Văn hóa Sự phát triển của loài người gắn liền với văn hóa ngay từ những bước đi sơ khởi, tuy không phải ngay lúc ấy đã có một khái niệm văn hóa độc lập song có thể nói rằng văn hóa xuâ
VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Dẫn luận Văn hoá học
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Sự phát triển của loài người gắn liền với văn hóa ngay từ những bước đi sơ khởi, tuy không phải ngay lúc ấy đã có một khái niệm văn hóa độc lập song có thể nói rằng văn hóa xuất hiện khá sớm từ thời cổ đại, trong ngôn ngữ của các dân tộc văn minh như Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Hi Lạp. Ở phương Đông, từ văn hóa mà chúng ta dùng có cội nguồn từ tiếng Hán Trong ngôn ngữ Hán, hai chữ văn và hóa xuất hiện khá sớm, như hai từ đơn có nghĩa riêng biệt Theo ngôn ngữ cổ Trung Hoa thì văn có nghĩa là “vẻ đẹp”, hóa có nghĩa là giáo hóa, dạy dỗ, sửa đổi “biến đổi” Văn hóa gộp lại theo nghĩa gốc là “làm cho đẹp, trở thành đẹp đẽ” Ở phương Tây, từ văn hóa xuất hiện vào khoảng thế kỷ III TCN Xét về nguồn gốc, văn hóa là khái niệm gắn với sản xuất nông nghiệp Văn hóa trong tiếng Latinh bắt nguồn từ chữ Cultus có nghĩa gốc là trồng trọt, cày cấy, vun trồng Về sau, thuật ngữ văn hóa mở rộng thành Cultus animi và được chuyển nghĩa, nói về sự vun trồng tinh thần, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn con người Từ thuật ngữ gốc Latinh này mà xuất hiện từ Culture trong tiếng Anh, Pháp, Kultur trong tiếng Đức và Kultura trong tiếng Nga đều có nghĩa là văn hóa.
Theo tiến trình lịch sử, khái niệm văn hóa dần phong phú hơn về nội hàm, trong rất nhiều thế kỷ nó được dùng để chỉ những khái niệm và hiện tượng hết sức khác nhau Năm
1952, A.L Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions [Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa], trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp
Năm 1871, E.B Tylor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người
F Boas định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”
Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người
Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm
1994 Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng: “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”,…
Còn có rất nhiều cách hiểu về văn hóa của các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Trong đó, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình” Phan Ngọc thì hiểu “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ nhận thấy nhất,
6 biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác”
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng Chúng tôi dựa trên các định nghĩa đã nêu để xác định một khái niệm văn hóa cho riêng mình nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dự liệu khi nghiên cứu Chúng tôi thống nhất với cách hiểu: văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.
1.1.1.2 Các khái niệm liên quan với văn hóa
Văn minh là danh từ Hán – Việt, văn là vẻ đẹp, minh là sáng, chỉ tia sáng của đạo đức biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật.
Trong tiếng Anh, từ civilisation với nội hàm nghĩa văn minh, có từ căn gốc Latinh là civitas với nghĩa gốc là đô thị, thành phố và các nghĩa phái sinh là thị dân, công dân.
Văn minh chủ yếu liên quan tới kĩ thuật làm chủ thế giới, biến đổi thế giới sao cho đáp ứng được đòi hỏi của con người Cho nên một thành tựu của văn minh thường lan rộng khắp thế giới Nghiên cứu văn minh là nghiên cứu mặt động của trí tuệ, tâm thức con người Nếu như văn minh của loài người tiến lên không ngừng thì văn hóa lại không thể Có những nước văn minh rất cao nhưng văn hóa lại suy giảm Thế giới đã trải qua nhiều nền văn minh: văn minh đồ đá, văn minh du mục, văn minh nông nghiệp, văn minh thương nghiệp, văn minh công nghiệp và đang bước vào văn minh hậu công nghiệp
Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau ở các điểm sau:
- Văn hóa là khái niệm bao trùm gồm cả giá trị vật chất lẫn tinh thần còn văn minh thiên về giá trị vật chất.
- Văn hóa luôn có bề dày của quá khứ còn văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, chỉ
- Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế.
- Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị.
Theo đấy, văn minh là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất.
* Văn hiến dùng để chỉ những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải (Văn là văn hóa, hiến là hiền tài)
*Văn vật là truyền thống văn hóa tốt đẹp được thể hiện thông qua một đội ngũ tài và hiện vật trong lịch sử.
7 Để dễ dàng cho việc phân biệt các thuật ngữ trên, Trần Ngọc Thêm đã thể hiện thông qua bảng so sánh:
VĂN HÓA VĂN HIẾN VĂN VẬT VĂN MINH
Chứa cả giá trị vật chất lẫn tinh thần
Thiên về giá trị tinh thần
Thiên về giá trị vật chất
Thiên về giá trị vật chất- kỹ thuật
Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển
Có tính dân tộc Có tính quốc tế
Gắn bó nhiều với Phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều với phương Tây đô thị Bảng 1: So sánh văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật
Văn hoá Việt Nam
1.2.1 Khái niệm văn hóa Việt Nam
Văn hóa Việt Nam như đang tồn tại là nền văn hóa của một quốc gia đa tộc người Hiện nay Việt Nam gồm có tất cả 54 tộc người, trong đó tộc người Việt/ Kinh là tộc người chủ thể Chỉnh thể văn hóa Việt Nam được thể hiện bởi một nền văn hóa thống nhất của một quốc gia dân tộc bao gồm 54 sắc thái văn hóa của 54 tộc người, với đặc điểm là một nền văn hóa đa tộc người vừa có tính thống nhất, vừa có tính đa dạng Tiếp cận văn hóa Việt Nam cần phải hiểu và phản ánh được tính thống nhất trong sự đa dạng ấy.
Hiện trạng văn hóa Việt Nam là kết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài, bắt đầu từ khi hình thành những nền tảng văn hóa thời Tiền sử và Sơ sử cho đến nay, đã hình thành những hằng số văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam Hằng số và bản sắc văn hóa luôn được gìn giữ và phát huy, và nó đang là nền tảng cho việc xây dựng một “nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
1.2.2 Định vị văn hoá Việt Nam
1.2.2.1 Địa - văn hoá Địa – văn hóa vừa là một phương pháp dùng để định vị văn hóa theo vùng địa lý, đồng thời cũng là phương pháp kiến giải các đặc điểm văn hóa dựa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh tự nhiên Phương pháp này cùng với những phương pháp khác đã góp phần lý giải tính đồng nhất (tương đồng) văn hóa của các cộng đồng người cùng sống trên một vùng lãnh thổ
- nơi có điều kiện tự nhiên khá giống nhau.
Vận dụng vào việc định vị văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng xét từ trong cội nguồn, không gian văn hóa Việt Nam vốn được định hình trên nền của không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á Có thể hình dung không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á này như một hình tròn bao quát toàn bộ Đông Nam Á lục địa và hải đảo.
Dù rộng hay hẹp thì đặc trưng địa lý cố hữu của khu vực này vẫn là: nhiệt độ, độ ẩm cao và có gió mùa Điều kiện tự nhiên quy định cho khu vực này loại hình văn hóa nông nghiệp với những đặc điểm sau:
+ Trồng lúa nước, khác với văn hóa khô mạch của Trung Hoa – phía Bắc sông Dương Tử.
+ Sống định cư và hòa hợp với thiên nhiên.
+ Đề cao vai trò của phụ nữ (một đặc trưng của văn hóa thực vật, nơi chế độ mẫu hệ dựa trên kinh tế hái lượm, trồng trọt là hình thái thống trị).
+ Sùng bái mùa màng, sinh nở (văn hóa phồn thực).
Do nằm trong vùng địa lý này nên văn hóa Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất nói trên và chúng cấu thành các yếu tố đặc thù (mang tính khu vực) trong nội dung văn hóa Việt Nam
Bên cạnh đó, điều kiện địa lý riêng có của Việt Nam cũng tạo ra những phẩm chất văn hóa độc đáo (các yếu tố riêng thuộc về bản sắc) Đó là:
+ Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao (ảnh hưởng của môi trường nước).
+ Tính dung chấp cao (do là đầu mối giao thông đường thủy và đường bộ - cửa ngõ của Đông Nam Á nên người dân thường xuyên giao lưu với khu vực bên ngoài và tiếp thu nhiều kiến thức từ hoạt động giao lưu đó).
+ Không có các công trình kiến trúc đồ sộ (ngoại trừ hệ thống đê điều và thủy lợi), do là vùng đất trẻ lấn dần ra biển nên không có kết cấu bền vững và cư dân của khu vực này thường phải sống chung với nước.
+ Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sông nước như chèo, múa rối nước, đua thuyền…
Cùng với thời gian lịch sử, dân số trên hành tinh ngày càng tăng, điều kiện tự nhiên ở một số vùng trên trái đất cũng thay đổi và do cả những cuộc xâm lược lẫn nhau của chính con người đã dẫn đến những làn sóng di cư nhân khẩu từ vùng địa lý này sang vùng địa lý khác.
Di cư đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của thứ văn hóa vốn trước kia bị chi phối bởi hoàn cảnh địa lý Sự phát tán các cộng đồng người đã làm cho một không gian địa lý có thể hàm chứa vô số các không gian văn hóa khác nhau Đây là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự ra đời của phương pháp nhân học – văn hóa nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp địa – văn hóa.
Phương pháp này xác định thực thể văn hóa chủ yếu dựa vào sự phân bố chủng người và thổ ngữ Bằng cách gắn các phẩm chất văn hóa với chủ thể - con người (vừa là vật mang, vừa là chủ thể, vừa là kết quả của văn hóa), phương pháp này đã giảm thiểu việc lệ thuộc vào hoàn cảnh địa lý khi tiến hành lý giải các hiện tượng văn hóa Nó chuyển sang xem xét văn hóa như một quá trình tự thân có khả năng tái sản xuất ra chính nó trong khuôn khổ của một cồng đồng xác định.
Vận dụng vào việc định vị văn hóa Việt Nam, có thể thấy văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng Tính đa dạng văn hóa là kết quả của sự đa dạng tộc người (có
54 tộc người đang sinh sống tại Việt Nam), trong đó, tộc người Kinh (Việt) đóng vai trò chủ thể (chiếm 90% tổng dân số) Bởi vậy, văn hóa Việt Nam tuy đa dạng song vẫn hướng tâm vào văn hóa chủ thể - văn hóa Việt.
* Về mặt chủng tộc, quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:
CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA VIỆT NAM
Văn hoá vật chất
2.1.1 Văn hóa ẩm thực Để duy trì sự sống, ăn uống là việc có tầm quan trọng số 1 Người Việt Nam nông nghiệp với tính thiết thực công khai nói to lên rằng, có năng lượng vật chất mới nói đến chuyện tinh thần.
“Có thực mới vực được đạo” ăn uống là văn hóa, đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, cho nên trong cơ cấu bữa ăn của người Việt bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước Đó là cơ cấu ăn thiên về thực vật với lúa gạo là thành phần đứng đầu bảng “người sống về gạo, cá bạo về nước”, “cơm tẻ mẹ ruột”, “đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường” Không phải ngẫu nhiên mà bữa ăn của người Việt
Nam được gọi là bữa cơm
Trong bữa ăn của ta, sau lúa gạo thì đến rau quả Nằm trong khu vực là một trong những trung tâm trồng trọt, Việt Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức ấy phong phú vô cùng Đối với người Việt thì đói ăn rau, đau uống thuốc là chuyện tất nhiên Thực đơn của người Việt có nhiều món canh, món xào với đủ các loại rau xanh, các loại quả như bí, bầu, mướp, đu đủ, cà… và cả các loại hoa như hoa bí, bắp chuối, thiên lý… Nói đến rau trong bữa ăn thì không thể không nhắc đến 2 món đặc thù là rau muống và dưa cà: “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”… Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu trong hàng thức ăn động vật của người Việt Nam là các loại thủy sản – sản phẩm đặc thù của vùng sông nước: Có cá đổ vạ cho cơm;
Con cá đánh ngã bát cơm… Từ các loại thủy sản người Việt đã chế tạo ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt.
Cuối cùng chiếm một vị trí khiêm tốn trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam mới là thịt Phổ biến thì như thịt gà, thịt lợn, thịt heo, thịt trâu… Đặc sản bình dân thì có thịt chó “Sống được miếng dồi chó, chết được bó vàng tâm”, sơn hào hải vị thì có yến sào, gân hổ…
Các loại gia vị như hành, gừng, ớt, tỏi, riềng, rau mùi, rau răm… cũng là những thứ không thể thiếu được trong bữa ăn người Việt.
Người nước ta có thói ăn trầu, nhai một miếng cau tươi hay khô với một miếng trầu quyệt vôi, phụ thêm một miếng vỏ cây chát hay hột mây, hột móc Người nước ta cũng có tục hút thuốc lào Thuốc lào là một thứ lá cây phơi khô xắt ra cho nhỏ rồi dùng điếu mà hút Có ba thứ điếu hút thuốc lào, điếu cày bằng ống tre, điếu bát bằng sành hay bằng sứ, và điếu đóng bằng gỗ hay bằng ngà.
Rượu Việt Nam làm từ gạo và nếp Gạo nếp được đem đồ xôi, ủ cho lên men rồi cất ra Rượu chế tạo như thế gọi là rượu trắng hoặc rượu đế, để phân biệt với rượu có ướp thêm các thứ hoa gọi là rượu mùi Cúng ông bà tổ tiên thì phải có ly rượu trắng.
Các đặc trưng trong văn hóa ẩm thực người Việt
Lối ăn uống của người Việt mang đậm tính tổng hợp Đặc tính này thể hiện trước hết trong cách chế biến đồ ăn Hầu hết các món ăn Việt Nam đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp từ rất nhiều nguyên liệu, để đảm bảo một món ăn vừa có đủ ngũ chất (đạm-béo-bột- khoáng-nước), ngũ vị (mặn-béo-chua-cay-ngọt), ngũ sắc (đen-đỏ-trắng-xanh-vàng)… Tính tổng hợp còn thể hiện ngay trong cách ăn với mâm cơm dọn ra bao giờ cũng rất nhiều món Suốt bữa ăn là cả một quá trình tổng hợp các món ăn Bất kì bát cơm nào, miếng cơm nào cũng là sự tổng hợp nhiều món canh-rau-cá-thịt Cái ngon của bữa ăn Việt Nam là tổng hợp cái ngon của nhiều yếu tố: thức ăn ngon, hợp thời tiết, chỗ ăn ngon, bạn bè tâm giao, không khí bữa ăn…
Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng Ăn tổng hợp, ăn chung cho nên các thành viên trong bữa ăn có liên quan và phụ thuộc vào nhau Vì vậy trong lúc ăn uống, người Việt rất thích chuyện trò, thú uống rượu cần của người vùng cao cũng là biểu hiện tiêu biểu của tính cộng đồng Tính cộng đồng đòi hỏi mọi phải có một văn hóa ăn uống Đó là “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”; “lời chào cao hơn mâm cỗ”; “ăn hết bị đòn ăn còn mất vợ”…
Trong cách ăn của người Việt thể hiện rõ tính linh hoạt, biện chứng Chẳng hạn, có bao nhiêu người ăn thì có bấy nhiêu cách tổng hợp khác nhau trong cách ăn Tính linh hoạt còn thể hiện ở dụng cụ ăn là đôi đũa Nó có thể thực hiện nhiều chức năng như: gắp, và, xẻ, xé, dầm, trộn,… nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn Người Việt Nam đặc biệt chú ý đến quan hệ biện chứng âm dương trong việc ăn Để tạo nên những món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt thức ăn theo 5 mức âm dương ứng với Ngũ hành: hàn, nhiệt, ôn, bình, trung tính Tập quán dùng gia vị ngoài các tác dụng kích thích dịch vị làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn còn có tác dụng điều hòa âm dương, thủy hỏa của thức ăn Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường người, Việt có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu, theo mùa và chọn đúng bộ phận có giá trị để ăn “chuối sau cau trước”, “tôm nấu sống, bống để ươn”, “cơm chín tới, cải vồng non, gái một con, gà ghẹ ổ”…
2.1.2 Văn hóa trang phục Đối với con người, sau ăn thì đến mặc là cái quan trọng Nó giúp con người đối phó với môi trường, với cái nóng, cái rét của thời tiết, khí hậu “được bụng no còn lo ấm cật” Vì vậy, quan niệm về mặc của người Việt hết sức thiết thực: “ăn lấy chắc mặc lấy bền”, “cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh rét không chết”…
Từ mục đích ban đầu là đối phó với môi trường tự nhiên, mặc dần dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong mục đích trang điểm, làm đẹp cho con người: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân, chân tốt về hài, tai tốt về hoa”…
Mỗi dân tộc có một cách ăn mặc riêng, vì vậy mặc đã trở thành biểu tượng của văn hóa dân tộc Cái riêng trong cách ăn mặc của người Việt trước hết là cái chất nông nghiệp trong
33 chất liệu may mặc – đó là các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là chất liệu may mặc nhẹ thoáng phù hợp với xứ nóng Đó là sợi gai, đay, chuối, bông, tơ tằm…
Trang phục thường chọn các màu âm tính như đen, nâu, chàm, gụ, tím… và chỉ sử dụng những trang phục có màu sắc dương tính như đỏ, điều, vàng, xanh… vào các dịp lễ hội.
Văn hoá xã hội
Mô hình phổ biến của gia đình Việt Nam truyền thống là loại gia đình nhỏ, bình quân số khẩu trong một hộ khoảng từ 4 đến 8 người, bao gồm hai thế hệ hoặc ba thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái), nhưng trong các gia đình thượng lưu quý tộc hoặc quan lại, cũng đã xuất hiện những loại hình gia đình lớn, 4 hoặc 5 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, dưới quyền răn dạy của vị gia trưởng cao tuổi, uy nghiêm, nhân từ
Gia đình truyền thống Việt Nam đã gắn bó các thành viên bằng những quan hệ chặt chẽ, xuất phát từ những nguyên lý Nho giáo vừa cố kết bằng tình cảm kính trọng yêu thương, giữa các thế hệ khác nhau trong quá khứ, hiện tại và tương lai Người ta thờ cúng tổ tiên như một hành động tiếp tục phụng dưỡng những người đã khuất, cũng như tin vào sự hiện diện của tổ tiên luôn bên họ, phù hộ độ trì cho con cháu Sự lo toan cho những thế hệ con cháu sẽ sinh ra, dẫn đến những quan điểm quá đề cao việc nối dõi tông đường, trọng nam trọng trưởng và một hệ quả tiêu cực là tục đa thê.
Sự gắn bó giữa những người cùng sống trong gia đình biểu hiện chủ yếu trong hai quan hệ cơ bản là bố mẹ - con cái và vợ - chồng Theo quan điểm Nho giáo, nội dung của đạo hiếu của con cái với bố mẹ bao gồm các mặt kính yêu, vâng lời và phụng dưỡng bố mẹ Trách nhiệm chủ yếu của bố mẹ là việc nuôi dưỡng và răn dạy con cái Còn đối với quan hệ vợ chồng, vai trò của người vợ được đề cao mặc dù người vợ chỉ giới hạn công việc trong phạm vi chăm sóc gia đình, chồng con Sự bền chặt của hai mối quan hệ này cùng với một nền giáo dục gia đình tỉ mỉ và hiệu quả đã củng cố tính vững chắc của gia đình như một tế bào cơ sở của xã hội.
Gia đình mở rộng thành gia tộc (họ hàng), cơ bản dựa trên mối quan hệ huyết thống gần gũi đến một chừng mực nào đó (thường trong phạm vi 9 thế hệ cùng chung một vị tổ phụ xa nhất Trên nguyên tắc, một dòng họ có thể phân bố thành nhiều làng, thậm chí ở nhiều địa phương xa cách nhau, nhưng trong thực tế, sự cố kết gắn bó của dòng họ thường chỉ trong một thôn làng hoặc một xã Dòng họ ở Việt Nam khá cố kết gắn bó trong cơ cấu làng xã Một làng có thể có một họ, có thể có nhiều họ, tập trung vào một vài họ mạnh, những họ này thường cạnh tranh thế lực với nhau.
Một họ chia thành nhiều chi, chỉ tính theo nam giới, nữ giới thuộc họ bên nhà chồng Người con trai trưởng không kể tuổi tác, được kính nể Mỗi dòng họ thường có một nhà thờ họ (Từ đường), là nơi thờ cúng tổ tiên và hội họp trong các buổi giỗ tết, thường cũng là dịp ăn uống cỗ bàn và bàn bạc những công việc chung của họ
Mỗi dòng họ thường lưu giữ một quyển lịch sử dòng họ tức gia phả, ghi lại tên tuổi, thế thứ các chi họ và đặc biệt là các công trạng khoa mục chức tước của những vị tổ phụ, coi
37 đó là niềm vinh dự chung của họ.
Kinh phí thờ cúng của họ dựa vào hoa lợi của loại ruộng hương hỏa, được giao cho người con trai trưởng Người nào không có con trai sẽ trao phần ruộng đó cho họ hàng để lo việc cúng giỗ cho mình sau này, gọi là ruộng kỵ.
Những người cùng một dòng họ trong làng xã thường có ý thức cao trong việc đoàn kết, tượng trợ bảo vệ uy tín của họ mình Tuy nhiên, từ đó cũng sinh ra tệ nạn bè phái, cục bộ, tranh chấp, kiện tụng trong các vấn đề quyền lực đất đai Tính cố kết dòng họ ở đây đã biến thành một thứ chủ nghĩa vị kỷ dòng họ mang nhiều yếu tố tiêu cực.
Gia đình được coi là tế bào cơ sở, là một tư cách pháp nhân trong xã hội Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế, lao động tập thể và hợp nhất, nhất là trong việc làm ruộng theo mùa vụ cũng như trong các nghề thủ công làng xã Hộ gia đình cũng được coi như những cá thể trong cơ cấu làng xã, là đơn vị được phân chia ruộng công, chịu sưu thuế, lao dịch và những khoản đóng góp khác Đó cũng là một đơn vị chịu liên đới trách nhiệm trước pháp luật Toàn thể gia đình (và gia tộc) được hưởng chung những vinh dự của một thành viên trong cộng đồng có được Một người đỗ đạt, cả gia đình đều được trọng vọng trong lễ vinh quy Một người làm quan, ân tứ của Triều đình đã ban phát đến cả những người thân như ông bà cha me (lệ phong tước) hoặc con cháu (lệ phong ấm) Ngược lại, khi một thành viên trong gia đình bị tội, gia đình cũng bị vạ lây, nếu là trọng tội như mưu phản, gia đình bị khép vòa hình phạt tru di tam tộc Pháp luật đề cao vai trò, trách nhiệm và quyền lực của người tôn trưởng, gia trưởng trong việc răn dạy con cái, biện pháp trừng phạt bằng roi vọt được coi là chuyện bình thường và cần thiết trong việc giữ nghiêm gia pháp Những gương sáng về lòng hiếu nghĩa, tiết liệt trong gia đình được nhà nước quan tâm, khen thưởng và tuyên dương trong việc ban tặng bằng, sắc.
Làng xã Việt Nam đã xuất hiện từ cuối thời nguyên thủy, đầu thời dựng nước, có thể được coi là sản phẩm của một nền nông nghiệp lúa nước Lúc này, ở các vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ, người Việt cổ đã quần tụ lại, định cư theo từng điểm cư dân trông nom đồng ruộng Trong các làng này, tồn tại rất đậm tính cộng đồng, chủ nghĩa trọng lão (vai trò của các già làng được đề cao) và trọng nữ (trong nền nông nghiệp lúa nước, giới nữ có vai trò tương đối cao trong sản xuất).
Thời Bắc thuộc, làng xã Việt Nam đã co mình lại để tự vệ bảo tồn cơ cấu lối sống cổ truyền, chống lại sự đô hộ chính trị và đồng hóa văn hóa các thế lực phương Bắc Dưới các vương triều phong kiến dân tộc, làng xã trở thành đơn vị hành chính quốc gia Một xã có thể gồm một hoặc nhiều làng (tương đương cấp thôn) Xã là tên gọi mang tính chất hành chính, còn làng là một cộng đồng xã hội nhiều mặt mang tính dân gian.
Thời Lý – Trần, làng xã Việt còn giữ nhiều nét cổ truyền về kinh tế - xã hội, có vai trò tự trị tương đối lớn, nhà nước ít can thiệp vào đời sống xã Từ thời Lê sơ, sự can thiệp của
38 nhà nước vào làng xã diễn ra mạnh hơn, làng xã từng bước bị phong kiến hóa và sẽ phân hóa xã hội, kinh tế nội bộ cũng diễn ra sâu sắc.
Về không gian, các làng xã miền Bắc – mà điển hình là các làng xã vùng đồng bằng Bắc bộ thường có kết cấu kinh tế xã hội chặt và khép kín hơn là các làng xã miền Nam, sự phân hóa đẳng cấp cũng sâu sắc hơn Làng xã Nam bộ mà phần lớn có nguồn gốc di dân lập ấp thường trải dài theo hai bờ kênh rạch, sự trao đổi giao lưu kinh tế có phần năng động hơn, văn hóa thoáng mở hơn, và ảnh hưởng của Nho giáo cũng nhạt hơn các làng xã miền Bắc.
Làng xã miền Bắc cũng có nhiều dạng khác nhau về loại hình kinh tế: làng thuần nông, làng chài, làng nghề, làng buôn…
Tuy có nhiều sắc thái khác nhau về các phương diện nói trên, nhìn một cách tổng quát, làng xã Việt Nam truyền thống vẫn mang nhiều đặc điểm chung Nó vừa là một cộng đồng cố kết chặt, vừa là một cấu trúc phân tầng sâu sắc.
Văn hoá tinh thần
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình.
Tín ngưỡng dân gian: Với quan niệm vạn vật hữu linh, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi… để được phù hộ Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày-Thái, nhóm Hmông-Dao; nhóm Hoa-Sán Dìu-Ngái; nhóm Chăm-Ê đê-Gia Rai; nhóm Môn-Khơ me.
Tín ngưỡng thờ thần linh rất phổ biến Người ta phân loại thành các vị thiên thần, nhân thần Thiên thần phần lớn là các vị thần núi, thần sông Ở Bắc Bộ, những thiên thần được thờ cúng nhiều nhất là Tản Viên và Thánh Gióng Trong số các nhân thần, một số là các nhân vật lịch sử tầm cỡ quốc gia, phổ biến là Hùng vương, Hai Bà Trung, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt và Trần Quốc Tuấn (được suy tôn là Đức Thánh Trần), một số khác là các nhân vật lịch sử văn hóa mang tính địa phương.
Người ta thờ thần linh trong các đền miếu, và ở trong các đình của làng xã, trong trường hợp này, vị thần trở thành vị Thành hoàng làng Thần thành hoàng được thờ trong các đình
41 làng có thể là các vị thần linh hoặc là những nhân vật kiệt xuất có nhiều công lao to lớn như những ông tổ làng nghề hoặc anh hùng dân tộc có công “khai công lập quốc”, chống giặc ngoại xâm Các thành hoàng làng được phân loại Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, có thần phả, thần tích và sắc phong của nhà nước
Một tín ngưỡng đặc trưng cho xã hội nông nghiệp là tín ngưỡng phồn thực Tín ngưỡng này bắt nguồn từ sự sùng bái việc sinh sôi nảy nở (con người, cây cối, động vật) Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực là sự sùng bái các cơ quan sinh dục (nam và nữ) và hành vi tính giao Tất cả đều được cách điệu hóa và biểu trưng hóa trong nghệ thuật tạo hình cũng như trong các lễ hội Ở Chăm pa cũng có nhiều biểu tượng Linga – Yoni (sinh thực khí nam nữ) trong điêu khắc, kiến trúc.
Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng rất phổ biến ở nhiều địa phương Người ta thờ Mẫu trong cả chùa và ở các điện, phủ theo hệ thống Tam phủ, Tứ phủ Đó là các Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn Mẫu Thoải Mẫu thứ tư là Trời đầu thai vào một cô gái có cuộc đời thực ở Vụ Bản, Nam Định, thế kỷ XVI, tên Liễu Hạnh Liễu Hạnh là vị Mẫu được thờ ở rất nhiều địa phương, tập trung ở ba phủ lớn: Phủ Giày (Nam Định), đền Sòng (Thanh Hóa), phủ Tây
Tục thờ Mẫu còn đan xen vào Phật giáo ở thời kỳ đầu du nhập vào Việt Nam với Phật Mẫu Man Nương (chùa Dâu, Bắc Ninh), cùng hệ thống Tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) thờ các vị Phật mẫu sinh ra mây, mưa, sấm, chớp phù hộ cho mùa màng tươi tốt Ở miền nam, có tục thờ Thánh Mẫu Thiên Yana (Tháp Bà tức Poonagar ở Nha Trang), dung hợp với Mẫu Liễu trở thành bà chúa Ngọc (điện Hòn Chén – Huế), bà chúa Xứ (Châu Đốc) Lễ thức thờ Mẫu thể hiện trong nghệ thuật biểu diễn các bài hát múa chầu văn, trong tục lên đồng.
Bên cạnh đó, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất Nó vừa biểu hiện cho sự nhớ ơn, biết ơn các vị tổ phụ, tình cảm với ông cha, vừa là niềm tin cho rằng các vị tổ đó vẫn tồn tại bên con cháu, ban phúc hoặc giáng họa cho người còn sống Trong từng gia đình hoặc dòng họ, người ta lập nên các bàn thờ, trên đó các đồ thờ, khám thờ, bài vị ghi tên tuổi chức tước tổ phụ (thường là 4, 5 đời), đèn hương Trong các dịp giỗ tết hoặc ngày sóc vọng, các gia đình thường cúng tế tổ tiên với niềm thành kính.
Ngoài thờ cúng tổ tiên, người Việt còn thờ các vị thần linh khác như Thổ Công (thần bếp), Thổ Địa, Thần Tài Các phường nghề có tục thờ Tiên sư (Ông Tổ nghề).
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có một hệ thống 4 vị thần được coi là tứ bất tử: thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã phản ánh một đời sống tâm linh phong phú của người Việt xưa Tuy nhiên, sau khi kết hợp với những yếu tố tôn giáo khác, một só cũng biến thái thành các tục mê tín dị đoan như các thuật phù thủy, ma thuật, đồng cốt…
Các tôn giáo ở Việt Nam
Phật giáo: Trong thời kỳ Bắc thuộc, các thương nhân, các nhà sư và các tu sĩ Bà la môn trên con đường truyền bá Phật giáo có dừng chân tại Giao Châu và đã truyền bá các truyền thống văn hóa và tôn giáo Ấn Độ
Phật giáo là một học thuyết về bản chất của nỗi đau khổ và sự giải thoát Để đáp lại câu hỏi về nguyên nhân khiến cho sinh linh sa vào chu kỳ luân hồi, và những phương tiện để thoát khổ, Phật đã đề xướng bốn chân lí gọi là Tứ diệu đế Bốn chân lí kì diệu đó là:
Khổ đế (Dukkha): chân lí về sự đau khổ - mọi tồn tại là đau khổ và không thỏa mãn. Tập đế (Samudaya): chân lí về nguyên nhân của nỗi khổ - nguyên nhân ấy là ham muốn, dục vọng, dẫn người ta tới chu kỳ luân hồi.
CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM
Khái niệm vùng văn hóa và phân vùng văn hóa
3.1.1 Khái niệm vùng văn hóa
Vùng văn hóa là khái niệm dùng để chỉ một vùng lãnh thổ, trên đó các cộng đồng cư dân có những nét tương đồng về văn hóa - thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống vật chất, tinh thần và được hình thành do những tương đồng về môi trường tự nhiên, điều kiện lịch sử, xã hội Đặc biệt, với các mối quan hệ giao lưu văn hóa được diễn ra trong suốt quá trình lịch sử lâu dài đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa chung.
Trong mỗi một vùng văn hoá, lại có thể chia làm nhiều tiểu vùng văn hoá Khái niệm tiểu vùng văn hoá để chỉ những bộ phận hợp thành vùng văn hoá Mỗi tiểu vùng được xác định với những nét đặc thù, tồn tại trong một không gian địa lí, khí hậu và lịch sử hình thành, phát triển của vùng Việc phân loại tiểu vùng văn hoá hoàn toàn không phá vỡ tính thống nhất của tổng thể một vùng văn hoá.
3.1.2 Tiêu chí phân vùng văn hóa
- Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, việc phân vùng văn hóa cần định vị trên cơ sở các yếu tố có vai trò tác động đến sự hình thành văn hóa, đó là: Môi trường tự nhiên và phương thức canh tác/ quan hệ lịch sử - cội nguồn/ trình độ phát triển kinh tế - xã hội/ giao lưu và ảnh hưởng văn hóa.
- Hiện nay, đang tồn tại nhiều quan điểm phân vùng văn hóa Việt Nam Song, dựa vào các yếu tố có vai trò tác động đến sự hình thành văn hóa mang những nét đặc trưng như đã nêu trên, chúng tôi thống nhất với quan điểm phân chia thành 6 vùng văn hóa như sau:
+ Vùng văn hóa Việt Bắc/ Vùng văn hóa Tây Bắc
+ Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
+ Vùng văn hóa Trung Bộ
+ Vùng văn hóa Tây Nguyên
+ Vùng văn hóa Nam Bộ
Mỗi vùng văn hóa có những nét đặc thù riêng làm nên bản sắc của mình trong tương quan với các vùng khác, để rồi từ những hình thái riêng ấy, tất cả cùng tạo nên tính thống nhất trong sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Các vùng văn hóa Việt Nam
3.2.1 Vùng văn hóa Tây Bắc
3.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội a Đặc điểm tự nhiên
- Vùng văn hoá Tây Bắc là một vùng núi non hiểm trở, trải rộng qua các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, … Tây Bắc có một vị trí đặc biệt Phía Tây giáp với Thượng Lào và phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
- Đây là tiểu vùng địa lý tự nhiên hết sức đa dạng, gắn liền với quá trình tụ cư lâu đời của cư bản địa đã hình thành nên những nét văn hóa vùng mang tính đặc thù về truyền thống của các tộc người trong việc thích ứng với môi trường, sinh tồn và phát triển.
* Địa hình Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam Trong đó, dãy Hoàng Liên Sơn [người Thái gọi là Sừng trời (Khau phạ)] dài đến 180 km, rộng 30 Km, với một số đỉnh núi cao (Fansipan, Pu luông,…) xen kẽ với các núi thấp hơn đã gây không ít khó khăn cho việc giao thông giữa các vùng.
- Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do từ độ cao từ 800 – 3000m nên khí hậu ở vùng Tây Bắc ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao như Sìn Hồ có cả khí hậu ôn đới.
- Do ảnh hưởng của độ cao nên về mùa đông tiết trời lạnh, có sương muối.
- Địa hình chia cắt bởi nhiều dãy núi, các dòng sông, khe suối, tạo nên các thung lũng, có nơi lớn thành lòng chảo như vùng Điện Biên Do vậy, Tây Bắc còn là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu. b Xã hội
- Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như người Thái, Tày, H ’ mông, Dao, Mường, Khơ mú, Laha, Xinh mun, Kháng, Mảng, mỗi dân tộc mang những nét phong tục tập quán riêng đã tạo cho vùng văn hoá Tây Bắc - một nền văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc độc đáo thông qua văn hoá Thái là chủ thể.
- Cơ cấu xã hội cổ truyền được gọi là bản mường, dân tộc Thái gọi là Đằm
- Phương thức canh tác của các dân tộc này cũng khác nhau.
Từ thế kỷ XX trở lại đây, với vai trò là chủ thể trong lịch sử phát triển của vùng, văn hoá Thái (với những yếu tố tiếp biến từ văn hoá Đông Nam Á) nổi lên như một sắc thái văn hoá đại diện cho văn hoá Tây Bắc. a Văn hoá vật chất
Ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính, gạo nếp vẫn được coi là lương thực truyền thống.
- Cơ cấu bữa ăn cũng giống người Việt: cơm + rau + cá (thịt) Tuy nhiên trong cách chế biến có cái khác nhau Người Thái thường làm những món nộm, nhúng, ướp muối từ thịt, cá tươi; thích các món chế biến từ cách nướng, đồ, sấy sau đó mới đến canh, xào, luộc.
- Họ ưa thức ăn có vị cay, chua, đắng, chát, bùi ít dùng các món ngọt, lợ, đậm nồng, hay uống rượu cần, rượu cất.
- Người Thái hút thuốc lào bằng ống tre, nứa và châm lửa bằng mảnh đóm tre khô nỏ Người Thái trắng trước khi hút còn có lệ mời người xung quanh như trước khi ăn.
- Trang phục phụ nữ Thái gồm: áo cánh ngắn nhiều màu, nẹp đính hàng khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu , bó sát thân, ăn nhịp với chiếc váy vải màu thâm, hình ống, thắt eo bằng dải lụa màu xanh lá cây, đeo xà tích bạc ở bên hông Nữ Thái đen đội khăn Piêu nổi tiếng với các hình hoa văn thêu nhiều màu sắc rực rỡ.
- Nam giới thường mặc quần cắt theo kiểu chân què có cạp để thắt lưng, áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu vạt, áo người Thái trắng có thêm một túi ngực trái, cài khuy tết bằng dây vải, cuốn khăn đầu rìu Màu quần áo chủ yếu là màu đen, có thể màu gạch non, hoa kẻ sọc hoặc trắng.
- Người Thái ở nhà sàn, nhưng có nhiều loại dáng vẻ khác nhau: nhà mái tròn khum hình mai rùa, hai đầu mái hồi có khau cút; nhà bốn mái mặt bằng sàn hình chữ nhật gần vuông, hiên có lan can; nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh; nhà mái thấp, hẹp lòng gần giống với nhà của người Mường. b Văn hoá tinh thần
- Người Thái còn có một thái độ rất kính trọng đối với rừng Chẳng phải rừng có ma thiêng mà vì rừng còn là nơi con người nương tựa để tồn tại.
Người Thái cũng có tín ngưỡng với nước, đó là đặc điểm chung của người làm nông nghiệp, tâm thức đó được “thể chế hoá” bằng hình tượng thần nước dưới dạng thuồng luồng và bằng các lễ cụ thể
Văn hóa nông nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng bởi hệ thống tưới tiêu thích hợp, được đúc kết như một thành ngữ: “Mương – Phai – Lái – Lịn” Tức, lợi dụng độ dốc của dòng chảy, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao – đó là cái phai Phía trên phai xẻ một đường chảy lớn dẫn vào cánh đồng đó là mương Từ mương xẻ những rãnh chảy vào ruộng đó là lái Còn lịn là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà bằng các cây tre đục rỗng mấu, nối tiếp nhau có khi dài hàng cây số Do chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của ruộng lúa Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá Cho nên, món dân cúng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng.
- Người Thái còn có tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” Nếu người Kinh cho rằng có 3 hồn
7 vía, còn người Thái có đến 80 hồn (Xam xíp khoăn mang nả, Hả xếp khoăn mang lăng):
66 như hồn tóc, hồn lông mày, lông mi, tai, mũi, trán, người chết không biến mất mà trở về sống ở bản của tổ tiên.