Công trình đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thực tại ảo của một số hãng thông tấn trên thế giới, đồng thời đề xuất ứng dụng công nghệ thực tại ảo, một trong những xu hướng báo chí
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ
***
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2019
BÁO CHÍ SÁNG TẠO - XU THẾ QUỐC TẾ VÀ ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM
(TÀI LIỆU THAM KHẢO)
Chủ nhiệm đề tài: Ths Lương Thị Phương Diệp
HÀ NỘI - 2019
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ
***
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2019
BÁO CHÍ SÁNG TẠO - XU THẾ QUỐC TẾ VÀ ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM
(Tài liệu tham khảo)
Chủ nhiệm đề tài: Ths Lương Thị Phương Diệp Thành viên tham gia : ThS Nguyễn Thuỳ Chi
HÀ NỘI - 2019
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Ba đặc điểm của hệ thống thực tại ảo (Nguồn: TUT, Phần Lan) Error! Bookmark not defined Hình 1.2 Hình ảnh từ phóng sự về trại tị nạn Calais (Nguồn: Internet) 31 Hình 2.1 Sản phẩm Megs Story trên VietnamPlus: 54 Hình 2.2 Các chủ đề sản xuất của Rap News trên vietnamPlus 56 Hìn 2.3 Sản phẩm ảnh 360 độ: Nghĩa trang chiến tranh Taukkyan thanh bình
ở Myanmar, VietnamPlus 59
Hình 2.4 Bức ảnh 360 độ khi điều khiển con trỏ chuột, người xem sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh từ nhiều góc khác nhauError! Bookmark not defined
Hình 2.5 Các loại trò chơi tin tức trên VietnamPlus (2015 – 2017) 75 Hình 2.6 Giao diện trang chủ của VietnamPlusError! Bookmark not
defined
Hình 2.7 Giao diện thay đổi khi click một vào mục Mega Story Error! Bookmark not defined
Hình 2.8 Các mục thể hiện các sản phẩm báo chí sáng tạo được phân chia khá rõ ràng trên thanh công cụ Error! Bookmark not defined
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Khảo sát công chúng về sự tiếp cận các sản phẩm báo chí sáng
tạo 19
Biểu đồ 1.2 Khảo sát công chúng về mức độ thích thú các sản phẩm báo chí sáng tạo Error! Bookmark not defined Biểu đồ 1.3 Ý kiến sinh viên báo chí về vai trò của việc ứng dụng xu hướng
báo chí sáng tạo 83
Biểu đồ 1.4 Ý kiến của công chúng về sự thu hút của sản phẩm báo chí sáng
tạo so với các sản phẩm báo chí truyền thống 86
Biểu đồ 2.1 Thống kê số lượng sản phẩm mega story theo chuyên mục (3/2017
Biểu đồ 2.5 Thống kê số lượng sản phẩm Infographic theo chuyên mục từ 3/2017 – 3/2018 Error! Bookmark not defined Biểu đồ 2.6 Số lượng dạng sản phẩm tin timeline theo chuyên mục 68 Biểu đồ 2.7 Số lượng các trò chơi tin tức trên VietnamPlus (2014-2017) 76 Biểu đồ 2.8 Ý kiến đánh giá của công chúng về hình thúc thiết kế, trình bày giao diện báo VietnamPlus Error! Bookmark not defined Biểu đồ 3.1 Khảo sát ý kiến sinh viên báo chí về chương tình giảng dạy kỹ
năng sản xuất báo chí sáng tạo 100
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: BÁO CHÍ SÁNG TẠO - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI 14
1.1 Một số khái niệm công cụ của đề tài 14
1.2 Những xu hướng ứng dụng báo chí sáng tạo 19
1.3 Vai trò của việc ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo đối với diện mạo báo chí Việt Nam 78
Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BÁO CHÍ SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 43
2.1 Những xu hướng báo chí sáng tạo trên báo chí ở Việt Nam 43
2.2 Đánh giá hiệu quả ứng dụng xu hướng sáng tạo hình thức tác phẩm báo chí 78
2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XU HƯỚNG ỨNG DỤNG BÁO CHÍ SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 89
3.1 Một số vấn đề đặt ra trong việc ứng dụng báo chí sáng tạo ở Việt Nam hiện nay 89
3.2 Nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo ở Việt Nam hiện nay 94
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 115
Trang 7MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài
Trong môi trường báo chí hiện đại với những xu thế báo chí mới liên tục ra đời và phát triển, nhà báo cần biết cách sản xuất sản phẩm báo chí tiếp cận được tâm lý công chúng Công chúng báo chí hiện đại chỉ dành rất ít thời gian trong ngày để tiếp cận với sản phẩm báo chí Việc tạo cửa tiếp nhận và đường tiếp nhận hiệu quả nhất với đa số công chúng là kỹ năng quan trọng trong tổ chức sản phẩm báo chí
Theo trình tự của sự lĩnh hội, công chúng tiếp cận tác phẩm báo chí bằng thị giác cảm tính (hình ảnh, chữ lớn và hấp dẫn) trước, sau đó mới quyết định đọc tiếp hay không Do đó, nếu không có cửa tiếp nhận hấp dẫn, nhà báo không thu hút được sự chú ý của công chúng, và kết quả là thông tin không được tiếp cận Vậy, muốn thông tin tiếp cận công chúng hiệu quả nhất, nhà báo phải đầu tư vào hình thức trình bày, có những ý tưởng sáng tạo trong tổ chức sản xuất sản phẩm, để công chúng thấy hấp dẫn bởi tác phẩm đó Yếu tố sáng tạo là điều quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm báo chí
Sáng tạo trong báo chí là sự kết hợp tất cả những gì có thể để trình bày, thể hiện, khiến nội dung thông tin trở nên hấp dẫn, thu hút hơn, sử dụng cả nhiều công nghệ, phầm mềm, thiết bị tối tân và độc đáo Nhưng quan trọng hơn là phải có tư duy sáng tạo và sáng tạo không ngừng Một sản phẩm báo chí sáng tạo có thể tạo sức hút cao gấp nhiều lần một sản phẩm báo chí thông thường
Chính điều này đã làm xuất hiện thêm nhiều các loại hình sản phẩm báo chí mới (hay có thể gọi là những thuật ngữ báo chí mới) có nội dung và hình thức đầy khác biệt và mới lạ hơn so với những sản phẩm báo chí truyền thống Có thể kể đến như báo chí dữ liệu, báo chí di động, báo chí sáng tạo, đa nền tảng,…nhỏ hơn là các thể loại như livestream, thực tế ảo (VR-Virtual Reality), sản phẩm truyền thông sáng tạo hay đặc biệt phải kể đến các tác phẩm báo chí chuyên sâu với tên gọi là Longform Storytelling (Megastory hay E-magazine)
Trang 8Xu hướng báo chí sáng tạo trên báo mạng điện tử hiện nay đang trở thành xu thế tất yếu của báo chí thế giới Có rất nhiều cách sáng tạo để làm cho một tác phẩm báo chí trở nên hấp dẫn hơn, từ những tác phẩm quy mô kiểu như phóng sự đoạt giải báo chí Pulitzer của New York Times là “Snowfall” hay tác phẩm tương tự của The Guardian về một vụ cháy rừng – với cách gọi tạm thời là digital mega-stories (Siêu tác phẩm báo chí) – cho đến việc sử dụng hình đồ họa 3D của một hãng cung ứng truyền thông Đài Loan Tháng 9/2014, tờ Des Moines Register thuộc sở hữu của tập đoàn Garnett ở Mỹ trở thành một trong những đơn vị báo chí đầu tiên trên thế giới đưa một phóng sự báo chí vào thế giới thực tại ảo (virtual reality), sử dụng kính Oculus VR Dự án có tên gọi “Harvest of Change,” nói về một trang trại đã trải qua bốn thế hệ trong cùng một gia đình, người xem đeo kính VR và như bước vào một thế giới thực
Ở Việt Nam, nhiều tờ báo mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các xu hướng sáng tạo theo xu thế thế giới đang tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ, nhận được phản hồi tốt từ công chúng Nhiều tòa soạn đã bắt đầu ứng dụng tổ chức sản xuất các sản phẩm sáng tạo, tạo nên những hình thức thể hiện mới, khác với lối mòn làm báo truyền thống, hấp dẫn, thu hút công chúng Ngay cả những tờ báo in lâu đời như Nhân Dân, Lao Động, Tuổi Trẻ TPHCM… cũng đã có sự thay đổi trên phiên bản điện tử bằng những hình thức ứng dụng phổ biến như Long-form, Infographic
Vietnamplus.vn là tờ báo đầu tiên sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo, và cũng là tờ báo áp dụng nhiều xu hướng sáng tạo nhất với những kết quả tích cực ngoài mong đợi VietnamPlus cũng là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam nhận những giải thưởng về báo chí sáng tạo trên thế giới Số RapNewsPlus đầu tiên ra đời vào ngày 12/11/2013 và ngay lập tức gây tiếng vang vì được coi là cách tiếp cận đột phá và đầy sáng tạo với thanh thiếu niên Bản tin RapNewsPlus được Hiệp hội các Nhật báo và Nhà xuất bản Tin tức Thế giới (WAN-IFRA) trao giải nhất cho sản phẩm báo chí sáng tạo trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Độc giả Trẻ Thế giới và Ý tưởng Sáng tạo hồi tháng 11/2014 tại Bali, Indonesia Ứng
Trang 9dụng Chatbot của Báo Điện tử VietnamPlus, Thông tấn xã Việt Nam cũng vinh dự nhận “Giải thưởng xuất sắc chất lượng thông tấn” của OANA tại phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Tổ chức các Hãng thông tấn khu vực châu Á-Thái Bình Dương (OANA) lần thứ 44 tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4/2019
Tuy là xu thế tất yếu của báo chí thế giới, đồng thời mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nhưng không phải cơ quan báo chí nào ở Việt Nam cũng có thể ứng dụng xu hướng báo chí sáng tạo trong quá trình sản xuất sản phẩm báo chí Bởi việc ứng dụng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố từ định hướng của tòa soạn, điều kiện tài chính, công nghệ - kỹ thuật, yếu tố con người, đặc biệt là tư duy sáng tạo của con người Đơn cử như VietnamPlus, Zing News, VnExpress… là những báo điện tử đi đầu trong xu hướng ứng dụng báo chí sáng tạo, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế, thách thức trong quá trình sản xuất, trong hệ thống sản phẩm sáng tạo
Dựa trên lý thuyết và thực tiễn, điều kiện nghiên cứu, nhận thấy tính cấp
thiết của đề tài, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Báo chí sáng tạo - xu thế quốc tế và ứng dụng ở Việt Nam” để nghiên cứu Tôi thực sự kì vọng, đề tài nghiên
cứu khoa học sẽ góp phần tích cực nâng cao hoạt động học tập, nghiên cứu và sáng tạo tác phẩm báo chí phục vụ cho sự phát triển của nền báo chí nước nhà
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Các công trình nghiên cứu của Việt Nam
Tuy chưa có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp về báo chí sáng tạo nhưng ở Việt Nam đã có nhiều những nghiên cứu xoay quanh các vấn đề liên quan
Cuốn “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” của
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, năm 2014 Cuốn sách giới thiệu những nét khái quát nhất về những vấn đề đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm, nhiều thập kỷ qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ,
Trang 10đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông
Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại (2016), NXB
Thông tin và Truyền thông của nhóm tác giả Phạm Chiến Thắng, Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải và Nguyễn Đình Hậu Cuốn sách gồm 4 chương với chương đầu đề cập đến một số vấn đề và xu hướng chung của báo chí truyền thông trong thời đại số ở cả Việt Nam lẫn thế giới, trong đó, các xu thế mới như Mega Story, Báo chí dữ liệu và Báo chí di động được đề cập khá kỹ
Ngoài ra, một số vấn đề trong đề tài nghiên cứu đã từng được đề cập
trong các công trình là luận văn, đề án như: “Truyền thông đa phương tiện trên
Internet – xu thế của truyền thông hiện đại”, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn
Xuân Hương, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2009 Luận văn đã nghiên cứu những cơ sở khoa học và pháp lý cho sự phát triển hiện đại của hệ thống truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam, đánh giá hiện trạng và đưa ra những giải pháp khả thi nhằm xây dựng một hệ thống truyền thông đa phương tiện trên mạng Internet tại Việt Nam
“Vấn đề ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong tác phẩm báo chí đa phương tiện”, luận văn thạc sỹ của Bùi Thị Vân Anh, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, năm 2016 Công trình đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thực tại ảo của một số hãng thông tấn trên thế giới, đồng thời đề xuất ứng dụng công nghệ thực tại ảo, một trong những xu hướng báo chí sáng tạo trong tác phẩm báo chí đa phương tiện, phù hợp với hiện trạng và xu hướng công nghệ tại Việt Nam
Bên cạnh đó, có một số bài báo đề cập đến những nội dung trong đề tài
nghiên cứu như: “Các xu thế phát triển của báo chí hiện đại trong kỷ nguyên
mới”, của tác giả Bảo Quyền, Thông tấn xã Việt Nam Bài viết phân tích khái
quát một loạt các xu hướng nổi lên của báo chí hiện đại Trong đó có xu hướng đa nền tảng, xu hướng báo chí sáng tạo Bài viết đưa ra khái niệm cơ bản về
Trang 11báo chí sáng tạo, đồng thời khẳng định báo chí hiện đại đồng nghĩa với nhiều sáng tạo
“Báo chí đa phương tiện đã… lại hậu!” của tác giả Việt Hoàng, báo
Infornet.vn 18/5/2015.Bài viết đã cung cấp những kiến thức khái niệm về đa nền tảng, báo chí đa nền tảng và xu hướng báo chí đa nền tảng hiện nay trên báo mạng điện tử Việt Nam Đồng thời bài viết trích dẫn những chia sẻ của nhà báo Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus, tại tọa đàm “Báo chí đang thay đổi: Chiến lược truyền thông cũng đổi thay”, với quan điểm, đây là thời của báo chí đa nền tảng
“Báo chí dữ liệu: Hướng đi mới của tương lai”, Nội san Thông tấn số
9/2017, giới thiệu bài viết của nhà báo Lê Quốc Minh, Phó giám đốc TTXVN.Trong bài viết, tác giả, cập nhật xu hướng mới của báo chí hiện đại những nét khái quát nhất về loại hình báo chí dữ liệu, từ ý tưởng thể hiện đến quy trình sản xuất cùng kinh nghiệm xử lý dữ liệu
“VietnamPlus đang đi đúng hướng với Mega Story” của tác giả Ngô
Khiêm, đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Hội nhà báo Việt Nam, 15/8/2017 Bài viết đã cung cấp những lý thuyết khái quát về một trong những hình thức của xu hướng Báo chí sáng tạo là Mega Story (long – form), việc ứng dụng mô hình này ở báo điện tử VietnamPlus hiện nay Bài viết là những cơ sở góp phần vào quá trình nghiên cứu của khóa luận về việc ứng dụng báo chí sáng tạo theo xu hướng đa nền tảng trên báo điện tử VietnamPlus hiện nay
“Báo chí đa nền tảng và sự trở về với giá trị cốt lõi”, tác giả Lê Quốc
Minh, Nguyên Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus, đăng tải trên Zing.vn 30.12.2015.Bài viết cung cấp những lý thuyết cơ bản về báo chí đa nền tảng, về xu hướng đa nền tảng trên thế giới và tình hình tạo Việt Nam
“Nhà báo Lê Quốc Minh – TBT báo VietnamPlus: “Ý tưởng sáng tạo thì
luôn mới và rất khó sao chép”, tác giả Hà Vân, đăng tải trên báo Công luận
Bài viết trich dẫn những ý kiến, quan điểm của nhà báo Lê Quốc Minh về những
Trang 12ý tưởng sáng tạo, xu hướng sáng tạo trên báo VietnamPlus và báo mạng điện tử hiện nay
Bài báo “Xu hướng sản xuất gói tin tức đa phương tiện trên báo điện tử
hiện nay” của Th.S Ngô Bích Ngọc đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị và
Truyền thông (8/2014) Bài báo chia làm 3 phần: Thuộc tính đa phương tiện của mạng điện tử; Gói tin tức đa phương tiện – Multimedia News Package; Nghiên cứu trường hợp: Gói tin tức đa phương tiện trên báo điện tử NYTimes.com Trên Tạp chí Người làm báo cũng có nhiều bài viết về xu hướng
sản xuất các loại hình Longform như “Xu hướng phát triển của báo chí trong
kỷ nguyên kỹ thuật số” của PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang được trình bày
dưới dạng Mega Story dành riêng một phần nói về gói tin tức và sự ảnh hưởng
của nó đến cục diện báo chí; “Mega story” và những câu chuyện trực tuyến của
Vũ Thanh Hòa đăng trên phiên bản điện tử của Tạp chí Người làm báo tháng 6/2017: đưa đến cho độc giả thuật ngữ Mega Story, các đặc điểm và tính năng ưu việt của nó
Gần đây nhất, Thông tấn xã Việt Nam đã xuất bản cuốn “Những sáng
tạo trong báo chí - Báo cáo toàn cầu 2018 - 2019” Cuốn sách cho biết đổi mới
tiếp tục mang lại nhiều cơ hội cho các cơ quan báo chí trên toàn thế giới và cập nhật nhiều xu thế đổi mới, sáng tạo của báo chí trên thế giới Tuy nhiên, những ứng dụng của báo chí Việt Nam lại chưa được nghiên cứu trong tài liệu này
2.2 Công trình nghiên cứu, bài báo khoa học nước ngoài
“Journalism in the digital age: trends, tools and technologies” - “Báo chí trong kỷ nguyên số: xu hướng, công cụ và công nghệ”, Martin Belam
(14/4/2010), The Guardian Bài viết đánh giá những nét khái quát về những xu hướng báo chí trong kỷ nguyên số Cùng với đó là yếu tố chi phối của công nghệ đối với báo chí trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ
Creative writing is also an essential journalism tool - Viết sáng tạo cũng là một công cụ báo chí cần thiết, Christoppher warren, (25/4/2016), The John
S Knight Journalism Fellowships at Stanford (JSK) Bài viết đưa ra những
Trang 13quan điểm khẳng định sự sáng tạo trong nội dung sản phẩm báo chí hiện là công cụ quan trọng của báo chí hiện đại
The Future of Innovation Journalism - Tương lai của báo chí đổi mới, Brian
Rashid, (30/3/2016), Forrbes Bài viết khẳng định tác động của công nghệ tới tất cả lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có báo chí Dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, báo chí buộc phải phát triển theo với các xu hướng đổi mới, sáng tạo nhất định để đáp ứng với thực tiễn, nhu cầu công chúng
Innovative Journalism on the Rise - Sự nổi lên của báo chí sáng tạo,
Taylah Borg, (4/9/2017), City Journal Bài viết khẳng định sự bùng nổ của các xu hướng báo chí sáng tạo, tính hiệu quả của việc ứng dụng sáng tạo vào sản xuất báo chí và tác dụng của nó với công chúng Tác giả dẫn chứng một số tác phẩm nổi bật của báo chí sáng tạo, qua đó dánh giá hiệu quả truyền tải của những tác phẩm sáng tạo đó dưới vai trò của một công chúng trực tiếp thưởng thức tác phẩm
“Streaming, Sharing, Stealing: Big Data and the Future of
Entertainment” (Tạm dịch: Trực tiếp, chia sẻ, bản quyền: dữ liệu lớn và tương
lai của giải trí ”) – 2106 của Giáo sư Michael D Smith, Học viện Công nghệ Massachusetts Cambridge, Hoa Kỳ Tác giả giải thích một cách nhẹ nhàng nhưng chắc chắn như Internet đe dọa và thiết lập, mang lại những gì có thể và không thể được thực hiện về đưa tin trực tiếp thông qua mô hình hoạt động của mảng điện tử báo Wall Street Journal - nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York
“The effects of online news package structure in attitude, attention, and comprehension” (Tạm dịch: “Những ảnh hưởng của cấu trúc gói tin tức trực tuyến
đến thái độ, sự chú ý và hiểu biết công chúng”) – nghiên cứu của nhóm tác giả Mclntyre, Barnes, Spencer Ruel, Laura đăng trên website Hội đồng chỉ định Giáo dục Truyền thông Báo chí của Vương Quốc Anh (Accrediting Council on Education in Journalism and Mass Communications, viết tắt là AEJMC) Nghiên cứu đề cập đến hiệu quả lan truyền tin tức và những ảnh hưởng đến suy nghĩ, tình
Trang 14cảm, hành động của công chúng do tin tức trực tiếp đem lại, so sánh hiệu quả của việc truyền tin theo hình thức này với các hình thức khác của báo chí
“Flash Journalism: How to create Multimedia News Packages” ( Tạm
dịch: “Báo chí đa phương tiện: Làm thế nào để xây dựng gói tin tức đa phương tiện”) của tác giả Mindy McAdams, giảng viên khoa Báo chí – Đại học Florida, Mỹ (NXB: Focal Press/ Elsevier, 4/2005) Cuốn sách này được TS McAdams viết trong vòng một năm, ông cho rằng ảnh động, audio, video, tương tác hai chiều… các ứng dụng này chính là cơ sở để hình thành báo chí đa phương tiện và có liên hệ mật thiết Trong cuốn sách của mình, McAdams cũng dành nhiều trang nói về tin tức đưa trực tiếp từ hiện trường tới người đọc trong tương lai, báo chí tạo ra những điều không tưởng Đồng thời chia sẻ các kỹ năng, bài học cần thiết để ứng dụng và kết hợp các yếu tố đa phương tiện trong việc tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh
Đưa tin trực tiếp trên báo điện tử cũng đã được đưa vào một số nghiên cứu, tài liệu, đề cương bài giảng ở một số trường đại học đào tạo chuyên ngành báo chí truyền thông Có thể kể đến như một vài giáo trình giảng dạy báo chí của trường Đại học California (thành phố Berkeley, bang California, Mỹ) được
đăng tải trực tiếp và có hệ thống như: “Tutorial: The Transition To Digigital
Journalism” (Giáo trình sự chuyển tiếp sang báo chí đa phương tiện) của Paul
Grabowicz; “Tutorial: Multimedia Storytelling: Learn The Secrets From
Experts” (Giáo trình câu chuyện đa phương tiện: Câu chuyện kể đa phương
tiện: học hỏi bí kíp từ các chuyên gia)
Ngoài ra, liên quan đến đề tài, còn có rất nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu , tài liệu bàn về ứng dụng đa phương tiện trong tác phẩm báo chí cũng như kỹ năng của nhà báo đa phương tiện trong kỷ nguyên làm báo hiện đại như: “The Multimedia Journalism” (2012), (Nhà báo đa phương tiện), NXB Đại học Oxford của tác giả Jennifer George Palilonis, “Feature and Narrative Storytelling for Multimedia Journalists” (Bài báo đặc biệt và kể chuyện tường thuật cho nhà báo đa phương tiện) – Duy Linh Tu (NXB Focal Press – 1/2015)
Trang 15Flash Journalism: How to Multimedia New Package (2005), NXB Focal
Press/Elsevier, (Tạm dịch: Báo chí đa phương tiện: Làm thế nào để xây dựng gói tin tức đa phương tiện) của tác giả Mindy McAdams Tác giả dành nhiều tâm huyết cho phần gói tin tức đa phương tiện (về cách xây dựng bài viết, chia sẻ kỹ năng, cách kết hợp các yếu tố đa phương tiện) thông qua một vài gói tin tức cụ thể trên các báo
Multimedia Storytelling of Digital Communicators in a Multiplatform Word (2015), NXB Routledge, (Tạm dịch: Câu chuyện đa phương tiện cho nhà
báo công nghệ trong thế giới đa nền tảng) của tác giả Seth.Gitner là một cuốn sách tương đối khái quát về loại hình Megastory dưới tên gọi là Multimedia Storytelling Tác giả trình bày được những đặc điểm cơ bản của một siêu tác phẩm báo chí, cách xây dựng và kết hợp các yếu tố đa phương tiện trong bài viết Cuốn sách cũng nêu bật được một vài xu hướng mới phát triển của Megastory trong tương lai
The principles of Multimedia Journalism: Package Digital News (2015),
NXB Routledge, (Tạm dịch: Các nguyên tắc của báo chí đa phương tiện: Gói tin tức số) của hai tác giả Richchard Hernandez và Jeremy Rue Tại đây, nhóm tác giả đã phân loại và hệ thống được yếu tố về mặt hình thức của một gói tin tức đa phương tiện Cuốn sách đưa ra được phương thức và cách thức kết hợp các yếu tố đa phương tiện vào tin tức để tạo nên sự tổng hòa Hai tác giả cũng thu thập được nhiều ý kiến từ các chuyên gia của các tờ báo lớn về vấn đề này
Cuốn sách “A practical guide to Graphics reporting – Infomation
graphics for print, web, broadcast” (2006), Jennifer George – Palilonis, NXB
Linacre (Tạm dịch: Một cách hướng dẫn thực tế để báo cáo đồ họa – Thông tin đồ họa để in, trên web, phát sóng) Trong cuốn sách này tác giả đã xem xét các vấn đề của đồ họa trong tác phẩm báo chí một cách có hệ thống, đồng thời đưa ra những lý thuyết, khái niệm cơ bản
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm chuyên sâu khác về mảng gói tin tức đa
phương tiện như The Multimedia Journalism (2012), (Tạm dịch: Nhà báo đa
Trang 16phương tiện), NXB Đại học Oxford của tác giả Jennifer George Palilonis, The
transition to Digital Journalism, (Tạm dịch: Sự chuyển tiếp đến báo chí đa
phương tiện) của tác giả Paul Grabowics, Multimedia Storytelling: Learn the
Secrets from Expert (Tạm dịch: Câu chuyện đa phương tiện: Học hỏi bí quyết
từ các chuyên gia) của Jane Steven,…
Tuy có nhiều sách và các công trình khảo cứu về những xu hướng mới của báo chí hiện đại, song chưa có nghiên cứu nào tập trung khái quát các xu hướng, hình thức của báo chí sáng tạo, những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn, cũng như đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của các sản phẩm, việc ứng
dụng các sản phẩm sáng tạo đó với diện mạo báo chí Việt Nam Bởi vậy, “Báo chí sáng tạo - xu thế quốc tế và ứng dụng ở Việt Nam” là đề tài chưa được
bất kì ai nghiên cứu và cần được bàn luận một cách chuyên sâu hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới nghiên cứu các xu hướng báo chí sáng tạo trên thế giới và thực tế ứng dụng, ý nghĩa của nó đối với diện mạo của nền báo chí Việt Nam hiện nay Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để nâng cao kỹ năng, nhận thức cho đội ngũ làm báo, nhất là sinh viên báo chí về vai trò của mình khi thực hiện sản xuất các sản phẩm báo chí theo các hình thức sáng tạo
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và các kết quả nghiên cứu đã có về các xu hướng báo chí sáng tạo, ý nghĩa của các sản phẩm đó trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin
Nghiên cứu các xu hướng báo chí sáng tạo, từ đó chứng minh rằng việc ứng dụng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo là xu hướng tất yếu, nhìn nhận sức ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của báo chí
Trang 17Khảo sát và phân tích thực trạng ứng dụng xu thế báo chí sáng tạọ của các cơ quan báo chí, tập trung vào các báo mạng điện tử Từ đó rút ra các hình thức ứng dụng báo chí sáng tạo chính của báo chí Việt Nam hiện nay
Xác định các vấn đề đặt ra đối với kỹ năng nghiệp vụ, nhận thức của người làm báo khi thực hiện sản xuất báo chí sáng tạo Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để nâng cao khả năng ứng dụng xu thế báo chí sáng tạo của báo chí nước ta, đặc biệt với công tác đào tạo báo chí
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là báo chí sáng tạo - xu thế quốc tế và ứng dụng ở Việt Nam
Công trình tập trung nghiên cứu các xu hướng báo chí sáng tạo của Việt Nam và thế giới, để từ đó làm rõ các xu hướng sáng tạo hiệu quả có thể ứng dụng trên báo chí Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động ứng dụng của các cơ quan báo chí gồm: Vietnamplus, Zing News, Nhân dân điện tử, VTC news, Vietnamnet, Tuổi trẻ Online
• Thời gian: Từ 2017 - 2019 đối với các xu hướng sản xuất ổn định Nghiên cứu trong vài năm tính từ thời điểm bắt đầu sản xuất đến ngừng sản xuất sản phẩm với những xu hướng đã thoái trào
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Bao gồm những lý luận về chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của báo chí; lý luận về những những hình thức sáng tạo tác phẩm báo chí; lý luận về tâm lý tiếp nhận, nhu cầu, thị hiếu của công chúng về các sản phẩm báo chí sáng tạo trong các sản phẩm báo chí; lý luận về vai trò, đặc điểm và phương thức tác động của báo chí sáng tạo
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 18Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích nội dung, điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia… để thu thập những thông tin đa dạng, mang tính khách quan về đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu tài liệu: bao gồm việc thu thập và phân
loại sơ bộ tài liệu, đọc tài liệu và thu thập thông tin, lược thuật và tổng thuật tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu bao gồm cả định lượng (phân tích nội dung các sản phẩm tin tức thuộc diện khảo sát) và định tính thông qua các tài liệu văn bản và hình ảnh
Phương pháp điều tra xã hội học (sử dụng bảng hỏi): dành cho công
chúng báo chí nhằm mục đích điều tra mức độ quan tâm và thói quen tiếp nhận các hình thức tác phẩm báo chí sáng tạo
Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với lãnh đạo quản lý các tờ
báo, nhà nghiên cứu báo chí, người phụ trách giảng dạy báo chí, người phụ trách, phóng viên sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo
6 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài hệ thống được những xu thế phát triển trên thế giới của báo chí sáng tạo, từ khi manh nha xuất hiện cho đến thời điểm hiện tại, với nhiều xu hướng mới được tạo ra cùng với sự phát triển của công nghệ và thay đổi trong thói quen tiếp nhận của công chúng báo chí Đồng thời, đề tài cũng nhận diện, tổng hợp và phân tích được một số cách thức ứng dụng báo chí sáng tạo của các cơ quan báo chí Việt Nam Đặc biệt, đề tài phân loại sự ứng dụng theo cả hình thức và nội dung dựa trên kết quả khảo sát thực tế của nhiều cơ quan báo chí
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
Từ việc nghiên cứu xu thế báo chí sáng tạo trên thế giới và thực tế ứng dụng tại Việt Nam, có thể rút ra những ưu thế và hạn chế về hình thức và nội dung các sản phẩm báo chí sáng tạo Từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, đào tạo bồi dưỡng và định hướng cho sinh viên báo chí xu hướng học và rèn nghề
7.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Trang 19Đề tài góp phần làm rõ mối quan hệ thực tiễn của các xu hướng sản xuất các sản phẩm báo chí sáng tạo với báo chí nói chung và phương thức sản xuất các sản phẩm báo chí nói riêng, phân tích sự ảnh hưởng, ưu điểm và hạn chế của vấn đề; từ đó đề ra những phương thức hiệu quả làm tăng giá trị của các sản phẩm báo chí, đồng thời đóng vai trò định hướng cho các chương trình đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ báo chí phù hợp cho những người làm báo, sinh viên chuyên ngành báo chí
8 Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, những nội dung chính của đề tài được bố trí trong 3 chương, gồm:
Chương 1: Báo chí sáng tạo - Cơ sở lý luận và xu thế phát triển trên thế giới Chương 2: Thực trạng ứng dụng báo chí sáng tạo ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng xu thế báo chí sáng tạo ở Việt Nam hiện nay
Trang 20Chương 1
BÁO CHÍ SÁNG TẠO - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.1.1 Xu thế
Theo từ điển tiếng Việt (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), “xu thế” có nghĩa là chiều hướng phát triển hợp quy luật Sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài [26, tr.1135] Hiểu một cách đơn giản, xu thế là sự thiên về một hướng nào đó
trong quá trình hoạt động phát triển
Theo thuật ngữ tiếng Anh, xu thế (trend) được định nghĩa trong từ điểm Oxford là “một hướng đi chung trong quá trình phát triển”
Các biểu hiện của xu thế bao gồm nhu cầu, hứng thú, lý tưởng và thế giới
quan Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy thỏa mãn để tồn tại và
phát triển Đặc điểm của nhu cầu đó là bao giờ cũng có đối tượng Nội dung do điều kiện và phương thức thỏa mãn nhu cầu quy định, có tính chu kỳ, mang bản chất xã hội
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng hay hoạt dọng
nào đó có ý nghĩa với đời sống của cá nhân và đem lại cho họ những tình cảm nhất định Đặc điểm của hứng thứ đó là biểu hiện ra hành vi bên ngoài trong quá trình hoạt động, nảy sinh và phát triển khi gắn với xúc cảm con người, Llàm nảy sinh khát vọng hành dộng, tăng hiệu quả hoạt động
Lý tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực tương đối hoàn
chỉnh có sức lôi cuốn con người vươn tới Đặc điểm: vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lãng mạn, là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng, mang tính xã hội
Thế giới quan là hệ thống quan điểm của con người về tự nhiên, xã hội
và bản thân, xác định phương châm hoạt động của con người Ở mức độ phát
Trang 21triển cao của thế giới quan sẽ trở thành niềm tin, trở thành chân lý bền vững của mỗi cá nhân tạo sức mạnh, nghị lực cho con người hành động quyết liệt với niềm đó
1.1.2 Ứng dụng
Theo Từ điển Tiếng Việt do GS Hoàng Phê (chủ biên) của Viện Ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức, ứng dụng là đem lý thuyết dùng vào thực tiễn
Trong lĩnh vực báo chí ngày nay, các tòa soạn ứng dụng rất nhiều thành tựu của những ngày khác để hoàn thiện và phát triển tòa soạn của mình Trong quá trình quản lý và điều hành công việc, hầu hết các tòa soạn ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý các ấn phẩm, tin bài và cả quá trình tác nghiệp, công tác biên tập của phóng viên và biên tập viên Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi nó mang tính hội tụ và kết nối
Trong quá trình sản xuất tác phẩm báo chí, các tòa soạn ứng dụng kiến thức và kĩ năng của những ngày khác cùng với sự phát triển khoa học công nghệ để sáng tạo tác phẩm báo chí Nội dung trên báo ngày nay được độc giả yêu cầu cao, đi cùng với nó còn là đòi hỏi về khâu trình bày sản phẩm đưa đến công chúng cũng phải được đầu tư kĩ lưỡng Ứng dụng các kiến thức trong thiết kế, ứng dụng phần mềm đồ họa để trình bày sản phẩm báo chí một cách có hiệu quả Ví dụ sử dụng các phần mềm như Ilustrator, Premiere, Indesign để xử lý đồ họa, video và dàn trang chuyên nghiệp, Ngoài ra là phần mềm quản lý hệ thống để đăng tải bài lên Internet Ứng dụng hợp lý và hiệu quả thành tựu của cách mạng công nghệ sẽ đưa đến cho độc giả những sản phẩm báo chí tốt nhất và chất lượng nhất
1.1.3 Báo chí sáng tạo
1.1.3.1 Báo chí
Báo chí được hiểu là phương tiện thông báo, thông tin về những việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết báo chí là phương tiện thông tin thời sự, phương tiện giao tiếp xã hội; là diễn đàn cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông
tin công khai
Trang 22Ở góc độ tiếp cận từ lý thuyết, báo chí được coi là “những tư liệu sinh
hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang diễn ra cho một nhóm đối tượng nhất định, nhằm mục đích, xuất bản định kỳ,
đều đặn” [2, tr74]
Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống: Quan điểm này nhìn nhận báo chí theo nghĩa rộng, ở bình diện vĩ mô của nền báo chí cũng như có thể tiếp cận nó trên bình diện vi mô khi xem xét các hiện tượng báo chí trong hoạt động thực tiễn Từ đó, cách nhìn nhận báo chí và hoạt động báo chí theo một quan điểm khoa học – thực tế và luôn vận động chi phối hoạt động thực tiễn trong quá trình sản xuất các ấn phẩm báo chí, trong quan hệ với công chúng – thị trường, với các nhóm xã hội và nhóm lợi ích, cũng như trong quan hệ với
quyền lực chính trị và thể chế khác trên phạm vi mỗi nước [2, tr.61, 62]
Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên (2008),
NXB ĐHQG Tp Hồ Chí Minh.giải nghĩa: “Báo chí là các loại hình báo chí
nói chung” [28]
Về khái niệm Báo chí, TS Đỗ Chí Nghĩa cho rằng: “Báo chí là loại hình
phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, có nhiềm vụ chuyển tải thông tin nhanh nhất, mới mẻ nhất đến cho đông
đảo công chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn” [18, tr23]
Trong cuốn sách Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, TS Đinh Thị Thúy Hằng trích dẫn ý kiến của Frank Morgan cho rằng, báo chí như là một phương tiện truyền tải kiến thức và là sự hội thoại của nền văn hóa của chúng ta mà trong đó các câu chuyện được kể lại thông qua sự quan sát thế giới của
các nhà báo [8, tr37]
Nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Vũ Quang (Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn cho rằng, “báo chí là hiện tượng xã hội ra
đời do như cầu thông tin giao tiếp, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh, thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục xuyên suốt trong
mối quan hệ cuộc sống – nhà báo – tác phẩm – công chúng” [21]
Trang 23Tác giả Nguyễn Văn Dững quan niệm: Báo chí là hoạt động thông tin giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế… [2, tr.61]
Luật báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 5 tháng 4 năm 2016 quy định rõ: “Báo chí là sản phẩm thông
tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.” [14]
Trong xã hội hiện đại, báo chí là người cung cấp thông tin chính và phản hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng Tuy nhiên báo chí không phải lúc nào cũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thông tin Truyền thông báo chí có thể mở rộng sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh
1.1.3.2 Sáng tạo
Theo tác giả Nguyễn Như Ý trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb
Văn hóa – Thông tin, Hà Nội (1999): Sáng tạo là “làm ra cái mới, phát hiện
cái mới” [29, tr1429] Sáng tạo khác với sự lặp đi lặp lại, cũ mòn, nhàm
chán
Sáng tạo (Creativity) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời cả hai
tính chất sau: tính mới và tính có lợi Tính mới là sự khác biệt của đối tượng
cho trước so với đối tượng cùng loại ra đời trước đó về mặt thời gian (đối tượng
tiền thân) Tính có lợi chỉ thể hiện ra khi đối tượng cho trước hoạt động (làm
việc) theo đúng chức năng và trong phạm vi áp dụng của nó Cụm từ “bất kỳ cái gì” nói lên rằng: sáng tạo có mặt ở bất kỳ lĩnh vực nào trong thế giới vật chất và thế giới tinh thần của con người
Để đánh giá đối tượng cho trước có phải là sáng tạo hay không, người ta thường dùng thuật toán sau để đánh giá: Bước 1: Chọn đối tượng tiền thân Bước 2: So sánh đối tượng cho trước với đối tượng tiền thân Bước 3: Tìm “tính
Trang 24mới” của đối tượng cho trước Bước 4: Trả lời câu hỏi: “Tính mới đó đem lại lợi ích gì và trong phạm vi áp dụng nào?”; Bước 5: Kết luận theo định nghĩa sáng tạo
Từ những quan điểm trên, tác giả khóa luận định nghĩa “sáng tạo” là hoạt
động phát hiện ra cái mới, nghiên cứu và thực hiện những cái mới đó nhằm hướng đến những mục đích có lợi
1.1.3.3 Báo chí sáng tạo
Khái niệm “Innovation journalism” (Báo chí đổi mới, Báo chí sáng tạo) được đề xuất đầu tiên bởi David Nordfors vào năm 2003 Đến năm 2008, “Innovation journalism” đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới liệt kê là một trong bảy khía cạnh chính để thảo luận về việc xác định lại phương tiện truyền thông và vai trò của nó trong một xã hội toàn cầu, liên kết với nhau Thuật ngữ mới này đã được đưa vào Từ điển bách khoa toàn thư Sage năm 2009
Báo chí sáng tạo là sự kết hợp tất cả những gì có thể để trình bày, thể hiện, khiến nội dung thông tin trở nên hấp dẫn, thu hút hơn, sử dụng cả nhiều công nghệ, phầm mềm, thiết bị tối tân và độc đáo Nhưng quan trọng hơn là phải có tư duy sáng tạo và sáng tạo không ngừng [21]
Báo chí hiện đại cũng đồng nghĩa với nhiều sáng tạo Một sản phẩm báo chí sáng tạo có thể tạo sức hút cao gấp nhiều lần một sản phẩm báo chí thông thường Một tác phẩm báo chí giờ đây không đơn giản là mấy trăm, mấy ngàn từ kèm theo bức ảnh minh họa, hoặc một đoạn âm thanh, một phóng sự hình ảnh Báo chí sáng tạo là những sản phẩm báo chí được sản xuất dựa trên ý tưởng, tư duy sáng tạo, mới mẻ, khác lạ của con người, kết hợp với nền tảng công nghệ - kỹ thuật hiện đại Các sản phẩm báo chí sáng tạo có sự trình bày, thiết kế, thể hiện, tổ chức, sắp xếp nội dung khác với với các sản phẩm báo chí thông thường
Xu thế báo chí sáng tạo là việc thiên về một hoặc một số hình thức tổ chức, sản xuất các sản phẩm báo chí mới, khác với sản phẩm truyền thống, kết hợp nhiều yếu tố, phương tiện trên nền tảng công nghệ tại một tòa soạn, một tờ
Trang 25báo hay với một nền báo chí nào đó Tương lai của báo chí đổi mới là những quan điểm táo bạo hơn, dữ liệu phong phú hơn và phương pháp làm báo mới Tại Việt Nam
1.2 Xu hướng sáng tạo hình thức tác phẩm của báo chí trên thế giới
Theo cuộc khảo sát của tác giả nghiên cứu với 150 công chúng báo chí, có tới 96.2 % công chúng cho rằng họ thích, có hứng thú với những sản phẩm báo chí sáng tạo Và 93.39% công chúng được khảo sát cho biết họ đã từng tiếp cận với một trong số các xu thế sản phẩm báo chí sáng tạo trên báo mạng điện tử
Biểu đồ 1.1 Khảo sát công chúng về sự tiếp cận các sản phẩm báo chí sáng tạo
Một số xu hướng sáng tạo hình thức tác phẩm của báo chí trên thế giới hiện nay như: Mega-stories (Siêu tác phẩm báo chí), Long-form (Tác phẩm dài, sâu), Báo chí dữ liệu; Virtual reality (thế giới thực tại ảo); Interactive Map (Bản đồ tương tác)…
1.2.1 Mega-stories, long-form
Mega-srories là “siêu tác phẩm báo chí’ hay thể loại báo chí hiện đại trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, tạo cho công chúng một môi trường thực tại ảo sống động để trải nghiệm và tương tác với tác phẩm báo chí Trong môi trường hội tụ truyền thông, nhu cầu hưởng thụ tin tức của độc giả cũng thay đổi lên một cấp độ mới, đó là yếu tố để những “siêu tác phẩm báo chí” (Mega Story) ra đời
nhằm thu hút và giữ chân độc giả
Trang 26Trên thế giới, có những tác phẩm sáng tạo như phóng sự đoạt giải báo chí Pulitzer của New York Times là “Snowfall” hay tác phẩm tương tự của The
Guardian về một vụ cháy rừng – với cách gọi tạm thời là digital mega-stories
(Siêu tác phẩm báo chí)
Năm 2012, Tờ New York Times (Mỹ) lần đầu tiên giới thiệu một siêu tác phẩm báo chí nổi tiếng với tiêu đề “Tuyết rơi” (Snow fall) - hay còn được gọi là một tác phẩm “Mega Story” gây tiếng vang lớn trong cộng đồng báo chí thế giới
Tác phẩm Mega Story này thu hút một số lượng đông đảo độc giả theo dõi và tương tác một cách kinh ngạc khi đạt đến con số 3,5 triệu lượt theo dõi và tương tác ngay trong tuần đầu tiên ra mắt trên nền tảng công nghệ Internet Đây là một trong những câu chuyện trực tuyến lớn đầu tiên được công chúng chấp nhận như là một tác phẩm báo chí dài và hấp dẫn - Mega Story, phục vụ cho cả công chúng phổ thông cũng như những độc giả nghiên cứu ‘học thuật’ về lĩnh vực báo chí Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng dự án đặc biệt “Snowfall” báo hiệu một xu hướng làm báo mới trong tương lai, kết hợp thông minh cả nội dung văn bản lẫn video, ảnh và đồ họa 3D Sau New York Times, một số cơ quan báo chí trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã thử áp dụng cách làm này với chi phí rẻ hơn rất nhiều
Mega Story là những tác phẩm báo chí sáng tạo, được thể hiện theo một phong cách mới trên phương diện cả về nội dung và hình thức trình bày, để đạt được sự quan tâm trên diện rộng và có khả năng lan truyền nhanh chóng
Mega Story không nhất thiết phải là tác phẩm báo chí dài kỳ, không cần áp dụng quá nhiều ứng dụng kỹ thuật đa phương tiện trong trình bày hay tất cả những đề tài và thông tin liên quan về một cuộc khủng hoảng hoặc sự kiện nào đó đang xảy ra có tính chất ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới
Các đặc điểm cơ bản của “Mega Story” thường là một hình thức bài viết báo chí dài, được thể hiện theo phong cách văn bản phi truyền thống.Các “Mega Story” kỹ thuật số hiện nay được trình bày có thể bao gồm âm thanh, video,
Trang 27hình ảnh, dữ liệu và nhiều phương tiện truyền thông có liên quan khác để nhấn mạnh chủ đề trong câu chuyện được đề cập Một đặc điểm riêng biệt nữa thường thấy để phân biệt là những tác phẩm báo chí “Mega Story” có những cốt truyện phi tuyến tính
Không giống như các thể loại báo chí truyền thống khác, “Mega Story” có thể được sáng tác ra từ những câu chuyện ở bất cứ đâu và chúng vẫn tiếp tục khiến công chúng hiểu bản chất về những gì đã và đang được chuyển tải giống thể loại báo chí truyền thống nhưng theo một phong cách hành văn mới và kỹ thuật trình bày mới Tuy nhiên, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc có thể làm cho câu chuyện trở nên cá nhân hơn nhiều đối với người đọc, độc giả có thể tiếp cận theo cách riêng của họ và cho phép người đọc có thể có những suy nghĩ riêng thể hiện rõ chính kiến của mình hơn về chủ đề
“Mega Story” khác biệt với những câu chuyện truyền thông bình thường về mặt định hướng tư duy và suy nghĩ của độc giả Và đây chính là yếu tố có thể khiến người đọc kết nối với câu chuyện ở mức độ sâu hơn, tác động đến hành vi tò mò muốn đọc của độc giả và quan trọng hơn là người đọc có thể đem nó thành câu chuyện bàn luận với người khác tạo ra tính lan truyền
Một trong những tác phẩm “Mega Story” tiếp theo hay nhất của báo chí thế giới được biết đến đó là tác phẩm “Những chú sư tử vùng Serengeti” (Serengeti Lions) của tờ National Geographic Tác phẩm “Mega Story” này đã thể hiện được cả hai khía cạnh phức tạp và đơn giản trong việc thể hiện câu chuyện - đơn giản về nội dung, nhưng công phu và phức tạp trong việc thể hiện nội dung đó Bài viết thể hiện sự kết hợp một cách bài bản giữa thiết kế, văn bản, hình ảnh và các yếu tố âm thanh, sự kết hợp này cho phép người đọc hiểu sâu hơn về nội dung câu chuyện cũng như có cảm giác thực khi “tương tác” với câu chuyện
Tương tác là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất trong ngành báo chí, truyền thông hiện nay do sự phát triển đa dạng của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, đây chính là hình thức dễ dàng nhất để gây ấn tượng với độc
Trang 28giả cũng như tạo ra sự tương tác của độc giả với bài viết Có nghĩa là một bài viết cung cấp thông tin mới và cập nhật không còn là tin bài hoàn hảo và nó dễ dàng bị độc giả bỏ qua khi không tạo môi trường tương tác thực sự để thu hút và “giữ chân” họ Và “Mega Story” được coi là cách để giữ được sự chú ý cũng như trung thành của độc giả đối với các bài viết cũng như tờ báo của mỗi tòa soạn, hay nói một cách khác các tác phẩm “Mega Story” của báo chí cần phải thể hiện được rõ ý đồ cũng như mục đích của bài viết đối với độc giả, không thể chỉ chung chung là cung cấp thông tin cho độc giả
Hai siêu tác phẩm báo chí “Snow fall” của New York Times và “Serengeti Lions” của National Geographics đã trở thành những ví dụ đầu tiên và điển hình của nền báo chí thế giới về thể loại “Mega Story” Đây là những tác phẩm đã thu hút được đông đảo sự theo dõi và tương tác của độc giả phổ thông cũng như các nhà nghiên cứu về học thuật báo chí, tạo bước ngoặt mang tính lịch sử trong hoạt động nghiệp vụ báo chí
Mặc dù “Mega Story” còn bộc lộ một số nhược điểm như đôi khi không thực tế, cần nhiều thời gian, công sức cũng như phải vận dụng nhiều kỹ thuật trong trình bày, nhưng nó đã thực sự trở thành một thể loại báo chí mới, thu hút đông đảo công chúng theo dõi và tương tác góp phần tạo nên một môi trường báo chí đầy sôi động trên thế giới ngày nay
Về xu hướng sản xuất các tác phẩm Mega Story ở Việt Nam mới xuất hiện không lâu và chỉ vào năm 2016 mới đếm trên đầu ngón tay các tòa soạn đã triển khai cách làm mới này Nhưng đến năm 2017, nhiều tòa soạn đã thử nghiệm và nó đã trở thành một xu hướng lan rộng Đương nhiên mỗi tòa soạn áp dụng một cách thức khác nhau, có những cơ quan sở hữu một đội ngũ nhân viên thiết kế lành nghề nên chủ động tạo ra các bài rất đẹp và hấp dẫn, có báo điện tử làm còn khá đơn sơ và chưa thực sự đầu tư vào vấn đề công nghệ cũng như mỹ thuật, có những sản phẩm thực sự là chất lượng cao nhưng cũng có những bài chưa thể gọi là Mega Story theo đúng nghĩa
Trang 29Dù là xu thế tất yếu, dù được Hiệp hội báo chí thế giới liên tục mở các cuộc hội thảo về vấn đề này thì tại Việt Nam, không phải tờ báo điện tử nào cũng có thể tự mình sản xuất được hình thức báo chí này Do đó, nhắc đến e-magazines hay megastory thì hiện tại ở Việt Nam, một số tờ báo có thể kể tới như: Vietnam Plus, Zing.vn, Vietnamnet, Vnexpress…
“Mega Story là tác phẩm mô tả những vấn đề rộng lớn, trong đó có rất nhiều những câu chuyện Hình thức này có tác dụng làm nổi bật vấn đề từ nhiều câu chuyện trong đó Vậy nên nó được gọi là siêu tác phẩm bởi nội dung được thể hiện không chỉ dừng ở một tác phẩm, một câu chuyện cụ thể nào Trong siêu tác phẩm có nhiều tác phẩm con Vấn đề được nhìn nhận, đánh gia từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó sẽ triển khai những câu chuyện theo nhiều hướng khác nhau.” [PVS4]
Vì có nhiều câu chuyện bên trong nên nếu độc giả muốn tìm hiểu sâu hơn, cụ thể hơn các câu chuyện nhỏ phải nhấn chọn các đường link được tạo sẵn bên trong ấy
Việc quyết định sản xuất một tác phẩm mega story phải dựa vào vấn đề được chọn Vấn đề được chọn để trình bày dưới dạng mega story phải là một vấn đề lớn Nội dung, tầm quan trọng của vấn đề ấy phải đủ tầm mới có thể dùng hình thức này để thể hiện
Long–form, tương tự như Mega Story, dạng long- form là các sản phẩm
báo chí dài và có độ sâu tựa như các tác phẩm phóng sự trên báo in Tuy nhiên được trình bày một cách sáng tạo trên báo mạng điện tử, kết hợp các yếu tố hình ảnh, văn bản, video, đồ họa và trình bày hấp dẫn trên trang Tuy nhiên long- form là cấp độ thấp hơn Mega Story Một bài long- form thường chỉ chứa một câu chuyên – một tác phẩm duy nhất, và đi sâu phân tích, tìm hiểu câu chuyện đó Còn một tác phẩm Mega Story là siêu tác phẩm, bao gồm nhiều câu chuyện – nhiều tác phẩm nhỏ bên trong, với sự sắp xếp trình bày logic
Tác phẩm long- form đó đi sâu vào một vấn đề, tái hiện, thể hiện một câu chuyện một cách cụ thể, chi tiết Long-form chỉ xuất hiện trong một địa chỉ link
Trang 30duy nhất Độc giả click vào địa chỉ link ấy một lần duy nhất có thể đọc hết được một tác phẩm dạng long-form
Theo báo cáo “Long-form reading shows signs of life in our mobile news
worl” được đăng tải trên website của Trung tâm Pew Reasearch (5/2016), khi
khảo sát 75000 tin bài trong đấy 24% là các bài theo dạng Longform được độc giả tiếp nhận qua điện thoại di động, một con số hết sức ngạc nhiên khi độc giả có xu hướng nán lại các bài báo Longform thời gian lâu hơn gấp 2 lần so với các bài ngắn (123 giây với 57 giây) trong khi số lượng độc giả truy cập hai dạng bài này là gần như tương đương nhau (1530 người của Longform so với 1576 người của tác phẩm ngắn)
Hình 1.1: Báo cáo của Pew Research về việc truy cập và tương tác với các tác phẩm Longform trên điện thoại của độc giả
Báo cáo này đã chỉ ra được xu hướng tiếp nhận thông tin của độc giả hiện nay, tức độc giả đang có xu hướng đọc chậm lại (slow journalism) và nghiên cứu kỹ thông tin Trước một làn sóng thông tin như vũ bão hiện nay, kèm theo độ nhiễu và các dòng fake news (tin tức giả mạo) tràn lan trên mạng xã hội, độc giả đang có nhu cầu hướng đến việc thưởng thức những sản phẩm “sạch”, những sản phẩm chính thống có chất lượng và hơn trên hết là được tòa soạn đầu tư công phu
Nếu như trước đây, viết cho báo mạng điện tử người ta quan điểm phải viết thật ngắn gọn, xúc tích, thống tin đơn giản và hơn hết phải nhanh bởi đặt
Trang 31trong bối cảnh báo chí đang cạnh tranh gay gắt với mạng xã hội kèm theo sự cạnh tranh giữa các tòa soạn với nhau Thì giờ đây, yếu tố về mặt dung lượng không phải là vấn đề vì tác phẩm Longform có dài nhưng độc giả vẫn lựa chọn và rất quan tâm đến hình thức này
Sự ra đời của Longform chính là kết quả của việc đánh giá đúng nhu cầu tiếp cận thông tin của độc giả hiện nay Trước đây, đã có nhóm độc giả thích đọc sâu như vậy, tuy nhiên, hiện nay, khi có một tác phẩm dài mà lại được trình bày đẹp, logic thì sẽ lại càng thu hút
Điều này chính là đang tạo cho độc giả những trải nghiệm báo chí mới lạ hơn so với các hình thức truyền thống Độc giả sẽ càng ngày càng có nhiều cách tiếp cận thông tin mới lạ hơn Từ đó, khơi gợi trong độc giả sự thích thú và có nhu cầu tìm đến những sản phẩm chất lượng như vậy
1.2.3 Báo chí dữ liệu
Theo Nội san thông tấn số 9/2017, nói đến báo chí dữ liệu cũng là nói đến khái niệm “hình ảnh hóa” (visualisation) – thực chất là ám chỉ tới các biểu đồ Dữ liệu và khả năng hình ảnh hóa kết hợp với việc phân tích báo chí và lối viết bài hấp dẫn sẽ tạo ra sức mạnh lớn hơn nhiều so với các bài báo thông thường Báo chí dữ liệu tranh thủ sức mạnh của máy tính, các hình thức thể hiện dữ liệu digital cùng những công nghệ khác để trình bày dữ liệu theo cách thức lôi cuốn, hữu hiệu và nhanh chóng hơn cách đưa tin truyền thống [17]
Những kỹ năng để cho ra đời một bài báo dữ liệu hấp dẫn, khách quan và chính xác như nhạy cảm khi tìm ra mối liên hệ giữa con số và vấn đề xã hội muốn phản ánh,tư duy mạch lạc khi phân tích các con số, đặt số liệu trong từng ngữ cảnh cụ thể để nêu bật ý nghĩa của nó; tìm kiếm dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ nguồn chính thống cho đến các nguồn tin phi chính thống; xử lý thận trọng dữ liệu và luôn kiểm tra chéo các thông tin; tối đa hóa thông tin trong một khoảng trình bày nhất định; trình bày đơn giản hóa, tránh rườm rà rối mắt…
Trang 32Một bài viết trên trang The Next Web ví von báo chí dữ liệu là cuộc hôn phối giữa khả năng “ngửi tin” của một phóng viên và tình yêu đối với việc phân tích dữ liệu của một nhà thống kê Bằng cách phân tích các bộ dữ liệu khổng lồ, các “nhà báo dữ liệu” sử dụng dữ liệu để phơi bày sự thực và kể câu chuyện của họ.Điều đó có nghĩa là các nhà báo phải lục lọi hàng đống dữ liệu và nhờ đến các công cụ digital, để tìm ra những điểm bất thường thú vị biến nó thành tác phẩm báo chí
Báo chí dữ liệu là cách chúng ta hình ảnh hóa thông tin một cách dễ hiểu nhất cho độc giả, và chúng ta không cần giải thích cầu kì mà thuần túy đưa dữ liệu Có những dữ liệu rất đơn giản có thể dễ dàng xử lý, tuy nhiên có những dữ liệu phức tạp, phải đơn giản hóa dữ liệu đó đi nhưng không được làm sai lệch Dữ liệu về cuộc chiến tại Afghanistan được chuyển đến phóng viên tờ The Guardian dưới dạng Excel với hơn 92.201 hàng dữ liệu Phóng viên rất khó có thể tóm tắt toàn bộ thông tin cuộc chiến để có thể truyền tải đến công chúng bằng cách diễn giải thông thường khi một số dữ liệu không thể hiện rõ nội dung Nhóm phóng viên điều tra của The Guardian phải xây dựng một cơ sở dữ liệu nội bộ giúp phóng viên có thể tìm kiếm câu chuyện qua các cụm từ khóa hoặc sự kiện quan trọng Nhóm phóng viên bắt đầu lọc dữ liệu và kể câu chuyện bằng biểu đồ và Infographic về toàn bộ cuộc chiến bằng một số từ khóa Ví như sự gia tăng của các cuộc tấn công bằng bom hẹn giờ Có khoảng 7.500 vụ nổ và phục kích trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2009 Dữ liệu cho thấy, miền Nam Afghanistan, nơi quân đội Anh và Canada đóng quân là khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất do các cuộc đánh bom
Theo ông John Duchneskie, đại sứ quán Hoa Kỳ, nhà báo, Biên tập viên đồ họa, nhà nghiên cứu đến từ tờ The Philadelphia (Mỹ), báo chí dữ liệu thực chất là việc sử dụng con số để kể lại câu chuyện một cách tốt nhất có thể Báo chí hiện nay có “quá nhiều chữ” và việc đơn giản những con chữ, con số bằng hình ảnh phong phú, những thông tin chính và đồ thị được gọi là là trực quan hóa số liệu [26]
Trang 33Báo chí dữ liệu cung cấp cho độc giả những cái nhìn tổng quan hơn và việc biểu thị chúng bằng đồ họa hay các biểu đồ thực sự quan trọng để nổi bật nội dung vốn có của nó Các kỹ thuật của báo chí đang thay đổi bởi công cụ công nghệ phong phú và dễ dàng tiếp cận hơn
Báo chí dữ liệu được sử dụng trong hầu như tất cả các lĩnh vực phản ánh, từ kinh doanh, thể thao, văn hóa cho đến xã hội, môi trường… Dữ liệu được thể hiện linh hoạt, đa dạng và độc đáo, giúp người xem có cái nhìn trực diện, rõ ràng, thấu đáo hơn về vấn đề mà nhà báo đề cập đến [23]
Có thể là một bản đồ về mức tăng, giảm thu nhập của một khu vực để phản ánh mức sống của một khu dân cư; con số quy đổi từ thù lao của một người nổi tiếng với mức thu nhập của một gia đình trung lưu để cho thấy sự bất bình đẳng xã hội; đồ họa về tình trạng sử dụng súng đạn tràn lan để cỗ vũ một đạo luật mới về cấm vũ khí… Chính dữ liệu là công cụ đắc lực tạo sự khác biệt, độc đáo trong cách nhìn vấn đề và cách đưa tin của nhà báo
Một ví dụ rõ ràng nhất của báo chí dữ liệu là vụ Panama Papers, vụ rò rỉ tài liệu mật khổng lồ từ một công ty luật ở Panamavới 11,5 triệu bản tài liệu và 2,6 TB dữ liệu Các phóng viên đã phải sử dụng phần mềm đặc biệt để phân tích hồ sơ nhằm hỗ trợ cho các bài phóng sự điều tra của họ Ngoài ra, có thể kể đến những dự án nổi bật khác như bài viết của Telegraph về chi tiêu của các nghị sỹ Quốc hội Anh, bài mô tả hiệu quả của vaccine bằng những hình ảnh trực quan trên Wall Street Journal, hay dự án “Build a New St Louis” của tờ nhật báo khu vực St Louis Post - Dispatch thách thức bạn đọc tái thiết khu vực này trong khi vẫn tiết kiệm ngân sách Kể cả những dữ liệu bị phủ bụi nhiều năm cũng có thể trở nên hấp dẫn khi được tích hợp với bản đồ: Trang Shipmap.org theo dõi hoạt động của các tàu container đã cung cấp những thông tin vô cùng chi tiết
Báo điện tử có xu thế phát triển vượt trội hơn báo in, gia tăng nhu cầu xem tin tức của độc giả trên các thiết bị di động và số hóa, thay đổi tư duy làm báo hiện đại theo hướng linh hoạt, nhanh nhạy hơn, chú trọng đến phản ứng
Trang 34của độc giả qua các nghiên cứu truyền thông thường xuyên, yêu cầu bức thiết về kỹ năng và hiểu biết về công nghệ đối với các nhà báo… Đặc biệt, nhu cầu về tra cứu dữ liệu để phục vụ hoạt động nghiên cứu, truyền thông, phân tích và các nhu cầu khác trong xã hội tăng vượt bậc.Mỗi ngày Google phải xử lý 3 tỷ lượt tìm kiếm thông tin trên mạng Đó là nguyên nhân cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của báo chí dữ liệu
Và càng ngày, báo chí dữ liệu càng chứng tỏ hiệu quả phân tích và phản ánh thông tin vượt trội Những bài báo với đồ họa, con số và bảng biểu, tranh ảnh hấp dẫn đã thu hút sự chú ý của độc giả hơn nhiều so với những bài báo viết theo kiểu truyền thống
Tờ The Philadelphia Inquirer đã áp dụng công nghệ kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm Infographic chất lượng Các bản Infographic rất sống động và bạn chỉ cần "click" vào một khu vực trên hình ảnh, những thông tin về khu vực đó sẽ hiện ra Đây có thể được xem là một hình thức nén dữ liệu mà ở đó độc giả sẽ thấy những dữ liệu theo nhu cầu quan tâm, thay vì tất cả các dữ liệu được dàn trải trên mặt báo [26]
Theo một báo cáo được công bố về Tình trạng báo chí dữ liệu năm 2017 của Simon Rogers, Biên tập viên của Phòng thông tin tại Google, đã đưa ra kết quả về việc sử dụng báo chí dữ liệu Nghiên cứu này thực hiện trên phương pháp phân tích định các cuộc phỏng vấn sâu của hơn 56 nhà báo ở Mỹ, Anh, Đức và Pháp và khảo sát trực tuyến 900 nhà báo ở Mỹ và châu Âu Theo đó, kết quả cho thấy, có 42% phòng viên, nhà báo sử dụng dữ liệu để kể chuyện thường xuyên (trên 2 lần/tuần) Có 51% các tổ chức tin tức ở Mỹ và châu Âu hiện đang có ít nhất một nhà báo dữ liệu chuyên dụng.Trong nền tảng kỹ thuật số, có đến 60% các tổ chức tin tức đó có nhà báo chuyên xử lý dữ liệu.Việc sử dụng dữ liệu để kể các câu chuyện về các lĩnh vực được quan tâm như: 33% sử dụng báo chí dữ liệu cho bài viết về chính trị, 28% cho tài chính, 25% điều tra Tờ The Economist được biết đến với mảng tài chính kinh doanh, kinh tế và chính trị, nhưng giờ có thể mở rộng ra cả mảng thể thao để tăng lượng độc
Trang 35giả Đội ngũ dữ liệu của báo từng dùng số liệu phân tích thể thao để tạo ra những bài viết cho thấy vai trò của huấn luyện viên bóng đá thấp hơn nhiều so với hầu hết mọi người nghĩ, hoặc bài nêu chuyện làm thế nào các đội bóng Anh trở lại thời kỳ chinh phục bóng đá châu Âu Đội dữ liệu của The Economist cũng từng gây tiếng vang với bài tương tác dự đoán xu hướng bầu cử của cử tri Mỹ Thêm vào đó, tờ báo ra mắt cả mô hình dự đoán cho các giải golf lớn Người khởi xướng cho sự đổi mới này là biên tập viên dữ liệu Dan Rosenheck với niềm đam mê thể thao mà ông ấy mang vào chuyên mục blog thể thao của The Economist mang tên “Game theory” Điều thuận lợi trong mảng thể thao là có dữ liệu sẵn sàng, rõ ràng và đầy đủ
Có thể thấy, đối với các phóng viên, nhà báo, việc tiếp cận với công nghệ rất cần thiết Sử dụng báo chí dữ liệu góp phần làm tăng tính hấp dẫn nội dung bài viết Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi các phóng viên phải có tính “nghi ngờ lành mạnh” Tức là đứng trước những số liệu không nên quá tin tưởng mà cần phải có sự nghi ngờ Việc xem xét về phương pháp để ra được số liệu đó là cần thiết Theo ông Lê Quốc Minh, báo chí dữ liệu (data journalism) là một khái niệm lớn, thông tin đồ họa là một phần trong đó Ở Việt Nam, báo điện tử VietnamPlus “chạm” vào loại hình báo chí này từ khá sớm, khi báo chí Việt Nam mới dừng ở mức độ vẽ hình minh họa cho các bài viết trên báo in Năm 2010, VietnamPlus tiến thêm một bước là bắt tay với AFP để sản xuất thông tin đồ họa, tiếp đó là đồ họa tương tác về 5 giải bóng đá châu Âu (thậm chí đã có khả năng phân tích 5 trận đấu gần nhất để đưa ra dự đoán tỷ số) đến videographics Từ giữa năm 2016, việc sản xuất thông tin đồ họa tương tác chuyển sang một hướng mới [17]
1.2.3 Công nghệ thực tại ảo (Virtual reality)
Công nghệ thực tại ảo được biết đến trên thế giới từ cuối những năm 1960 nhưng phải đến đầu những năm 1990 thì công nghệ này mới thực sự phát triển mạnh mẽ.Từ khi ra đời đến nay công nghệ này có nhiều cách gọi khác nhau như: Môi trường ảo (Virtual Environments – VE), Trải nghiệm
Trang 36nhân tạo (Synthetic Experience), Thế giới ảo (Virtual Worlds), Thế giới nhân tạo (Artificial World) hay Thực tại nhân tạo (Artificial Reality),… Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là tên gọi Thực tại ảo hay Thực tế ảo (Virtual Reality – VR)
Quan niệm về công nghệ thực tại ảo, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau: “Thực tại ảo là một môi trường ba chiều được phát sinh, tổng hợp và điều khiển thông qua máy tính nhằm mục đích mô phỏng lại thế giới thực hoặc một thế giới theo tưởng tượng của con người Nó cho phép người dùng thông qua các thiết bị ngoại vi và bộ chuyển đổi tương tác với những sự vật, hành động của thế giới ảo giống như tương tác với những sự vật, hành động của thế giới thực” [34] “Thực tại ảo là một trải nghiệm tương tác và đắm chìm, với cảm giác như đang có mặt trong một thế giới được mô phỏng (độc lập) [32]
Từ những định nghĩa về thực tại ảo có thể rút ra ba điểm chính của một hệ thống thực tại ảo, đó là: tính tương tác, tính đắm chìm (hay còn gọi là tính nhập vai) và tính tưởng tượng Có thể thấy, thực tại ảo là một môi trường không gian ba chiều được giả lập bằng máy tính nhằm mô phỏng lại thế giới thực Trong môi trường mô phỏng đó, con người không chỉ quan sát mà còn có thể thực hiện những thao tác mà mình mong muốn Công nghệ thực tại ảo đã và đang có những bước phát triển vượt bậc và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhu giáo dục, y tế, nghệ thuật, an ninh, quốc phòng, kiến trúc…và báo chí cũng không ngoại lệ
Năm 2015 là cột mốc đánh dấu sự xuất hiện mạnh mẽ của xu hướng báo chí thực tại ảo với những tác phẩm tiêu biểu đến từ các hãng thông tấn, tờ báo lớn, như “Seeking home” (Tìm nhà) của AP, “Inside North Korea” (Bên trong Bắc Triều Tiên) của ABC News, hay “The Displaced” (Những kẻ lạc nhà) của New York Times Công nghệ thực tại ảo được thể hiện rõ nét nhất trên báo chí là ở các sản phẩm dạng Đồ họa 3D và video 360 độ
Tháng 9/2014, tờ Des Moines Register thuộc sở hữu của tập đoàn Garnett ở Mỹ trở thành một trong những đơn vị báo chí đầu tiên trên thế giới đưa một
Trang 37phóng sự báo chí vào thế giới thực tại ảo (virtual reality), sử dụng kính Oculus
VR Dự án có tên gọi “Harvest of Change,” nói về một trang trại đã trải qua bốn
thế hệ trong cùng một gia đình, người xem đeo kính VR và như bước vào một thế giới thực
Tác phẩm “Cailas Migrants: What’s like in the “Jungle”? (dự án đầu tiên của BBC ứng dụng công nghệ thực tại ảo) qua kính VR, người xem như đang có mặt tại chính “khu rừng mới” Cailas, nơi những người di cư đến từ các nước như Syria, Iraq, Pakistan… làm chỗ trú chân để hi vọng tìm đến một miền đất hứa Mục tiêu của dự án là tái hiện lại cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn của người dân cư trú tại trại tị nạn Calais thông qua các góc quay 360 độ để người xem có cái nhìn đầy đủ vê cuộc khủng hoảng tị nạn ở Châu Âu
Hình 1.2 Hình ảnh từ phóng sự về trại tị nạn Calais (Nguồn: Internet)
Trận động đất ở Nepal là dự án đầu tiên của RYOT (Công ty truyền thông được thành lập năm 2012 ở Los Angeles) trong lĩnh vực báo nhúng Khi trải nghiệm dự án Trận động đất ở Nepal, người xem như được nhúng vào hàng đống đổ nát và sự tàn phá sau trận động đất, chứng kiến thảm cảnh kinh hoàng, sự mất mát to lớn của đất nước này Bộ phim cũng kết hợp nhiều cảnh quay khác nhau với các điểm nhìn khác nhau để dẫn dắt người xem đến từng địa
Trang 38điểm trong thành phố để quan sát, chứng kiến và do đó có sự đồng cảm sâu sắc với người dân ở đây
Có thể thấy các cơ quan báo chí lớn trên thế giới đã thực sự quan tâm đến sự phát triển ứng dụng công cụ sáng tạo báo chí hoàn toàn mới mẻ này Các tác phẩm báo nhúng này đã thực sự mang đến cho công chúng một lối kể chuyện hoàn toàn mới mẻ Nội dung tác phẩm không chỉ đơn thuần là thông tin, sự kiện mà là một câu chuyện và người xem có thể trở thành một nhân vật hay người chứng kiến, “mắt thấy tai nghe”
New York Times vừa có một ứng dụng thực tế ảo riêng vừa có một tính năng thực tế tăng cường Daily 360, phần lớn do Samsung và Google tài trợ, mỗi tháng sản xuất một bộ phim thực tế ảo có độ dài từ 6-10 phút và mỗi ngày sản xuất một video 360 độ, dài 1 - 2 phút
Tháng 10/2017, tờ Guardian, vốn bắt đầu thực hiện các dự án thực tế ảo gần 2 năm trước đó, đã tặng 97.000 kính thực tế ảo bằng bìa cứng Google Cardboard cho độc giả Anh kèm các số báo Guardian được lựa chọn và thông qua trang The Guardian.com Độc giả có thể tải miễn phí ứng dụng thực tế ảo của Guardian từ Google Play hoặc Itunes Store Với ứng dụng này, người dùng có thể truy cập 9 dự án thực tế áo mà báo này triển khai
Tuy nhiên, trải nghiệm về thực tế ảo của Guardian, cho dù thú vị và có chất lượng cao, cũng cho thấy những rào cản lớn đối với phần lớn các cơ quan báo chí khi bước vào lĩnh vực này Ê-kíp thực tế ảo gồm 5 người của công ty này đã phải mất 6 tháng để tạo ra sản phẩm thực tế ảo mới nhất của họ Mặc dù cũng gây bất ngờ và tốn kém như trước đó, nhưng dự án này đã rút ngắn được 33% thời gian thực hiện, so với 9 tháng mà họ phải bỏ ra với dự án đầu tiên
Tạp chí Slate đã khai trương một chương trình được chiếu trực tiếp hàng tuần trên Facebook về thực tế ảo, trong đó các diễn viên và nhân vật nổi tiếng xuất hiện trong một thế giới ảo thông qua các hình ảnh đại diện được tạo ra giống người thật Slate đang sử dụng một công nghệ mà Facebook đã giới thiệu vào năm 2017 gọi là Spaces cho phép tối đa 3 người gặp nhau thông qua các
Trang 39hình ảnh đại diện trong thực tế ảo Những người tham gia có thể xem video cùng với nhau, chơi trong không gian 3 chiều và làm nhiều điều khác nữa
Kính thực tại ảo cũng được sử dụng trong một hình thức khác mới mẻ khác
là trò chơi liên quan đến hoạt động báo chí, với thuật ngữ tiếng Anh là “gaming
journalism.” Chẳng hạn người chơi được giao nhiệm vụ trong vòng 60 giây phải
chụp được hình ảnh một sự kiện thời sự, và tùy vị trí đứng của họ mà có thể nhìn thấy những gì đang diễn ra trước mắt giống hệt như ngoài đời
Trong lĩnh vực báo chí, thực tại ảo được coi là một công nghệ phục vụ sáng tạo tác phẩm báo chí của tương lai Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, hướng đi này còn khá mới mẻ và chưa có các nghiên cứu hệ thong về khả năng và phương pháp ứng dụng công nghệ này trong tác phẩm báo chí
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực báo chí – truyền thông đã đánh giá cao về tiềm năng và vai trò của công nghệ thực tại ảo đối với báo chí Thực tại ảo là một hướng đi mới mẻ, nó mang lại nhiều trải nghiệm khác lạ so với cách thưởng thức media nói chung và báo chí nói riêng theo cách thông thường Các khả năng truyền đạt thông tin, khả năng tương tác, khả năng tái hiện lại hiện thực (Ví dụ như cụ tài xế xe tải cứu sống xe khách bị mất thắng trên đèo Bảo Lộc ngày 6/9/2016 đã được chuyển dộng 24h của VTV1 mô phỏng lại bằng đồ họa 3D, bởi thời điểm xảy ra vụ việc không ai lường trước và ghi lại được bằng máy quay Đây là cách để báo chí tái hiện lại sự kiện một cách chân thực và sống động nhất Đặc biệt là với những sự kiện về lịch sử chỉ có thể tái hiệu lại thông qua ngôn từ và hình ảnh Với công nghệ thực tại ảo, không gian lịch sử nơi xảy ra sự kiện có thể được dựng lại bằng kỹ thuật mô phỏng đồ họa 3D)
1.2.4 Bản đồ số, Bản đồ tương tác (Interactive Map)
Thời đại kỹ thuật số của báo chí cung cấp một số lượng tài nguyên trực tuyến ngày càng tăng có thể lấp đầy khoảng trống, đặc biệt là khi các phóng viên cần thêm một hình ảnh trực quan để đưa người đọc đến hiện trường với các yếu tố định vị có thể giúp kể một câu chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn Các công cụ lập bản đồ trực tuyến là một ví dụ về các tài nguyên cho phép các nhà báo tạo bản đồ
Trang 40có thể tùy chỉnh và có thể chia sẻ nhanh chóng để thêm chi tiết, nội dung đa phương tiện và bối cảnh định vị vào câu chuyện và bài viết của họ Lợi ích là các nhà báo không phải học các kỹ năng thiết kế đồ họa, hiểu Photoshop hay Illustrator hoặc biết một đoạn mã lập trình
Hình 1.3 Huffington Post đã sử dụng bản đồ này để giúp minh họa một câu chuyện về nhập cư Ảnh chụp màn hình
Với các tài nguyên kỹ thuật số mới này và từ giao diện người dùng đơn giản, các nhà báo có thể tạo - trong vài phút - một bản đồ có thể tùy chỉnh, có thể chia sẻ về bất kỳ chủ đề hoặc chủ đề nào, ở bất cứ đâu trên thế giới Biết rằng độc giả (và người xem) yêu thích bản đồ, các nhà báo có thể đăng nhập vào các công cụ tạo bản đồ và tạo ra một bản đồ xác định vị trí của một vụ cháy rừng hoành hành ở California, nắp hố ga liên quan đến một nhà tù ở Dannemora, NY Đại sứ quán Hoa Kỳ dọc theo Malecón của Havana, các tuyến di cư của những người nhập cư Syria qua Hungary vào các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu hoặc một khu phố được xây dựng lại ở New Orleans 10 năm sau cơn bão Katrina
Bản đồ trực tuyến tùy chỉnh tạo ra những cách mới để phân phối, phân tích, đo lường và bản địa hóa báo chí Ví dụ, báo chí của Geofence, có thể bao gồm các bản đồ di động dễ tạo, dễ chia sẻ để cảnh báo công chúng hoặc gửi cảnh báo về tai nạn giao thông gần đó, thiên tai, cảnh cháy/cứu hộ hoặc lũ lụt Các bản đồ được tạo dễ dàng và thông báo đẩy đi kèm của chúng có thể nhanh chóng đưa Cảnh báo