1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài cảm nhận về bản sắc văn hóa dân tộc môn cơ sở văn hóa

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài cảm nhận về “Bản sắc văn hóa dân tộc”
Tác giả Lương Gia Hân
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Cơ sở văn hóa
Thể loại essay
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Bản sắc văn hóa dân tộc và hiện đại hóa nền văn hóa12 Trang 3 Mở đầuMỗi dân tộc đều có bản sắc và văn hóa riêng đó là những giá trị vật chất, tinh thầntinh túy nhất, cô đọng nhất, bền v

lOMoARcPSD|39150642 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN-THƯ VIỆN HỌC BÀI CẢM NHẬN VỀ “BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC” Môn: Cơ sở văn hóa Giảng viên : Sinh viên thực hiện : Lương Gia Hân Mã số sinh viên : 2256210014 TP Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 07 năm 2023 Mục lục Mở đầu Page 1 3 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 I Khái niệm 4 1.Bản sắc .4 2.Văn hóa 4 3.Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 4 II Biểu hiện của Bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam 6 1.Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 6 2.Một số bản sắc văn hóa đặc trưng của một số dân tộc Việt Nam 9 III Đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam 11 IV Bản sắc văn hóa dân tộc và hiện đại hóa nền văn hóa 12 1 Biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc ở Quá khứ và Ngày nay 12 2 Bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ giao lưu văn hóa quốc tế 14 V Giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 15 1.Thực trạng hiện nay .15 2.Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước 16 3.Hành động 16 VI Tham khảo 17 2 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Mở đầu Mỗi dân tộc đều có bản sắc và văn hóa riêng đó là những giá trị vật chất, tinh thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác Đối với Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc đã được ông cha ta gìn giữ và truyền lại cho chúng ta những giá trị to lớn về mặt tinh thần Phải kể đến những trận chiến, những cuộc đô hộ trong quá khứ nhưng ông cha ta vẫn kiên quyết giữ lại những bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ta Vì thế chúng ta phải tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị đáng quý đó Muốn được như thế, điều đầu tiên chính là phải hiểu được thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc và làm cách nào để phát huy bản sắc ấy 3 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 I Khái niệm 1 Bản sắc Theo góc độ tâm lý học xã hội, nhân học và xã hội học thì bản sắc chính là cách nhận thức của một cá thể về các cá thể khác, một nhóm xã hội hoặc thậm chí là chính mình Ta có thể hiểu đơn giản bản sắc là những cá tính khác nhau của 1 hay nhiều cá thể trong 1 nhánh, nhóm xã hội đặc trưng Bản sắc tạo thành đặc điểm riêng, cái độc đáo và độc lập mà những cá thể khác không có Giáo sư Tâm lý học Peter Weinreich, đại học Ulster đã nhận định: “Bản sắc của một cá thể là tổng thể của phân giải cá nhân, qua đó cách mà cá thể phân giải chính mình ở hiện tại được tiếp tục từ cách cá thể phân giải chính mình trong quá khứ, cũng như truyền cảm hứng cho tiến trình phân giải chính mình trong tương lai” 2 Văn hóa Hiện chúng ta vẫn chưa có khái niệm chính xác về văn hóa là gì Tuy nhiên, cũng đã có nhiều nhận định về văn hóa mà chúng ta có thể thấy như: Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.” Từ đó, ta có thể rút ra văn hóa là cả một hệ thống tổng thể quy định con đường sống của một dân tộc Hệ thống này bao gồm toàn bộ những gì thuộc về tư duy, triết học, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật văn học ; hay những gì thuộc về xã hội như hôn nhân, gia đình, thân tộc, thích tộc, vai trò của cá nhân trong cộng đồng Những gì thuộc về môi trường sinh thái, tài nguyên tái tạo và không tái tạo bảo đảm cho cuộc sống của một dân tộc 3 Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý, những nét đặc trưng tạo nên dấu ấn riêng biệt của từng quốc gia Bản sắc văn hóa dân tộc được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại Nhờ có yếu tố này mà con người sẽ phân biệt được các quốc gia, dân tộc trên thế giới Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam phản ánh đặc trưng văn hóa của người Việt Nam, với những nét đẹp riêng về tình cảm, tình thân, tình nghĩa, lòng trung thực, tinh thần đoàn kết, tôn trọng truyền thống, tôn giáo, quan niệm đạo đức và các giá trị đạo đức khác Điều này thể hiện qua các nét văn hóa đặc trưng như: 4 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Áo dài: đây là trang phục truyền thống của người Việt Nam Áo dài tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết của người con gái Việt Nam Nón lá: là biểu tượng của đất nước Việt Nam Là phụ kiện không thể thiếu khi mang tà áo dài quý phái để tôn lên vẻ đẹp của nước Việt Nam ta Bên cạnh đó, chiếc nón lá đã trở thành vật dân giả mà mọi nhà đều có, được sử dụng để che nắng và mưa trong cuộc sống hàng ngày Lễ hội đền Hùng: Lễ hội đền Hùng là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của người Việt Nam Nó được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch để tưởng nhớ và thờ tổ tiên 5 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Tết Nguyên Đán: Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam, diễn ra vào mùng 1 tháng Giêng âm lịch Đây là dịp để người Việt tụ họp, cầu nguyện và cảm ơn các vị thần, tổ tiên đã ban cho một năm mới bình an, may mắn II Biểu hiện của Bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam 1 Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam rất phong phú với 54 dân tộc anh em cùng những ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo,… khác nhau Được thể hiện qua 3 tầng kết cấu như sau: - Thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về môi trường xung quanh và quan điểm về cuộc sống Đây là một yếu tố cơ bản trong cấu trúc của bản sắc văn hóa - Thể hiện qua cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người Biểu hiện này có thể thấy qua việc: Về nhìn nhận màu da, chúng ta đa phần có xu hướng thích da trắng hơn da ngâm đen Hay con cái sẽ thích sống cùng với cha mẹ dù đã đủ tuổi trưởng thành và chúng ta luôn muốn được gần gũi, sống chung với mọi người xung quanh thể hiện tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta - Thể hiện qua ngôn ngữ, phong tục tập quán, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn học nghệ thuật… Đây là biểu hiện có thể thấy rõ nét nhất ở văn hóa dân tộc Việt Nam: Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ Việt Mường, ngôn ngữ Tày Thái, ngôn ngữ Mông - Dao, ngôn ngữ Ka Đai, ngôn ngữ Tạng Miến Về phong tục tập quán: Tục ăn trầu, Tết Nguyên Đán, cúng giao thừa, Tết Thanh minh, Tết Trung thu, Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội đền Gióng,… 6 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Về trang phục: áo dài, áo tứ thân, áo bà ba, áo chàm,… Về ca dao tục ngữ: mang lời răn đe nhẹ nhàng như sâu sắc để chúng ta ý thức được việc làm của mình cũng như kế thừa những điều tốt đẹp của ông cha ta, có thể kể đến: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Hay Ai về Phú Thọ cùng ta, Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba Về văn học nghệ thuật: chúng ta có thể kể đến thơ ca văn học như: Truyện Kiều – Nguyễn Du, Chí Phèo – Nam Cao, Tắt Đèn – Ngô Tất Tố, Nam Quốc Sơn Hà – Lý Thường Kiệt,… hay các nghệ thuật hát chầu văn, hát xoan, hát văn, ca trù, chèo, xẩm, đàn bầu, múa lân, múa sạp,… 7 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Về di tích lịch sử và văn hóa: Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Chùa Bái Đính, Đền Trần,… 2 Một số bản sắc văn hóa đặc trưng của một số dân tộc Việt Nam Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc anh em cũng chung sống với nhau, do đó cũng đã tạo nên sự đa dạng, phong phú có thể kể đến như: -Dân tộc Kinh: Tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo Trang phục: Áo dài, nón lá, áo tứ thân, áo gấm, áo bà ba, áo dạ Ẩm thực: Phở, bún chả, nem rán, bánh chưng, bánh tét, bánh xèo, bánh tráng Nghệ thuật: Ca trù, chèo, hát xẩm, hát văn, quan họ, chầu văn, múa lân 8 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 -Dân tộc Tày: Trang phục: Áo dài dài, đầm thắm, khăn xếp, nón quai thao Ẩm thực: Thịt gác bếp, lợn cắp nách, gà ác, cá bống nướng trui, bánh đúc, xôi ngũ sắc, chè thổ nhưỡng Nghệ thuật: Múa sạp, hát dân ca, kèn đing put, trống xoè, múa sắc màu -Dân tộc Mông: Trang phục: Áo thắt lưng, nón rộng, vòng cổ đá, quần baggy Ẩm thực: Cơm nắm, thịt trâu, măng khô, rau dớn, chè thập cẩm Nghệ thuật: Múa sạp, đàn tranh, kèn mông, múa xòe 9 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 III Đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam -Bản sắc văn hóa dân tộc mang tính bền vững với thời gian Thời gian có thay đổi nhưng nét văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn sẽ được gìn giữ, không khác biệt với bản sắc văn hóa dân tộc ban đầu -Đặc trưng cơ bản có thể nhìn nhận từ bên ngoài về bản sắc văn hóa dân tộc là sự tôn kính, thờ cúng tổ tiên, tôn trọng tất cả các giá trị cộng đồng và gia đình, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, người dân lao động cần cù… -Ở Việt Nam có một nền văn hóa dân tộc phong phú trong cộng đồng 54 dân tộc, có nhiều sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau -Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm của từng dân tộc, điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên, môi trường cư trú, chế độ chính trị giao lưu với các nền văn hóa khác -Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam IV Bản sắc văn hóa dân tộc và hiện đại hóa nền văn hóa 1 Biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc ở Quá khứ và Ngày nay Dù trong quá khứ hay hiện tại, dân tộc Việt Nam ta cũng đã thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, dù khác nhau về hình thức nhưng đó cũng là sự yêu nước, bảo vệ bản sắc chúng ta Trong quá khứ, trong thời kỳ chiến tranh tàn khốc, sau hơn 1.000 năm bị bọn phong kiến người Hán thống trị và cưỡng bức đồng hóa, dân tộc Việt Nam vẫn không bị Hán hóa, vẫn giữ nguyên được nòi giống, tiếng nói và phong tục tập quán Đây là một thành tựu vĩ đại đáng tự hào nhất của dân tộc ta Hay những trận chiến lấy lừng trong lịch sử để đứng lên đấu tranh, những cuộc khởi nghĩa để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc ta, để giành lại độc lập, đất nước ta: Đại chiến trên sông Bạch Đằng – trận chiến này không chỉ giúp bảo vệ non sông đất nước, Hải chiến sông Bạch Đằng còn mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho đất Việt Chiến dịch Điện Biên Phủ - Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ đập tan tham vọng duy trì thuộc địa ở Đông Dương của Pháp mà còn tạo bàn đạp cho các nước thuộc địa Pháp ở châu Phi vùng lên giành độc lập 10 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Đến thời hiện đại ngày nay, không còn những trận chiến, đấu tranh bảo vệ đất nước, nhưng thay vào đó là sự tự tôn dân tộc, là đưa bản sắc văn hóa dân tộc ra quốc tế, vươn ra thế giới Và điều này đã được thể hiện rất tốt thông qua những việc: - Nói không với “ Đường lưỡi bò” - Đưa trang phục Việt Nam ra quốc tế: ở cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia – 2018, Minh Tú đã mang tà áo dài với họa tiết “ Nụ cười Việt đẹp nhất thế giới” của cụ bà Bùi Thị Xong và hình ảnh của Hội An – một di sản văn hóa thế giới đặc trưng của Việt Nam - Đưa âm hưởng dân gian vào trong âm nhạc: bằng phương pháp này, mọi người sẽ dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ bản sắc văn hóa dân tộc ta Chúng ta đã có những: ca khúc “ Nam Quốc Sơn Hà” – Erik và Phương Mỹ Chi, ca khúc “Rồi tới luôn” - Nal (Hồ Phi Nal), dự án “EP GenZ và Trịnh”, dự án “EP GenZ và Trịnh” do các bạn trẻ GenZ đã làm mới lại nhạc của cố nghệ sĩ Trịnh Công Sơn nhưng vẫn giữ lại những giá trị vốn có của ca khúc 11 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 - Chuyển thể những tác phẩm văn học, những sự kiện lịch sử thành phim: điều này nhằm thúc đẩy sự hứng thú của mọi người và cũng từ đó gián tiếp giúp họ ghi nhớ những bản sắc dân tộc Việt Nam ta Điển hình như phim “ Trịnh Công Sơn” và “ Em và Trịnh”, “ Sơn tinh Thủy tinh” – ca ngợi công lao của các vua Hùng, để mọi người ghi nhớ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Có thể thấy, chúng ta đã làm rất tốt trong giai đoạn hiện đại hóa nền văn hóa này Đặc biệt là với giới trẻ, với sự năng động cá tính và sự sáng tạo, họ đã đưa bản sắc dân tộc vào các tác phẩm, thơ ca và vươn ra quốc tế để bạn bè các nước biết được dân tộc Việt Nam ta 2 Bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ giao lưu văn hóa quốc tế Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của người dân nói chung và sinh viên giới trẻ nói riêng theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn 12 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 hóa và con người của các quốc gia trên thế giới Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, tri thức mới Tuy nhiên, cũng đã có những mặt xấu như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật, lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống Trong quá trình hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới cũng đã du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mĩ tục của dân tộc như cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật Bên cạnh những mặt tiêu cực như vậy thì mặt tích cực trong thời kỳ này vẫn có Ví dụ, văn học số là khái niệm trước đây chưa hề có Hiện tượng người sáng tác tự xuất bản và tự tạo các diễn đàn tương tác với người đọc đã trở thành phổ biến Blog của nhiều nhà văn như Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Trần Thu Trang, Trang Hạ, Đinh Vũ Hoàng Nguyên, Di Li… có lúc đã trở thành những diễn đàn văn học, đóng vai trò như những “salon văn học” phổ biến trong các giai đoạn trước Sự phát triển của internet và các loại hình thông tin đại chúng có thể nhanh chóng, trực tiếp truyển tải, truyền bá văn hoá đến với công chúng trong nước, cũng như bạn bè trên thế giới V Giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 1 Thực trạng hiện nay Dân tộc Việt Nam đã trải qua 4000 năm văn hiến, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển đất nước Thế nhưng, trong thời kỳ hội nhập quốc tế mạnh mẽ, có lẽ chúng ta đã dần đánh mất đi bản sắc của dân tộc mình Các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ ngày càng ít đi, ca trù, hát xẩm, cải lương ngày càng ít người quan tâm đến, chúng ta dần quên đi những giá trị ông cha ta đã mang đến mà thay vào đó là chạy theo xu hướng quốc tế hay còn gọi là “ sính ngoại” Tổng Giám đốc UNESCO đã cảnh báo: "Xu hướng toàn cầu hóa có thể gây phương hại tới tính sáng tạo và đa dạng văn hóa của thế giới, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàn về văn hóa" Cơ hội hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta chuyển mình trong nền kinh tế - xã hội và vươn ra thế giới, nhưng sự hội nhập này cũng đã đem lại mặt tiêu cực cho chính chúng ta Điển hình, chúng ta không còn hào hứng trong tà áo dài nữa mà thay vào đó là những bộ đồ Tây Đặc biệt, hiện tượng đáng buồn nhất là có một số người Việt ra nước ngoài sinh sống chỉ vài năm, nhưng khi về Việt Nam lại nói giọng lơ lớ, phát âm không chuẩn và lấy lý do là đã sống bên Tây quen rồi Đây chính là điểm xấu còn tồn đọng trong chúng ta, đặc trưng cơ bản nhất của bản sắc văn hóa dân tộc chính là ngôn ngữ Chúng ta phải bảo vệ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình thì mới có thể bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc ta 2 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề Đảng và Nhà nước cũng xác định và đưa ra nhiều chủ trương quan trọng, cần thiết trong giai đoạn này Bản sắc văn hóa luôn được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu cũng như động lực để phát triển kinh tế và 13 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 xã hội Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đẩy mạnh các hoạt động cải cách trên nhiều phương diện Đặc biệt trong đó chính là nâng cao sự nhận thức, giáo dục con người Điều này góp phần bảo tồn, phát huy những di sản, giá trị văn hóa của dân tộc -Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định: "Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa" Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu lên yêu cầu mới là: "Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới" -Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá: Khoản 1 Điều 9 Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 quy định mục đích của chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa -Điều 26 Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân có tài năng xuất sắc, nắm giữ và có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể 3 Hành động Mỗi cá nhân phải biết giữ gìn những di sản văn hóa, lịch sử, không phá hoại những gì mà ông cha ta đã cố gắng dựng nên Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm sao để vẫn giữ được bản sắc dân tộc Việt Nam Phát huy hết năng lực để phê phán cũng như loại bỏ những sản phẩm văn hóa tiêu cực (mê tín dị đoan, sùng bái thần tượng mù quáng, đầu xanh tóc đỏ,…) Ngoài ra, chúng ta còn phải thật sáng suốt nhận ra những âm mưu chống phá của thù địch, không được quay lưng với lịch sử dân tộc, nghe theo lời xúi giục phản động,… Bên cạnh đó, chúng ta có thể bảo vệ, kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam từ những điều giản dị như nghe theo những đạo lý, lời răn dạy của ông cha ta “ uống nước nhớ nguồn”, “ ân nghĩa thủy chung” Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước… Đặc biệt, luôn ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa đã hi sinh để giữ gìn được dân tộc ta, cho ta cuộc sống thời bình như bấy giờ, tự hào là dân tộc Việt Nam Tham khảo Bảo Danh (2023, June 26) Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Jobsgo Đỗ Trang & Hương Thảo (2019, November 10) “Bản ngã” dân tộc trong thời đại giao thoa văn hóa Dương Nguyễn (2023, January 26) Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc? Hồng Hà (2019, March 22) Bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc có vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước 14 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Mạnh Hùng (2019, November 23) Dân tộc nào gìn giữ được bản sắc của mình thì dân tộc đó mãi mãi trường tồn Nguyễn Hương (2022, August 17) Văn hóa là gì? Các loại hình văn hóa phổ biến tại Việt Nam Nguyễn Văn Phi (2023, April 13) Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Ví dụ về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam TS Hoàng Xuân Lương (2013, August 2) Tìm hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc Hoàng Thị Hương (2010, September 22) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế 15 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w