1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ các dự án phát triển công nghiệp giao thông trên địa bàn huyện tứ kỳ tỉnh hải dương giai đoạn 2005 2010

74 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động Có Đất Nông Nghiệp Bị Thu Hồi Phục Vụ Các Dự Án Phát Triển Công Nghiệp, Giao Thông Trên Địa Bàn Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương Giai Đoạn 2005-2010
Tác giả Phạm Công An
Người hướng dẫn TH.S. Nguyễn Thanh Bình
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Quản Lý Đô Thị
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 205,88 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO (4)
    • 1. Lao động và nguồn lao động (4)
      • 1.1 Khái niệm về lao động (4)
      • 1.2 Khái niệm về nguồn lao động và lực lượng lao động (4)
      • 2.1 Khái niệm về việc làm (7)
      • 2.2 Khái niệm về thất nghiệp và thiếu việc làm (9)
      • 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm (10)
      • 1.1 Quá trình CNH - HĐH của Việt Nam (12)
      • 1.2 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá (14)
      • 3.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng (17)
      • 3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh (20)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI (22)
    • 2.1 Nguồn lực con nguời và phát triển dân số (25)
    • 2.2. Nguồn lao động và việc làm của huyện Tứ Kỳ (25)
    • 3. Hệ thống hạ tầng của huyện Tứ Kỳ (26)
    • 4. Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế huyện Tứ Kỳ (27)
      • 1.1. Số lượng lao động (29)
      • 1.2. Chất lượng lao động (31)
      • 2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động mất đất do quá trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá tại huyện Tứ kỳ (37)
    • III. Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình CNH-HĐH trên địa bàn huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2005-2010 (42)
      • 3.1 Các chính sách hỗ trợ đền bù của nhà nước đối với người lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ các dự án CN,giao thông trên địa bàn Huyện........................................................................................41 SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị (42)
        • 3.1.2. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm (45)
      • 4.1 Kết quả đã đạt được (47)
      • 4.2 Vấn đề còn tồn tại (48)
  • CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG (50)
    • 1.1 Nhân tố tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải dương (50)
      • 1.1.1 Tác động của vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ và quy hoạch phát triển xã hội của Tỉnh Hải Dương (50)
      • 1.1.2 Tác động của thị trường (50)
    • 1.2 Dự báo quá trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá của huyện Tứ Kỳ đến năm 2020 (51)
      • 1.2.1 Quan điểm phát triển đến năm 2020 của huyện (51)
      • 1.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 của huyện (51)
      • 1.2.3 Mục tiêu phát triển văn hoá - xã hội (52)
    • 1.3 Qui hoạch sử dụng đất của huyện Tứ Kỳ đến năm 2020 (54)
    • 1.4 Dự báo số lượng lao động huyện đến năm 2020 (55)
    • 3.1. Kiến nghị với huyện Tứ Kỳ về các chính sách liên quan tới đền bù hỗ trợ ngưòi lao động khi bị thu hồi đất (56)
      • 3.1.1. Huyện cùng thống nhất kiến nghị với trung ương và có quan điểm về chính sách liên quan đến thu hồi đất (57)
      • 3.1.2 Cần có quy hoạch,các chính sách sử dụng đất đai một cách hợp lý (57)
    • 3.2. Một số kiến nghị khác với huyện Tứ Kỳ Tỉnh Hải Dương (58)
      • 3.2.1. Tranh thủ sử dụng “Quỹ giải quyết việc làm,tạo việc làm của tỉnh Hải Dương” (58)
      • 3.3.2. Điều tra,thu thâp xây dựng định hướng cho công tác đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm cho người lao động (59)
      • 3.2.3. Nâng cao hoạt động tuyên truyền ,hướng dẫn về sử dụng tiền đền bù ,tư vấn việc làm cho lao động bị mất đất (60)
      • 3.2.4. Phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại nông thôn (60)
      • 3.2.5. Phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ (61)
      • 3.2.6. Có chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp khi sử dụng nguồn (62)
      • 3.2.7. Tạo điều kiện phát triển các ngành nghề truyền thống thế mạnh của huyện (62)
  • KẾT LUẬN (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

Lao động và nguồn lao động

1.1 Khái niệm về lao động :

Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua hoạt động đó con người tác động vào tự nhiên cải biến chúng thành những vật có ích nhằm thoả mãn nhu cầu của con người Lao động là hoạt động chính của con người ,là động lực để phát triển xã hội.

Quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam về lao động trong thời kì đổi mới,thời kì công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước Lao động trong thời đại mới được đánh giá ở nhiều khía cạnh :

- Lao động là phương thức tồn tại của loài người, nó gắn liền với lợi ích của con người bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.

- Lao động trong điều kiện kinh tế thị trường được xem xét trên khía cạnh năng suất lao động và chất lượng, hiệu quả gắn với trách nhiệm của người lao động

Lao động có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình kinh tế, là nhân tố quyết định tạo ra phần giá trị gia tăng cho nền kinh tế, lao động quyết định tới tăng truởng kinh tế Ngoài ra lao động sáng tạo ra nguồn thu nhập và quyết định tổng cầu nền sản xuất hàng hoá Nguồn lao động còn là nhân tố quyết định việc tổ chức , sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.

1.2 Khái niệm về nguồn lao động và lực lượng lao động:

Nguồn lao động và lực lưọng lao động là bộ phận không thể thiếu trong dân số Khi nghiên cứu các đối tượng này sẽ giúp cho việc đánh giá nhu cầu

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị tìm việc làm của người lao động cũng như nhu cầu sử dụng lao động từ đó tìm ra các biện pháp giúp cân đối lao động-việc làm trong xã hội.

Nguồn lao động là “bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế” 1 Ở nước ta, theo qui định của Bộ luật lao động (năm 2002) ,độ tuổi lao động đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi và đối với nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng và chất lượng.

Theo khái niệm trên, nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:

- Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.

- Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi qui định).

Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực )và sức khoẻ (thể lực ) của người lao động.

Theo quan niệm này của Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO) thì: “Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động Theo qui định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp”

Theo điều 7, Bộ luật lao động Việt Nam “Lực lượng lao động hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế, bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở nên có việc làm và những người thất nghiệp” Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội.

Dưới góc độ kinh tế học, lực lượng phản ánh số lượng lao động mà các hộ gia đình sẵn sàng đem trao đổi trên thị trường.

Trong nền kinh tế, số lượng lao động phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động Sự biến động của dân số là kết quả của quá trình nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến qui mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động.Sự biến động dân số thường được nghiên cứu qua sự biến động tự nhiên và biến động cơ học Biến động dân số tự nhiên do tác động của sinh đẻ và tử vong Tỉ lệ sinh đẻ và tử vong phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ thành công của chính sách kiểm soát dân số. Biến động dân số cơ học là do tác động của di dân (di cư) Ở các nước đang phát triển, di dân (di cư) là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến qui mô và cơ cấu lao động, đặc biệt cơ cấu lao động khu vực thành thị và nông thôn Vì dân số lao động chuyển từ nông thôn ra thành thị là biều hiện xu hướng di dân trong nước Tác động của sự di dân từ nông thôn ra thành thị, một mặt làm tăng cung lao động ở thành thị, đặc biệt là lao động trẻ, ngoài ra nó còn thúc đẩy tốc độ đô thị hoá và gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.

- Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động.

Tỉ lệ tham gia lực lưọng lao động nói chung được hiểu là tỉ số phần trăm giữa số người đủ 15 tuổi trở nên thuộc lực lượng lao động của dân số trong dộ tuổi lao động trên dân số đủ 15 tuôi trở nên Tỉ lệ tham gia lực lưọng lao động của dân số trong độ tuổi lao động là tỉ số phần trăm giữa số người trong độ tuổi lao động thuộc lực lượng lao động trên dân số trong độ tuổi lao động.Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động có thể khác nhau giữa các nhóm tuổi, giữa nam và nữ.Yếu tố tác động đến tỉ lệ tham gia lao động là yếu tố kinh tế xã hộivăn hoá.Những yếu tố này có thể tác động làm tăng tỉ lệ tham gia lực lượng lao động nhưng cũng có thể tác động ngược lại làm cho tỉ lệ tham gia lực lượng lao động giảm.

Tỉ lệ tham gia lao động của phụ nữ có sự thay đổi theo xu hướng sau: khi nền kinh tế chậm phát triển, tỉ lệ phụ nữ tham gia lực lựơng lao động thường thấp vì có nhiều phụ nữ làm việc nội trợ trong gia đình Ngược lại, khi

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị nền kinh tế phát triển, vai trò người phụ nữ trong xã hội được đề cao thì sẽ có xu hướng giảm số phụ nữ làm việc nội trợ trong gia đình và tỉ lệ tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động sẽ tăng lên.

Còn chất lượng lao động phụ thuộc vào các yếu tố sau:

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI

Nguồn lực con nguời và phát triển dân số

Tính đến năm 2009 thì dân số huyện vào khoảng 216458 nguời,tổng số hộ gia đình năm 2009 là 50980 hộ, nhân khẩu trung bình một hộ là 4,108 người,bình quân trong độ tuổi lao động trên một hộ là 1,98 lao động.

Tỷ lệ tăng dân số của huyện năm 2009 là 1,19% cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước là 1,17% cùng năm.Tứ Kỳ là huyện đất chật người đông, tốc độ tăng dân số nhiều năm gần đây là sức ép cho các năm tiếp theo.Mật độ dân số cao phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện tập trung ở thị trấn và các thị tứ tạo ra sự chênh lệch về phát triển kinh tế.

Mật độ dân số tăng cao và dân số vẫn tiếp tục tăng đã gây áp lực đất đai cả về đất ở lẫn đất chuyên dùng khác Tài liệu cho thấy trong vòng từ năm

1995 đến năm 2009 thì đất ở tăng khoảng hơn 800 ha.

Nguồn lao động và việc làm của huyện Tứ Kỳ

Trong năm 2009 thì dân số huyện vào khoảng 216458 nguời trong đó có khoảng 114531 lao động trong độ tuổi lao động ,lao động nữ chiếm 50,2% dân số của huyện

Nguồn nhân lực huyện nói chung thì phần lơn là chưa qua đào tạo nghề, đó

26 một bộ phận lao động thiếu việc làm và phổ biến nhất là lao động thuần nông.Phân bổ lao động trên địa bàn huyện thay đổi đáng kể,lao động khu vực nông nghiệp chiếm 87,03% (năm1996) đến năm 2005 chỉ còn 62,37%.Lao động thành thị một bộ phận chưa có việc làm và đang hình thành.

Năm 1996 số lao động công nghiệp ngoài quốc doanh là 17886 người (trong đó lao động cá thể 17646 người) Đến năm 2002 số lao động này là

23389 người và đến năm 2004 là 24421 người.Tuy nhiên lao động công nghiệp ngoài quốc doanh còn nhỏ lẻ được phân bố trên gần 1000 cơ sở,trong đó số doanh nghiệp tư nhân là 12 doanh nghiệp đang sử dụng 438 người.

Tài nguyên nhân văn và văn hoá truyền thống của huyện Tứ Kỳ: huyện

Tứ Kỳ là một huyện thuộc nền văn minh lúa nước, tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời.Tứ Kỳ là huyện có 13 điểm di tích cổ và một di tích cách mạng Điển hình như Chùa Đông Dương nằm trên địa bàn xã Minh Đức là một ngôi chùa khá cổ, chùa được xếp hạng di tích lịch sử năm 1994, ChùaPhúc Diên tại xã Tân Kỳ được xếp hạng năm 1997, Cây đa cách mạng nằm trong trường trung học cơ sơ Quang phục.

Hệ thống hạ tầng của huyện Tứ Kỳ

Cở sở hạ tầng đã được đầu tư tương đối khá, đặc biệt là hệ thống giao thông thuỷ lợi, đã hỗ trợ đắc lực cho sản xuất và đời sống người dân.Cùng với việc đầu tư của các ngành Trung ương và thành phố, huyện đã có chủ trương huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm “Nhà Nước và nhân dân cùng làm” Đến nay trên địa bàn huyện có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh:

- Hệ thống đường giao thông và phương tiện vận tải.

- Hệ thống cung cấp điện

- Hệ thống thông tin liên lạc.

- Hệ thống công trình xây dựng cơ bản.

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị

Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế huyện Tứ Kỳ

Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện những năm vừa qua là khá cao,năm

2010 tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mục tiêu 14,5% trở nên, ước tính thực hiện năm 2010 là 14%,mục tiêu tỉ trọng ngành :Nông nghiệp 21,3%,Công nghiệp-Xây dựng 48,2%,Thương mại-Dịch vụ 30,5%.Uớc thực hiện

Nông nghiệp 21,4%(giảm 2,4% so với năm 2009),Công nghiệp-Xây dựng 48% (tăng 1,8% so với năm 2009),Thương mại-dịch vụ 30,6% (tăng 0,6% so với năm 2009).Huyện tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp,triển khai khai thác các nguồn thu, quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng , tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, dồn điền đổi thửa đưa các loại cây giống cây vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

Tăng trưởng GDP trong các ngành ,khu vực kinh tế có sự khác biệt,tăng trưởng GDP trong các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng lớn hơn nhiều các nganhd nông-lâm-ngư nghiệp.Có được điều này là do trong các năm vừa qua tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện diễn ra khá nhanh,các ngành công nghiệp-xây dựng,dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn.Ta có thể thấy được điều này qua bảng tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2005-2010 của huyện Tứ Kỳ (đơn vị tính %).

Bảng 2.3:Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2005-2010 của huyện Tứ Kỳ.

Tốc độ tăng trưởng GDP 14 14,02 14,12 14,7

Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp 29,3 27,2 21,65 19,54 Ngành Công nghiệp-Xây dựng 42 43,3 47,34 49,73 Ngành Thương mại-Dịch vụ 28,7 29,5 31,01 30,73

( Nguồn: Báo cáo phát triển huyện Tứ Kỳ qua các năm 2007, 2008, 2009,

2010 –Phòng tài chính -kế hoạch huyện Tứ Kỳ).

Từ bảng trên ta thấy kết quả phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện đã được thúc đẩy mạnh mẽ Biểu hiện rõ nét là giá trị sản xuất và tỉ trọng GDP của ngành công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ tăng mạnh, giá trị sản xuất và tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần Đó là chiều hướng phát triển kinh tế-xã hội tích cực Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng còn phản ánh mức giảm tương đối của giá trị sản phẩm nông nghiệp so với hàng công nghiệp, sản phẩm dịch vụ khác trên thị trường Đây là nguyên nhân làm thu nhập của người dân trong lĩnh vực nông nghiệp càng giảm với người dân tham gia vào các lĩnh vực kinh tế khác của huyện Tứ Kỳ hiện nay.

II/ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỨ KỲ GIAI ĐOẠN 2005-2010.

1 Đặc điểm của lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp tại huyện

Tứ Kỳ do quá trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá.

Hiện nay huyện Tứ Kỳ quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp thể hiện ở bảng 2.4

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị

Bảng 2.4 Quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp tại huyện Tứ Kỳ.

Khu CN Địa Điểm Diện Tích(ha) Ngành nghề,sản phẩm

Cụm CN Kỳ Sơn Xã Kỳ Sơn 53,3 DV thương mại

Cụm CN Ngọc Sơn Xã Ngọc Sơn 59,5 Sản xuất bao bì,Vật liệu CN Cụm CN Nguyên giáp Xã Nguyên giáp 102,5 Lắp ráp xe máy

Cụm CN Văn Tố Xã Văn Tố 67,2 Gạch không nung

CtyTNHH SEENSVINA Xã Minh Đức 30,2 May XK

Nhà máy gạch Tuynel Xã Quang Phục 52,5 SX gạch ngói

Cty Trường Phát Xã Quang Phục 45,7 Chế biến T/ă gia súc

Cty TNHH RICHWAY TT Tứ Kỳ 121,5 May mặc

Lang nghề Xuân Nẻo Xã Hưng Đạo 12,7 Thêu ren

Làng nghề An Thanh Xã An Thanh 15,4 Dệt chiếu cói

Làng nghề Quang Khải Xã Quang Khải 20,5 Mộc cao cấp

Làng nghề Ô mễ Xã Hưng Đạo 11,5 Thêu XK

(Nguồn:quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp tại huyện Tứ Kỳ-phòng tài chính kế hoạch huyện Tứ Kỳ).

Theo quy hoạch của huyện, đến năm 2015 thì tổng số diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang các khu công nghiệp,cụm công nghiệp là khoảng 1645,85 ha(trong đó đất dùng cho nông nghiệplà khoảng 9032,25 ha)diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho công nghiệp chiếm khoảng 5,568%.Với số lượng như vậy bị giải toả đất dẫn tới yêu cấu cần phải giải quyết cho khoảng 1600 lao động bị mất đất nông nghiệp,trình độ học vấn thấp,tay nghề không cao lại chưa qua đào tạo bước đầu đã gây nhiều khó khăn cho chính quyền huyện Tứ Kỳ trong vấn đề giải quyết việc làm cho đối tượng lao động này

Theo điều tra của phòng thống kê huyện Tứ Kỳ thì huyện có khoảng

1600 lao động trong tuổi lao động thuộc diện bị thu hồi đất,trong đó thì tỉ lệ nữ chiếm khoảng 49% ứng với 784 lao động và 816 lao động nam(chiếm 51%).Tỉ lệ nam ,nữ ở các nhóm tuổi thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5:Cơ cấu tuổi và giới tính lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp năm 2009.

Nhóm Tuổi Nam Nữ Chung

Người Tỉ lệ(%) Người tỉ lệ(%) Người Tỉ lệ(%)

(Nguồn :Phòng lao động - thương binh xã hội huyên Tứ Kỳ)

Từ bảng 2.5 ta thấy rằng độ tuổi lao động từ 15-34 là thanh niên chiếm tỷ lệ cao 43,42% đây là thuận lợi cho huyện trong việc giải quyết việc làm cho đối tượng này vì đa số lao động ở độ tuổi này đã học xong trung học cơ sở và trung học phổ thông ,lại trẻ nên có khả năng chuyển đổi nghề cao hơn ví khả năng thích ứng với đào tạo nhanh hơn.Tỷ lệ tham gia lao động nam giới và nữ giới ở các nhóm tuổi có sự khác biệt ở nhóm tuổi 15-19 thì nam giới tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn nữ giới nhưng ở độ tuổi 25-29 thì tỉ lệ lao động tham gia hoạt động kinh tế giữa hai giới là khá đồng đều.Lý do như vậy là lao động nông thôn nữ thưòng có độ tuổi kết hôn sớm (Thường từ 18-

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị

24 tuổi nếu không đi học thì ở nhà lấy chồng) Độ tuổi lao động từ 45-49 chiếm tỉ lệ cao 15,125%( khoảng 242 lao động ), đây cũng là một khó khăn cho huyện khi giải quyết việc làm cho đối tượng lao động này vì đa số lao động này có trình độ thấp lại cao tuổi khó khăn trong việc tiếp thu công nghệ.

Trình độ học vấn phản ánh kiến thức và kỹ năng của người lao động là tiêu chí quan trọng và thường dùng để phản ánh chất lượng lao động.Trình độ học vấn được xác định thông qua trình độ học văn hoá theo hệ giáo dục phổ thông từ chưa biết chữ đến tốt nghiệp trung học phổ thông.Trình độ học vấn của lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh,khả năng tìm việc làm của lao động, ngoài ra nó cũng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế Ngoài ra trình độ học vấn còn phản ánh khả năng làm việc vủa người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường lao động.Nhìn chung lực lượng lao động vủa huyện cũng có trình độ học vấn cao hơn so với các địa phương khác và mặt bằng chung của cả nước.

Bảng2.6: Trình độ học vấn của lao động thuộc diện mất đất huyện Tứ Kỳ. Giới

Chưa tốt nghiệp tiểu học

(Nguồn : Điều tra lao động thuộc diện giải toả huyện Tứ Kỳ-phòng lao động –Thương binh xã hội huyện Tứ Kỳ).

Theo bảng trên thì ta có thể nhìn thấy trinh độ học vấn của lực lượng lao động nam và nữ không có sự chênh lệch lớn,tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông là khá cao chiếm 52% lực lượng lao động thuộc diện giải toả đất,có được kết quả như trên là nhờ chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư cho giáo dục mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.Huyện Tứ Kỳ với chủ trương phát triển ,giữ vững nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và chống mù chữ,hoàn thành phổ cập trung học cơ sở năm 2005,phấn đấu đến năm

2015 hoàn thành phổ cập phổ thông trung học.Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các ngành học,bậc học, đa dạng hoá các loại hình trường lớp và xã hội hoá giáo dục theo đúng hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo,chú ý đến giáo dục mầm non.Thực hiện phương châm Nhà Nước và nhân dân cùng làm,tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị giảng dạy học tập của trường học phấn đấu tới năm 2015 toàn huyện xây dựng thêm khoảng 150 phòng học bậc tiểu học ,100 phòng học bậc trung học cơ sở có bãi sân chơi và xây dựng thêm một trường cấp 3.Nên nói chung trình dộ lao động của huyện cao hơn so với các địa phương khác trong cả nước.

*Trình độ chuyên môn,kỹ thuật.

Bên cạnh trình độ học vấn,một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng lao động chính là trình độ chuyên môn kỹ thuật.Về trình độ chuyên môn của lao động thuộc diện mất đất huyện Tứ Kỳ đa phần chưa qua đào tạo chiếm khoảng 72,3% đây là khó khăn cho việc chuyển ngành nghề cho đối tượng này.

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị

Bảng 2.7:Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động trong diện thu hồi đất trong quá trình CNH-HĐH tại huyện Tứ Kỳ.

Trình Độ Nam Nữ Chung

Cao đẳng 11 0,69 36 2,25 47 2,94 Đại học trở lên 4 0,25 3 0,1875 7 0,86

(Nguồn : Điều tra lao động thuộc diện mất đất năm 2009 huyện Tứ Kỳ-phòng lao động thương binh-xã hội huyện Tứ Kỳ).

Qua bảng ta thấy lực luợng lao động thuộc diện mất đất đã qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 27,7%.Số lao động đã qua đào tạo chủ yếu thuộc đối tượng 25-29.Nhìn chung thì lao động nam có trình độ cao hơn so với trình độ lao động nữ,tuy nhiên không có sự chênh lệch quá ,nhưng số lao động nữ có trình độ cao đẳng chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới tốt nghiệp cao đẳng ở nữ là 36 người trong khi đó nam giới chỉ có 25 người.

Tỷ lệ lao động được đào tạo khoảng 27,7% và tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo là 72,3% và trình độ đào tạo của lao động thuộc diện mất đất thể hiện qua bảng 2.9 là căn cứ để chính quyền huyện đưa ra các phương hướng đào tạo ,hỗ trợ cho đối tượng thuộc diện mất đất ở đây, để người lao động thuộc đối tượng này thuận lợi trong việc chuyển đổi nghề.

Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình CNH-HĐH trên địa bàn huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2005-2010

3.1 Các chính sách hỗ trợ đền bù của nhà nước đối với người lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ các dự án CN,giao thông trên địa bàn Huyện

Căn cứ vào luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003,Nghị định 181/2004/NĐ-CP điều 6 đã quy định,hướng dẫn cụ thể đối tượng và các biện pháp hỗ trợ cho ngưòi dân bị giải toả đất nông nghiệp Người bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hôi.Với đối tượng là hộ gia đình,các nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho tiếp tục sản xuất thì được bồi thường bằng tiền,người dân bị thu hồi đất được Nhà Nước hỗ trợ ổn định cuộc sống,hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề.Theo quy định thì ngưòi dân phải tự lo việc chuyển đổi ngành nghề,bố trí việc làm Nhà Nước chỉ có trách nhiệm hỗ trợ như:

- Hỗ trợ ổn định cuộc sống chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP quy định tại khoản 2 điều 28 hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.Khi Nhà Nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế,hộ sản xuất kinh doanh mà ngừng sản xuất kinh doanh,thì được hỗ trợ tối đa 30%/năm thu nhập sau thuế,theo mức thu nhập bình quân của 3 năm trước đó.Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính được cơ quan thuế chấp nhận Trường hợp nào chưa được cơ quan thuế chấp nhận thì việc xác định thu nhập sau thuế căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính,báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cho cơ quan thuế.

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm quy định tại Điều 29 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau: Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho số lao động trong độ tuổi lao động của các hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện bằng hình thức hỗ trợ một phần chi phí học nghề tại các cơ sở địa phương.Mức hỗ trợ cụ thể do Chủ Tịch Uỷ Ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho thực tế tại địa phương.Trong trường hợp ở địa phương chưa tổ chức đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và chủ dự án sử dụng đất thu hồi không thể tổ chức được đào tạo chuyển đổi nghề và chủ dự án sử dụng đất thu hồi không thể tổ chức được đào tạo nghề thì được thực hiện hỗ trợ bằng tiền ,mức hỗ trợ bằng tiền cụ thể do Chủ Tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

3.1.1 Tình hình sử dụng tiền đền bù của người lao động có đất bị thu hồi phục vụ các dự án CN,giao thông.

Dưới đây là bảng điều tra của phòng lao động- thương binh xã hội huyện Tứ Kỳ tiến hành đièu tra khoảng 400 hộ thuộc diện bị giải toả đât về thực tế sử dụng tiền đền bù vào các mục đích sử dụng khác nhau.

Bảng 2.15:Tỷ lệ sử dụng tiền đền bù theo mục đích sử dụng.

Tiêu Thức Tỷ lệ so với tổng số hộ nhận tiền đền bù (%)

Chi cho sửa chữa nhà cửa 63,4

Gửi tiết kiệm 22,34 Đầu tư cho lĩnh vực phi nông nghiệp 31,4 Đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp 20,8 Đầu tư cho học nghề,học văn hoá 48 Đầu tư khác 10

(Nguồn: Điều tra tỷ lệ sử dụng tiền đền bù của lao động bị giải toả đất

- phòng lao động thương binh xã hội huyện Tứ Kỳ).

Khi được đền bù và sử dụng tiền đền bù không phải hộ gia đình nào cũng sử dụng khoản tiền này đúng mục đích mà Nhà Nước và chính quyền địa phương mong muốn.Theo điều tra của phòng lao động thương binh xã hội huyện về mục đích sử dụng tiền đền bù năm 2009,thì người dân huyện sử dụng tiền đền bù cho các việc sửa chữa,xây dựng nhà cửa tỷ lệ này chiếm tới 63,4%.Tuy vậy họ cũng đã thay đổi quan niệm về chuyển đổi nghề,người lao động đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh đầu tư cho học nghề văn hoá (tỷ lệ này cao hơn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp).Tiền đền bù khi được sử dụng đúng mục đích sẽ tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện,tăng năng suất lao động trong các ngành cao hơn so với khu vực nông nghiệp Điều tra đã thống kê được số lao động sử dụng các dịch vụ hỗ trợ,kết quả thể hiện ở bảng 2.16.

Bảng 2.16: Tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi bị thu hồi đất tại huyện Tứ Kỳ

Tiêu thức hỗ trợ Tỷ lệ (%)

Hỗ trợ giải quyết việc làm 2,61

Hướng dẫn tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề 0,85

Hướng dẫn tư vấn sử dụng tiền đền bù tạo việc làm 1,59

Hình thức hỗ trợ khác 0,72

(Nguồn : Điều tra tỷ lệ lao động được trợ giúp sau khi bị thu hồi đất huyện Tứ

Kỳ –Phòng lao động thương binh xã hội huyện Tứ Kỳ).

Nhìn từ bảng ta cũng có thể thấy rằng số lao động được sử dụng các dịch vụ hỗ trợ này chưa cao chỉ có khoảng 0,85%số lao động sử dụng tiền đền bù để học việc 1,59% số lao động sử dụng tiền để tạo việc làm.

Khi thực thi các chính sách còn nhiều bất cập, đôi lúc còn gây ra nhiều hiểu lầm dẫn đến khiếu nại ,bất bình cho dân Điều nói ở đây là chính sách rất

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị đúng đắn nhưng trong quá trình triển khai chưa đem lại hiệu quả cao như mong đợi.Nguyên nhân của vấn đề đó là do:

- Người thi hành luật chưa rành luật.

- Vi phạm quy chế dân chủ.

Thêm vào đó việc thực hiện chưa hiệu quả của hệ thống dịch vụ tư vấn sử dụng tiền đền bù và hỗ trợ chưa đúng mục đích ít nhiều gây khó khăn cho công tác giải quyết việc làm tại địa phương.

3.1.2 Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.

Trong các nhóm chính sách hỗ trợ ngưòi dân bị thu hồi đất thì chính sách hỗ trợ dạy nghề học nghề,tạo việc làm là chính sách dài hơi góp phần ổn định đời sống cho ngưòi dân một cách lâu dài góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương .Chính quyền huyện Tứ Kỳ đã ban hành nhiều văn bản và thực hiện hướng dẫn của chính phủ,tỉnh về hỗ trợ việc làm cho người dân bị mất đất như:

Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/2/1998 của chính phủ quy định về việc hỗ trợ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ trực tiếp kinh phí dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp.

Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ về chính sách hố trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

Quyết định số 032/2000/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyên khích phát triển ngành nghề nông thôn. Điều 29 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho lao động thuộc đối tượng bị giải toả đất.

Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày 27/03/2006 của Thủ Tướng chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp,tạo lên hành lang pháp lý cho việc xây dựng các

Bộ,Ngành,Uỷ ban nhân dân các tỉnh ,thành phố trực thuộc trung ương triển khai các nhiệm vụ:”Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương,của từng vùng của cả nước,gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với các ngành nghề truyền thống,tạo lập quỹ đất tái định cư”.

SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG

Nhân tố tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải dương

1.1.1 Tác động của vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ và quy hoạch phát triển xã hội của Tỉnh Hải Dương.

Vùng kinh tế trọng điểm bắc bội với thủ đô Hà Nội và các vùng gồm các địa phương xung quanh có điều kiện kinh tế xã hội tương đối phát triển ,nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh Phương hướng phát triển kinh tế của vùng tập trung phát triển một số mặt hàng công nghiệp chủ lực và nông nghiệp hoá để đẩy mạnh xuất khấu hội nhập kinh tế quốc tế Đề án quy hoạch các ngành sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp ,dịch vụ thương mại phải bám theo quy hoạch định hướng phát triển của vùng.Mặt khác,những điếu kiện kinh tế xã hôi dặc thù kết hợp lợi thế kinh tế địa lý của Tứ Kỳ sẽ chi phối các định hướng phát triển các hộ gia đình ,các doanh nghiệp cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp nông thôn ,xã và các khu vực.

1.1.2 Tác động của thị trường.

Kinh tế cả nước ta trong hiện tại cũng như về lâu về dài tiếp tục hoạt động theo cơ chế thi trường có sự kiểm soát của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Như vậy,mục tiêu và động lực của một hoạt động sản xuất kinh doanh đều tuân thủ theo các qui luật thị trường.Quan điểm về hiệu quả kinh tế

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị

-xã hội trong qui hoạch mỗi ngành,mỗi đơn vị sản xuất đều được xem xét trong bối cảnh tự do hoá thương mại và mở cửa hội nhập quốc tế.Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện Tứ Kỳ trong giai đoạn từ nay đến năm

2020 cũng luôn phải xem xét các hiệu ứng các tác động từ cơ chế thị trường đến tình hình kinh tế-xã hội địa phương.

Dự báo quá trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá của huyện Tứ Kỳ đến năm 2020

1.2.1 Quan điểm phát triển đến năm 2020 của huyện.

Quan điểm 1:Phát triển nhanh và bền vững ,tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo thế và lực mới,phát triển trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế -xã hội của thành phố và khu vực.

Quan điểm 2:Phát huy những lợi thế ,tận dụng những cơ hội cho phát triển kinh tế-xã hội.

Quan điểm 3:Phát triển kinh tế-xã hội gắn với đảm bảo an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội.

Quan điểm 4:Phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo được định hướng và tính chỉ đạo trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong thời gian quy hoạch

1.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 của huyện.

Mục tiêu phát triển kinh tế. Đầu tư xây dựng kinh tế của huyện một cách đồng bộ thao cả ba lĩnh vực nông nghiệp ,công nghiêp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng,thương mại - dịch vụ theo phương thức công nghiệp hoá -hiện đại hoá để hoạt động có hiệu quả ngày càng cao trong cơ chế thị trường có định hướng cảu Nhà Nước.

Phấn đấu đến giai đoạn 2010-2020 đạt mức tăng trưởng ổn định12,5%/năm.Gía trị GDP toàn huyện tăng đồng thời với GDP huy động vào ngân sách ,nhưng tỉ trọng giảm dần.Năm 2007 huy động GDP vào ngân sách đạt 10,8% đến năm 2010 dự tính đạt 10,1%GDP toàn huyện với khoảng 78 tỉ

52 đồng(theo giá cố định 1994) và năm 2020 đạt khoảng 9,7%GDP toàn huyện (Ước 397,3 tỉ đồng-theo giá cố định năm 1994).

Bảng 3.1 Mức tăng trưởng GDP bình quân các ngành của huyện Tứ Kỳ đến năm 2020

(Nguồn :Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Tứ Kỳ đến năm

2020 –phòng tài chính huyện Tứ Kỳ Tỉnh Hải Dương).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện năm 2009 ,các ngành kinh tế của huyện đều có tỉ trọng tăng trưởng về giá trị tuyệt đối ,nhưng sự thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng giá trị các ngành công nghiệp và xây dựng ,thương mại và dịch vụ và giảm tỉ trọng GDP của ngành Nông nghiệp. Đẩy mạnh chế biến hàng nông sản,phát triển ngành nghề ,tạo thêm nhiều việc làm ở nông thôn.Từ năm 2005 giảm hộ nghèo từ 2431 hộ (chiếm 5,05% năm 2004) xuống còn 525 hộ (chiếm 1% tổng số hộ năm 2010).Tiếp tục nâng cao thu nhập cải thiện mức sống của mọi tầng lớp nhân dân trong huyện đến năm 2010 đạt mức tăng trưởng trung bình khá.

1.2.3 Mục tiêu phát triển văn hoá - xã hội.

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các trường học để tạo điều kiện thực hiện việc dạy tốt ,học tốt,nâng cao chất lượng giáo dục Phổ cập tin học cho các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học ,phấn đấu 50%số trường đạt chuẩn quốc gia Thực hiện “chuẩn hoá ,hiện đại hoá và xã hội hoá giáo dục”cấp huyện Từng buớc mở rộng qui mô cả về số lưọng lẫn chất lượng học sinh ,phấn đấu đến năm 2015 phấn đấu phổ cập hết phổ thông trung học trong độ tuổi.

Bảng3.2.GDP và huy động GDP toàn huyện vào ngân sách đến năm 2020.

GDP(CĐ1994) Tr đ 585088 658230 850960 1267365 2355770 4096375 Tổng dân số ngưòi 203853 206163 210488 216543 225234 233982 tr Đó Ngườ i

Thu NS vào GDP tỉ đồng

Thu NS vào GDP tỉ đồng

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Tứ Kỳ đến năm

2020 -phòng tài chính huyện Tứ Kỳ).

Nâng cao chất lượng ngành y tế ,tăng cường cơ sở vật chất ,thiết bị y tế hiện đại , đảm bảo ổn định trạm y tế có bác sỹ đưa mức bình quân về số bác sỹ và giường bệnh trên 1 vạn dân bằng và vượt mức trung bình của tỉnh Hải Dương. Đầu tư xây dựng cơ sở ,trung tâm thể dục thể thao bằng các nguồn vốn ngân sách và huy động đóng góp của mọi thành phần Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao và rèn luyện sức khoẻ của nhân dân Đảm bảo ở tất cả các xã đều có các trung tâm thể dục thể thao.

Qui hoạch sử dụng đất của huyện Tứ Kỳ đến năm 2020

Một số quan điểm về khai thác sử dụng đất của huyện Tứ Kỳ.

- Tuân thủ theo phương án quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như quy hoạch phát triển dân sinh kinh tế nói chung của tỉnh Hải Dương ,cả nước khi được chính phủ phê duyệt.

- Sử dụng một cách đầy đủ ,hợp lý có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên đất đai để phát triển sản xuất đạt hiệu quả cao ,căn cứ đến thực trạng sử dụng đất đai và điều kiện cụ thể của từng đơn vị hành chính.

- Đảm bảo tiết kiệm hợp lý trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất nông nghiệp tuân thủ theo quan điểm bền vững , đa dạng hoá cây trồng đi đôi với việc khai thác sử dụng cần chú ý cải tạo ,nâng cao độ phì nhiêu của đất.

- Phân phối sử dụng đất phải kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái ,bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá danh lam thắng cảnh.

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị

Bảng 3.3.Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Tứ Kỳ đến năm 2020. Loại Đất Hiện trạng 2005 Quy hoạch 2015 Quy hoạch 2020

DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) Tổng đất tự nhiên

17003,5 100 17003,5 100 17003,5 100 Đất nông nghiệp 10678,198 62,8 9032,26 53,12 6826,91 40,15 Đất chuyên dùng 4233,87 24,9 4941,22 29,06 5442,82 32,01 Đất ở 1700,35 10,0 1788,77 10,52 2562,43 15,07 Đất chưa sử dụng

(Nguồn:Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Tứ Kỳ đến năm

2020 -phòng tài chính huyện Tứ Kỳ).

Từ bẳng 3.22 trên ta thấy rằng đất ở tính đến năm 2020 sẽ là 2562,43 ha tăng khoảng 862,08 ha do dân số tăng nhanh và quá trình đô thị hoá diễn ra sâu sắc Phù hợp chung với xu hướng giảm dần tỉ trọng đóng góp của khu vực nông nghiệp vào GDP thì diện tích đất dành cho nông nghiệp sẽ ngày càng giảm từ 10678,198 ha (năm 2005)xuống còn 6826,91 ha vào năm 2020 Đất chuyên dùng sở dĩ tăng là do được mở rộng cho hai hạng mục chủ yếu là cho bãi rác và nơi tập kết vât liệu xây dựng, bãi đỗ xe.

Dự báo số lượng lao động huyện đến năm 2020

Bằng việc tăng cường công tác truyền thông dân số đa dạng hoá về các biện pháp tránh thai , đảm bảo hạtỉ lệ tăng dân số từ1,19% năm 2004 xuống còn 0,87% thời kỳ 2005-2010 Năm 2015 dự tính dân số toàn huyện dự tính là khoảng 216,54 nghìn ngưòi và năm 2020 khoảng 233,98 nghìn người

Bảng 3.4 Dự báo dân số và lao động toàn huyện đến năm 2020.

Tỉ lệ tăng dân số % 1,12 1,00 0,87 0,79 0,75

(Nguồn: Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tứ Kỳ đến năm

2020 -phòng tài chính huyện Tứ Kỳ)

Như vậy ,khi tỉ lệ tăng dân số huyện giảm dần kéo theo tỉ lệ gia tăng dân số lực lượng lao động trẻ qua các năm,số lượng lao động trong độ tuổi từ năm 2005-2010 và năm 2020 giảm dần.Vấn đề này cũng gây ra một số khó khăn về nguồn lao động trong quá trình thực thi các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện Tứ Kỳ.

Từng bước chuyển dịch một bộ phận dân cư nông nghiệp sang lĩnh vực thủ công nghiệp ,dịch vụ và hoạt động thương mại.Giảm tỉ trọng dân số và lao động trong khu vực nông nghiệp so với dân số và lao động chung,từ 83,06% năm 2004,65% năm 2008 và đến năm 2020 chỉ còn 50%.

Tính đến cuối năm 2009 huyện Tứ Kỳ có khoảng 108,53 nghìn lao động năm 2010 là 112,60 nghìn lao động và năm 2020 chỉ có 124,01 nghìn lao động Dự kiến bố trí sử dụng lao động huyện theo hướng giảm dần tỉ trọng lao động nông thôn ,tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp -dịch vụ.

III/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢIQUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG MẤT ĐẤT DO QUẢ TRÌNHCÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ TẠI HUYỆN TỨ KỲ TỈNHHẢI DƯƠNG.

Kiến nghị với huyện Tứ Kỳ về các chính sách liên quan tới đền bù hỗ trợ ngưòi lao động khi bị thu hồi đất

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị

3.1.1 Huyện cùng thống nhất kiến nghị với trung ương và có quan điểm về chính sách liên quan đến thu hồi đất.

Chính quyền huyện Tứ Kỳ vừa thực hiện tốt chủ trương trong vấn đề thu hồi đất của Nhà Nước tuy nhiên cũng phải có các quan điểm phù hợp với đặc điểm riêng củ huyện.Việc thực hiện công tác giải toả ,thu hồi đất là một công việc khó khăn, phức tạp,liên quan tới nhiều mối quan hệ xã hội nên cần phải thực hiện bởi các chuyên gia và thực hiện đồng bộ giữa các ban ngành các cấp.

Nói chung việc đền bù đất của huyện Tứ Kỳ còn mang nặng tính hình thức,giá cả đền bù đôi khi chưa thoả đáng ,thường đền bù thấp hơn giá trị thị trường,gây ra sự hiểu lầm dẫn đến biểu tình ,kháng cự trong dân.Vì vậy,cần phải tuân theo giá cả thị trường để thực hiện đền bù ,xây dựng các khu tái định cư ,giải quyết việc làm nâng cao đời sống của lao động huyện.Nhanh chóng đền bù cho các đối tượng này để ngưòi dân có kinh phí chủ động trong công việc tái định cư , tự tạo việc làm mới cho ngưòi dân sớm ổn định vào đời sống ,giải quyết các vấn đề xã hội do thiếu việc làm gây ra.

3.1.2 Cần có quy hoạch,các chính sách sử dụng đất đai một cách hợp lý.

Qúa trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà Nước để phát triển kinh tế-xã hội tuy nhiên bên cạnh những lợi ích nó đem lại thì cũng gây ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết như mất đất nông nghiệp do xây dựng các cụm công nghiệp,các khu chế xuất cũng ảnh hưỏng tiêu cực tới quyền lợi của ngưòi dân như ô nhiễm môi trường,mất việc làm Vì vậy chúng ta cần phải xem xét một dự án đầu tư ta cần phải cân nhắc giữa lợi ích nó đem lại và cái giá ta phải trả.Theo thống kê thìdiện tích đât trên một đầu người cở nước ta gần như thấp nhất trên thế giơi vì vậy quy hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý là điều hết sức cần thiêt.

Quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý ,bền vững.

Chính quyền cần có điều tra ,khảo sát trước khi phê duyệt các dự án đầu tư cần thu hồi đất

Trước khi phê duyệt một dự án đầu tư thì chính quyền cần phải đặt ra câu hỏi và trả lời được nó:Dự án đó hiệu quả kinh tế sẽ như thế nào? dự án đó cần thu hồi bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp ,vấn đề xã hội mà huyện phải giải quyết khi dự án đi vào hoạt động Khi trả lời được câu hỏi đó thì mới lên phê duyệt ,phải xây dựng kế hoạch phát triển việc làm cho đối tượng mất đất,kết hợp cùng doanh nghiệp trong dự án đào tạo ,nhận lao động bị mất đất trước đây vào làm tại các khu công nghiệp,khu chế xuất.

Huyện cần điều chỉnh quy hoạch một cách hợp lý đối với từng dự án. Đối với các dự án trây lỳ ,thực hiện không đúng cam kết với chính quyền thì tuỳ vào mức độ vi phạm mà nên có các chế tài sử phạt như thu hồi giấp phép đã cấp Đối với các khu đất nông nghiệp có giá trị sản xuất cao,thu nhập cao thì cần xem xét thật kỹ trước khi phê duyệt dự án đầu tư và nên có ưu đãi cho doanh nghiệp khi chuyển dự án đầu tư sang khu đất khác.

Về chính sách đền bù thì huyện có thể quy hoạch như phù hợp với quy luật thị trường,nếu diện tích đất bị thu hồi trên 50%diện tích đất thì ngoài hình thức đền bù bằng tiền còn cần còn có chính sách hỗ trợ tái định cư và buộc phải có các phương án đền bù giải quyết việc làm như :hỗ trợ đào tạo nghề ,tuyển dụng lao động ,tuyên truyền vận động và hướng dẫn cách thức sử dụng tiền đền bù.Còn nếu diện tích đất bị thu hôi từ 25-50% tổng diện tích đất thì đền bù bằng tiền và có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nếu có yêu cầu.

Một số kiến nghị khác với huyện Tứ Kỳ Tỉnh Hải Dương

3.2.1 Tranh thủ sử dụng “Quỹ giải quyết việc làm,tạo việc làm của tỉnh Hải Dương”.

Nguồn hình thành quỹ trích một phần từ các dự án ,một phần quỹ tiền đền bù,hỗ trợ cho người dân bị mất đất,một phần từ sự đóng góp ,hỗ trợ của Nhà Nước ban ngành có liên quan Mục đích của quỹ này là giúp đỡ dân chuyển đổi việc làm thông qua các hoạt động tư vấn tạo nghề ,tư vấn hướng dẫn định hướng nghề nghiệp ,hỗ trợ học nghề ,xây dựng các khu tái định cư ,dịch vụ tại các cụm công nghiệp.Ta cần sử dụng quỹ hỗ trợ ngưòi lao

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị động một cách có kế hoạch ,hỗ trợ tuỳ thuộc vào nhóm tuổi ,riêng với đối tượng thanh niên độ tuôi tùa15-34 ,thì có thể cấp thẻ học nghề cho lao động ,giới han giá trị thẻ học và thời han đào tạo nghề nhằm tạo áp lực cho người lao động sớm đi nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề.Cần có sự phân công trong việc quản lý quỹ hợp lý minh bạch,kinh phí cho từng hoạt động như kinh phí học nghề ,giải quyết việc làm ,hỗ trợ cho ngưòi dân bị mất đất nên giao cho phòng lao động –thương binh xã hội huyện phụ trách có sự kết hợp với sự giúp đỡ của các phòng ban có liên quan có phương án giải quyết hiệu quả.Cần nghiên cứu ,tiến hành điều tra cụ thể đối tượng lao động để tuyên truyền ,tư vấn cho lao động đi học nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động của các nhà tuyển dụng.

3.3.2 Điều tra,thu thâp xây dựng định hướng cho công tác đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm cho người lao động.

Qua phân tích trên cho thấy rằng công tác đào tạo nghề của huyện nói chung tương đối ổn.Tuy nhiên thực tế cho thấy doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề đều thụ động trong việc chia sẻ thông tin ,hợp tác đào tạo,bên phía các doanh nghiệp chưa có sự thông báo về kế hoạch sử dụng lao động của mình,còn các cơ sở đào tạo nghề thì chưa chủ động tìm hiểu nhu cầu của thị trường để có định hướng phù hợp nhất để đào tạo nghề.Bên cạnh đó đào tạo còn mang tính chất dàn chải chạy theo số lượng , đào tạo những ngành nghề mà doanh nghiệp chưa có nhu cầu.gây ra tình trạng lao động được đào tạo xong nhưng không phù hợp với thi trường lao động.

Hiện nay,Trung tâm hướng nghiệp của huyện đã kết hợp với một số cở sở đào tạo lớn trong cả nước mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại địa phương,giúp các học viên tiết kiệm được chi phí ăn ở đi lại ,tạo điều kiện cho học viên nào có hoàn cảnh khó khăn.Tuy nhiên do chưa điều tra thị trường lao động nên đào tạo còn dàn trải không đúng trọng tâm Để giải quyết tình trạng này thì chính quyền huyện cần có chính sách giúp phòng thương binh –xã hội huyện dự đoán chính xác được nhu cầu lao động của thị trường,xây dựng được kế

60 hoạch đào tạo phù hợp với thị trường Huyện cũng cần bổ sung kinh phí cho trung tâm hướng nghiệp để trang bị cho trung tâm cơ sở vật chất ,giảng dạy đáp ứng nhu cầu vừa học vừa thực hành của học viên, để học viên không bỡ ngỡ khi ra làm ở các doanh nghiệp.

3.2.3 Nâng cao hoạt động tuyên truyền ,hướng dẫn về sử dụng tiền đền bù ,tư vấn việc làm cho lao động bị mất đất.

Lao động thuộc diện mất đất do quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá phần lơn làm nghề nông nên thường chưa qua đào tạo ,trình độ lại thấp lên khả năng nhận thức về các ngành nghề còn nhiều hạn chế.Chính quyền cần lập ra trung tâm hỗ trợ cho ngưòi nông dân để làm họ hiểu , định hướng cho ngưòi lao động ,tư vấn cho họ học nghề gì,nếu đầu tư thì nên đầu tư vào lĩnh vực nào để đem lại hiệu quả(việc này trung tâm hướng nghiệp huyện chưa đáp ứng) Để công tác hỗ trợ tuyên truyền đạt hiệu quả cần thực hiện các bước sau:

- Cần làm cho ngưòi dân hiểu rõ sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của việc thu hồi đất để không còn tình trạng chống đối khiếu kiện,thuyết phục,hướng dẫn ngưòi dân bị thu hồi đất thực hiện các chính sách của Đảng.Tư vấn họ cách sử dụng tiền đền bù một cách hợp lý.

- Có đội ngũ tuyên truyền viên ngay tại thôn ,xã tuyên truyền định hướng cho lao động phổ thông Giúp lao động nhận thức được vai trò của đào tạo nghề và lựa chọn nghề phù hợp cho mình

3.2.4 Phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại nông thôn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại nông thôn,kinh tế hộ gia đình được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất nông-lâm-nghư nghiệp.Kinh tế hộ gia đình trong thời gian vừa qua đã chứng tỏ vai trò hoạt động vủa mình trong hoạt động kinh tế Để phát triển nhanh và bền vững ,mở rộng quy mô sản xuất cần triển khai một số biện pháp sau:

- Có chính sách hỗ trợ thích hợp cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình theo đặc thù sản xuất ,có chính sách hỗ trợ đất đai.Thực hiện giao đất cho các hộ nông dân 20-30 năm đối với trang trống sản xuất nông nghiệp và nuôi

SV: Phạm Công An Lớp: Kinh tế & quản lý đô thị trồng thuỷ sản.Có chính sách về giá đất cho thuê phù hợp và tạo môi trường thuận lợi cho liên doanh liên kết đầu tư trên địa bàn.

-Tăng cường cho công tác khuyến nông ,khuyến ngư

- Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông nghiệp ,nông thôn vùng dự án và có chính sách thông thoáng như hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng ,xây dựng cơ sở hạ tầng.

-Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các chủ trang trại Miễn thuế sử dụng đất cho các trang trại trong thời gian xây dưng kiến thiết cơ bản (trong khoảng từ3-5 năm).

-Thu hút vốn đầu tư tư nhân vào khu vực nông nghiệp bằng các chính sách như thu lệ phí và tỉ lệ đóng góp của các doanh nghiệp liên doanh tổ chức ,nhân dân vào xây dựng kết cấu hạ tầng Chính sách cho vay vốn ưu đãi ,chính sách cơ chế phù hợp để mở rộng quan hệ trao đổi liên doanh liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm

3.2.5 Phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế,tạo việc làm cho lao động.Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo việc làm thúc đẩy được sự phân công lao động trong các ngành nghề, đồng thời thúc đẩy các khu vực kinh tế phát triển.Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ góp phần giải quyết vấn đề xã hội.Kinh nghiện của một số nước đi trứoc cho thấy sự thành đạt của mỗi quốc gia phụ thuộc lớn vào khu vực kinh tế tư nhân trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường Để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính quyền huyện Tứ Kỳ cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây và có các chính sách ưu đãi phù hợp:

Ngày đăng: 17/07/2023, 07:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Bài giảng quản tý nhà nước về đất đai(dùng cho khoá bồi dường lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản tý nhà nước vềđất đai
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2004
1.Chủ biên GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng giáo trình kinh tế phát triển, nhà xuất bản Lao động - Xã hội, trang 167-189, 360-393 Khác
2. Quản Lý Đô Thị,của GS Vũ Đình Hương, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khác
3. Điều tra việc làm của lao động taị huyện Tứ Kỳ Khác
4. Chính sách giải phóng mặt bằng áp dụng tại huyện Tứ Kỳ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w