1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cơ sở văn hóa nhóm tiểu luận đặc điểm và những nét đặc trưng của một số trang phục dân tộc vùng tây bắc

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vùng văn hóa này mang nhiều màu sắc của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, thể hiện nét đẹp truyền thống đặc trưng, bản sắc văn hóa của từng dân tộc khác nhau, nhưng đồng thời cũng mang 1

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 2

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 12

1 Tôn Phước Dương( Nhóm Trưởng) 22140009 Phần 2.3, Tổng hợp

word, Chương III ThànhHoàn

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 2 Lịch sử vấn đề 3 Phương pháp nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu B NỘI DUNG

Chương 1 Sơ lược về Tây Bắc, những nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc

1.1 Sơ lược về Tây Bắc

1.2 Văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc

1.3 Đặc trưng văn hóa mặc , sự hòa hợp văn hóa mặc các dân tộc Tây Bắc -1.3.1 Đặc trưng văn hóa mặc các dân tộc Tây Bắc

-1.3.2 Sự hòa hợp văn hóa mặc của các dân tộc Tây Bắc

Chương 2 Đặc điểm và những nét đặc trưng của một số trang phục dân tộc vùng Tây Bắc

2.1 Trang phục dân tộc người Tày 2.1.1 Trang phục nữ giới 2.1.2 Trang phục nam giới

2.1.3 Trang phục dân tộc Tày xưa - nay 2.2 Trang phục người H’Mông 2.2.1 Trang phục nữ giới 2.2.2 Trang phục nam giới

2.2.3 Sự khác biệt trong trang phục của người H’mông 2.3 Trang phục người Thái

2.3.1 Trang phục nữ giới 2.3.2, Trang phục nam giới

Chương 3 Kết luận và liên hệC KẾT LUẬN

D LIÊN HỆ

E TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

A.MỞ ĐẦU 1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Tây Bắc luôn là 1 vùng văn hóa đặc trưng nổi bật trong các vùng văn hóa của Việt Nam ta Vùng văn hóa này mang nhiều màu sắc của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, thể hiện nét đẹp truyền thống đặc trưng, bản sắc văn hóa của từng dân tộc khác nhau, nhưng đồng thời cũng mang 1 nét đặc trưng chung của của cả 1 vùng văn hóa rộng lớn Nét đặc trưng ấy nổi bật đến độ, rằng những người chưa tìm hiểu sâu về vùng đất Tây Bắc này cũng có thể dễ dàng nhận ra “Đây là Tây Bắc”, ”Đây là dân tộc vùng Tây Bắc” chỉ bằng những bức ảnh, đoạn phim về dân tộc con người nơi đây.

- Cũng chính vì nét đặc trưng rất nổi bật đấy, nhóm chúng em đã rất hứng thú về vùng văn hóa này, và cũng rất tò mò rằng điều gì đã tạo nên nét đặc trưng chung của vùng đất Tây Bắc qua góc nhìn của những dân tộc khác, để khiến họ dễ dàng nhận định rằng đó là Tây Bắc Đó cũng chính là lý do nhóm em quyết định chọn đề tài tìm hiểu về văn hóa Tây Bắc, cụ thể hơn là văn hóa trang phục truyền thống - Yếu tố mang đậm nét đặc trưng nhất của nền văn hóa Tây Bắc

2/ Lịch sử vấn đề

-Trang phục truyền thống của các dân tộc ở đây cũng được tạo ra với những mục đích giống như bao dân tộc khác trên thế giới, đầu tiên đó là để bảo vệ, giữ ấm cho cơ thể và thứ hai đó là để thể hiện quan niệm văn hóa, nét đẹp riêng trong phong tục của dân tộc -Điều tạo nên những nét đặc trưng riêng của từng dân tộc trong trang phục của họ dựa vào quan điểm của cộng đồng xã hội xung quanh họ, những câu truyện cổ và dựa vào cả tài nguyên, địa hình, khí hậu của khu vực đó.

+Lấy ví dụ như trang phục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Thái, chiếc khăn Piêu đội đầu Mỗi chiếc khăn là một câu chuyện thể hiện qua họa tiết, sắc màu, nói lên tâm tư, tính cách của mỗi người phụ nữ làm ra nó

-Nét đặc chưng chung của trang phục các dân tộc ở đây đó là sự sặc sỡ, màu sắc có sự tương đồng giữa các dân tộc, cùng với đó là địa hình khí hậu khu vực giống nhau về tổng thể.

- Về màu sắc và chất liệu, các màu sắc có sự tương đồng giữa các dân tộc đó là do đều được nhuộm từ vật liệu thiên nhiên, điển hình như chất liệu chàm, các dân tộc sử dụng chàm để nhuộm vải cho trang phục của họ Còn về chất liệu, các loại cây được dùng làm sợi vải hầu hết được các dân tộc vùng này sử dụng là cây lanh, đều dùng để dệt vải thổ cẩm Vậy nên sự tương đồng trong màu sắc và chất liệu có thể nói là do vị trí địa lý có phần

Trang 5

tương đồng về địa hình, khí hậu và đặc trưng thiên nhiên

3/ Phương pháp nghiên cứu

Về chủ đề này, phương pháp nghiên cứu của nhóm chúng em có quy trình như sau :

* Xác định chủ đề

- Cả nhóm sẽ cùng đưa ra quan điểm, ý kiến để lựa chọn ra chủ đề cả nhóm ưng ý nhất để nghiên cứu

- Xác định chủ thể chính trong chủ đề đã chọn

- Sắp xếp bố cục bài tiểu luận và chia nhỏ vấn đề nghiên cứu

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên, mỗi người sẽ đảm nhận 1 phần của vấn đề đã được chia nhỏ.

* Tìm hiểu, làm rõ vấn đề

Mỗi một thành viên được giao nhiệm vụ sẽ có quy trình nghiên cứu như sau:

-Tìm kiếm, thu thập thông tin

+ Xem video, tìm kiếm thông tin trên các nguồn thông tin chính thống + Lưu địa chỉ, liên kết của các nguồn thông tin đã tìm kiếm

- Chắt lọc thông tin

+ Ghi chú lại những thông tin cần thiết , liên quan nhất tới vấn đề cần nghiên cứu (đặc biệt là thông tin ít người biết ), loại bỏ những thông tin không liên quan

+ Xác thực lại những thông tin đó qua nhiều nguồn, qua những nguồn chính thống.

- Hệ thống lại thông tin

+ Viết lại những thông tin vừa chắt lọc bằng văn phong của 1 bài tiểu luận, điều này sẽ khiến cho bài tiểu luận chỉnh chu,phù hợp hơn, văn phong được thống nhất, loại bỏ đi văn phong của những loại văn bản thông tin khác như thuyết minh, báo chí + Sắp xếp lại bố cục và thứ tự của từng nhóm thông tin (vd như trang phục nam, nữ, lịch sử trang phục,…)

* Tổng hợp thông tin, thống nhất ý kiến chung

- Từng thành viên sau khi đã hoàn thành phần nhiệm vụ của mình sẽ gửi về cho nhóm

trưởng, nhóm trưởng sẽ nhận bài và tổng hợp chắt lọc và sắp xếp lại thông tin 1 cách sơ bộ - Sau khi có bản tổng hợp của nhóm trưởng, cả nhóm sẽ cùng nhau xem và đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh bài tiểu luận ( sửa thông tin, sắp xếp lại theo ý kiến thống nhất của cả nhóm)

- Hoàn thiện bài tiểu luận (chỉnh sửa lỗi trình bày, trang trí, )

Trang 6

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu :

- Sơ lược văn hóa của vùng Tây Bắc

- Trang phục truyền thống của 1 số dân tộc đặc trưng của khu vực Tây Bắc

Trang 7

B NỘI DUNG

Chương 1 Sơ lược về Tây Bắc, những nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc1.1 Sơ lược về Tây Bắc

-Dưới thời kì Pháp thuộc, Tây Bắc lúc đó được gọi là xứ Thái tự trị Mãi đến năm 1955 được đổi thành khu tự trị Thái Mèo, gồm 3 tỉnh : Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ và đến năm 1962 thành khu tự trị Tây bắc và kết thúc vào năm 1975 Cái tên Tây Bắc ngày nay chỉ giúp ta xác định phương hướng và vị trí địa lý ngoài ra không còn mang ý nghĩa gì khác.

-Vùng văn hóa ở Tây Bắc là khu vực gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng (lưu vực sông Đà ) kéo dài cho tới bắc Thanh Nghệ Ta có ở đây trên 20 tộc người cư trú, chính vì đó mà văn hóa Tây Bắc ở đây rất đa dạng tất cả là sự đan xen là các bản sắc riêng của hơn 20 dân tộc ấy, trong đó Tày, H’mông, Thái được xem là nổi bật và tiểu biểu, góp phần lớn trong việc hình thành văn hóa khu vực Như là hệ thống mương phai dẫn nước vào đồng; nghệ thuật trang trí trêb chiếc khăn piêu thái, chiếc cạp váy Mường; trang phục nữ H’mông; những điệu múa xòe và còn nhiều thứ khác nữa mà không thể kể hết ở đây.

-Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên: Là miền núi về phía Tây thuộc miền Bắc Việt Nam, có đường biên giới chung với Trung Quốc và Lào Là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam, gồm có 6 tỉnh: Lai châu, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái và Mường Lay.Địa hình hiểm trở, có núi cao và chia cắt sâu, khối núi và dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và phải kể đến là dãy hoang Liên Sơn dài 180km, rộng 30km, cao từ 1500km đổ lên, hay các đỉnh núi cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu Luông 2.983m Ngoài ra dãy Hoàng Liên Sơn được người Thái sinh sống ở đây thường hay

gọi là "sừng trời" (Khau phạ), được ví là bức tường thành phía đông và vùng Tây Bắc Sông

Đà và sông Hồng là hai con sông lớn thuộc Tây bắc, các con sông này không chỉ là nơi định cư cho người dân mà còn là những nguồn cảm hứng cho những sáng tác và câu hát, truyền thuyết của các dân tộc Thái, Mường

-Về khí hậu: Mặc dù cùng nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng vì nằm ở độ cao từ 800-3000m nên khí hậu ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao hơn như Sin Hồ có khí hậu ôn đới Và vì là có nhiều dãy núi với các đỉnh núi cao như kể trên thì tạo ra các địa hình

Trang 8

chia cắt làm nên những thung lũng lớn như lòng chảo ở vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên Trong lúc đó ở thung lũng Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa đông, còn ở Mộc Châu phải mặc áo bông dày mà không khỏi rét Vì chính vì đó mà thiên nhiên Tây Bắc trở nên đa dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình và cũng chính những điều này làm nên nét đa dạng trong văn hóa của dân tộc Tây Bắc.

1.2 Văn hóa đặc trưng vùng Tây Bắc

-Văn hóa nông nghiệp: do địa hình hiểm trở nên nông nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng về hệ thống tưới tiêu, được gói gọn trong 4 từ “ Mường- Phai- Lái- Lịn” được biết qua những cách người dân ở đây sử dụng địa hình lấy nó làm lợi thế như lợi dụng độ dốc của dòng chảy dốc người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai" Phía trên "phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương" Từ "mương" xẻ những rãnh chảy vào ruộng, đó là "lái" Còn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng nối tiếp nhau và có khi dài hàng cây số Vì chủ động trong việc tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong ruộng lúa, gặt xong là tháo nước bắt cá, cá cộng sinh với ruộng lúa vừa ăn sâu bọ vừa khoắng bùn làm cho tốt lúa.

-Văn hóa ẩm thực vùng tây Bắc: với sự kết hợp của 20 dân tộc khác nhau tạo ra những sắc thái văn hóa dân tộc độc đáo của họ là những món ăn truyền thống nổi tiếng chỉ có tại vùng này Va những món ăn độc đáo đó thường được người Tây Bắc thưởng thức vào không khí tại các lễ hội, chợ và những ngày tết xuân về Phần lớn khẩu vị của người dân ở đây là thích những thứ đậm đà in sâu vào tâm trí mỗi lần thưởng thức và không thể nào quên được như món đặc sản canh da trâu, rượi sâu chít, cơm lam, chéo,

-Về kiến trúc nhà ở: mỗi dân tộc có những kiểu kiến trúc khác nhau tạo nên vùng Tây Bắc rất riêng Người Thái thường xây theo “hướn hạn phủ táy” người Thái thường làm nhà gian lẻ, hai đầu khum lại như mái rùa Ngôi nhà được xây lên vô cùng tài hoa và với vẻ rất riêng hài hòa giữa thiên nhiên núi đồi và con người

1.3 Đặc trưng văn hóa mặc, sự hòa hợp văn hóa mặc các dân tộc Tây Bắc1.3.1 Đặc trưng văn hóa mặc các vùng dân tộc Tây Bắc

-20 dân tộc 20 màu sắc riêng vô cùng đặc trưng và khó hòa lẫn vào nhau Từ ăn mặc, lối sống, tín ngưỡng, phong tục, nghệ thuật kiến trúc làm nên sự khác biệt đa dạng phong phú dù trải qua bao lịch sử biến cố nhưng Tây bắc vẫn giữ được cho mình những bản sắc riêng biệt.

-Trong văn hóa vùng Tây Bắc, trang phục truyền thống hay văn hóa mặc phản ánh rõ nhất phong tục, vẻ đẹp và bản sắc mỗi dân tộc là những gì chúng ta được chiêm ngưỡng và trải nghiệm với những trang phục của bà con đồng bào Tây Bắc

Trang 9

-Trang phục truyền thông của nam giới thường không cầu kì mà vô cùng đơn giản còn ở phái nữ, trang phục của họ luôn được thiết kế cầu kì từ kiểu cách mặc đến hoa văn trang trí vô cùng bắt mắt.

-Đơn giản nhưng tinh tế, cầu kì nhưng bắt mắt là những gì ta cảm thấy được qua trang phục người Tày Bộ trang phục hòa vào giữa sắc xanh của thiên rừng núi Tây Bắc đôi lúc hiện lúc ẩn, thấy được sự đơn giản mà nó mang lại Nói về trang phục đẹp thì trang phục Thái có lẽ nổi bất hơn cả với những họa tiết mang một nét văn hóa riêng, hấp dẫn và độc đáo Điểm nổi bật trong bộ trang phục này là chiếc khăn Piêu đội đầu.

-Còn người Mông thường sử dụng chủ đạo 4 màu xanh, đỏ, tím, vàng tạo nên hình họa tiết sắc màu rực rỡ Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc mông thường có khăn quấn đầu, khăn len và đều được dệt bằng tay Trên bộ trang phục đó được làm rất công phu và tỉ mỉ trong từng đoạn công đoạn may.

-Trang phục của người dân tộc Tày thường có màu trầm và giản dị Nhìn chung, người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm màu chàm nên trang phục của họ màu chủ đạo là màu chàm, còn ở phụ nữ thường quấn khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân được làm từ bạc.

1.3.2 Sự hòa hợp văn hóa mặc của các dân tộc Tây Bắc

-Mặc dù mỗi dân tộc mang bản sắc riêng là thế, nhưng vẫn có sự hòa hợp đến lạ kì, hòa quyện trong văn hóa mặc tạo nên chỉnh thể văn hóa

-Như trang phục của nhóm Thái Đen và Thái mặc dù chỉ có một vài chi tiết thể hiện sự khác biệt, nhưng xét về kết cấu, kiểu cách, trang trí, trang phục đều giống nhau Khăn piêu thêu hoa văn không chỉ là vật để đội đầu mà còn là vật định tình của các cô gái Thái Hay ngày nay áo cóm cững được may với chất liệu khác nhau, màu sắc cũng phong phú hơn.

-Chiếc khăn piêu quên thuộc của các cô gái Thái thì lại được chị em Khơ Mú quấn trên đầu theo phong cách riêng Phụ nữ Khơ Mú thích thêm vào chiếc piêu chùm tua màu hồng hay màu đỏ, để thêm phần nổi bật hơn tạo ra cái riêng hơn

Chiếc áo cóm có cổ cao và kín thì lại được phụ nữ Khơ Mú biến tấu khéo léo bằng cách xẻ sâu hơn kết hợp với chiếc áo đã biến tấu qua vô cùng độc đáo là chiếc váy dài chấm gót

Chương 2 Đặc điểm và những nét đặc trưng của một số trang phục dân tộc vùng Tây Bắc.

2.1 Trang phục dân tộc người Tày

Trang 10

Trên đất nước ta quy tụ tới 54 dân tộc anh em Mỗi dân tộc đều có những bản sắc

riêng biệt và phong tục tập quán của họ Và một trong những điểm nhấn tạo nên sắc thái riêng biệt của mỗi dân tộc hay còn gọi khác là đặc điểm nhận diện đặc trưng của 1 dân tộc , đó chính là bộ trang phục truyền thống của dân tộc Tày Bộ trang phục truyền thống của mỗi dân tộc sẽ có kiểu dáng, màu sắc và cách bố trí hoa văn khác nhau Tuy dân số đông, địa bàn phân tán nhưng dân tộc Tày lại là một cộng đồng đồng nhất với một ý thức rõ rệt , ta có thể thấy điều đó được thể hiện qua bộ trang phục truyền thống với tông sắc màu chủ đạo là màu chàm Nói tới trang phục của người Tày, thì hoa văn trên trang phục là dấu ấn đặc biệt để làm nổi bật lên đặc trưng của họ Nhưng điều đặc biệt nhất là cách phối màu chàm phổ biến đồng nhất trên trang phục hai giới nam và nữ xen với đó là lối mặc lót áo trắng bên trong áo chàm

Cái lưu ý không phải là lối tạo dáng mà là phong cascg mỹ thuật như đã nói trên Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn về phần trang trí các màu khác hay họa tiết trên trang phục, thì ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được phối hòa hợp trong hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm Riêng nhóm Pa dí (Lào Cai) có phong cách khác lạ trông khá độc đáo ở lối đội khăn và y phục

Nét đặc sắc trên trang phục người Tày lại được thể hiện qua những mẫu hoa văn trên vải Sự kết hợp phối màu một cách tinh tế và khéo léo tạo đồ họa trên mặt vải khiến cho trang phục của người Tày trở nên sinh động và sặc sỡ hơn , mang đậm bản sắc của người dân tộc

Trang phục cổ truyền của người Tày chủ yếu được làm từ sợi vải bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không thêu thùa và không có hoa văn trang trí Không ai biết rõ nghề dệt thổ cầm của người dân tộc Tày ra đời từ bao giờ, mà chỉ biết là từ lâu đời những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra đã nổi tiếng với những họa tiết đẹp mắt, sinh động, mang đậm sắc thái dân tộc.

Nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là phương pháp nhuộm chàm sợi bông và nhuộm màu tơ tàm Tuy nhiên, để hạn chế về mặt tài sản, tơ tằm đắt nên ngày nay dệt thổ cầm đã thay bằng len có chi phí thấp hơn để tiết kiệm chi tiêu Quy trình dệt thổ cẩm diễn ra hoàn toàn thủ công và chính đôi tay khéo léo và kiên trì của người phụ nữ Tày mà những tấm thổ cẩm nên hình nên dạng vô cùng chất lượng và đặc sắc Từ những sản phầm đó người phụ nữ Tảy đã dệt nên mặt chăn , mặt địu, khăn trải giường và đặc biệt nhất là những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc Đồ trang sức được cả nam và nữ ưa thích sử dụng đó là vòng cổ ,

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w