiên cứu.
Bảng phân tổ: Là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó.
Bảng kết hợp: Là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo hai, ba tiêu thức trở lên
Căn cứ vào nội dung phản ánh, có thể phân chia đồ thị thống kê thành các loại sau: Đồ thị kết cấu, đồ thị phát triển, đồ thị hoàn thành kế hoạch hoặc định mức, đồ thị liên hệ, đồ thị so sánh, đồ thị phân phối
Căn cứ vào hình thức biểu hiện, có thể phân chia đồ thị thống kê thành các loại: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích (vuông, chữ nhật ), biểu đồ đường gấp khúc, bản đồ thống kê.
3 Đặc điểm vận dụng phương pháp bảng và đồ thị thống kê trong nghiên cứu thống kê xuất nhập khẩu
Bảng thống kê việc trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lí và rõ ràng Phương pháp bảng thống kê cho phép trình bày các số liệu xuất nhập khẩu rõ ràng, có hệ thống và hợp lí Do đặc điểm của số liệu thống kê xuất nhập khẩu được chia theo nhiều tiêu thức, người ta xây dựng các bảng thông kê như: Bảng báo cáo hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu, bảng cân đối Đồ thị thống kê miêu tả các tài liệu thống kê bằng hình vẽ và các đường nét hình học Trong thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa, bằng phương pháp đồ thị thống kê chúng ta có thể kết hợp con số với các hình vẽ, đường nét và màu sắc Từ đó giúp người đọc nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng; đồng thời giúp họ kiểm tra bằng hình ảnh độ chính xác của các thông tin được đưa ra Trong thống kê xuất nhập khẩu, người ta dùng đồ thị để biểu hiện sự biến động về lượng của hiện tương nghiên cứu như dùng đồ thì thống kê biểu diễn mỗi liên hệ giữa lượng (hoặc giá trị) xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng giảm theo năm; kết cấu của hiện tượng nghiên cứu, sự biến động của nó trong không gian và thời gian.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TỔ
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính chất khác nhau Như vậy, sau khi phân tổ, các đơn vị có tính chất như nhau hoặc tương tự như nhau theo các tiêu thức phân tổ sẽ được đưa về cùng một tổ Tổng thể nghiên cứu có thể được phân chia thành các tổ có quy mô, đặc điểm khác nhau. Đối với một tổng thể, các mặt cấu thành trong tổng thể gồm nhiều đơn vị có quy mô và đặc điểm khác nhau, xu hướng vân động khác nhau đồng thời tác động của các nhân tố bên ngoài đến các đơn vị của tổng thể cũng khác nhau Vì vậy, khi nghiên cứu tiêu thức thống kê dựa theo mục đích mà người ta lựa chọn các tiêu thức phân tổ khác nhau
Phân tổ trong thống kê xuất nhập khẩu có thể dựa trên các tiêu thức như: Quy mô xuất khẩu, nhập khẩu, xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng chính, cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu theo mặt hàng
2 Phân tổ theo các tiêu thức
Có các loại phân tổ thống kê sau:
Phân tổ giản đơn: Là phân tổ theo một tiêu thức
Phân tổ theo nhiều tiêu thức
Phân tổ kết hợp: Là phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức một Các tiêu thức này ngang nhau trong việc đánh giá hiện tượng
Phân tổ nhiều chiều: Là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau Các tiêu thức này có vai trò khác nhau trong việc đánh giá hiện tượng.
Phân tổ lại: Là tiến hành phân tổ trên cơ sở tài liệu phân tổ cũ không còn phù hợp.
Việc tiến hành phân tổ dựa trên các tiêu thức phân tổ sau:
2.1 Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính
Là việc phân chia các tổ căn cứ vào sự khác nhau của các loại hình. Trường hợp số loại hình tương đối ít có thể coi mỗi loại hình là một tổ. Trường hợp có nhiều loại hình, phải ghép một số loại hình thành một tổ theo nguyên tắc: Các loại hình nhỏ được ghép với nhau hoặc ghép các loịa hình giống nhau về tính chất hoặc về công dụng thực tế nào đó
Trong thống kê xuất nhập khẩu thì tiêu thức thuộc tính hàng xuất khẩuViệt Nam như dầu thô, hải sản, cà phê hoặc tiêu thức nhập khẩu như bông,linh kiện điện tử
2.2 Phân tổ theo tiêu thức số lượng
Là việc phân chia các tổ căn cứ vào sự khác nhau về tính chất và các lượng biến khác nhau của tiêu thức Tùy theo lượng biến của tiêu thức nhiều hay ít mà phân tổ được giải quyết theo các cách khác nhau Ngoài ra còn chú ý đến số lượng đơn vị tổng thể để xác định số tổ thích hợp Khi phân tổ có thể dựa vào một hoặc nhiều tiêu thức Trường hợp phân tổ biểu hiện mối liên hệ, các tiêu thức trong phân tổ liên hệ được phân biệt thành hai loại: tiêu thức nguyên nhân (sự biến động của nó dẫn đến sự biến động của các tiêu thức khác) và tiêu thức kết quả (sự biến động của nó do sự biến động của các tiêu thức khác mang lại).
Thống kê xuất nhập khẩu có thể phân chia thành các tổ như: Quy mô xuất nhập khẩu bao gồm quy mô xuất khẩu và quy mô nhập khẩu; cơ cấu xuất nhập khẩu theo mặt hàng, theo nước ,
3 Đăc điểm vận dụng phương pháp phân tổ trong nghiên cứu thống kê xuất nhập khẩu
Phân tổ thống kê là việc dựa vào một hay một số tiêu thức của hiện tượng, sự vật mà chúng ta có thể chia thành một nhóm hay một phân tổ Các đơn vị trong một nhóm hay một phân tổ sẽ có một hoặc một vài đặc điểm giống nhau nhằm làm nổi bật tính đại biểu của hiện tượng, sự vật nghiên cứu.
Trong nghiên cứu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa, nhờ những đặc điểm của phân tổ thống kê mà ta có thể phân chia hàng hóa thành từng mặt hàng, từng nhóm hàng hoặc theo công dụng và tính chất của chúng nhằm để đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch và từ đó rút kinh nghiệm cho lần sau Một số phân tổ chủ yếu trong thống kê xuất nhập khẩu như xuất nhập khẩu phân theo cơ cấu kế hoạch Nhà nước; xuất nhập khẩu phân theo danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân; xuất nhập khẩu phân theo danh mục hệ thống điều hòa; xuất nhập khẩu phân theo thị trường, theo mặt hàng;
PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN
Mặt lượng của các hiện tượng kinh tế không ngừng biến động theo thời gian Để nghiên cứu sự biến động này, người ta thường sử dụng dãy số thời gian Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
VD: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1997-2005
Nguồn : Tổng cục Thống kê
Mỗi dãy số thời gian gồm hai phần: Thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu Cả hai thành phần này biến đổi, phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
Dãy số thời gian có thể dùng để biểu hiện quy mô của quá trình xuất nhập khẩu Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân Trị số của chỉ tiêu được sắp xếp theo thời gian gọi là mức độ của dãy số
Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian, dãy số thời gian được chia làm hai loại là dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.
Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ của nó phản ánh quy mô của hiện tượng trong một độ dài (khoảng) thời gian nhất định Trong đề tài nghiên cứu này là dãy số thời kỳ 9 năm từ 1997-2005 Các mức độ của dãy số thời kỳ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn Trong nghiên cứu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa có thể áp dụng các dãy số thời kỳ khi tính toán và phân tích các chỉ tiêu quy mô xuất nhập khẩu, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Qua dãy số thời gian ta có thể nghiên cứu và phân tích được sự biến động của hiện tượng, để có thể chỉ ra tính quy luật và vạch rõ được xu hướng phát triển của hiên tượng, đồng thời qua đó có thể dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng tại thời điểm trước Vì vậy, việc cộng các trị số của chỉ tiêu không có giá trị phản ánh quy mô của hiện tượng.
Dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm đều có các mức độ là số tuyệt đối (hay còn gọi là dãy số số tuyệt đối) Trên cơ sở dãy số tuyệt đối, ta có thể xây dựng các dãy số tương đối hoặc dãy số trung bình Trên cơ sở dãy số tuyệt đối, ta có thể xây dựng các dãy số tương đối hoặc dãy số trung bình Trong đó số tuyệt đối biểu hiện quy mô, số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Số tương đối biểu hiện biến động các chỉ tiêu như cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu và ảnh hưởng của nó tới biến động các chỉ tiêu bình quân.
2.1 Vận dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian để phân tích đặc điểm biến động xuất nhập khẩu
Thống kê dùng 5 loại chỉ tiêu để phân tích Mỗi chỉ tiêu có tác dụng và ý nghĩa phản ánh đặc điểm của hiên tượng theo một cách khác nhau.
2.1.1 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-).
Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) sau đây :
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu yi và mức độ của của một kỳ nào đó được chọn làm gốc thường là mức độ đầu tiên trong dãy số yt Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc trong những khoảng thời gian dài. Δ i =y i −y 1 ( i = 2 , 3 … , n)
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) là hiệu số giữa mức độ nghiên cứu kỳ nghiên cứu yi và mức độ kỳ đứng liền trước đó yi-
1 Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau. δ i =y i −y i−1 (i = 2 , 3 , n)
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân là mức trung bình của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn Nếu ký hiệu ¯δ là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình ¯ δ =
Tốc độ phát triển là một số tương đối (được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiên tượng qua thời gian Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau đây.
Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài
Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau t i = y i y i−1
Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn Vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích, nên để tính tốc độ phát triển bình quân, ta phải sử dụng công thức số trung bình nhân ¯t= n−1 √ t 2.t 3 .t n = n−1 √ ∏ i=2 n t i
Từ công thức trên cho thấy: chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định.
2.1.3 Tốc độ tăng (hoặc giảm):
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %) Tương với các tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây.
PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ NGẮN HẠN
Dự đoán thống kê là dựa vào tài liệu thống kê và dùng những phương pháp phù hợp đưa ra những thông tin về mức độ hoặc trạng thái trong tương lai của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội gắn với việc đề ra các nguyên tắc, lập dự toán và vận hành nó.
Dự đoán thống kê ngắn hạn là dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với thực tại bằng việc sử dung các tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp thích hợp
2.1 Một số phương pháp dự đoán đơn giản
2.1.1 Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình ¯ δ = y n −y 1 n−1
Ta có mô hình dự đoán là :
^ y n+ h = y n + ¯ δ h ( h =1, 2 , là tầm dự đoán ) Điều kiện để sử dụng mô hình này là các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ băng nhau.
2.1.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình ¯ t = n−1 √ y y n 1
Mô hình dự đoán là :
Phương pháp này được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
2.1.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế
Phương trình hồi quy theo thời gian ^y t =f(t,b 0 ,b 1 , ,b n )
Mô hình dự đoán là : ^y t+h =f(t+h,b 0 ,b 1 , ,b n )
^y n+h : là mức độ dự đoán ở thời gian t+h h = 1, 2, 3,
Sử dụng phương pháp này ta phải tìm được mô hình hàm xu thế tốt nhất (là hàm xu thế có SE min)
Trong đó : p là số lượng các tham số có trong mô hình n là số trường hợp nghiên cứu
2.2 Dự đoán dựa vào hàm xu thế và biến động thời vụ
2.3 Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ
Trong các mô hình dự đoán trên, khi xây dựng mô hình dự đoán thì các mức độ của dãy số được xem là như nhau (quyền số là như nhau) Trong thực tế, ở những thời gian khác nhau các nhân tố tác động đến mặt lượng hiện tượng khác nhau: Có nhân tố tác động mạnh lên, có yếu tố tác động yếu đi và qua thời gian có yếu tố mất đi có yếu tố mới nảy sinh.Vì vậy, các mức độ trong dãy số khi xây dựng mô hình phải có sự chú ý khác nhau Những mức độ càng lớn cần phải được chú ý nhiều hơn so với các mức độ cũ Đây là ý tưởng chủ yếu của một loạt các phương pháp dự đoán có tên gọi chung là các phương pháp thích nghi Mục tiêu của các phương pháp thích nghi là xây dựng các mô hình tự điều chỉnh, có khả năng phản ánh được những thay đổi của dãy số thời gian và đưa ra những dự đoán tương đối chính xác Một phương pháp cơ bản trong các phương pháp thích nghi là phương pháp san bằng mũ
Mô hình này được sử dụng khi dãy số thời gian yt không có biến động thời vụ và xu thế (hay biến động thời vụ và xu thế không rõ ràng).
Giả sử ở thời gian t, mức độ thực tế của hiện tượng là yt, mức độ dự đoán là ^ y t và dự đoán mức độ của hiện tượng ở thời gian tiếp theo là ^ y t+1
^y t+1 =α.y t +(1−α) ^y t (1) Đặt 1−α=β ta có : ^ y t +1=α.y t +β^y t (2) α,β là các tham số san bằng và 0≤α , β≤1
Như vậy, ^y t+1 là trung bình cộng gia quyền của các mức độ thực tế yt và mức độ dự đoán ^ y t
Bằng cách tiếp tục thay các mức độ dự đoán ^y t−1 ,y^ t−2 , ,^y t−i vào công thức (4) ta sẽ có : ^ y t +1 =α ∑ i=0 n β i y t-i +β i +1 ^y t-i
Vì 1−α=β < 1 nên khi i→∞ thì β i+1 →0 và α ∑ i=0
Như vậy, ^ y t +1 là tổng của tất cả các mức độ của dãy số thời gian tính theo quyền số mà các quyền số giảm dần theo thời gian dạng mũ tuỳ thuộc vào mức độ cũ trong dãy số.
Từ (1) ta có : ^y t+1 = ^y t +α(y t − ^y t ) Đặt e t =(y t − ^y t ) là sai số dự đoán ở thời gian t thì :
2.3.2 Mô hình xu thế tuyến tính không biến động thời vụ ( Holt )
Mô hình của Holt là : ^y t+ 1 =a 0 (t)+a 1 (t) a 0 ( t )=α y t +(1 −α ) [ a 0 ( t −1 )+a 1 ( t −1 ) ] a 1 ( t )=γ [ a 0 ( t )−a 0 ( t −1 ) ] +( 1− γ ) a 1 ( t −1) α,γ là các tham số san bằng với 0≤α,γ≤1
Chọn điều kiện ban đầu : a 0 (0)=y 1 a 1 (0) là lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
2.3.3 Mô hình xu thế tuyến tính kết hợp biến động thời vụ
Kết hợp nhân ( mô hình Winter )
S t +1 =¯ δ y t a 0 (t)+(1−¯δ)S t −k α,γ, { ¯ δ ¿ là các tham số và 0≤α,γ, { ¯ δ ≤1¿
Chọn điều kiện ban đầu : a 0 (0)=y 1 a 1 (0) là lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
2.4 Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (Phương pháp Box - Jenkins)
2.4.1 Một số mô hình tuyến tính ngẫu nhiên
Quá trình ngẫu nhiên là một tập hợp các giá trị của biến ngẫu nhiên xuất hiện qua thời gian và tuân theo một quy luật phân phối xác suất nào đó.
Quá trình ngẫu nhiên Zt được gọi là dừng nếu quy luật phân phối của
Zt1, Zt2 Ztn đồng thời là quy luật phân phối của Zt1- k, Zt2 - k Ztn – k
Quá trình dừng có kỳ vọng và phương sai thay đổi không rõ rệt (hay không có biến động thời vụ và xu thế ) Việc phân tích quá trình ngẫu nhiên chủ yếu dựa vào hàm tự hiệp phương sai và hàm tự tương quan.
Giả sử có quá trình tuyến tính ngẫu nhiên dừng là : Zt1 , Zt2 , , Ztn
Ta có hàm tự hiệp phương sai là : γ k =Cov [ Z t , Z t−k ] =E [ ( Z t − μ ) ( Z t−k − μ ) ] ( k = 0, 1,
Hàm tự tương quan là : ρ k = Cov [ Z t ,Z t−k ]
Trong thực tế ta có dãy số thời gian Yt nên người ta ước lượng γ k ,ρ k qua Ck và rk
Ck và rk được gọi là hàm tự hiệp phương sai và hàm tự tương quan mẫu. a Một số mô hình dừng Để mô tả các mô hình ta sử dụng một số toán tử sau đây :
Toán tử chuyển dịch về phía trước ( B )
∇ d Y t =∇ ∇ d−1 Y t =(1−B) d Y t a1 Mô hình tự hồi quy bậc p - kí hiệu AR(p)
Trong đó : Φ 1 ,Φ 2 , ,Φ p là các tham số at là một quá trình đặc biệt đơn giản thường gọi là tạp âm trắng (nhiễu trắng) với :
Biểu diễn qua toán tử B ta có :
Một số mô hình tự hồi quy bậc p đơn giản
Hàm tự tương quan ρ k =Φ 1 ρ k−1 +Φ 2 ρ k−2 Φ 1 = ρ 1 ( 1− ρ 2 ) 1− ρ 1 2 Φ 2 = ( ρ 2 − ρ 1 2 ) 1− ρ 1 2 a2 Mô hình trung bình trượt bậc q – kí hiệu MA(q)
Với θ 1 ,θ 2 , ,θ q là các tham số
Hàm tự tương quan ρ k =¿ { −θ k +θ 1 1+θ θ k+1 1 2 +θ + θ 2 2 2 θ + k+2 + +θ + q 2 θ q θ k+q víi k =1,2,3 ,q ¿ ¿¿¿
Một vài mô hình đơn giản
1+θ 1 2 +θ 2 2 ρ 3 =0 víi k ≥3 a3 Mô hình hỗn hợp bậc p , q – kí hiệu ARMA(p,q)
Là sự kết hợp giữa mô hình tự hồi quy bậc p và mô hình trung bình trượt bậc q.
Một vài mô hình đơn giản
Mô hình ARMA(2,2) Z t =Φ 1 Z t-1 +Φ 2 Z t-2 +a t −θ 1 a t−1 −θ 2 a t−2 b Một số mô hình tuyến tính không dừng b1 Mô hình tổng hợp hỗn hợp tự hồi quy trung bình trượt – kí hiệu ARIMA(p,d,q)
Trong thực tế phần lớn các quá trình ngẫu nhiên là không dừng (Yt có xu thế) Vì vậy, ta phải khử xu thế bằng cách sử dụng toán tử sai phân để chuyển về quá trình dừng.
Trong đó: p là bậc toán tử tự hồi quy d là bậc toán tử sai phân q là bậc toán tử trung bình trượt
Một số mô hình ARIMA thường được sử dụng:
ARIMA(1,1,1) ∇Y t −Φ 1 ∇Y t −1 =a t −θ 1 a t −1 b 2 Mô hình biến động thời vụ
Trong thực tế, nhiều dãy số thời gian Yt mà các mức độ của nó được lặp lại sau koảng thời gian S (Yt có biến động thời vụ) Khi đó ta phải khử biến động thời vụ thông qua toán tử : Xt = (1-B s )Yt
Nếu Xt có xu thế thì phải khử xu thế Z t =∇ d X t
Ta có mô hình tổng quát là: Φ p (B).Φ P (B S ).∇ d ∇ S D Y t =θ q (B).θ Q (B S )a t
Mô hình trên có bậc (p,d,q)*(P,D,Q) gọi là mô hình SARIMA
2.4.2 Phương pháp luận Box-Jenkins
Box-Jenkins đã đề ra phương pháp dự đoán dựa và mô hình ngẫu nhiên mà thủ tục được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1 : Chọn mô hình tốt nhất (là mô hình có SE min)
Phải khử biến động thời vụ và xu thế nếu có để đưa về quá trình dừng Zt Sau đó, xây dựng mô hình ARMA(p,q) cho Zt
Chọn p, q: về mặt lý thuyết thì Box-Jenkins dựa vào đồ thị của hàm tự tương quan và tự tương quan riêng phần để từ đó chọn p, q cho phù hợp Trong thực tế, nếu sử dụng máy tính ta sẽ chọn được p, q cho mô hình có
Bước 2 : Ước lượng các tham số của mô hình đã chọn
Việc ước lượng các tham số của mô hình đã chọn có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp như: phương pháp bình phương pháp nhỏ nhất, phương pháp mô men, phương pháp hợp lý tối đa Sau đây, sẽ ước lượng các tham số của mô hình bằng phương pháp mô men. Đối với quá trình tự hồi quy AR
Gọi Φ ^ là ước lượng của Φ thì
1−r 1 2 Φ^ 2 =r 2 -r 1 2 1−r 1 2 Đối với quá trình trung bình trượt MA
Bước 3: Kiểm tra các giá trị của mô hình đã được xác định Để xem xét mô hình đã được chọn có được chấp nhận không, người ta nghiên cứu các số dư a ^ t (là hiệu số giữa giá trị thực tế và giá trị tính toán theo mô hình) có thể được xem như là biểu hiện của tạp âm trắng hay không ?Việc phân tích tự tương quan của các số dư rk( a ^ ) cũng như tiến hành các kiểm định thống kê để có thể trả lới các câu hỏi trên.
Nếu rk( a ^ ) là hàm tự tương quan bậc k của các số dư và K là một số nguyên tuỳ ý ( k