Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
🙣🙣🙣
THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ I MÔN CƠ SỞ VĂN
HÓA VIỆT NAM
Tên đề tài:
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VIỆT NAM
Giảng viên : Th.s Bùi Thị Bích Ngọc
Lê Thị Ánh Dương - 22030720 Đinh Thị Linh Đan - 22030722
Vũ Hoàng Anh - 22030711 Trương Thị Hiền - 22030734 Đặng Thị Như Quỳnh - 22030761 Nguyễn Khánh Nguyên - 22030753 Nguyễn Thanh Trúc - 22030778
Trang 2MỤC LỤC
1.Tìm hiểu chung về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ
Mẫu 2
1.1 Tín ngưỡng là gì?
1.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu là gì? 3
- Thờ Nữ thần: 3
- Thờ Mẫu thần: 4
- Thờ Tam phủ - Tứ phủ: 4
2 Các tiêu chí vinh danh 4
3 Thực trạng của di sản hiện nay: 5
4 Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá của di sản 6
4.1 Bảo tồn 6
4.2 Phát huy 7
Tài liệu tham khảo 8
Trang 31 Giới thiệu chung về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ Mẫu 1.1 Tín ngưỡng là gì?
Tín ngưỡng niềm tin của con người được thể hiện thông qua những
lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại
sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng Niềm tin này gắn với sự siêu nhiên nhưng chỉ lưu truyền trong một vùng lãnh thổ hoặc trong một cộng đồng dân chúng nhất định Có thể coi tín ngưỡng là dạng thấp hơn của tôn giáo
Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian Tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian Tín ngưỡng không
có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống
đó cũng lẻ tẻ và rời rạc Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào
đó thì có thể thành tôn giáo
Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái "siêu nhiên" hay gọi là "cái thiêng" cái đối lập với cái "trần tục", cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm
Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà niềm tin vào "cái thiêng" thể hiện ra các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau Chẳng hạn như niềm tin vào Đức Chúa Trời, của Kitô giáo, niềm tin vào Đức Phật của Phật giáo, niềm tin vào Thánh, Thần của tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo Mẫu Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người
Hiện tại, có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm tôn giáo và tín
Trang 4giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình độ phát triển thấp hơn
so với tôn giáo Loại quan điểm thứ hai là đồng nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng và đều gọi chung là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới (phổ quát)
Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như: Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển được truyền thụ qua giảng dạy
và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện có hệ thống thần điện,
có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh đường , nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người Còn tín ngưỡng thì chưa có hệ thống giáo
lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian Trong tín ngưỡng
có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi
lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ…
1.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu là gì?
Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, là nét đẹp tâm linh thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước Việt Nam và biến chuyển, thích ứng với sự thay đổi của xã hội Thờ Mẫu chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những
vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ; được người đời cho rằng có quyền năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người như: trời, đất, sông nước, rừng núi….; thờ những thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển từ tín ngưỡng bản địa thờ Nữ thần và Mẫu thần với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Tới thế kỷ 17-18, khi mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại Tam phủ, Tứ phủ hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần
- Thờ Nữ thần :
Trang 5Được thờ có thể là nhiên thần như: Thần sấm, thần Mây, thần Mưa, thần Chớp (Tứ pháp), Mẹ Lúa, Mẹ Chim, Mẹ Cá…có thể là nhân thần như Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Âu Cơ, Ỷ Lan, Bà Trưng, Bà Triệu…
- Thờ Mẫu thần :
Sự phát triển từ thờ Nữ thần, trong đó chỉ có những Nữ thần là chủ thể của sinh nở mới được tôn là Mẫu Danh xưng Mẫu gắn với chức năng sinh đẻ, chăm sóc và nuôi dạy con cái Trong thờ Nữ thần có các nữ thần không bao hàm yếu tố này như các “bà cô” (những người phụ nữ không
có chồng, con hoặc chết trẻ)
- Thờ Tam phủ - Tứ phủ:
Đây chính là mức phát triển cao về nhiều mặt từ thờ Mẫu thần Ở tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ đã có sự “chưng cất” từ tín ngưỡng đa thần về một số vị nữ thần cơ bản và gọi là Mẹ, Mẫu, bao gồm: Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Thủy), Mẫu Địa (Địa Tiên Thiên Thánh Mẫu) Bốn vị Mẫu trên đại diện cho bốn không gian địa lý khác nhau, trong đó mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản vùng trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng rừng núi, Mẫu Thoải cai quản ở vùng sông nước, Mẫu Địa cai quản miền đất
2 Các tiêu chí vinh danh
- Các tiêu chí để UNESCO vinh danh Tín ngưỡng thờ mẫu:
a, Các thông tin trong hồ sơ đã chỉ ra rằng, di sản này đã và đang góp phần quan trọng vào việc tạo ra “sợi dây tinh thần” liên kết các cộng đồng thực hành di sản.Từ góc độ xã hội, Từ góc độ xã hội, với tính chất cởi
mở của di sản, nó đã thúc đẩy sự khoan dung giữa các sắc tộc và tôn giáo
Di sản này đã được trao truyền lại từ thế kỷ thứ 16 thông qua việc thực hành, truyền dạy của thủ nhang, đồng đền và con nhang, đệ tử Nó tương thích với các quy định về nhân quyền quốc tế và không có giới hạn về thực hành
b, Bộ phận cấu thành của di sản này góp phần vào khả năng thực hành di sản nói chung và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó ở các cấp độ khác nhau Bên cạnh đó, các bộ phận cấu thành di sản này cũng cho thấy những điểm tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng và các nhóm người tham gia vào việc thờ Mẫu
Trang 6chia sẻ bởi các nhóm dân tộc khác nhau ở Việt Nam, việc thực hành sẽ giúp tăng cường đối thoại, sáng tạo và làm giàu vốn văn hóa; thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa; trở thành một thành phần quan trọng của lễ hội - nơi mà yếu tố nghệ thuật như trang phục, vũ đạo và âm nhạc đóng vai trò quan trọng
c, Từ những năm 1990, các con nhang, đệ tử và người thực hành di sản này đã tự nguyện huy động, đóng góp tiền, hỗ trợ cho việc duy trì lễ hội
và trùng tu di tích thờ Mẫu.Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để quản lý các lễ hội, di sản Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của di sản đã được đưa ra, bao gồm: xây dựng chính sách hỗ trợ, thành lập các câu lạc bộ bảo vệ và phát huy giá trị di sản ở địa phương; phục hồi các lễ hội truyền thống; tổ chức nghiên cứu khoa học, xuất bản tài liệu hướng dẫn; tổ chức triển lãm, trưng bày, trình diễn di sản tại bảo tàng; thiết kế các chương trình giảng dạy chính thức; tôn vinh, công nhận danh hiệu cho các nghệ nhân và thủ nhang, đồng đền tiêu biểu.Các hoạt động đó phản ánh cam kết của nhà nước, cộng đồng và các nhóm nhằm bảo vệ di sản Mục tiêu tổng thể là để đảm bảo tính khả thi trong việc thực hành di sản, tránh việc thương mại hóa các nghi lễ
d, Đề cử này là kết quả của việc tham vấn và hợp tác của những người thực hành (thủ nhang, đồng đền, ông đồng, bà đồng, cung văn, con nhang, đệ tử, ), đại diện cộng đồng, nhà nghiên cứu, cùng với nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ Các tài liệu kèm theo hồ sơ cho thấy họ
đã nhận được sự đồng thuận của cộng đồng cho việc đề cử di sản Thông tin của Hồ sơ đã chứng minh rằng các biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản đã được thực hiện luôn tôn trọng phong tục tập quán, quyền tham gia thực hành di sản
e, Thông tin hồ sơ cũng đã cung cấp một phụ lục chứng minh di sản đã được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013.Hoạt động kiểm kê đã được Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức thực hiện với Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam; kết quả kiểm kê đều được cập nhật hàng năm Việc kiểm kê đã được thực hiện với sự tham gia của cộng đồng địa phương, trưởng thôn, thủ nhang, đồng đền, ông đồng, bà đồng, con nhang, đệ tử…
3 Thực trạng của di sản hiện nay:
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, nhất là từ khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Trang 7Nhiều điện thờ được mở ra, đền, phủ được sửa sang mới, hầu đồng nở rộ khắp nơi Bên cạnh đó, trong suốt tiến trình phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu còn tích tụ, hàm chứa nhiều giá trị tiêu biểu của lịch sử và văn hóa truyền thống, góp phần giữ gìn, lưu truyền và phát huy những tinh hoa văn hóa thuộc về bản sắc dân tộc độc đáo của Việt Nam
- Tuy nhiên, do đặc tính tín ngưỡng thờ Mẫu không có tổ chức thống nhất, là tín ngưỡng dân gian truyền miệng, ở trình độ phát triển khác nhau, chưa có quy định, khuôn mẫu cố định, luật lệ, lễ nghi chưa có sự thống nhất Ranh giới giữa văn hóa và mê tín trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu rất mong manh, tiềm ẩn nguy cơ biến tướng, thương mại hóa, trục lợi trong hoạt động khó xử lý
* Sự biến tướng, lệch lạc trong cách thức thực hành nghi lễ, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đang được diễn ra ở nhiều nơi không phải cơ sở thờ tự, không chỉ diễn ra ở đền, phủ thờ Mẫu mà cả ở đình thờ Thành hoàng, thờ danh nhân, nơi chùa chiền thờ Phật…
* Đáng buồn hơn, các canh hầu đồng hiện nay là hiện tượng thương mại hóa, buôn thần bán thánh, không đúng với truyền thống Có ông đồng, bà đồng lợi dụng sự thiếu hiểu biết, yêu cầu con nhang đệ tử bỏ ra một khoản tiền lớn khiến họ khuynh gia bại sản… Điều đó làm mất đi sự nghiêm túc và tính linh thiêng của tín ngưỡng bị giảm sút
* Ở nhiều nơi, để hợp thức hóa việc tổ chức hầu đồng, người ta đưa những vị thánh không có trong tín ngưỡng thờ Mẫu vào phối thờ, làm thay đổi tính chất của di tích
*Việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu có biểu hiện lệch chuẩn từ trang phục, đạo cụ, văn hầu cho đến vũ đạo Có những thanh đồng đưa cả hò hét, phán truyền, bói toán, phù chú, bắt ma, trò phù thủy vào các canh hầu; có cô đồng hầu giá Trần triều đeo trang sức mỹ ký lủng lẳng, phấn son lòe loẹt Trang phục là biểu tượng văn hóa, tượng trưng cho bản sắc dân tộc nhưng giờ đây lại bị mang ra làm trò tiêu khiển, phục vụ cho lợi ích riêng của những thanh đồng không chân chính
4 Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di sản
4.1 Bảo tồn.
- Nâng cao nhận thức của mọi người về giá trị di sản văn hóa trong phát triển bền vững: Các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân đóng một vai trò hết
Trang 8hoá phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo của con người
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không thể tái tạo bởi vì di tích lịch sử - văn hóa cũng là một loại “tài nguyên” không thể tái tạo
-Thành lập nhiều câu lạc bộ để luyện tập, giao lưu và trình diễn văn hóa dân gian; tổ chức nhiều lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ
- Các cơ quan, tổ chức luôn theo sát nghệ nhân, những “báu vật sống” lưu giữ di sản văn hóa để giúp họ thực hành, truyền dạy và có trách nhiệm hơn với di sản mình đang nắm giữ
- Tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu về các di tích văn hóa, lịch sử Thêm vào
đó là xây dựng các trung tâm, các viện đào tạo và trung tâm nghiên cứu
về tín ngưỡng, tôn giáo; biên soạn những tài liệu có tính chất tham khảo
về loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu
- Điều quan trọng nhất là các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức được đẩy mạnh để người dân cảm thấy tự hào, gắn bó và tiếp tục duy trì, phát triển các giá trị văn hóa phi vật thể của cộng đồng, dân tộc mình như một nhu cầu tự thân
- Cấm và triệt để xóa bỏ những tục thờ Mẫu lai căng, biến dạng như một
số miếu, đền, am thờ, biến thành thờ tứ phủ hay một số trang phục của thanh đồng trở nên phản cảm, lố lăng, dị hợm, không mang tính thuần phong mĩ tục
4.2 Phát huy.
- Huy động vốn đầu tư xây dựng lại các đền, phủ thờ Mẫu trang nghiêm, đúng chuẩn
- Tuyên truyền rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội để các bạn trẻ có thể biết đến nét đẹp cổ truyền của dân tộc thông qua các di tích lịch sử, văn hóa Từ đó bảo tồn lâu dài các di tích đáng giá
- Các tổ chức, đơn vị liên quan cần tiếp tục triển khai các hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa thờ Mẫu, chầu văn như liên hoan hát văn, tổ chức giao lưu lên đồng giữa các đền các phủ
- Xử lí nghiêm những biểu hiện lệch lạc, lợi dụng tín ngưỡng này để trục lợi, tuyên truyền yếu tố mê tín dị đoan
Trang 9Tài liệu tham khảo:
1 Báo Nam Định (2022), "Phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong đời sống đương đại",
25/11/2022, từ < https://bvhttdl.gov.vn/nam-dinh-phat- huy-gia-tricua-tin-nguong-tho-mau-tam-phu-trong-doi-song-duong-dai-20220907111349162.htm >
2 Lê Huy (2018), "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu: Thách thức trong bảo tồn và , phát huy giá trị di sản", Báo Đảng Cộng sản Việt Nam ,26/11/2022, từ
< https://dangcongsan.vn/chao-nam-moi-2018/phong-tuc-tet/thuc-hanh-tin-nguong-tho-mau-thach-thuc-trong-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-473331.html >
3 Khoản 1, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.(Năm 2006)
4 An Ng c (2016)ọ , “ Các tiêu chí để UNESCO vinh danh Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ”, T p chí Vietnamplus, ạ 23/11/2022, từ:
< https://www.vietnamplus.vn/cac-tieu-chi-de-unesco-vinh-danh-tin-nguong-tho-mau-tam-phu/418837.vnp >
5 Hà Quyên (2021), "Bảo tồn nét đẹp văn hoá thực hành tín
ngưỡng thờ Mẫu", 25/11/2022, từ
< https://dangcongsan.vn/van-hoa-vung-sau-vung-xa-bien-gioi- hai-dao-vung-dan-toc-thieu-so/tu-truyen-thong-toi-hien- dai/bao-ton-net-dep-van-hoa-thuc-hanh-tin-nguong-tho-mau-594464.html >
6 Thông tấn xã Việt Nam (2022), "Bảo tồn nét đẹp tín ngưỡng
thờ Mẫu", 25/11/2022, từ < https://bvhttdl.gov.vn/bao-ton-net-dep-tin-nguong-tho-mau-20220223081748696.htm >
7 Thông tấn xã Việt Nam (2022), "Bảo tồn tín ngưỡng thờ
Mẫu: Cần ngăn chặn biến tương" 25/11/2022, từ
< https://baochinhphu.vn/bao-ton-tin-nguong-tho-mau-can-ngan-chan-bien-tuong-102230424.htm >
8 Vũ Hồồng Thu t, ậ "Thực trạng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay" Thông tin khoa học xã hội (số 8- ,
Trang 10<https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/3 12682/CVv206S82020035.pdf >