Nhóm 7 đề cương cơ sở văn hóa việt nam tín ngưỡng thờ mẫu ở tỉnh an giang giữ gìn bản sắc văn hóa và giá trị dân tộc

23 0 0
Nhóm 7 đề cương cơ sở văn hóa việt nam   tín ngưỡng thờ mẫu ở tỉnh an giang giữ gìn bản sắc văn hóa và giá trị dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là hình tượng điển hình cho hình thức tôn giáo tốt, đẹp, sạch khi mà các người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng không những tuân thủ theo quy định pháp luật Nhà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SỐ 7

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở TỈNH AN GIANG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ DÂN TỘC

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCCƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NHÓM THỰC HI N Đ TÀI S 7ỆỀỐ

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở TỈNH AN GIANG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ DÂN TỘC

Trang 3

M Đ UỞ Ầ 1 Lý do chọn đề tài (Hải Lý)

Theo Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Điều 24 nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” và “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” Để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân, Nhà nước đứng ra đảm bảo dựa trên Luật tín ngưỡng tôn giáo tại Điều 3 đó là: “Nhà nước tôn trọng bảo vệ văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân” Tuy nhiên để chắc chắn không xâm phạm tới bất kì cá nhân, tổ chức hay hình ảnh của đất nước, Nhà nước đã đưa ra những Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại Điều 10 – Luật tín ngưỡng tôn giáo “Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải: bảo đảm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc” và “Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường” Tín ngưỡng thờ Mẫu là hình tượng điển hình cho hình thức tôn giáo tốt, đẹp, sạch khi mà các người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng không những tuân thủ theo quy định pháp luật Nhà nước Việt Nam mà còn thể hiện nét văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam Chính vì lẽ đó, vào hồi 17 giờ 15 phút theo giờ địa phương (21 giờ 15 phút giờ Việt Nam) tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng Thờ mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh thành đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Khoa học và tôn giáo thì có mối liên kết trong việc nghiên cứu khoa học về tôn giáo, cái mà đã bắt nguồn từ thế kỉ XVII Các nhà lịch sử học về tự nhiên đã cố gắng đưa ra những lời giải thích tự nhiên cho hành vi và văn hoá con người, bao gồm cả tôn giáo và đạo đức Ví dụ như tác phẩm De l’Origine dé Fables (1724) cả Bernard Le Bovier de Fontenelle đã đưa ra một giải thích nhân quả về niềm tin vào siêu nhiên Và Lịch sử tự nhiên của tôn giáo Hume (1757) được cho là ví dụ triết học nổi tiếng nhất về giải thích lịch sử tự nhiên về niềm tin tôn giáo Cả hai cuốn sách đều đưa ra một kết luận chung đó là: “Khi một người càng dốt nát hoặc một người có kinh nghiệm ít hơn thì người ta càng thấy nhiều phép lạ hơn” Có thể nói là do sự thiếu hiểu biết về các nguyên nhân tự nhiên kết hợp với nỗi sợ hãi và e ngại về môi trường, con người đã thần thánh hoá các khía cạnh môi trường để tự tin chinh phục, tìm hiểu thế giới khách quan Và theo một nghiên cứu do các nhà tâm lý học bang Ohio (Mỹ), thực hiện dựa trên 1000 trường hợp tử vong trên khắp nước Mỹ và năm 2011 thì kết quả cho thấy những người có tín ngưỡng tôn giáo hoặc

Trang 4

thường xuyên đến nhà thờ cầu nguyện, thành tâm sám hối thì có thể sống lâu hơn những người vô thần ít nhất là 4 năm Cũng giống với những tôn giáo khác, Tín ngưỡng thờ Mẫu đối với nhân dân là đức tin về thiên nhiên, con người, hướng thiện, nguyên tắc ứng xử giữa con người và con người Mỗi tỉnh có một bà chúa Mẫu khác nhau và tỉnh An Giang cũng không ngoại lệ Bà Chúa Núi Sam không chỉ đơn thuần là một tín ngưỡng của người dân nơi đây mà từ đây còn tổ chức ra những lễ hội mang đậm nét văn hóa địa phương, vùng miền Bên cạnh đó, từ niềm tin về Bà Chúa con người nơi đây tự tạo cho mình một đời sống hướng thiện nhằm hướng tới mong muốn, khát vọng về đời sống sung túc, mạnh khỏe, may mắn và tài lộc Ấn tượng hơn cả, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam còn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa di vật thể quốc gia năm 2014.

Như chúng ta đã biết, thế giới trong quá trình toàn cầu hoá một cách mạnh mẽ Chính vì thế việc xây dựng và phát triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay Vì lẽ này, cái trước nhất chúng em muốn giới thiệu cho các bạn đồng trang lứa nói riêng và lớp trẻ chúng em nói chung về nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng Thờ Bà Chúa Núi Sam tỉnh An Giang Bên cạnh niềm tự hào dân tộc, chúng em còn muốn giới thiệu những danh lam thắng cảnh di tích lịch sử, nhằm thúc đẩy ngành du lịch nước nhà và thu hút đầu tư vào các lễ hội mang hơi hướng lịch sử - văn hóa này Do đó, đề tài chúng em chọn là

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh An Giang, giữ gìn bản sắc và văn hóa dân tộc.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề (Bích Châu)

Những công trình nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm, những bài viết, bài báo của nhiều tác giả đã cho thấy đề tài chuyên sâu về “đạo Mẫu” cũng như các đề tài về những lễ hội thờ Mẫu đã và đang được quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau Các tác giả phần lớn tập trung giới thiệu về những lễ hội ở góc độ dân tộc học, mô tả cụ thể đồng thời giới thiệu, phân tích, tìm hiểu nguồn gốc của các lễ hội đó Tại Bắc bộ, nơi tín ngưỡng thờ Mẫu có quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ theo dòng lịch sử dân tộc, tập trung một lượng lớn các đề tài nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu.

Nếu đề cập đến các lễ hội thờ nữ thần, Mẫu thần có thể kể đến một số công trình như Vũ Ngọc Khánh - Phạm Đình Thảo (1997), Kho tàng diễn xướng dân gian Việt Nam; Tôn Thất Bình (1997), Huế lễ hội dân gian (phần lễ hội điện Hòn chén, lễ tế Thai dương phu nhân, Kỳ Thạch phu nhân trong tâm thức dân gian, từ trang 161-174); Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng thờ

Trang 5

Mẫu ở miền Trung Việt Nam; Huỳnh Quốc Thắng (2003), Lễ hội dân gian ở Nam Bộ (phần lễ hội Thờ Mẫu - Nữ thần, từ trang 109-148); Đinh Văn Hạnh – Phan An (2004), Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu ( phần Lễ hội Thờ Mẫu – Nữ thần); Nguyễn Huy Hồng (2007), Diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam; Chu Huy (2008), Tâm thức người Việt qua lễ hội Đền Chùa (mục: Hội Mẫu Phủ Giầy từ trang 109-116); Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) – Vũ Thụy An (biên soạn) (2008), Lễ hội Việt Nam (phần Lễ hội Chùa Bà, lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội Dinh Cô, từ trang 375-387) v.v… Các công trình nghiên này chủ yếu khảo tả về nguồn gốc của các lễ hội, trình bày về các sự tích, các chi tiết về quy trình và nghi thức của các lễ hội.

Đến với các công trình lí luận nghiên cứu về đạo Mẫu nói chung cũng như đạo Mẫu của người Việt ở miền Nam nói riêng chiếm một số lượng phong phú và đa dạng Trong đó đáng chú ý nhất là một số công trình sau:

Vũ Ngọc Khánh (2006), Đạo Thánh ở Việt Nam (phần nói về các Thánh mẫu từ trang 383-504) Trong tác phẩm này, tác giả đã đề cập đến 23 vị mẫu thần và vị mẫu thần được thờ chủ yếu ở miền Nam chính là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Từ nữ thần Inư Nưgar đến Bà Chúa Xứ (từ trang 76-103) Công trình này phân tích về sự chuyển biến từ nữ thần người Chăm đến thần nữ của người Việt.

Nguyễn Minh San (2009), Những thần nữ danh tiếng trong văn hóa Việt Nam (từ trang 212-277).Tác phẩm này đề cập đến huyền tích của 17 vị nữ thần, mẫu thân, có 3 vị được thờ ở miền Nam là Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Đen.

Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam Trong công trình này, nhà nghiên cứu đã có công sưu tầm, nghiên cứu và phân tích một cách sâu sắc, vô cùng chi tiết về đạo Mẫu ở Việt Nam Hoàn thiện, hệ thống hóa và đưa ra các lí giải về các vị nữ thần, Mẫu thần hiện diện trong tâm thức của người Việt Ông đi sâu và hệ thống thờ Mẫu Tứ phủ, một hệ thống các vị thần được thờ phụng phổ biến trong cộng đồng cư dân người Việt sinh sống chủ yếu tại miền Bắc Việt

Trang 6

Nam Bên cạnh đó ông cũng đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt sinh sống tại miền Trung và miền Nam với các phần viết về nữ thần, Mẫu thần từ trang 251 đến trang 308 và phần nghi lễ và lễ hội thờ Mẫu ở Nam Bộ từ trang 322 đến trang 341.

Ngô Bạch (2010), Nghi lễ thờ Mẫu – văn hóa và tập tục, giới thiệu các vị Thánh Mẫu Tác phẩm tập trung phân tích về bản chất và đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu

Số công trình nêu trên đã đi sâu phân tích hình tượng của các nữ thần, Mẫu thần tại Việt Nam dưới góc độ của tôn giáo, chủ yếu là các vị nữ thần ở miền Bắc Các tác giả đã sưu tầm, tìm hiểu và giới thiệu cho người đọc về huyền tích của các vị nữ thần, về tên gọi, các chức danh mà thần Mẫu đã được sắc phong hoặc các danh hiệu do nhân dân kính trọng mà gọi thành.

Đề cập sâu hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Nam Bộ, đã có nhiều công trình được giới nghiên cứu quan tâm có thể kể đến như: Huỳnh Ngọc Tráng – Trương Ngọc Tường – Hồ Tường (2002), Tín ngưỡng dân gian ở Thành phố Hồ Chí Minh; Sơn Nam (1994), Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam (chương bốn, từ trang 52 đến trang 81); Huỳnh Văn Tới (1996), Tục thờ nữ thần ở Đồng Nai; Lê Hải Đăng (2001), Lễ hội cúng miếu và tục thờ nữ thần ở Thành phố Hồ Chí Minh; Trần Hồng Liên (2013), Giá trị tinh thần truyền thống trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ; Võ Văn Sen – Ngô Đức Thịnh – Nguyễn Văn Lên (2014), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ - bản sắc và giá trị v.v… Các chuyên khảo này đã đưa ra cho người đọc một cái nhìn toàn diện, sắc nét về hệ thống các vị nữ thần được nhân dân Nam Bộ thờ phụng, từ đó người đọc có thể nhận ra những nét đặc trưng tiêu biểu của tục thờ Mẫu ở Nam Bộ.

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh An Giang giữ gìn bản sắc văn hoá và giá trị dân tộc

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 7

Nghiên cứu, tìm hiểu về những giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh An Giang - Bà Chúa Xứ Núi Sam

Nêu bật được những điểm riêng biệt, xác định được những giá trị đặc trưng làm nên bản sắc của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam ở tỉnh An Giang

Khẳng định vai trò của việc giữ gìn bản sắc văn hóa và giá trị dân tộc của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống người dân tỉnh An Giang

Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống

4 Giới hạn phạm vi đề tài

Trong đạo Mẫu nói chung, số lượng các nữ thần vô cùng nhiều và rất phong phú Mỗi vị đều có nét văn hoá đặc sắc mang tính địa phương và được thể hiện rõ nét trong các lễ hội riêng biệt Và trong tất thảy các vị nữ thần trong đạo Mẫu, chúng em tập trung nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh An Giang, tìm hiểu về các lễ hội thờ Mẫu (lễ Vía Bà) tại tỉnh An Giang

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học của đề tài, tiểu luận sử dụng những phương pháp sau

Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin

Phương pháp khoa học để tiến hành phân tích nghiên cứu về tín ngưỡng thờ mẫu: Bảo tàng học, Xã hội học, Văn hoá học

Phương pháp quan sát tham dự và phương pháp phỏng vấn sâu

Sử dụng nguồn tư liệu từ các công trình của các học giả đi trước mà nhóm chúng em đã trình bài trong phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề để nhóm chúng em kế thừa, tham khảo, đối chiếu và so sánh Nguồn tài liệu này kết hợp với nguồn tư liệu mà nhóm chúng em đã tìm kiếm nhằm giúp vững chắc thêm tư liệu sẵn có để có thể hoàn thành đề tài Bên cạnh đó, các nguồn tài liệu phim ảnh, băng đĩa nghe nhìn, các tài liệu điện tử Internet cũng giúp ích cho nhóm chúng em thực hiện đề tài

6 Cấu trúc tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ

Trang 8

lục, tiểu luận dự kiến gồm có 03 chương Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Phân tích biểu tượng Bà Chúa Núi Xứ Sam

Chương 3: Bảo tồn và phát huy những tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh An Giang

Trang 9

CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài (Lan Anh)

1.1.1 Khái niệm “tín ngưỡng”

Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống như một phần cấp thấp của tôn giáo mà con người tin vào để giải thích thế giới và vũ trụ, để mang lại sự thịnh vượng bình yên và thanh cao hạnh phúc cho bản thân và mọi người.

Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian Tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.

Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan.

Một số nhà thần học xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng cái huyền bí, ở đó chứa đựng những yếu tố siêu nhiên, nó có một sức mạnh, một quyền lực to lớn có thể cứu giúp con người khỏi khổ đau và có được hạnh phúc và sự bình yên.

Tại Việt Nam, vấn đề tín ngưỡng cũng có nhiều quan điểm khác nhau: - Theo GS Đặng Nghiệm Vạn, thuật ngữ tín ngưỡng có thể có hai nghĩa.

Khi nói đến tự do tín ngưỡng, người nước ngoài có thể hiểu đó là niềm tin nói chung (belief, believe, croyance) hay niềm tin tôn giáo (belief, believe, croyance religieuse) Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu cấu thành của tôn giáo.

- Các học giả như Toan Ánh, Phan Kế Bính… xem tín ngưỡng là tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ thờ cúng thể hiện qua lễ hội, tập quán, phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Trang 10

- Nguyễn Chính cho rằng tín ngưỡng là niềm tin, sự trông cậy và yêu quý một thế lực siêu nhiên mà với tri thức con người và kinh nghiệm chưa đủ để giải thích và lý giải được.

- Trong từ điển Hán - Việt, Đào Duy Anh đã giải nghĩa: Tín ngưỡng là lòng ngưỡng mộ mê tín đổi với một tôn giáo hay một chủ nghĩa nào đó Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng: “Tín ngưỡng đồng nghĩa với tâm linh (niềm tin thiêng liêng) có nghĩa tâm linh không phải là tôn giáo, tâm linh chỉ là khả năng dẫn tới tôn giáo”.

1.1.2 Khái niệm “thờ Mẫu”

Thờ Mẫu là tập tục thờ cúng các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ đại diện cho thiên nhiên như mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lúa… bởi trong quá trình mưu sinh tìm nguồn sống, con người luôn phải dựa vào thiên nhiên, đất trời vì vậy họ đã tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu, với mong muốn Mẫu sẽ bảo trợ và che chở cho cuộc sống của họ được bình an, no ấm Do đó, tín ngưỡng thờ Mẫu lúc này chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng các vị nữ thần được cho là có khả năng siêu phàm, có thể điều khiển được các hiện tượng tự nhiên mang tính quy luật nhằm bảo trợ và che chở cho sự sống của con người.

Theo thời gian, khái niệm Mẫu ngày càng được mở rộng bao hàm cả các nữ anh hùng, hoàng hậu, công chúa, hay bà tổ cô của dòng họ, bà tổ nghề của một làng nghề… Còn trong dân gian Mẫu còn là những người phụ nữ nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ, khi sống tài giỏi, có công với nước, với dân, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh Những nhân vật này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để trở thành một trong các hiện thân của thánh Mẫu Họ là những vị thần vừa có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung bảo hộ và che chở, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.

1.1.3 Khái niệm “ Tín ngưỡng thờ Mẫu”

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước Việt Nam và biến chuyển, thích ứng với

Trang 11

sự thay đổi của xã hội Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu (道母), thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ tứ phủ, xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh

nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, Thánh Mẫu, Thánh Cô, Mẫu tam phủ, tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáophong kiến Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ (Mẫu) - Đấng Tối cao trong Đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.

1.2 Tổng quan về tín ngưỡng thờ Mẫu (Bích + Đào)

1.2.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt 1.2.1.1 Nguồn gốc hình thành và phát triển:

a) Nguồn gốc hình thành:

Nước Việt Nam xưa là miền đất nhiều đời trồng cây lúa nước Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời ở Việt Nam cũng xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước Tín ngưỡng thờ Mẫu đã xuất hiện từ rất lâu đời, chưa có khoảng thời gian cụ thể nhưng có thể tín ngưỡng này xuất hiện từ khi nước ta theo chế độ mẫu hệ, người vợ hay người mẹ có vị trí quan trọng trong gia đình Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ khát vọng muốn ấm no, hạnh phúc sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.

Từ thời xa xưa, nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời, nên để sống được thì con người luôn phải dựa vào thiên nhiên, đất trời vì vậy họ đã tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu Thờ Mẫu là thờ

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan