1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn cơ sở văn hóa việt nam đề tài văn hóa trang phục qua từng thời kỳ của người việt nam

24 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN:CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI: VĂN HÓA TRANG PHỤC QUA TỪNG THỜI KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM GVHD: ThS... Khái niệm chung về văn hóa Trong thời buổi hiện nay, khi kinh tế ngày cà

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN:

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

VĂN HÓA TRANG PHỤC QUA TỪNG THỜI KỲ

CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Hằng

SV: Nguyễn Ngọc Kim Ngân

MSSV: 2216090038

LỚP: PR22DH-PR2

Trang 2

1.1 Khái niệm chung về văn hóa………3

1.2 Khái niệm về văn hóa trang phục……….4

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRANG PHỤC VIỆT NAM QUA TỪNG THỜI KỲ 2.1 Chất liệu may mặc……….4

2.2 Lịch sử trang phục thời Hùng Vương………5

2.3 Lịch sử trang phục thời phong kiến……… 7

2.3.1 Triều đại nhà Lý……… 7

2.3.2 Triều đại nhà Trần………9

2.3.3 Triều đại nhà Lê……… 10

2.3.4 Triều đại nhà Nguyễn……… 13

2.4 Lịch sử trang phục sau thời kỳ phong kiến……… 16

2.4.1 Giai đoạn sau Cách Mạng tháng Tám năm 1945……… 16

2.4.2 Giai đoạn trong thời kỳ đổi mới 1975 cho đến nay……… 18

KẾT LUẬN……….20

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 21

Trang 3

em trở nên hào hứng và thích thú hơn Môn cơ sở văn hoá Việt Nam là một trong những

bộ môn đầu tiên em được va chạm khi vừa bắt đầu ngưỡng cửa đại học của mình Có thểnói, với em, đây là một môn vô cùng thú vị Là một người con mang dòng máu Việt, em

vô cùng tự hào bởi sự đa dạng về nhiều khía cạnh, bề dày lịch sử cũng như con người vànhững nét độc đáo trên mảnh đất Việt Nam Những gì tự chính em tìm hiểu thôi là chưa

đủ, em cám ơn cô Nguyễn Thị Thu Hằng (giảng viên hướng dẫn) đã đồng hành cùng emtrong suốt mười buổi học qua để học hỏi một cách chi tiết và cặn kẽ hơn về văn hoá ViệtNam Với em, cô là một giảng viên thân thiện, tận tình và luôn tôn trọng ý kiến của mọingười Qua mỗi bài thuyết trình, cô đều đóng góp ý kiến để chúng em có cơ hội chỉnh sửalại bài cho hoàn chỉnh Theo em, đó không chỉ là tạo điều kiện để điểm số được cải thiện

mà quan trọng hơn hết chính là lượng kiến thức mà cô muốn chúng em tiếp thu được,hiểu rõ hơn về đất nước mà chính chúng em đang sinh sống Một lần nữa, em cám ơn cô

vì đã đồng hành cùng lớp, dạy bảo và truyền tải nhiều kiến thức bổ ích Kể cả bài tiểuluận cuối kỳ này, cô cũng đã hướng dẫn chúng em cặn kẽ từ việc lập dàn bài như nào, nộidung ra sao và cả việc lựa chọn chủ đề Bản thân em vô cùng biết ơn thời gian qua cô đãđồng hành cùng lớp và hy vọng em sẽ lại được cô làm giáo viên hướng dẫn ở những bộmôn sau này Em xin chân thành cám ơn Cô !

1

Trang 4

MỞ ĐẦU

Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo vàtích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môitrường tự nhiên và xã hội Qua khái niệm trên, có thể thấy Việt Nam là một quốc gia hội

tụ đa nền văn hoá bởi sự chạm khắc của dòng thời gian Bên cạnh đó, việc người dânViệt Nam gắn bó song hành cùng bề dày lịch sử đã tạo nên nhiều điểm khác biệt trongcác lĩnh vực Con người sống trong quan hệ chặt chẽ với tự nhiên - cách thức ứng xử với

tự nhiên là thành tố quan trọng thứ ba của mỗi hệ thống văn hoá Trong văn hoá ứng xửvới môi trường tự nhiên, điều gì gây hại cho con người thì phải ra sức ứng phó Chính vìthế, văn hoá trang phục dần được hình thành để ứng phó lại sự khắc nghiệt của thời tiết,khí hậu Cùng với sự sáng tạo của con người, từ thuở sơ khai họ dùng những vật liệu đơngiản, sẵn có để làm nên những bộ trang phục Theo thời gian, chất liệu cũng dần được cảitiến, người dân làm nên những bộ đồ trông cầu kỳ, chỉn chu và thời thượng hơn Trangphục hiện nay không chỉ nói về vải vóc, lụa là mà bên cạnh đó còn là những bộ phụ kiện

đi kèm như: túi xách, khuyên tai, vòng cổ Mỗi dân tộc Việt Nam đều xây dựng một lối

ăn mặc và trang sức riêng Vì vậy, trang phục hiện nay đã trở thành biểu tượng riêng củavăn hoá dân tộc

Sau ăn, việc mặc vô cùng quan trọng với con người Như đã đề cập, nó giúp con người cóthể ứng phó được với thời tiết, khí hậu khắc nghiệt Dân gian Việt Nam ta có câu “Ăn lấychắc, mặc lấy bền” Câu tục ngữ ấy thể hiện được sự thiết thực, không những ăn uống màcòn cả về mặt trang phục Ngoài việc ứng phó với môi trường, trang phục còn mang ýnghĩa xã hội rất quan trọng Là con người ai cũng khao khát và mong muốn cái đẹp, đặcbiệt là đối với phụ nữ Chính câu “Người đẹp vì lụa” cũng đã đề cập đến đôi nét Người

ấy có đẹp hay không cũng phụ thuộc phần lớn vào trang phục và đó là lý do vì sao vănhoá trang phục được hình thành Ngoài ra, trang phục còn điều chỉnh được những nhượcđiểm trên cơ thể cũng như là tuổi tác của chúng ta Hẳn trang phục là một đề tài thú vị bởi

nó đóng vai trò làm một người ứng phó và luôn đem lại lợi ích cho con người Trải quatừng thời kỳ, con người sẽ có nét văn hoá trang phục khác nhau Mỗi giai đoạn là một câuchuyện, và trang phục là một phần làm nên câu chuyện ấy Nhờ vào sự gắn bó lâu dài vớicon người, ngày qua ngày trang phục càng tạo nên những nét riêng, nét đặc sắc củachúng Là một người yêu thích về thời trang, tôi luôn tìm tòi để hiểu rõ hơn về thời trangcủa nước nhà trong từng giai đoạn lịch sử bởi sự phong phú và đa dạng của chúng Đócũng chính là lý do vì sao tôi lựa chọn văn hoá trang phục qua từng thời kỳ của ngườiViệt Nam làm đề tài cho bài tiểu luận này

2

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA TRANG PHỤC

1.1 Khái niệm chung về văn hóa

Trong thời buổi hiện nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giớingày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc đã trở thành trung tâm của sự chú ý.Những gì được xem là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con ngườivới môi trường tự nhiên và xã hội thì đó được xem là văn hóa Văn hóa ra đời nhằm thíchứng nhu cầu của đời sống và sự ứng phó với thiên nhiên Theo đó, văn hóa đã chia làmhai thành phần chính đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Văn hóa tinh thần là kếtquả, thành phẩm được tạo ra từ sản xuất tinh thần của con người như: tôn giáo, lễ hội,phong tục… Bên cạnh đó, văn hóa vật chất như: tòa nhà, âm nhạc, phương tiện dichuyển… đã khiến con người trở thành sinh vật thống trị trên Trái Đất

1.2 Khái niệm về văn hóa trang phục

- Trang phục: là từ dùng để chỉ những món đồ để mặc như quần, áo, váy, đầm… Ngàynay, bên cạnh khái niệm căn bản ấy, trang phục bây giờ còn được xem là những loại phụkiện đi kèm (túi xách, găng tay, vòng cổ…) để giúp người mặc tôn lên được nét đặc trưngriêng của từng bộ đồ Ngoài ra, trang phục còn được chia thành nhiều loại như lễ phục,quốc phục, trang phục truyền thống… Mỗi một vùng miền sẽ có những loại trang phụckhác nhau phù hợp với công việc, địa hình hay khí hậu của vùng ấy Chính vì thế, trangphục cũng sẽ là công cụ để nhận biết được giai cấp và đẳng cấp của người mặc

- Văn hóa trang phục: từ hai khái niệm trên, ta có thể đúc kết lại, văn hóa trang phục là sựtìm tòi, làm nên những bộ đồ để ứng phó lại thiên nhiên cũng như là làm đẹp cho chínhbản thân mình Đây là cả một quá trình dài gắn bó theo từng giai đoạn lịch sử Mỗi giaiđoạn sẽ có một văn hóa trang phục khác nhau, qua đó thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc

3

Trang 6

CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRANG PHỤC VIỆT NAM QUA TỪNG THỜI KỲ

2.1 Chất liệu may mặc

Việt Nam là một đất nước màu mỡ với cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùngphong phú Để ứng phó lại thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, cha ông ta đã sáng tạo làm nênnhững bộ đồ từ nhiều chất liệu khác nhau có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghềtrồng trọt cũng như ưu tiên tạo nên những bộ trang phục mỏng, nhẹ, thoáng phù hợp với

xứ nóng

2.1.1 Vải tơ tằm

Cùng với nghề trồng lúa, tằm tang đã có từ rất sớm Việc làm nông và dệt tơ tằm là haicông việc chủ yếu luôn gắn liền với nhau trong cuộc sống thời xưa của người nông dânViệt Nam Ngành nghề này đã xuất phát từ thời Vua Hùng Vương thứ sáu do công chúaThiều Hoa khởi nghiệp Ban đầu chỉ tập trung ở mảnh đất Ba Vì, về sau được lan truyềnkhắp cả nước và được truyền nối cho đến ngày nay Tổ tiên ta đã lai tạo được nhiều giốngtằm khác nhau để phù hợp với các loại thời tiết Từ đó, theo thời gian mẫu mã trở nên đadạng hơn, nhân dân ta đã dệt nên nhiều loại sản phẩm từ tơ tằm như: lụa, gấm, đũi, tơ

2.1.2 Vải tơ chuối

Tiếp đến là vải tơ chuối, đây được xem là đặc sản của Việt Nam và rất được ưa chuộngvào thế kỉ VI Bắt nguồn từ Giao Chỉ nên người Trung Quốc còn hay gọi là “vải GiaoChỉ” Loại vải này có màu vàng nhạt, tơ được xé ra từ thân cây chuối vì thế rất mỏng và

dễ rách Người xưa thường hay sử dụng loại vải này để mặc vào những hôm thời tiếtnóng Chính vì quá hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, loại vải này đã thịnh hànhđến tận thế kỷ thứ VIII

2.1.3 Vải bông (vải cotton)

Vải bông xuất hiện từ các thế kỉ đầu Công Nguyên và được người dân Trung Hoa gọi làvải Cát Bối Sở dĩ Cát Bối vốn là tên một loài cây, hoa nở giống như lông ngỗng nênđược rút lấy sợi để dệt thành vải trắng Chính vì có độ bền cao, giá thành phải chăm,thấm hút mồ hôi tốt mà vải bông vẫn còn được lưu truyền tới tận bây giờ Hiện nay, mọingười đa số gọi là vải cotton, là chất liệu được dùng phổ biến nhất trong may mặc

4

Trang 7

2.2 Lịch sử trang phục thời Hùng Vương

Không đơn thuần chỉ có một màu, họ đã sáng tạo ra nhiềumàu khác nhau để phân loại Để đi làm ở nông thôn, phụ

nữ sẽ mặc màu nâu Việc chọn một màu tối làm màu chủđạo sở dĩ là vì hoạt động bùn đất, họ sẽ dễ bị dơ Tiếp đến,yếm trắng được mặc thường ngày ở thành thị Ngoài ra, họcòn nhuộm nhiều màu sặc sỡ như yếm đào, yếm hồng đểphục vụ cho ngày lễ hội bởi lễ hội là ngày vui, việc mỗingười phụ nữ mặc một chiếc yếm khác nhau cũng sẽ làmnổi bật bộ trang phục ấy

Trang phục được sản sinh là để ứng phó với khí hậu và phùhợp trong việc làm lụng Bên cạnh đó, chiếc yếm đã trở thành biểu tượng của nữ tính vìchỉ phụ nữ mới mặc yếm Đây là loại trang phục dùng để che ngực, vì thế, vào thời kỳ khigiặt họ sẽ phơi ở chỗ kín đáo

Về công dụng, mặc váy sẽ tạo cảm giác thoáng nên rất phù hợp với với thời tiết nóng bứccủa Việt Nam Hơn nữa, đây là thời nghề nông chiếm ưu thế nên việc máy váy sẽ giúpngười phụ nữ hoạt động dễ dàng hơn trong công việc đồng áng

5

Trang 8

2.2.2 Trang phục nam giới

Không cầu kỳ như phụ nữ, nam giới ở thời kỳ này chuộng việc cởi trần, vì hoạt độngchính của họ là lao động Phía dưới sẽ mặc một chiếc khố Giới thiệu sơ nét, khố là mảnhvải dài quấn nhiều vòng quanh bụng từ trước ra sau Với công dụng để che chắn bộ phậnsinh dục, khố còn tạo sự mát mẻ, thoáng và dễ chịu cho người mặc, phù hợp với thời tiếtnóng bức và dễ dàng lao động

2.2.3 Trang phục cho giới quý tộc

a) Đối với nam giới

Bên cạnh việc đóng khố, giới quý tộc còn được tiếp cận với một loại hình trang phục đặctrưng hơn đó là áo vạt trái Đây là dạng áo quan trọng nhất trong nhất của cộng đồng tộc

Việt và được chia làm hai loại: áo vắt vạt sang bên trái

và áo chui đầu vạt trái

Sơ lược, chui đầu vạt trái là loại áo có vạt nằm bên taytrái, có hình dáng tựa như một chiếc váy dài, có vạt áo

và khuy nằm trên vai bên trái Chiếc áo này có dáng

vẻ tựa như hình ảnh trang phục được chạm khắc trêntrống đồng Điền Việt

Áo vắt vạt sang bên trái được xem là một dạng trangphục chính và quan trọng nhất của nam giới thuộctầng lớp quý tộc trong thời đại này Vào năm 2000, qua một đợt nghiên cứu của trung tâmtiền sử Đông Nam Á thu thập được cho thấy vạt áo trang trí được dệt bằng hai loại sợihỗn hợp là sợi lanh và lụa Đi kèm là mảnh thắt lưng độ rộng khoảng sáu cen-ti-met đượcdệt bằng sợi vải gai

b) Đối với nữ giới

Với nữ, trang phục quý tộc được thể hiện rõ trên các cán dao găm với kết cấu: váy quấn,

áo, cạp váy và chiếc xế đằng trước váy Thường phụ nữ sẽ phối bộ trang phục này cùngvới áo vạt trái Ngoài ra, còn có cả váy xếp ly được phối cùng cạp váy như người Choanghiện nay

6

Trang 9

2.2.4 Một số trang sức đi kèm

a) Áo choàng lông chim và lông ngỗng

Đối với người Việt Nam, rồng được xem như một loài vật Tổ Cũng giống như chim, chỉxếp sau rồng, loài chim (hay còn gọi là chim Phượng Hoàng) có sự gắn bó mật thiết vớivăn hóa của người Việt Chính vì thế, áo lông chim hay áo lông ngỗng dần được ra đời và

sử dụng trong các dịp lễ tế để tỏ bày sự quyền lực Đây là dạng áo được kết thành từ cácloại lông chim, lông thiên nga hay lông ngỗng Chiếc áo này cũng từng đã được nhắc đếntrọng truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy Mị Châu đã rắc lông ngỗng trên suốt quãngđường đi của mình để làm dấu cho Trọng Thủy Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằngchiếc áo lông chỉ dành cho giới quý tộc như Vua hay Công Chúa để thể hiện sự uy quyền

b) Trang sức

Trang sức luôn được người Việt ưa chuộng, nhất là các loại vòng Vòng tai, vòng cổ,vòng tay, vòng chân luôn được người dân sử dụng trong các dịp lễ hội Việc đeo vòng tainặng đã làm trễ dái tai xuống, dẫn đến tục căng tai Đối với người dân Tây Nguyên, căngtai là biểu hiện của những người phụ nữ cần cù, siêng năng và chịu khó

c) Mỹ phẩm đến từ thiên nhiên

Theo quan niệm xưa, răng đen được định nghĩa cho cái đẹp Chính vì thế, họ thườngxuyên nhuộm răng như một cách trang điểm và bảo vệ răng của mình Kế tiếp, thời xưacác cụ làm đỏ môi qua tục ăn trầu cũng như nhờ vậy mà diệt được chướng khí Nếu ởthời đại ngày nay có các tiệm chăm sóc móng tay, chân qua các lớp hóa chất nhiều màusắc thì thuở xưa, người phụ nữ đã nhuộm móng tay chân bằng lá móng Không chỉ mang

ý nghĩa về việc làm dẹp, lá móng còn được dùng với quan niệm trừ ta ma

2.3 Lịch sử trang phục thời phong kiến

Trang 10

tất yếu của cuộc sống Chính vì vậy, vào thời này, nhà Vua đã đề ra những quy địnhnghiêm ngặt về trang phục

b) Trang phục dành cho thường dân

Thời đại này đã bắt đầu xuất hiện hình ảnh áo dài Nam giới sẽ khoác lên mình chiếc áodài năm thân, được phủ lá sen lớn lót phía sau vòng ra phía trước Khác với nữ giới, phần

cổ áo của nam giới sẽ cao gấp đôi và không hở cổ Ái năm thân thường là áo the đen mặckép với áo vải quyến màu trắng Với các tăng nhân Phật Giáo, thường họ sẽ mặc áo thụng(một loại áo vừa dài vừa rộng) Thường vào các dịp thực hiện nghi lễ tế thần, thì namnhân sẽ mặc bộ áo ấy với các màu cơ bản như xanh chàm, nâu, đen

Tương tự như nam giới, phụ nữ thời Lý mặc áo dài màu đen hoặc nâu sẫm và phủ rangoài áo cánh lửng Khác với nam giới, nữ tượng trưng cho phái đẹp nên luôn có nhiều

sự lựa chọn hơn Thời Lý chia làm ba kiểu áo Trước hết, chúng ta điểm sơ lược qua áodài tứ thân Thân trước có hai vạt mở giữa, khi mặc sẽ thắt hai vạt trước tết nút và phầnvạt còn lại bỏ thõng xuống Tiếp theo, áo dài năm thân có cấu trúc gần như là tương đồngvới trang phục của nam giới, có nguồn gốc từ phương Bắc và cắt ghép bằng năm thân vải.Khác với nam giới, cổ áo của nữ sẽ thấp hơn một nửa so với trang phục nam Cuối cùng,chúng ta đề cập đến áo tràng vạt Đây là loại trang phục thường được sử dụng trong cácdịp đi lễ chùa và có cổ áo rộng, tay hẹp

c) Trang phục dành cho giới quý tộc

Tuy vẫn là chiếc áo dài năm thân, nhưng tầng lớp quý tộc sẽ được mặc bởi những chấtliệu cao cấp hơn, chẳng hạn như gấm, vóc… Bên cạnh đó, họ thường mặc kèm với mộtchiếc áo lót bằng lụa màu mỏng

Với triều đình, Vua Lý thời ấy đã chủ trương sử dụng gấm vóc ĐạiViệt để may lễ phục (bong bào), đi kèm với đó là những đường néthoa văn từ rồng, phượng Đây là những thần vật tượng trưng cho sự

uy quyền, đó cũng chính là lý do vì sao chúng được chạm khắc trên

áo nhà Vua Với các quan, từ ngũ phẩm trở lên mặc áo bào bằnggấm và từ cửu phẩm trở lên mặc áo bào bằng vóc Tất cả chất liệu đểlàm nên trang phục của quan được lấy từ số gấm vóc còn lại của nhàTống Gắn liền với trang phục thời này đó chính là những đường néthoa văn Không chỉ mang yếu tố nghệ thuật, mỗi đường nét lại còntồn tại từng ý nghĩa đặc trưng khác nhau, tạo nên một nét riêng biệt cho văn hóa trangphục thời Lý

Trang 11

d) Trang sức

- Mũ Quyển Vân: Là loại mũ màu đen, có phần vành được trang trí bằng các hạt ngọc,chính giữa đính miếng trang sức hình lá đề, chạy dọc thân mũ là các viền trang trí màutrắng, hai bên thái dương có gắn miếng vải màu đen, dây thao cùng màu và to bản, chóp

mũ uốn cong về phía sau Ban đầu, được tìm thấy ở thời nhà Trần và sau khi nghiên cứulại, mũ Quyển Vân được biết đã tồn tại từ thời nhà Lý

- Với vũ nữ: là giai đoạn phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa, nhà Lý đã cho dunhập đa dạng các loại trang sức Riêng với các vũ nữ, Vua nghiêm ngặt quy định kiểu tócbúi cao lên đỉnh đầu, trên trán có một điểm trang trí, mái tóc điểm những bông hoa, tayđeo vòng, cổ đeo những chuỗi hạt, mặc váy ngắn có nhiều nếp

- Với nhạc công: để nhận biết tính chất công việc, nhạc công phải trùm mũ kín tóc, phíatrên mũ được làm cao lên và có các diềm uốn lượn

- Với các quan lại khi chầu Vua: vào thời bấy giờ, Vua là người trị vì cả một nước Chính

vì thế, nhà Lý luôn khắt khe vấn đề trang phục trước khi vào chầu Vua Quan lại phải đitất, đi hia và đội mũ phác đầu Đây là điều chưa từng xuất hiện ở thời kỳ Hùng Vương và

từ đây, văn hóa trang phục này đã trở thành một tục lệ bắt buộc cho đến những đời sau

2.3.2 Triều đại nhà Trần

a) Bối cảnh lịch sử

Nhà Trần – một thời kỳ gắn liền với kỳ tích vĩ đại, đánh bại liên tiếp ba lần quân Mông –Nguyên Cuộc chiến ấy gay go và kéo dài xuyên suốt cả một triều đại Chính vì lẽ đó, nhàTrần không quá chú trọng về trang phục Tối giản, nhanh gọn là những gì họ muốn hướngtới bởi mục đích cuối vãn là đi chống giặc, thế nên nhân dân không dành nhiều thời giancho trang phục vào giai đoạn này

b) Trang phục dành cho thường dân

Với mục đích cuối cùng đó là hướng đến sự tối giản, nam giới thời Trần luôn ưu tiên việc

để mình trần, kết hợp với đó là quần mỏng bằng lụa thâm Nói vậy không phải lúc nào họcũng chỉ chú trọng về việc giản dị trong văn hóa trang phục Bên cạnh đó, nam nhânthường sử dụng áo Giao Lĩnh vạt chéo và tiếp tục được lưu truyền đến tận thế kỷ XVII

Sơ lược,

9

Trang 12

Giao Lĩnh là một loại áo đã được xuất hiện từ thời Lý, vớihình thức là hai vạt áo chéo nhau kết hợp với phần tay đượcmay dài và rộng gợi nên cảm giác mạnh mẽ, khí chất dântộc.

Tương tự như nam giới, phụ nữ thời Trần cũng ưu tiên việcdiện áo tứ thân đi kèm váy Ngoài ra, áo Giao Lĩnh đượcxem là một loại trang phục không thể thiếu trong văn hóatrang phục của họ Mở rộng một chút, khi trong gia đình cóngười thân mất, họ thường sẽ mặc áo Giao Lĩnh màu đennhư một thể thức để thông báo

c) Trang phục dành cho giới quý tộc.

Vì sự thay đổi quá vượt bậc về mặt trang phục từ thời kỳ Hùng Vương chuyển sang giađoạn nhà Lý, vì thế nhà Trần vẫn giữ khá nhiều nét nổi bật từ thời đại trước để tiếp nối,xây dựng văn hóa trang phục của mình Cổn Miện vẫn được xem là lễ phục của hoàng đếthời Trần Bên cạnh đó, nhà Vua gồm bốn loại mũ trong bộ trang phục của mình, lần lượtlà: Mũ Miện, Mũ Thông Thiên, Mũ Phù Dung và Mũ Phốc Đầu Mũ Thông Thiên là mộtphần của bộ trang phục Quyển Vân Vào dịp Tết Nguyên Đán hay cày ruộng tịch điền,nhà Vua sẽ lựa chọn bộ trang phục này và đây cũng là bộ phục được lưu truyền từ thờinhà Lý Về Mũ Phù Dung, đây được xem là thường phục của nhà Vua, được sử dụngtrong các buổi thường triều, có dáng vẻ tựa hoa phù dung hoặc hoa sen Vào ngàythường, Vua luôn ưu tiên sử dụng Mũ Phóc Đầu, đây là loại mũ mềm với hai cánh chuồnbuông thõng xuống

d) Trang sức

Là thời đại luôn hết mình vì đất nước, để thể hiện lòng yêu nước của mình, dân nhân thời Trần đã tái hiện lại tục xăm mình với dòng chữ “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc”

để thể hiện tinh thần đền ơn báo nước cũng như nói lên quan điểm thẩm mỹ của họ

2.3.3 Triều đại nhà Lê

a) Bối cảnh lịch sử

Nhắc đến triều đại nhà Lê, chúng ta nhớ đến ngay Lê Lợi – vị anh hùng đã mở đầu chomột kỷ nguyên mới từ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại sự đô hộ của nhàMinh Không tràn đầy khí chất như thời Trần, nhà Lê lại mang nét văn hóa trang phụctrông có phần yêu kiều, thướt tha và cầu kỳ hơn Đây được xem là thời kỳ thăng hoa nhất

mà phục trang phát triển nhất mọi thời đại Tuy nhiên, do ảnh hưởng khá nhiều từ TrungQuốc, trang phục thời Lê cũng không được đón tiếp nồng hậu

Ngày đăng: 07/09/2023, 22:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w