1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thảo Luận Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh Đề Tài Phân Tích Tâm Lý Cá Nhân Và Liên Hệ Tình Huống Tại Apple.pdf

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tâm lý cá nhân và liên hệ tình huống tại Apple
Tác giả Nhóm 01
Người hướng dẫn Chu Thị Hà
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Khách sạn – Du lịch
Chuyên ngành Tâm lý Quản trị Kinh doanh
Thể loại Bài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,96 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

-BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANHĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÂM LÝ CÁ NHÂN

VÀ LIÊN HỆ TÌNH HUỐNG TẠI APPLENhóm: 01

Lớp học phần: TMKT0211Giảng viên : Chu Thị Hà

Hà Nội- 11/2023

Trang 2

1.1.2 Quản trị kinh doanh 5

1.1.3 Tâm lý quản trị kinh doanh: 5

1.2 Đặc điểm tâm lý cá nhân 5

1.3 Quy luật tâm lý cá nhân 7

1.3.1 Quy luật tâm lý hành vi 7

1.3.2 Quy luật tâm lý lợi ích 7

1.3.3 Quy luật tâm lý tình cảm 8

1.3.4 Quy luật tâm lý nhu cầu 8

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân người lao động 8

1.4.1 Tính khí, tính cách 8

1.4.2 Nhu cầu 9

1.4.3 Môi trường và điều kiện làm việc 9

1.4.4 Mối quan hệ trong công việc 9

1.4.5 Chế độ đãi ngộ 10

1.4.6 Sự kỳ vọng của doanh nghiệp 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU TÂM LÝ CÁ NHÂN LIÊN HỆ TÌNHHUỐNG TẠI APPLE 11

2.1 Tổng quan chung về Apple 11

2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp 11

Trang 3

2.1.2 Quá trình hình thành 11

2.1.3 Các dòng sản phẩm chính 12

2.1.4 Kết quả kinh doanh hiện nay 12

2.1.5 Cơ cấu tổ chức 13

2.2 Thực trạng tâm lý nhân viên trong doanh nghiệp .13

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người lao động trong doanh nghiệp .14

2.3.1 Tính khí, tính cách 14

2.3.2 Nhu cầu 14

2.3.3 Môi trường và điều kiện làm việc 14

2.3.4 Mối quan hệ trong công việc 15

2.3.5 Chế độ đãi ngộ 15

2.3.6 Sự kỳ vọng của doanh nghiệp 17

2.4 Giới thiệu tình huống 11

2.5 Những quy luật liên quan đến tình huống 17

2.5.1 Quy luật nhu cầu 17

2.5.2 Quy luật hành vi 18

Trang 4

MỞ ĐẦU

Người lao động là đối tượng quan trọng của quản trị kinh doanh, chịu sự tác động của các nhà quản trị doanh nghiệp Tuy nhiên mỗi cá nhân là là một thế giới tâm hồn riêng biệt, tâm lý con người thì luôn phức tạp và đa dạng Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần chú ý đến các làm việc trong tổ chức Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một doanh nghiệp quan tâm đến tâm lý con người thì hiệu quả hoạt động sẽ cao hơn so với những doanh nghiệp không chú trọng đến vấn đề này Chính vì thế ta càng thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng quy luật tâm lý và điều khiển hành vi, hoạt động con người trong quản trị kinh doanh Khoa học tâm lý ngày càng được mở rộng, thâm nhập sâu vào ngành Quản trị kinh doanh Nói tới kinh doanh và quản lý kinh doanh là nói tới hoạt động có tổ chức, có mục đích của con người, quản lý là quản lý con người nên yếu tố kinh doanh và yếu tố tâm lý có mối quan hệ tác động hữu cơ qua lại với nhau.

Hiện nay các nhà quản trị trên thế giới đứng trước sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt cạnh tranh nhau, do vậy nhu cầu của con người càng ngày càng được nâng cao, đòi hỏi chuyên môn cao, từ đó mà doanh nghiệp nhận thức được rằng nếu không có hiểu biết về con người nói chung và tâm lý nói riêng thì khó có thể điều hành được công việc trôi chảy, có hiệu quả tốt Nhận thức được tầm quan trọng nên nhóm chúng em đã chọn nghiên cứu ứng dụng quy luật tâm lý trong một tình huống cụ thể mới xảy ra trong thời gian gần đây của doanh nghiệp Apple để làm rõ hơn các vấn đề liên quan mà doanh nghiệp đang gặp phải, từ đó có một cái nhìn khách quan hơn đối với nhu cầu tâm lý của mỗi cá nhân.

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÂM LÝ CÁ NHÂN1.1Một số khái niệm

1.1.1 Tâm lý

Tâm lý là những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người và gắn liền với mọi hoạt động của họ

1.1.2 Quản trị kinh doanh

Là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể doanh nghiệp lên tập thể lao động trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật pháp và chuẩn mực xã hội

1.1.3 Tâm lý quản trị kinh doanh:

Là môn khoa học chuyên ngành, nghiên cứu ứng dụng các kiến thức tâm lý vào hoạt động quản trị kinh doanh nhằm tác động vào tính tích cực của người lao động, thúc đẩy họ làm việc vì lợi ích của bản thân, tập thể lao động và toàn xã hội, đồng thời tác động vào tập thể lao động nhằm tạo nên bầu không khí tâm lý tích cực trong doanh nghiệp

1.2Đặc điểm tâm lý cá nhân

1.2.1 Xu hướng

Xu hướng là thuộc tính tâm lý cá nhân điển hình, nói lên chiều hướng của hành vi, hoạt động và nhân cách con người Xu hướng phụ thuộc nhiều vào động lực thúc đẩy bên trong của mỗi cá nhân, biểu hiện ở một số mặt như: nhu cầu, sự hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin

Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng Nhu cầu của con người gắn liền với sự phát triển của sản xuất xã hội và sự phân phối các giá trị vật chất cũng như tinh thần.

Sự hứng thú thể hiện thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, hiện tượng có ý nghĩa với cuộc sống và mang lại khoái cảm trong hoạt động của cá nhân.

Lý tưởng được biểu hiện thông qua một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn cá nhân hành động để vươn tới mục tiêu cao đẹp của con người.

Thế giới quan là hệ thống các quan điểm cá nhân về tự nhiên, xã hội và con người, giúp hình thành phương châm hành động và tác động đến hoạt động tư duy của con người.

Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức, thái độ, ý chí được con người thể nghiệm và trở thành chân lý đối với mỗi cá

1.2.2 Tính khí

Tính khí là thuộc tính tâm lý quan trọng của cá nhân, chủ yếu do đặc điểm bẩm sinh của hệ thần kinh và các đặc điểm khác trong cơ thể con người tạo ra Nó gắn liền với các

Trang 6

quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, chi phối hoạt động và được biểu hiện thông qua các hành vi, cử chỉ, hành động của cá nhân.

Tính khí cá nhân là thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, khó thay đổi Tuy nhiên mỗi cá nhân đều có thể điều chỉnh được tính khí của mình thông qua rèn luyện, kinh nghiệm và tuổi tác.Từ cơ sở khoa học nêu trên, có thể giải thích những nét đặc trưng của 4 loại tính khí con người như sau:

 Tính khí nóng: Là những người có hệ thần kinh mạnh nhưng không cần bằng, quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh, có năng lực làm việc và hoạt động trong phạm vi rộng Họ thường thành công trong các công việc mà lúc khởi đầu có nhiều khó khăn tuy nhiên họ cũng dễ chán nản, bực tức khi công việc không có kết quả hoặc không được động viên kịp thời

 Tính khí hoạt: Là những người có hệ thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt Họ thường năng động, tự tin, dễ thích nghi và hòa nhập Những người này thường có tài, nhiều sáng kiến và mưu mẹo nên nếu không được rèn luyện đạo đức họ sẽ trở thành những kẻ cơ hội, hiếu danh

 Tính khí trầm: Là những người có hệ thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt Họ có tác phong khoan thai, điềm tĩnh, ít bị môi trường kích động, làm việc có nguyên tắc nhưng kém thích ứng với sự thay đổi

 Tính khí ưu tư: Là những người có hệ thần kinh yếu, không cân bằng, không linh hoạt, sống nội tâm, lao động cần cù và cẩn thận trong giao tiếp Khi gặp phải sự biến động của môi trường họ sẽ dễ bị căng thẳng, mặc cảm

1.2.3 Tính cách

Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp và đặc trưng của cá nhân Dưới góc độ của khoa học tâm lý tính cách là sự kết hợp độc đáo, cá biệt những đặc điểm tâm lý tương đối ổn định, biểu hiện thường xuyên của cá nhân và được thể hiện một cách tương đối có hệ thống trong các hành vi, cử chỉ, hoạt động của con người.

Tính cách dần dần được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của mỗi người Tính cách của các cá nhân là không giống nhau, được phản ánh qua thái độ đối với thế giới xung quanh (tập thể, xã hội, môi trường sống ) và qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ , tạo nên đặc trưng riêng của từng người Tuy nhiên, có thể phân chia mỗi tính cách ra thành hai nhóm: tích cực (dương tính) và tiêu cực (âm tính) Nhóm nét tính cách tích cực, như: tính kỷ luật, tính nguyên tắc, tính mềm dẻo, khiêm tốn, cần cù, chịu khó, trung thực, dũng cảm, vị tha và nhóm nét tính cách tiêu cực bao gồm: hèn nhát, cẩu thả, cứng nhắc, máy móc, tham lam, lười biếng, tự cao, tự đại, ích kỷ.

1.2.4 Năng lực

Năng lực là một thuộc tính tâm lý cá nhân, phản ánh khả năng của một người có thể hoàn thành hoạt động nào đó với kết quả nhất định Năng lực cá nhân phản ánh khả năng của một người bình thường và là mức thấp nhất trong 3 mức độ từ thấp đến cao là: năng lực, tài năng và thiên tài.

Trang 7

Năng lực cá nhân được chia thành năng lực chung và năng lực riêng Năng lực chung bao gồm: năng lực quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng , là những điều kiện cần thiết giúp cho một cá nhân hoạt động có kết quả Năng lực riêng là sự thể hiện độc đáo, cá biệt các phẩm chất nêu trên, nhằm đáp ứng yêu cầu trong một số lĩnh vực hoạt động cụ thể với hiệu quả cao, như năng lực về toán học, thơ, văn, hội họa, âm nhạc, thể dục thể thao

1.2.5 Cảm xúc và tình cảm

Cảm xúc và tình cảm là những quá trình tâm lý phổ biến trong mỗi cá nhân Cảm xúc là những rung cảm diễn ra trong thời gian ngắn, biểu thị thái độ của con người đối với xung quanh và được biểu hiện dưới dạng tích cực hoặc tiêu cực.

Cảm xúc tích cực thể hiện khi con người được thỏa mãn các nhu cầu, hoặc khi được nhà quản trị đánh giá đúng thành quả lao động của mình và động viên, khích lệ kịp thời Trái lại, sự thất bại trong công việc, mâu thuẫn trong tập thể, sự đánh giá, ứng xử thiếu công bằng của nhà quản trị sẽ mang lại cho người lao động cảm xúc tiêu cực như buồn phiền, khổ tâm, ghen tức.

Tình cảm khác với cảm xúc, là quá trình tâm lý bền vững hơn, diễn ra trong thời gian dài hơn, thể hiện thái độ và cách ứng xử của con người đối với một đối tượng nào đó (người, vật, đồ vật hoặc sự kiện) Tình cảm được hình thành dần dần, thông qua giao tiếp với đối tượng trong một thời gian nhất định.

1.3Quy luật tâm lý cá nhân

1.3.1 Quy luật tâm lý hành vi

Trước hết, giữa hành vi và tính khí cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong cùng điều kiện, hoàn cảnh thì những người có tính khí khác nhau sẽ có hành vi, thái độ ứng xử khác nhau.

Động cơ hoạt động có vai trò quan trọng đối với hành vi, thái độ của mỗi cá nhân Mỗi hành vi, thái độ của cá nhân đều bắt nguồn từ những động lực thúc đẩy khác nhau Động cơ có thể hiểu là lực tác động, điều khiển từ bên trong, thúc đẩy cá nhân hành động để đạt được mục đích nào đó Động cơ được cấu thành bởi ba thành tố là nhu cầu, tình cảm và ý thức.

Khi nhu cầu được thỏa mãn sẽ xuất hiện tình cảm tích cực Ngược lại, nếu nhu cầu không được thỏa mãn, trạng thái mất cân bằng không được khắc phục

Động cơ và mục đích hoạt động còn tùy thuộc vào ý thức rèn luyện của mỗi cá nhân, vào biện pháp giáo dục và môi trường sống, trình độ văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng Động cơ được bộc lộ ra ngoài thông qua sự hứng thú, ước mơ, hoài bão, niềm tin, lý tưởng và quyết định xu hướng, mục đích sống của mỗi người

Hoạt động của con người luôn bị ràng buộc bởi các chuẩn mực xã hội, dẫn đến hành vi của cá nhân cũng chịu ảnh hưởng bởi các hành vi của nhóm và cộng đồng, bản năng và động cơ cá nhân cũng khác nhau Vì vậy, quy luật tâm lý về hành vi của con người chỉ phản ánh những xu hướng chung trong xã hội.

1.3.2 Quy luật tâm lý lợi ích

Trang 8

Lợi ích là động lực cơ bản của các hành động có ý thức của con người Làm việc gì con người cũng phải tính đến lợi ích Tuy nhiên, lợi ích cũng có nhiều loại khác nhau

 Lợi ích trước mắt và lâu dài: các lợi ích này có lúc nhất trí nhưng cũng có lúc không thống nhất thậm chí còn trái ngược

 Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích chung: các lợi ích này có mối quan hệ mật thiết song không phải lúc nào cũng thống nhất Tâm lý phổ biến là coi lợi ích cá nhân nặng hơn sau đó đến lợi ích nhóm rồi cuối cùng là lợi ích chung

 Lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần: vật chất là cái thường thấy ngay và rõ ràng còn lợi ích tinh thần lớn lao và bền vững hơn nhiều nhưng không phải khi nào con người cũng nhìn thấy được

1.3.3 Quy luật tâm lý tình cảm

Con người ta vừa sống bằng lý trí, vừa sống bằng tình cảm Nặng về lý trí, con người sẽ trở nên lạnh lùng, cứng nhắc Trái lại, nếu quá nặng về tình cảm sẽ dẫn con người đến ủy mị, vô nguyên tắc Cả hai xu hướng đều không có tác dụng tích cực đối với gia đình, tập thể lao động và xã hội.

Tình cảm của con người bao hàm nhiều lĩnh vực rộng rãi như:  Tình cảm thân tộc: tình cha con, mẹ con, họ hàng ;  Tình yêu lứa đôi;

 Tình bạn, tình cảm giữa các thành viên trong các nhóm xã hội;  Tình cảm đối với khoa học, lao động;

 Tình cảm đối với cái chân, cái thiện, cái đẹp 1.3.4 Quy luật tâm lý nhu cầu

Nhu cầu là động lực của hành động và từ đó cũng nảy sinh ra nhiều trạng thái tâm lý khác nhau Con người có nhiều loại nhu cầu và chúng có mức độ quan trọng khác nhau ở từng thời kỳ Các nhu cầu của con người tuân theo quy luật tâm lý về nhu cầu như sau:

Nhu cầu con người luôn phát triển, vô cùng vô tận Khi một nhu cầu nào đó đã được thỏa mãn, thì lại xuất hiện nhu cầu khác Do đó, người ta phải liên tục hoạt động để thỏa mãn nhu cầu.

Mức độ thỏa mãn của nhu cầu có xu hướng giảm dần Trong quá trình đáp ứng nhu cầu nào đó, lúc đầu bao giờ cũng tạo ra độ thích thú, thỏa mãn cao nhất, sau đó sẽ giảm dần

Sự diễn biến của nhu cầu con người nhiều khi không trùng với nhu cầu thực và có khả năng thay đổi nhanh chóng Vì con người cùng một lúc có nhiều nhu cầu khác nhau, nên họ phải lựa chọn, giải quyết các nhu cầu bức xúc trước hoặc tìm cách đáp ứng các nhu cầu lần lượt theo thứ tự ưu tiên và phù hợp với khả năng tài chính, thể lực, thời gian hoặc ngoại cảnh, điều kiện

1.4Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân người lao động

1.4.1 Tính khí, tính cách

Tính khí hay tính cách đều có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn công việc đối với người lao động, tùy thuộc vào đặc điểm của từng nhóm tính khí để nhà quản trị có

Trang 9

thể phân công công việc và có cách kiểm soát phù hợp cho người lao động để đạt được hiệu quả công việc cao nhất Ví dụ như nhóm người có tính khí nóng, họ có năng lực tuy nhiên lại dễ nản nếu gặp khó khăn, những người như vậy cần nhận được sự động viên kịp thời và sự công nhận để họ có thể tiếp tục phát huy thế mạnh của mình Với nhóm tính khí hoạt nếu họ không chú ý rèn luyện đạo đức sẽ dễ làm những việc không có lợi cho tập thể Nhà quản trị cũng cần chú ý khi giao những nhiệm vụ mới cho người có tính khí trầm vì họ khó có thể thích ứng với những thay đổi Nhóm người hợp với công việc lao động chân tay là nhóm tính khí ưu tư vì họ mang đặc điểm cần cù và cẩn thận Nói chung mỗi một nhóm tính khí đều có những ưu và nhược điểm riêng Nếu được đặt trong môi trường và điều kiện làm việc phù hợp họ sẽ phát huy được tài năng của mình.

1.4.2 Nhu cầu

Nhu cầu của mỗi người luôn luôn tồn tại từ đó sinh ra hứng thú Đó là biểu hiện cảm xúc, tình cảm đối với đối tượng để thỏa mãn các nhu cầu Vì vậy quản lý có hiệu quả là phải biết cách tác động phù hợp đối với từng con người, cần phải biết rõ người lao động đang có nhu cầu chưa thỏa mãn ở bậc nào để tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu đó để nâng cao chất lượng công việc và giữ chân người lao động.

Theo Schiffman thì động cơ là nội lực thúc đẩy cá nhân hành động Nội lực đó sinh ra một trạng thái căng thẳng và là kết quả của một nhu cầu chưa được thỏa mãn Do đó nhà quản trị cần phải quan tâm đến người lao động, tạo điều kiện từ đó động viên thúc đẩy và định hướng hoạt động cho họ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh

1.4.3 Môi trường và điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là tình trạng nơi làm việc của người lao động, bao gồm các yếu tố như: sự an toàn của nơi làm việc, trang thiết bị phục vụ cho công việc của người lao động Dễ dàng nhận thấy, khi được làm việc trong môi trường thoải mái, chất lượng, mỗi cá nhân sẽ được kích thích khả năng sáng tạo và lan tỏa tinh thần làm việc tốt Mọi người sẽ có thêm động lực để hoàn thành xuất sắc công việc được giao Nhờ đó mà tinh thần đoàn kết giữa nội bộ nhân viên trong công ty và lãnh đạo trở nên khăng khít Ngược lại môi trường không tốt sẽ dễ khiến cho nhân viên có cảm giác chán nản, thiếu tôn trọng khi không được thể hiện năng lực, tiếng nói của bản thân Điều này dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực, sự mất niềm tin vào cấp trên và doanh nghiệp

Điều quan trọng nhất đó chính là xây dựng môi trường làm việc tích cực, thoải mái Ở đó nhân viên có thể xem như mái nhà thứ hai của mình, sẵn sàng nói lên quan điểm cá nhân, không ngừng phát huy năng lực và đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần đoàn kết của cả bộ máy tổ chức

1.4.4 Mối quan hệ trong công việc ● Với cấp trên

Lãnh đạo được hiểu là người cấp trên trực tiếp của nhân viên Lãnh đạo đem đến sự hài lòng cho người lao động thông qua việc tạo ra sự đối xử công bằng, thể hiện sự quan tâm đến cấp dưới, có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành cũng như hỗ trợ nhân viên trong công việc

Trang 10

Theo Ramsey (1997) thái độ và hành vi của lãnh đạo đối với nhân viên cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần làm việc cao hay thấp hoặc các hành vi hợp tác hay bất hợp tác của nhân viên Trong công việc khi được động viên đúng lúc lãnh đạo có thể thúc đẩy, tạo động lực làm việc cho nhân viên và giảm các bất mãn.

● Với đồng nghiệp

Đồng nghiệp là những người làm việc cùng trong tổ chức hoặc gần hơn là những người làm việc trong cùng bộ phận với nhau Quan hệ đồng nghiệp thân thiện và hỗ trợ sẽ góp phần làm tăng sự hài lòng trong công việc của người lao động Nhân tố đồng nghiệp được đánh giá là tốt khi trong tổ chức nhân viên sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp làm việc một cách hiệu quả, các mối quan hệ không căng thẳng, môi trường làm việc thân thiện và quan hệ giữa các cá nhân là đáng tin cậy Mối quan hệ giữa nhân tố đồng nghiệp và sự hài lòng công việc được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu khác nhau.

1.4.5 Chế độ đãi ngộ

Một số nhà nghiên cứu cho rằng có rất ít bằng chứng thực nghiệm cho thấy tiền lương có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc Tuy có một số nhà nghiên cứu cho rằng ít có bằng chứng cho thấy tiền lương hay thu nhập có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc nhưng trong điều kiện tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tiền lương hay thu nhập vẫn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc (Trần Kim Dung, 2005; Phạm Văn Mạnh, 2012) Chế độ đãi ngộ đóng vai trò quan trọng trong sự hài lòng của nhân viên Đó là yếu tố có khả năng điều phối, chi phối tới các yếu tố khác có ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của người lao động.

1.4.6 Sự kỳ vọng của doanh nghiệp

Kỳ vọng của doanh nghiệp ngày càng lớn thì ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động ngày càng nhiều, người lao động có thể cảm thấy bị áp lực trong công việc, dẫn đến sức khỏe, tâm lý của họ có thể bị ảnh hưởng một cách tiêu cực, dẫn tới việc hiệu quả trong công việc không cao.

Nhưng doanh nghiệp cũng không phải là không nên kỳ vọng từ nhân viên của mình, mà cần ở một mức độ vừa phải để có thể đảm bảo chất lượng công việc của nhân viên không quá thấp và cũng đặt kỳ vọng ở mức độ nhất định để nhân viên hoàn thành công việc được giao.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU TÂM LÝ CÁ NHÂN TRONGTÌNH HUỐNG CỤ THỂ

Trang 11

2.1Tổng quan chung về Apple

2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp

Apple ( Apple Inc.) là một công ty công nghệ đa quốc gia có trụ sở tại Cupertino, California, Hoa Kỳ Được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne Apple đã trở thành một trong những công ty công nghệ lớn trên toàn thế giới, nổi tiếng với việc sản xuất và phân phối các sản phẩm công nghệ như iPhone, Mac, iPad, Apple Watch và các dịch vụ như App Store, iTunes và Apple Music.Công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp có giá trị thị trường cao nhất trên thế giới.

2.1.2 Quá trình hình thành  1976 – 1980: Sự khởi đầu của Apple

 1/4/1976: Apple Inc được thành lập bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronal Wayne

 1977 - 1985: Ra mắt Apple II và Macintosh đánh dấu bước ngoặt cho ngành công nghiệp máy tính Tuy nhiên việc phải cạnh tranh với MS-DOS đã tạo ra áp lực lớn đối với Apple Doanh số bán hàng của Macintosh thấp hơn mong đợi và công ty phải đối mặt với tình trạng lỗ lớn.

 1985: Sự rời đi của Steve Job và những năm tháng khó khăn: Lý do chính là sự không đồng ý về chiến lược, quản lý giữa Jobs và ban lãnh đạo Apple.

 1997: Steve Jobs trở lại làm CEO tạm thời - một nước đi cuối cùng mà nhiều người cho rằng đã cứu Apple khỏi bờ vực phá sản

 1998: IMac đã mang đến một diện mạo mới cho máy tính cá nhân và là một bước đột phá trong thiết kế của Apple

 2001 - 2010: Cách mạng hóa ngành công nghiệp với IPod, IPhone và Ipad  2011: Steve Jobs ra đi và di sản của ông để lại: không chỉ tạo ra công ty công nghệ hàng đầu thế giới, Steve Jobs còn đặt nền móng cho sự thành công của Apple trong những thập kỷ tiếp theo

 2011 – nay: Định hình lại tương lai sản phẩm và những cơ hội, thách thức trong thời đại kỹ thuật số

2.1.3 Các dòng sản phẩm chính

Mac: Gồm các dòng máy tính cá nhân của Apple như MacBook (Laptop), iMac (Máy tính để bàn), Mac mini (Máy tính để bàn nhỏ gọn) và Mac Pro (Máy tính cho người dùng chuyên nghiệp) Tất cả các máy tính Mac đều chạy hệ điều hành macOS.

iPhone và iPad: iPhone là dòng điện thoại thông minh với nhiều phiên bản và tính năng đa dạng, sử dụng hệ điều hành iOS iPad là dòng máy tính bảng với kích thước và cấu hình khác nhau, phục vụ cho nhu cầu học tập, làm việc và giải trí, sử dụng hệ điều hành IPadOS.

Apple Watch: Đồng hồ thông minh của Apple chạy trên hệ điều hành watchOS có khả năng đo nhịp tim, theo dõi hoạt động thể chất và thông báo từ điện thoại di động Apple Watch cũng hỗ trợ các ứng dụng và tích hợp với hệ thống sinh thái của Apple.

Trang 12

Apple TV: Thiết bị truyền hình thông minh Apple TV giúp người dùng xem nội dung trực tuyến, xem phim, chơi game và kết nối với các dịch vụ giải trí, chạy trên hệ điều hành tvOS.

Apple AirTag: AirTag là một thiết bị theo dõi thông minh được thiết kế để giúp bạn tìm lại các vật phẩm như chìa khóa, ví tiền và đồ cá nhân khác thông qua ứng dụng Find My của Apple.

Các dịch vụ: Bên cạnh các dòng sản phẩm, Apple cung cấp cả dịch vụ như App Store (nơi tải xuống ứng dụng), iTunes (dịch vụ mua nhạc và nội dung trực tuyến), Apple Music (dịch vụ nghe nhạc trực tuyến), iCloud (dịch vụ lưu trữ đám mây), Apple Pay (dịch vụ thanh toán di động), và nhiều dịch vụ khác.

2.1.4 Kết quả kinh doanh hiện nay

Kết quả tài chính cho quý ba năm khóa 2023 kết thúc vào ngày 1 tháng 7 năm 2023 Công ty Apple đã công bố đạt doanh thu quý là 81,8 tỷ USD, giảm 1% so với năm trước Thu nhập theo quý trên mỗi cổ phiếu đạt 1,26 USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Luca Maestri - Giám đốc Tài chính của Apple, chia sẻ: “Trong quý này, Apple đã tạo ra dòng tiền lưu chuyển rất mạnh mẽ từ hoạt động kinh doanh (26 tỷ USD), trả cổ tức hơn 24 tỷ USD cho các cổ đông, cũng như tiếp tục đầu tư vào các kế hoạch tăng trưởng dài hạn của công ty.”

Hội đồng Quản trị của Apple đã tuyên bố chia cổ tức bằng tiền mặt là 0,24 USD cho mỗi cổ phiếu phổ thông của Công ty Cổ tức được trả vào ngày 17 tháng Tám năm 2023 cho các cổ đông được ghi nhận vào thời điểm kết thúc hoạt động kinh doanh vào ngày 14 tháng Tám năm 2023.

2.1.5 Cơ cấu tổ chức

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w