Theo Bác , văn hóa có thể hiểu theo cả 3 nghĩa : nghĩa rộng , nghĩa hẹp và nghĩa rất hẹp + Theo nghĩa rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vậtchất và tinh thần
Trang 1CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
1 Thông qua một trường hợp/biểu hiện văn hóa cụ thể, anh/chị hãy chứng minh luận điểm “văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú”
Theo Bác , văn hóa có thể hiểu theo cả 3 nghĩa : nghĩa rộng , nghĩa hẹp và nghĩa rất hẹp + Theo nghĩa rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người.
+ Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.
+ Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ,…
Để chứng minh cho luận điểm văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú , ta không thể không nhắc đến những văn hóa này ở nước Việt Nam ta :
Các phong tục tập quán : Phong tục tập quán làm cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng, giúp chúng ta có thể phân biệt được các cộng đồng, các dân tộc tại Việt Nam Nước ta
có đến 54 dân tộc anh em với rất nhiều phong tục, tập quán, nghi lễ văn hóa khác nhau Và có thể nói rằng phong tục tập quán chính là nét đặc trưng của một quốc gia, một dân tộc là vậy
Một vài phong tục tập quán nổi bật ở nước ta như : Phong tục thờ cúng tổ tiên , phong tục trong các ngày lễ Tết như Tảo mộ cuối năm , lì xì năm mới , và ở Việt Nam chúng ta vẫn còn rất nhiều những phong tục tập quán đẹp đẽ khác được lưu truyền từ nhiều đời nay như tục
ma chay, đám giỗ, đi chùa Tất cả đều thể hiện tinh thần dân tộc, thể hiện một nét đẹp văn hóa quốc gia và dần già như một món ăn tinh thần của người dân Việt Nam.
Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam :
Dân tộc Việt Nam bao gồm 54 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết với nhau Người Việt (Kinh) chiếm hơn 86% dân số chung toàn quốc, còn lại là 53 dân tộc thiểu số Mỗi dân tộc là một cộng đồng được xác định trên cơ sở tổng hợp 3 tiêu chí cơ bản: ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác tộc người.Mỗi một dân tộc , một địa phương có một bản sắc văn hóa khác nhau , tạo nên sự thống nhất , đa dạng của văn hóa Việt Nam Mỗi tộc người tạo ra một nền văn hóa khác nhau ,
Trang phục :
Tín ngưỡng :
Món ăn :
Lễ hội :
Các làng nghề truyền thống
Ngôn ngữ
Âm nhạc
Âm nhạc các dân tộc góp phần đáng kể làm cho văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú - Ða dạng và phong phú ở từng dân tộc cũng như giữa các dân tộc Nhạc cụ nói riêng cũng khác nhau, cả về thể loại, chức năng cũng như về chất liệu, cấu tạo, kích cỡ và kiểu dáng ở Việt Nam, từ chiếc lá cây, cọng rạ, đến ống tre, gióng nứa, đoạn gỗ, tấm da hay kim loại v.v đều có thể biến thành một thứ nhạc cụ nào đó Ngay cả chiếc sừng trâu, sừng dê hay
mỏ chim cũng có thể chế tác thành tù và Có nhiều loại nhạc cụ khác nhau thuộc đủ các họ theo phân loại thông thường: họ dây, họ hơi, họ màng rung và họ tự thân vang.
Trang 2Câu 2: Anh/chị hãy làm rõ tính đa dạng của văn hóa trong di sản văn hóa phivật thể “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”
Khái niệm :
“ Đa dạng văn hóa thường dùng để chỉ sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hóa, dạng thức văn hóa và nhiều cách biểu đạt văn hóa khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung.”
Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần Người dân thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với các vị Thánh Mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân Theo thư tịch và huyền thoại, bà là tiên nữ giáng trần, làm người, rồi quy y Phật giáo, được tôn vinh là “Mẫu nghi thiên hạ”, một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt Từ thế kỷ XVI, tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân, đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống con người Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, lan tỏa và được thực hành ở nhiều địa phương trong cả nước Tỉnh Nam Định được coi là một trong những địa phương có các trung tâm thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh tiêu biểu với những nơi lưu giữ sự tích về sự giáng thế của Mẫu như Phủ Dầy, Phủ Nấp và gần 400 nơi thờ cúng thánh Mẫu Chủ thể di sản là thủ nhang, thầy cúng, thanh đồng, hầu dâng, cung văn, con nhang đệ tử cùng với cộng đồng
cư dân có chung một niềm tin vào quyền năng, sức mạnh tối linh, sự bảo trợ của các Mẫu, đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, gắn bó với nhau thành bản hội, cùng nhau thực hành nghi lễ thờ cúng, tham gia lễ hội, lên đồng tại các phủ, điện Thờ Mẫu
Tại các điện thờ Thánh Mẫu, nghi thức thờ cúng hàng ngày do các thủ nhang thực hiện Thực hành cơ bản của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ lên đồng và lễ hội, tiêu biểu là Lễ hội Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định diễn ra từ ngày mồng 3 đến ngày 10 tháng Ba âm lịch (ngày giỗ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh) với những nghi lễ, diễn xướng dân gian, xếp chữ, lễ rước thỉnh kinh Thông qua các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong lên đồng và lễ hội, người Việt thể hiện quan niệm của mình về lịch sử, di sản văn hóa, vai trò của giới và bản sắc tộc người Sức mạnh và ý nghĩa của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ chính là đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người nhu cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu làm ăn phát đạt…
Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn Điều này được biểu hiện cụ thể qua hệ thống các vị thần trong điện thần Tam phủ (khoảng 70 vị thần), trong đó có nhiều
vị vốn là những nhân vật lịch sử, được thần linh hóa như Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão,Nguyễn Xí…) Khi sống họ là những người có tài, có đức, góp phần vào
Trang 3sự nghiệp dựng nước, bảo vệ người dân, khi mất hiển linh, là chỗ dựa tinh thần, thể hiện ý thức về cội nguồn dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước Với tính cởi mở của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt nên mọi người đều có thể tham gia, không phân biệt xu hướng chính trị, tôn giáo, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp Người Việt tôn thờ các vị Thánh Mẫu và các vị thánh bản địa, đồng thời tôn trọng và tiếp nhận các vị thần, các yếu tố văn hóa của một số các dân tộc thiểu số Trong thần điện có các vị thánh (Mẫu Thượng ngàn, các vị Quan, các Chầu, các Cô) thuộc miền rừng núi, nơi cư trú tập trung của các dân tộc thiểu số như người Mường, Tày, Nùng, Dao, v.v… Các trang phục dân tộc, các điệu xá thượng trong hát văn mang sắc thái văn hóa dân gian của các dân tộc miền núi phía Bắc Các vị thần có nguồn gốc là dân tộc thiểu số trong điện thần thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam
Thực hành và tham dự vào nghi lễ lên đồng và các hoạt động lễ hội để cầu sức khỏe, may mắn, hạnh phúc, thể hiện khát vọng trong cuộc sống thường ngày,hướng con người đến lòng từ bi bác ái như là nền tảng của những nguyên tắc ứng xử giữa con người với con người Thờ cúng Thánh Mẫu, biểu tượng người
mẹ tối linh góp phần đề cao giá trị, vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội Việt Nam
Bên cạnh đó, thực hành lễ hội, lên đồng, hát văn với những yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, múa… được thể hiện một cách nghệ thuật gắn với Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ, đó cũng là một phương thức nhằm lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt.Nghi lễ chính, trung tâm của Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ Lên đồng – được hiểu là một hình thức diễn xướng dân gian, thể hiện đức tin về sự giáng/nhập của các vị thần trong điện thần của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ Các giá đồng bao gồm hát văn, trang phục, múa thiêng được kết hợp một cách hài hòa, thể hiện sự giáng đồng của các vị thánh mang tính tâm linh và biểu tượng Những người thực hành tin rằng, bằng hình thức diễn xướng này, họ có thể giao tiếp được với các đấng thần linh để gửi gắm, biểu đạt những mong muốn, khát vọng của mình thông qua các thầy đồng - người đóng vai trò trung gian giữa con người và thần linh Đây là hình thức shaman giáo - diễn xướng xuất nhập thần tương đối phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới (Hàn Quốc,Mông Cổ, Uzbekistan, Braxin, Zimbabwe…)
Trang 4Câu 3: Anh/chị hãy cho biết những dấu ấn/biểu hiện của Nho giáo trong văn hóa Việt Nam hiện nay
Nguồn gốc của Nho giáo:
Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc, người sáng lập
là Khổng Tử (dựa trên việc phát triển tư tưởng của Chu Công Đán), ông là một người Trung Quốc Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận được rằng: đạo Nho có nguồn gốc từ Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc Tuy nhiên, sau khoảng một thời gian, Nho giáo đã phát triển và vượt ra khỏi lãnh thổ của Trung Quốc Nó Đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và với cả Việt Nam chúng ta
Các nội dung cơ bản của Nho giáo:
+ Tổ chức xã hội
+ Lễ nghi
+ Quan hệ xã hội
+ Thuật lãnh đạo
+ Chữ hiếu và xã hội
+ Vai trò của gia đình
+ Vai trò của cá nhân
+ Tư tưởng về Thế giới đại đồng
+ Triết lý giáo dục
Sơ lược quá trình du nhập và sự hình thành nho giáo ở Việt Nam:
Nho giáo du nhập vào VN trong thời kỳ Bắc thuộc, chủ yếu ảnh hưởng đến những người thuộc tầng lớp trên trong XH, vì là VH do kẻ xâm lược áp đặt nên chưa có chỗ đứng trong xã hội VN
TK XI: Nho giáo định hình, chế độ tam giáo đồng nguyên.- Năm 1070: Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử lúc này“Nho giáo được chính thức tiếp nhận”
Năm 1075: Mở khoa thi Nho học đầu tiên, chính thức khai sinh cho lịch sử thi cử Nho giáo lâu dài ở Việt Nam
Năm 1076: nhà Lý cho lập Quốc tử giám ngay giữa kinh thành và “chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc tử giám” Từ đây, con em quý tộc họ Lý chính thức được đào tạo chủ yếu theo Nho giáo
Thời nhà Trần: khuynh hướng dung hòa tam giáo (Nho – Phật – Đạo)
TK XV: Nhà Lê đưa Nho giáo trở thành quốc giáo - Nho giáo độc tôn
TK XVI – XVIII: XH biến động, nho giáo suy yếu
TK XIX: nhà Nguyễn độc tôn nho giáo – thất bại – suy tàn
Chúng ta không thể phủ nhận rằng Nho giáo đã tham gia góp phần vào
sự đúc mặn nên diện mạo tinh thần dân tộc và văn hóa dân tộc Dù có những điểm chưa tích cực nhưng trãi qua năm tháng sàng lọc những tư tưởng triết học của Nho giáo đã thấm nhuần trong lòng con người Việt Nam
Trang 5Những dấu ấn/biểu hiện của Nho giáo trong văn hóa Việt Nam hiện nay
• Chính Nho giáo (nguyên thủy) đã coi “nhân dân là gốc” Những điều quan trọng nhất đối với nhân dân là quyền dân chủ, quyền bình đẳng của xã hội,quyền
tự do của mỗi người thì Nho giáo lại không thừa nhận, không coi nhân dân là lực lượng chính làm nên lịch sử Cách mạng đã đặt lại vị trí của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, đem lại cho nhân dân những quyền lợi cơ bản, xây dựng được khối đoàn kết toàn dân, nhân dân trở thành sức mạnh vô địch chiến thắng những
kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của thế kỷ
• Nho giáo với tinh thần “Trọng nam khinh nữ”, trói buộc người phụ nữ trong bếp núc gia đình, gạt bỏ phụ nữ khỏi công việc chung của xã hội Cách mạng đã xóa bỏ tư tưởng lạc hậu đó, mở cửa cho người phụ nữ ra xã hội cùng bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh vực chiến đấu, sản xuất và quản lý đất nước
• Nho giáo luôn hoài niệm về quá khứ, đời này không bằng đời xưa, người ít tuổi không bằng người nhiều tuổi Cách mạng thì ngược lại, luôn luôn nhìn về phía trước, đặt niềm tin vào thanh niên và là tiền đồ của dân tộc
• Cách mạng luôn coi trọng truyền thống dân tộc Với tinh thần đó, cách mạng không xóa bỏ toàn bộ nội dung của Nho giáo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng rất nhiều câu chữ Nho của Nho giáo, nhiều kinh nghiệm giáo dục và tu dưỡng của Nho giáo, nhiều biện pháp động viên tinh thần và ý chí của Nho giáo để giáo dục cán bộ, động viên nhân dân tự giác tham gia chiến đấu giành độc lập tự do với một khí phách kiên cường, mưu trí và sáng tạo
• Nho giáo đặt sự tu dưỡng đạo đức lên hàng đầu Trong sự nghiệp cách mạng,Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi “Đạo đức là gốc” Người nói : “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa” Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang” Người lấy câu nói của Mạnh Tử để nêu lên khí phách của người chiến sĩ cách mạng “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục” (Lời ra mắt Đảng lao động Việt Nam, 1951), “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” – (Thiên đằng văn Công – Hạ) Cách Mạng đòi hỏi mọi người luôn rèn luyện đạo đức, thường xuyên phê bình và tự phê bình
Truyền thống Tôn sư trọng đạo
Trang 6Câu 4: Anh/chị hãy trình bày những “yếu tố Việt Nam” trong Phật giáo ở nước ta hiện nay
Người sáng lập Phật giáo là Siddhartha Gautama Ông sinh năm 563 trước công nguyên tại Kapilavastu Là hoàng tử của nhà vua Satđôđana, nước Capilavatu ( ngày nay là vùng đất bao gồm một phần miền Nam nước Nepal Và một phần các bang Uttar Prade Sơ và Bihar của Ấn Độ ) Năm 29 tuổi,Siddhartha bỏ cung điện, bỏ cuộc sống giàu sang và gia đình để đi tìm cho mình một con đường giải thoát Năm 35 tuổi, Siddhartha nghĩ ra được một cách giải thoát Từ đó, ông được gọi là Buddha nghĩa là giác ngộ, mà ta quen gọi là Phật(hay là Bụt).Về sau, các đệ tử tôn xưng ông là Sakyamuni( Thích ca Mâu ni) Quãng đường còn lại, Phật đi các nơi để truyền bá học thuyết của mình Năm 80 tuổi, Phật qua đời
Học thuyết Phật giáo là chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ Chân lý ấy được thể hiện trong Tứ diệu đế: Khổ đế, Tập đế,Diệt đế, Đạo đế
Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết thập nhị nhân duyên.Nhân là nguyên nhân gây ra sự vật Duyên là những mối quan hệ, những điều kiện, những ảnh hưởng chung quanh giúp cho nhân phát khởi vận hành Đạo Phật khái quát lại thành 12 nhân duyên Đó là một chuỗi liên tục các nguyên nhân giam hãm con người trong vòng sinh tử luân hồi
Như vậy, đặc điểm nổi bật của Phật giáo nguyên thủy là không chấp nhận thần linh, chủ trương vô thần nhưng là duy tâm vô quan
Đạo phật được truyền sang Châu Á bằng 2 đường:
+ Đường bộ từ phía Đông Ấn Độ lên phía Tây Bắc Ấn Độ và Trung Á rồi vòng sang phía Đông ra Đông Á
+ Đường biển đến Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo
Trong những di tích liên quan đến nền văn hóa Óc Eo, người ta thấy sự hiện diện của cả hai tôn giáo: Ấn Độ giáo và Phật Giáo cùng tồn tại
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ thứ I trước Công nguyên và đi vào lòng dân tộc với bao thăng trầm Tuy nhiên, chỉ đến khi xuất hiện Thiền phái Trúc Lâm mà vua Trần Nhân Tông là vị tổ thứ nhất ở thế kỷ 13 thì Phật Giáo Việt Nam mới chính thức có tông phái riêng, nền tảng triết lý, hành đạo riêng với tư tưởng nhập thế đạo đời không tách rời
Sau một thời kỳ dài bị Nho giáo lấn át, từ giữa thế kỉ XVII, thiền phái Trúc Lâm được phục hưng ở Đàng Ngoài, thiền phái Lâm Tế và Tào Động phát triển ở Đàng Trong
Dưới triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng (1820-1840), vua Thiệu Trị (1841-1847), Phật giáo được hứng khởi sau một thời kỳ bị buông rơi
Một là, đề cao giá trị con người, hướng thiện, xây dựng xã hội an bình Có thể nói, trí tuệ của Phật giáo là khuyến khích chính sách, biết tự khai thác năng lực nội sinh của mình để nỗ lực vươn lên, xây dựng hướng đi cho bản thân trong hoạt động thực tiễn Bởi, nếu không có lý trí, không có khả năng tư duy“tùy biến”, con người sẽ bất lực và dễ dàng gục ngã trước những tác động phức tạp,
Trang 7biến động của cuộc sống, nhất là trong thời kỳ hội nhập Phật giáo biện tâm và hướng nội giúp con người có được nội tâm yên bình, trong sáng để duy trì cuộc sống bình ổn, hòa đồng và có trách nhiệm trong xã hội hiện đại Hướng nội là để cân bằng với hướng ngoại Vì vậy, tâm lý học Phật giáo góp phần điều chỉnh tình trạng mất cân bằng của con người hiện đại Những xu thế hướng nội của Phật giáo Việt Nam còn có một cội rễ sâu xa: đúng/sai và chân lý không phải do khách quan đưa lại, mà là xuất phát từ bên trong mỗi người
Hai là, duy trì, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, hòa đồng với cộng đồng.Trong xã hội hiện đại, khi những xung đột sắc tộc, tôn giáo diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới thì triết lý và thực hành mô hình cộng đồng sống hòa hợp, đoàn kết của Phật giáo Việt Nam được coi là điển hình, vì điều đó mong muốn và hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp, yêu thương, gắn bó, chung sống hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.Lấy đạo đức, trí tuệ làm cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển nền Phật giáo là đạo của sự giác ngộ, giác ngộ để giải thoát khỏi tham lam, thù hận Suy ra, nếu mỗi con người nhận thức đúng đắn (tức là giác ngộ) về
tự nhiên và xã hội, hiểu rõ quan hệ của cá nhân trong cộng đồng và ảnh hưởng của xã hội tới cá nhân, thì sẽ có hành động và ứng xử đúng mực, hài hòa giữa (con người và tự nhiên, cá nhân và cộng đồng), biết sống hòa đồng và tăng cường
hỗ trợ lẫn nhau…
Ba là, giáo dục, phát huy truyền thống yêu nước Lịch sử xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc cho thấy, khi đất nước hưng thịnh thì Phật giáo phát triển; cùng với nền độc lập, tự do của dân tộc, trong nhiều năm qua, Phật giáo đã tích cực góp phần cùng toàn dân tham gia xây dựng cuộc sống thông qua giáo dục tín đồ, phật
tử phát huy truyền thống yêu nước, trau dồi đạo đức, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Bốn là, chung tay xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Mặc dù cũng còn những hạn chế nhất định trong phương châm hành động và triết lý duy tâm, nhưng Phật giáo đã và đang có những đóng góp quan trọng cùng với những tôn giáo khác vào quá trình phát triển của xã hội và đất nước
Nhất là trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang có những bước tiến mạnh
mẽ vào quá trình hội nhập và phát triển và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; bên cạnh những kết quả tích cực, nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã
và đang đưa đến nhiều hệ lụy, trong đó có những hệ lụy về mặt tinh thần
Để thúc đẩy sự phát triển của công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khai thác, phát huy, xây dựng các nguồn lực phục vụ cho quá trình phát triển đất nước Trong đó, có những chính sách đúng đắn về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, coi đây là một trong những nhân
tố quan trọng để việc giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước hiện nay
Trang 8Câu 5: Văn hóa góp phần xây dựng nhân cách con người Vì sao?
Nhân cách con người là gì?
Nhân cách là khái niệm chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lý của cá nhân, đó là một con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ giữa người – người, của hoạt động có ý thức và giao lưu
Đó là câu trả lời Theo thuyết phân tâm của S.Freud, thuyết siêu phẳng và
bù trừ của A.Adler về nhân cách con người là gì còn các nhà tâm lý học theo quan điểm Mác –xít đều cho rằng khái niệm nhân cách phải là một phạm trù xã hội chứ không thể thuần tâm lý Cụ thể Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò nhất định.A.G.Goovaliôp lại cho rằng Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ { thuộc tính
và phẩm chất tâm lý đang quy định những hình thức hoạt động và những hành vi
có ý nghĩa xã hội
Mặc dù có các định nghĩa khác nhau liên quan đến giải thích nhân cách con người là gì? nhưng có thể nhận thấy các nhà tâm lý học Mác – xít đề thống nhất với nhau ở quan điểm: “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện của bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.”
Những yếu tố tạo nên nhân cách con người
5 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách,đó là: yếu tố di truyền, yếu tố hoàn cảnh sống/môi trường (gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội), yếu tố giáo dục, yếu tố hoạt động cá nhân, yếu tố giao tiếp
Khẳng định văn hóa là một trong những yếu tố tạo nên nhân cách con người và chứng minh bằng những nội dung cụ thể
Con người được hình thành từ con vượn sau hàng triệu năm chuyên sống bằng săn bắt và hái lượm Và chính trong quá trình lao động dài lâu, con người ngày càng phát triển, hoàn thiện về bộ não và cơ thể Như vậy, lao động đã tạo ra lịch sử con người; và đến lượt nó, con người lại tạo ra lịch sử xã hội Xét về bản chất, con người khác con vật ở chỗ, đó là biết nhận thức về sự biến đổi của cuộc sống xung quanh; trên cơ sở đó, xác định được mục tiêu hành động cần hướng tới Đó chính là quá trình tạo ra nền văn hóa của lịch sử phát triển nhân loại.Như vậy, văn hóa và con người có mối quan hệ biện chứng.Văn hóa góp phần quan trọng trong giáo dục, xây đắp lý tưởng sống, đạo đức và nhân cách con người; nói rộng ra, văn hóa là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần xã hội.Văn hóa tạo ra con người, nhưng chính con người bằng nhận thức và hoạt động cụ thể đã làm giàu thêm nội dung và bản sắc nền văn hóa Việt Nam, mà đặc trưng nổi bật là tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nói về một nền văn hóa, là nói đến một dân tộc cụ thể với những đặc tính cơ bản cụ thể - như Nghị quyết đã nêu: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo Không Có những đặc tính cơ bản đó, chúng ta không thể xây dựng một nền văn hóa vừa giữ bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tiên tiến của các quốc gia, dân tộc khác
Trang 9Câu 6 : Dưới góc nhìn văn hóa , anh chị hãy cho biết quan điểm của mình về việc đốt vàng mã hiện nay
Nguồn gốc việc đốt vàng mã
Việc đốt vàng mã là phong tục tập quán của người dân Việt Nam có từ xa xưa Người dân đốt vàng mã vì quan niệm "trần sao, âm vậy" Nguồn gốc tập tục này có nguồn gốc từ Trung Quốc Từ xa xưa, người dân Việt Nam quan niệm, sau khi qua đời, con người sẽ sang một thế giới khác và có những nhu cầu giống như khi ở dương thế Vì vậy, nhiều gia đình mua sắm, đốt vàng mã nhân ngày giỗ hoặc các dịp lễ quan trọng như Rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán… để người đã qua đời sử dụng ở cõi âm Ngoài ra, khi đi lễ ở các đền chùa, người dân cũng đốt vàng mã.
Thời xa xưa , khi một người mất sẽ được chôn cất cùng với của cải người đó dùng khi còn sống Thời vua chúa , khi vua mất ,những người được chọn tuẫn táng cùng người chết sẽ gồm vợ, thê thiếp hoặc người hầu hạ thân cận, nô lệ , đây là một trong những hủ tục tàn khốc nhất trong lịch sử - với quan niệm rằng khi vua sang thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ theo Hiện nay , ở một số nơi vẫn còn tập tục sẽ chôn hay đốt hết đồ của người đã khuất dùng khi còn sống , điều này vừa gây lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường Chính vì những lẽ đó , người ta mới tạo ra Vàng mã – như là một vật thế thân , như là những hình nhân thế mạng Khi đó người dân cũng tin rằng , thần linh và người đã khuất khi được nhận vàng mã thông qua cách đốt hóa sẽ trở nên hài lòng và sẽ phù hộ, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người sống.
Các nghi lễ có sử dụng vàng mã trong đời sống tín ngưỡng là một phong tục truyền thống hàm chứa một số ý nghĩa tốt đẹp Chúng không chỉ phản ánh cách con người ứng xử với thế giới thần linh mà còn thể hiện tình cảm, đạo lý uống nước nhớ nguồn của mỗi cộng đồng, gia đình, dòng họ, cá nhân người Việt Nam đối với tổ tiên, người có công đối với đất nước; góp phần tái hiện nguồn gốc lịch sử của dòng họ, cộng đồng, dân tộc; qua đó hình thành ý thức đoàn kết xã hội Về mặt kinh tế, nhu cầu sử dụng vàng mã mạnh mẽ kéo theo thị trường vàng mã phát triển, tạo công ăn việc làm, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho không ít
hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vàng mã.
Bên cạnh những mặt tích cực thì việc lạm dụng vàng mã đã bộc lộ những vấn đề tiêu cực, làm mất đi giá trị đích thực tốt đẹp
Trước hết, đốt vàng mã gây ra sự lãng phí công sức, tiền của Theo số liệu ước tính, trung bình mỗi năm có hơn 20 triệu hộ gia đình ở Việt Nam thường xuyên mua sắm, đốt vàng
mã Nếu mỗi hộ chi tối thiểu khoảng 200.000 đồng/năm mua sắm đồ vàng mã thì số tiền chi cho việc đốt vàng mã của cả nước ước khoảng 4.000 tỷ đồng Nếu mỗi gia đình sử dụng khoảng 2,0 kg vàng mã/năm thì số lượng vàng mã bị đốt sẽ đạt khoảng 40.000 tấn Đây là một con số rất lớn.
Việc đốt vàng mã quá nhiều gây ra ô nhiễm môi trường, có hại cho sức khỏe con người Có nhiều loại vàng mã sử dụng giấy tái chế, chứa chất rắn và hóa chất độc hại Khi vàng mã bị nung đốt sẽ tạo ra lượng lớn khói bụi và các chất có hại cho môi trường cũng như cho sức khỏe của con người Vào dịp lễ tết, đặc biệt là những ngày Tết Nguyên đán, tháng lễ hội đầu Xuân, rằm tháng Bảy (lễ xá tội vong nhân), gia đình nào cũng đốt vàng mã cho ông
bà, tổ tiên, thần linh dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng Năm nào, báo chí cũng đề cập đến tình trạng ô nhiễm môi trường do đốt vàng mã gây nên vào dịp lễ tết, đặc biệt là ở địa bàn các thành phố.
Đốt vàng mã còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ hỏa hoạn tại khu dân cư và di tích Theo số liệu thống kê của các Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, mỗi
Trang 10Việc lạm dụng vàng mã trong nghi lễ đã góp phần tạo cơ hội cho mê tín dị đoan phát triển Do hám lợi hoặc quá mê tín, nhiều người đã tuyên truyền hoặc tiếp tay cho kẻ xấu lợi dụng, chèn ép người đi lễ, khiến cho họ phải bỏ ra nhiều tiền để mua vàng mã sử dụng cho nghi lễ
Gây ra tâm lí cạnh tranh Ví dụ , khi nhìn thấy gia đình khác mua nhiều vàng mã đốt , thì mình cũng phải mua nhiều bằng , hoặc hơn nhà người ta , rồi nào là xe máy , ô tô , phải theo nhau để mua cho bằng được
Giải pháp ngăn chặn :
Bỏ tâm lí “ trần sao âm vậy “ ,đây chỉ là đang thỏa mãn cho tâm lí của bản thân người sống , “ người sống sợ người đã khuất k có đủ đồ dùng , hay đốt với mong muốn được ông bà dưới suối vàng phù hộ “
Tiếp tục sử dụng phương án cho phép người đi lễ được sử dụng vàng mã trong nghi lễ nhưng ban hành quy định, tuyên truyền khuyến khích người đi lễ chỉ đốt một phần lễ tượng trưng, chủ yếu thể hiện sự thành tâm
Ban hành và thực hiện quy định không cho các loại vàng mã kích thước lớn vào trong đền, chùa; không đốt vàng mã tràn lan trong khuôn viên di tích.
Thành lập đội vận chuyển vàng mã, thu gom và tập trung hóa vàng mã ở một địa điểm
an toàn, có bố trí các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường Tuyên truyền và khuyến khích người đi lễ thay vì bỏ tiền mua sắm vàng mã để đốt hóa chuyển sang hình thức đóng góp vào quỹ từ thiện, phúc lợi xã hội của nhà đền nhằm thể hiện niềm tin tâm linh theo cách khác có ích hơn
Xem xét việc đánh thuế sản xuất, kinh doanh vàng mã như một loại hàng hóa đặc biệt,
để nâng cao giá trị vàng mã, khiến cho người sử dụng thấy quý trọng và chỉ đốt một phần nào mang tính tượng trưng.
Có những biện pháp xử phạt các hành vi tuyền truyền , đánh vào tâm lí những người
mê tín khiến họ bỏ ra quá nhiều tiền để mua hàng