1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình Luận Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Nướcngoài Vào Giải Quyết Các Vụ Việc Tư Phápquốc Tế Tại Tòa Án Việt Nam Hiện Nay.pdf

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

lOMoARcPSD|38555717 BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NHÓM SINH VIÊN: LỚP: BÀI TẬP NHÓM BÌNH LUẬN THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀO GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC TƯ PHÁP QUỐC TẾ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM HIỆN NAY (BỘ MÔN: LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ) Hà Nội – 2022 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU NỘI DUNG Tòa án nhân dân TAND Bộ luật dân sự năm 2015 BLDS 2015 Điều ước quốc tế ĐƯQT Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 BLTTDS 2015 Hội đồng xét xử HĐXX Tòa án nhân dân tối cao TANDTC Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 MỤC LỤC A– MỞ ĐẦU 1 B – NỘI DUNG CHÍNH 1 CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1 1.1 Lý luận về Tư pháp quốc tế 1 1.1.1 Khái niệm Tư pháp quốc tế 1 1.1.2 Phương pháp điều chỉnh 2 1.2 Lý luận về Xung đột pháp luật 2 1.2.1 Khái niệm xung đột pháp luật 2 1.2.2 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật 3 1.3 Lý luận về Áp dụng pháp luật nước ngoài 3 1.3.1 Khái niệm áp dụng pháp luật nước ngoài 3 1.3.2 Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài 3 1.3.3 Các yêu cầu khi áp dụng pháp luật nước ngoài 4 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀO GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC TƯ PHÁP QUỐC TẾ 4 2.1 Nghĩa vụ của đương sự và Tòa án trong việc xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài 4 2.1.1 Nghĩa vụ của đương sự 4 2.1.2 Nghĩa vụ của Tòa án 5 2.2 Về thời hạn yêu cầu cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài và hậu quả pháp lý của việc không có được nội dung pháp luật nước ngoài 6 2.3 Cách thức áp dụng nội dung pháp luật nước ngoài 6 CHƯƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀO GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC TƯ PHÁP QUỐC TẾ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM 7 3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài vào giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tại Tòa án Việt Nam 7 3.1.1Thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài vào giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tài Tòa án Việt Nam 7 3.1.2 Những khó khăn, thách thức trong áp dụng pháp luật nước ngoài vào giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tại Tòa án Việt Nam 8 3.2 Một số kiến nghị, đề xuất 10 C - KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 A– MỞ ĐẦU Hội nhập quốc tế trong kinh tế – văn hóa – xã hội trở thành một xu thế tất yếu, kéo theo đó là sự phát sinh ngày càng nhiều mối quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài thuộc các lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mai, gia đình,… đặt ra thách thức trong việc áp dụng pháp luật quốc gia để giải quyết các vụ việc có liên quan; nếu cơ quan tư pháp chỉ áp dụng dụng pháp luật nước mình để điều chỉnh các mối quan hệ có yếu tố nước ngoài mà không tính đến yếu tố pháp luật nước ngoài cùng điều chỉnh mối quan hệ đó sẽ có thể ảnh hưởng tới quyền vào lợi ích chính đáng của công dân, pháp nhân nước ngoài, từ đó thủ tiêu tính công bằng – nguyên tắc cơ bản của tố tụng Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật nước ngoài vẫn là vấn đề thách thức cho mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam Việc xem xét “thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài vào giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tại Tòa án Việt Nam” sẽ góp phần làm sáng tỏ đòi hỏi của thực tiễn tư pháp quốc tế, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài trong xét xử tại Tòa án Việt Nam; từ đó có được cái nhìn tổng quan, xác định được những khó khăn, thách thức, và đưa ra được một số giải pháp để giúp cho vấn đề tư pháp quốc tế ở Việt Nam trở nên tường minh, có giá trị thực thi hiệu quả B – NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Lý luận về Tư pháp quốc tế 1.1.1 Khái niệm Tư pháp quốc tế Trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “Tư pháp quốc tế” và chưa có được một định nghĩa cụ thể, thống nhất: Các nước theo hệ thống pháp luật Common Law (Hoa Kỳ, Anh, Australia,…) thường sử dụng tên gọi “Conflict of Laws”, trong khi các nước theo truyền thống Civil Law (Pháp, Đức, Hi Lạp, Italy, ) lại sử dụng thuật ngữ “Private International Law” Phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế tại mỗi quốc gia cũng khác biệt nhau Ở Việt Nam hiện nay, theo quan điểm của đa số các nhà lập 1 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 pháp và các học giả thì: “Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, bao gồm các quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.”1 Các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) bao gồm: 1 Các quan hệ nội dung có tính chất dân sự trong quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân & gia đình,… 2 Các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự Đối với “yếu tố nước ngoài trong quan hệ tư pháp quốc tế” cũng có những cách hiểu không đồng nhất giữa các quốc gia Trong tư pháp quốc tế Việt Nam, yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và Khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015 về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Theo đó việc xác định này dựa trên ba dấu hiệu: (1) Chủ thể; (2) Đối tượng của tranh chấp; và (3) Nơi diễn ra sự kiện pháp lý 1.1.2 Phương pháp điều chỉnh Tư pháp quốc tế sử dụng hai phương pháp điều chỉnh cơ bản  Phương pháp thực chất  Phương pháp xung đột 1.2 Lý luận về Xung đột pháp luật 1.2.1 Khái niệm xung đột pháp luật Cùng với sự phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế đã làm xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố nước ngoài trong các mối mối quan hệ, khi các quan hệ tư pháp phát sinh đã dẫn tới hiện tượng xung đột pháp luật “Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (quan hệ tự pháp quốc tế)”.2 Xung đột pháp luật được hiểu là sự “xung đột” giữa hệ thống pháp luật của các nước, và trong khái niệm trên cũng cần đặc biệt chú ý tới cụm từ “có thể được áp dụng để điều chỉnh”, 1 Ts Trần Minh Ngọc, Chương I – Tổng quan về Tư pháp quốc tế, Giáo trình Tư pháp quốc tế năm 2022, trường Đại học Luật Hà Nội, tr.25 2 Ts Vũ Thị Phương Lan, Chương II – Xung đột pháp luật, Khái quát về xung đột pháp luật, Giáo trình Tư pháp quốc tế năm 2022, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr.48 2 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 điều này không đồng nghĩa với việc việc tất cả các hệ thống pháp luật đó đều được áp dụng cùng một lúc để điều chỉnh một mối quan hệ cụ thể 1.2.2 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật là cách thức sử dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật Dựa vào các quy định của pháp luật và thực tiễn thì có ba phương pháp giải quyết xung đột cơ bản như sau:  Phương pháp thực chất – xây dựng và áp dụng các quy phạm thực chất  Phương pháp xung đột – xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột  Áp dụng tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự” 1.3 Lý luận về Áp dụng pháp luật nước ngoài 1.3.1 Khái niệm áp dụng pháp luật nước ngoài Như đã phân tích ở trên, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật được hầu hết các quốc gia thừa nhận và sử dụng là phương pháp xung đột với công cụ là các quy phạm xung đột Việc thừa nhận các quy phạm xung đột đồng nghĩa với việc các quốc gia thừa nhận có thể áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của quy phạm này.“Áp dụng pháp luật là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa quy định pháp luật thành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức trong các trường hợp cụ thể”3 Áp dụng pháp luật nước ngoài là hoạt động thi hành pháp luật quốc gia thông qua việc áp dụng quy định của pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.4 1.3.2 Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của đương sự, và được thực hiện trong các trường hợp sau:  Khi quy phạm pháp luật xung đột thông thường dẫn chiếu đến luật nước ngoài; 3 Nguyễn Thảo Nguyên, Luận văn: “Áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2020 Tr.13 TS Nguyễn Minh Đoan, Chương 18: Thực hiện pháp luật và giải thích pháp luật, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật năm 2020, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr 407 4 Luật sư Nguyễn Văn Dương, Bài viết: “Áp dụng pháp luật nước ngoài là gì? Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế?”, 19/08/2022 trên Luật Dương Gia, https://luatduonggia.vn/ve-van-de-ap-dung- phap-luat-nuoc-ngoai/ truy cập ngày 20/09/2022 3 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717  Khi các bên thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài;  Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định luật nước ngoài là hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất 1.3.3 Các yêu cầu khi áp dụng pháp luật nước ngoài Pháp luật của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội của quốc gia đó, phản ánh ý chí và các điều kiện vật chất cá biệt của từng quốc gia, vì vậy việc áp dụng pháp luật nước ngoài cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định:  Hiểu và áp dụng như quốc gia ban hành ra pháp luật đó;  Áp dụng một cách đầy đủ CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀO GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC TƯ PHÁP QUỐC TẾ Kể từ năm 1974 hệ thống Tòa án Việt Nam đã chấp nhận áp dụng pháp luật nước ngoài trong xét xử5, trong thông tư số 11/TATC ngày 12/7/1974 của TANDTC hướng dẫn về nguyên tắc và về thủ tục trong việc giải quyết những việc ly hôn có yếu tố nước ngoài Nhưng đến nay, vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài là một vấn đề phức tạp, đang có ý kiến khác nhau; trong đó có những vấn đề lớn về việc phải xác định luật nước ngoài như thế nào?, ai sẽ là người có trách nhiệm tìm hiểu và xác định luật nước ngoài?,… 2.1 Nghĩa vụ của đương sự và Tòa án trong việc xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Lần đầu tiên trong BLTTDS 2015 đã nêu quy định cụ thể về việc xác định áp dụng pháp luật nước ngoài tại Điều 481, theo đó, trách nhiệm xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài được thực hiện như sau: 2.1.1 Nghĩa vụ của đương sự Trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận trong vụ việc dân sự, liên quan đế yếu tố nước ngoài trong các Bộ luật dân sự (BLDS), Bộ luật hàng hải, Luật thương mại, Luật 5 Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, “Tư pháp quốc tế Việt Nam – quan hệ dân sự, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài”, 2010, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, Tr.122 Bành Quốc Tuấn, “Áp dụng và giải thích pháp luật nước ngoài trong tư pháp Quốc tế Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 331, tháng 02/2017, Tr.7 4 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 chuyển giao công nghệ, Luật hôn nhân và gia đình, Luật đầu tư,… thường có các quy định cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài Trong trường hợp này, Khoản 1 Điều 481 BLTTDS 2015 xác định nghĩa vụ cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của luật nước ngoài áp dụng trước tiên thuộc về các đương sự Không có quy định hay hướng dẫn bổ sung về biện pháp, cách thức mà đương sự sử dụng khi tìm kiếm, thu thập nội dung pháp luật nước ngoài để cung cấp cho Tòa án Theo tư duy của các nhà làm luật thì đây là nghĩa vụ của đương sự nên họ có toàn quyền quyết định biện pháp tìm kiếm, xác định nội dung pháp luật nước ngoài Về vấn đề này, cũng có quan điểm theo chiều hướng ngược lại, đòi hỏi có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết về cách thức, biện pháp thu thập pháp luật nước ngoài được lựa chọn áp dụng Tòa án cũng có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đã cung cấp cho đương sự nội dung pháp luật nước ngoài đến Tòa án để trình bày, giải thích nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đó có địa chỉ liên hệ tại Việt Nam để bảo đảm tính chính xác và hợp pháp hoặc làm rõ thêm nội dung pháp luật nước ngoài do đương sự cung cấp 2.1.2 Nghĩa vụ của Tòa án Khoản 2 và 3 Điều 481 của BLTTDS quy định về trách nhiệm xác định luật nước ngoài của Tòa án trong trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài do dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong nước, hoặc quy phạm xung đột thống nhất trong các ĐUQT dẫn chiếu đến Để thực hiện được nghĩa vụ này, pháp luật quy định thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về pháp luật nước ngoài cung cấp thông tin về pháp luật nước ngoài cho Tòa án Quy định này bảo đảm cho Tòa án có quyền sử dụng nhiều cơ quan hỗ trợ khác nhau, từ Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đến việc sử dụng chuyên gia, các cơ quan, tổ chức có chuyên môn về pháp luật nước ngoài để có được nội dung pháp luật nước ngoài cần thiết, phù hợp cho việc giải quyết vụ việc Tuy nhiên, không có văn bản hướng dẫn cụ thể về khái niệm, tiêu chuẩn của “cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về pháp luật nước ngoài” mà Tòa án sẽ căn cứ vào các thông tin công khai về nghề nghiệp, nhiệm vụ, chức năng, lĩnh vực hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó theo quy định của pháp luật hoặc sản phẩm, 5 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 dịch vụ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó cung cấp theo quy định của pháp luật để yêu cầu cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài 2.2 Về thời hạn yêu cầu cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài và hậu quả pháp lý của việc không có được nội dung pháp luật nước ngoài Thời hạn thu thập pháp luật nước ngoài là 06 tháng kể từ ngày Tòa án yêu cầu cung cấp pháp luật nước ngoài theo quy định tại Khoản 4 Điều 481 BLTTDS 2015 Hậu quả pháp lý sau khi kết thúc thời hạn yêu cầu cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài mà không xác định được pháp luật nước ngoài áp dụng là TAND Việt Nam có quyền áp dụng luật Việt Nam để giải quyết vụ việc theo nguyên tắc Lex fori (nguyên tắc tòa án) Quy định về khung thời hạn 06 tháng này cũng có nhiều tranh cãi Một số nhà phân thích cho rằng, thời gian 06 tháng để thu thập và cung cấp pháp luật nước ngoài là một quy định hợp lý, bởi lẽ trong trường hợp các đương sự có thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài thì các đương sự đã tìm hiểu về pháp luật nước ngoài trước đó, khoảng thời gian cho thêm này nhằm giúp các đương sự củng cố thêm tài liệu gửi đến Tòa án; còn trong trường hợp Tòa án cần áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 481 BLTTDS 2015 thì quy định này giúp cho cả bên Tòa án và các đương sự nỗ lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tìm kiếm, thu thập pháp luật nước ngoài phục vụ cho vụ việc Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng thời gian này là quá ngắn và là một cơ hội bỏ ngỏ để Tòa án Việt Nam có thể dựa vào đó áp dụng pháp luật Việt Nam vào xét xử vụ việc 2.3 Cách thức áp dụng nội dung pháp luật nước ngoài Tại điều 667 BLDS 2015 của Việt Nam quy định: “Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.” Đây mới chỉ là một quy định mang ý nghĩa khái quát chung mà không có các văn bản, hướng dẫn làm rõ hơn; những vấn đề như “cách hiểu khác nhau” là cách hiểu của ai? Tòa án sẽ làm thế nào khi không có sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về nội dung pháp luật nước họ? 6 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Chưa được làm rõ nên thực tế những bất cập này đã xảy ra trong thực tế và Tòa án chưa có được một hướng giải quyết chung Các quy định về áp dụng pháp luật nước ngoài được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, BLDS 2015 và một số văn bản pháp luật khác của Việt Nam thể hiện được sự chú trọng của nhà nước cũng như các nhà làm luật đối vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài vào giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế, nhưng mới chỉ dừng lại ở đó là chưa đủ, bởi để cơ quan xét xử vận dụng được vào thực tiễn thì cần rõ ràng và thống nhất CHƯƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀO GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC TƯ PHÁP QUỐC TẾ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM Kết quả tổng kết thực tiễn kể từ khi Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) được ban hành (năm 2005) đến nay, chưa có vụ việc dân sự nào do Tòa án các cấp thụ lý, giải quyết phải áp dụng pháp luật nước ngoài6 3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài vào giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tại Tòa án Việt Nam 3.1.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài vào giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tài Tòa án Việt Nam Trong thực tiễn xét xử, cũng đã có những trường hợp các đương sự đưa ra các điều khoản thuộc pháp luật nước ngoài làm căn cứ, tuy nhiên trong các Quyết định của Hội đồng xét xử chỉ dẫn chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam Ví dụ bản án số 68/2019/KDTM-PT ngày 28/06/2019 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa CTCP vận tải biển và thương mại PĐ với CTCP bảo hiểm P7, tại phiên tòa Phúc thẩm phía Nguyên đơn đã viện dẫn Điều 27, Điều 46, Điều 68 Luật bảo hiểm hàng hải Anh để bảo vệ quan điểm của mình nhưng trong bản án phúc thẩm thì HĐXX căn cứ vào các Điều 232, 233 của Bộ luật hàng hải Việt Nam và các Điều 42, 46 và 48 của Luật kinh doanh bảo hiểm 6 Lê Mạnh Hùng - Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế, TANDTC, Bài viết: “Vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án Việt Nam”, ngày 20/07/2021, trên Tạp chí tòa án, https://tapchitoaan.vn/van-de-ap-dung-phap-luat-nuoc-ngoai-trong-giai-quyet-cac-vu-viec-dan-su-tai-toa-an- viet-nam truy cập ngày 21/09/2022 7 Trang Công bố bản án, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta316831t1cvn/chi-tiet-ban-an truy cập ngày 21/09/2022 7 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Trong quá trình xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, các thẩm phán cũng rất e ngại khi có ý định áp dụng pháp luật nước ngoài vào giải quyết xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Trong đó, có thể kể đến một số thực trạng:  Các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mà Tòa án Việt Nam đã thụ lý, giải quyết, xét xử chủ yếu liên quan đến những lĩnh vực, nội dung không phát sinh yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết, như: bất động sản tại Việt Nam (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, thừa kế tài sản tại Việt Nam); hôn nhân và gia đình mà chủ yếu là yêu cầu ly hôn  Quy định về các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài tại Điều 670 BLDS 2015 được xem xét, sử dụng để Tòa án từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà một trong những lý do chính là nhằm mục đích “bảo lưu trật tự công cộng” 3.1.2 Những khó khăn, thách thức trong áp dụng pháp luật nước ngoài vào giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế tại Tòa án Việt Nam  Chưa có quy định hướng dẫn về loại văn bản, tài liệu có chứa đựng nội dung pháp luật nước ngoài mà đương sự phải nộp cho Tòa án Vấn đề đặt ra là liệu những văn bản, tài liệu không phải do cơ quan nhà nước ban hành thì có được xem là loại văn bản, tài liệu phù hợp hay không? Từ đó làm phát sinh hai quan điểm trái chiều trong việc tiếp nhận các loại văn bản, tài liệu này Một số ý kiến cho rằng: Do không có quy định cụ thể về loại văn bản, tài liệu có chứa đựng nội dung pháp luật nước ngoài mà đương sự phải nộp cho Tòa án, nên cần xem việc cung cấp pháp luật nước ngoài là vấn đề thuộc lĩnh vực chứng cứ để phục vụ cho công tác xét xử và lúc này nguồn chứng cứ trở nên rất phong phú, không chỉ là văn bản pháp luật nước ngoài mà ngay cả những bình luận, phân tích cũng có thể được sử dụng làm tài liệu cung cấp cho Tòa án  Chưa có quy định về việc xác định tính chất hợp pháp của văn bản, tài liệu chứa đựng nội dung pháp luật nước ngoài mà đương sự cung cấp cho Tòa án Như vậy, ngoài các nguồn nội dung pháp luật do Tòa án thu thập theo quy định của pháp luật đảm bảo tính hợp pháp; thì còn có rất nhiều các văn bản do đương sự thu thập rất khó 8 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 để chứng minh được tính hợp pháp, ví dụ như các tài liệu thu thập được qua trang điện tử của cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế, cơ sở dữ liệu luật thuộc các trường đại học luật, khoa luật nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài, chính phủ nước ngoài hoặc của các nhà xuất bản sách, tạp chí về luật có uy tín được thừa nhận rộng rãi trên trường quốc tế 8  Chất lượng dịch văn bản, tài liệu có chứa đựng nội dung pháp luật nước ngoài còn có nhiều bất cập Chất lượng bản dịch tiếng Việt ảnh hưởng rất lớn đến cách hiểu nội dung pháp luật nước ngoài và việc áp dụng nội dung pháp luật đó để giải quyết vụ việc cụ thể của Tòa án Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều vấn đề thực tiễn đối với việc dịch văn bản pháp luật nước ngoài, như: o Nội dung pháp luật nước ngoài thể hiện bằng ngôn ngữ không phổ biến và có ít hoặc không có phiên dịch viên có đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt; o Chất lượng dịch nội dung pháp luật nước ngoài ra tiếng Việt không đáp ứng được yêu cầu như: sử dụng từ ngữ không phù hợp, dịch sai, dịch thiếu ;  Việc thẩm định, đánh giá, chấp nhận ý kiến của đương sự về nội dung pháp luật nước ngoài cần được áp dụng và cách thức áp dụng nội dung pháp luật nước ngoài là một thách thức đối với Thẩm phán và Hội đồng xét xét xử Xuất phát từ những quy định chung, không có hướng dẫn cụ thể (như đã phân tích ở trên) đã dẫn tới việc không có cơ sở để hạn chế việc đương sự cung cấp các văn bản tài liệu để phục vụ việc chứng minh pháp luật nước ngoài cần được áp dụng và cách thức áp dụng pháp luật nước ngoài đó trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án Việt Nam Việc phân định, chấp nhận chứng cứ đòi hỏi kiến thức về nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật trong và ngoài nước của HĐXX Đồng thời, sự bất đồng về mặt ngôn ngữ, các văn bản sau khi qua văn phong của người dịch chưa chắc chắn đã thể hiện được đúng ý nghĩa chính xác của nhà làm luật quốc gia khác, nên việc hiểu để áp dụng giống như người quốc gia đó áp dụng cũng là một thách thức 8 Lê Mạnh Hùng – Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, TANDTC, Bài viết: “Áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”, ngày 21/07/2021 trên Tạp chí Tòa án, https://tapchitoaan.vn/ap-dung-phap-luat-nuoc-ngoai-trong-giai-quyet-cac-vu-viec-dan-su-co-yeu-to-nuoc- ngoai truy cập ngày 21/09/2022 9 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717  Có sự khác biệt trong quy định về việc đảm bảo “nguyên tắc cơ bản” hay “nguyên tắc” trong áp dụng pháp luật nước ngoài ở các Bộ luật, Luật Việt Nam Nếu như trong BLDS 2015, Luật xây dựng 2014 yêu cầu đảm bảo “nguyên tắc cơ bản” thì trong các Luật như Luật thương mại 2005, Luật đất đai 2013, Luật chứng khoán 2019, Luật lao động 2019,… chỉ quy định là “nguyên tắc”; một số luật khác như Luật doan nghiệp 2020, Luật đầu tư 2020, Luật phòng chống tác hại rượu bia 2019 lại không đề cập đến vấn đề này.9  Thiếu hướng dẫn phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan trong việc cung cấp, đánh giá nội dung pháp luật nước ngoài được áp dụng  Chi phí phục vụ cho việc xác định pháp luật nước ngoài tương đối lớn nhưng lại gặp phải những rủi ro khi không chắc chắn được thừa nhận, và chưa có hướng dẫn về việc đưa kinh phí này vào để phân bổ cho các đương sự Do tính chất phức tạp của nó cũng như sự hạn chế về chuyên môn của các thẩm phán tại Việt Nam nên việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong thực tiễn chưa pháp huy được giá trị và chưa đáp ứng được yêu cầu thời đại 3.2 Một số kiến nghị, đề xuất Tư pháp quốc tế là một vấn đề quan trọng, đặc biệt là vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong hoạt động xét xử của Tòa án Nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong xét xử dân sự tại Tòa án VIệt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xem xét, thực hiện các giải pháp:  Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam bằng cách ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về: Nghĩa vụ áp dụng pháp luật; Cách thức xác định nội dung pháp luật nước ngoài; Quy trình phối hợp xác định, thu thập tài liệu pháp luật nước ngoài của Tòa án với các cơ quan liên quan;  Nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ trong cơ quan áp dụng pháp luật;  Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới về cung cấp pháp luật nước ngoài 9 Tập thể tác giả: Cao Xuân Phong, Đào Bá Minh, Bành Quốc Tuấn, Trịnh Tuấn Anh, Phan Hoài Nam, Phùng Hồng Thanh, Lê Nguyễn Hoài, Nguyễn Hưng Quang, Chuyên đề: “Một số vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong xét xử dân sự tại Tòa án Việt Nam”, TT Khoa học pháp lý, số 07/2020, Tr.47 10 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 C - KẾT LUẬN Việt Nam với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với thiết chế của quốc gia và yêu cầu của quốc tế, nên việc bổ sung, điều chỉnh pháp luật về tư pháp quốc tế cũng là một đòi hỏi quan trọng, để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Tư pháp quốc tế năm 2022, trường Đại học Luật Hà Nội 2 Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật năm 2020, Trường Đại học Luật Hà Nội 3 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 4 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2005, 2015 5 Nguyễn Thảo Nguyên, Luận văn: “Áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2020 6 Luật sư Nguyễn Văn Dương, Bài viết: “Áp dụng pháp luật nước ngoài là gì? Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế?”, 19/08/2022 trên Luật Dương Gia, https://luatduonggia.vn/ve-van-de-ap-dung-phap-luat-nuoc-ngoai/ truy cập ngày 20/09/2022 7 Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, “Tư pháp quốc tế Việt Nam – quan hệ dân sự, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài”, 2010, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 8 Bành Quốc Tuấn, “Áp dụng và giải thích pháp luật nước ngoài trong tư pháp Quốc tế Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 331, tháng 02/2017 9 Lê Mạnh Hùng - Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế, TANDTC, Bài viết: “Vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án Việt Nam”, ngày 20/07/2021, trên Tạp chí tòa án, https://tapchitoaan.vn/van-de-ap-dung- phap-luat-nuoc-ngoai-trong-giai-quyet-cac-vu-viec-dan-su-tai-toa-an-viet-nam truy cập ngày 21/09/2022 10 Trang Công bố bản án, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta316831t1cvn/chi-tiet- ban-an truy cập ngày 21/09/2022 11 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 11 Lê Mạnh Hùng – Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, TANDTC, Bài viết: “Áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”, ngày 21/07/2021 trên Tạp chí Tòa án, https://tapchitoaan.vn/ap-dung-phap-luat-nuoc-ngoai- trong-giai-quyet-cac-vu-viec-dan-su-co-yeu-to-nuoc-ngoai truy cập ngày 21/09/2022 12 Tập thể tác giả: Cao Xuân Phong, Đào Bá Minh, Bành Quốc Tuấn, Trịnh Tuấn Anh, Phan Hoài Nam, Phùng Hồng Thanh, Lê Nguyễn Hoài, Nguyễn Hưng Quang, Chuyên đề: “Một số vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong xét xử dân sự tại Tòa án Việt Nam”, TT Khoa học pháp lý, số 07/2020 12 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w