1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận đề tài tình huống 2 có 10 thành viên muốn cùng nhau thành lập hợp tác xã hòa bình có trụ sở tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thảo luận đề tài tình huống 2: Có 10 thành viên muốn cùng nhau thành lập Hợp tác xã Hòa Bình có trụ sở tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Tác giả Nhóm 7
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Nguyệt
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 660,35 KB

Nội dung

Trong hợp tác xã dự định thành lập có 8 thành viên là cá nhân, theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012 để trở thành xã viên hợp tác xã các cá nhân cần đáp ứng các điều kiện như s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: TÌNH HUỐNG 2

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nguyệt

Mã lớp HP: 2162PLAW0321

Nhóm thực hiện: Nhóm 7

Hà Nội 2021

Trang 2

TÌNH HUỐNG 2

Có 10 thành viên muốn cùng nhau thành lập Hợp tác xã Hòa Bình có trụ sở tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mía đường Trong hợp tác xã

dự định thành lập có 8 thành viên là cá nhân và 2 thành viên là tổ chức (Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên X và doanh nghiệp tư nhân Y)

Đến ngày 10/8/2014, Hợp tác xã chính thức được thành lập, tuy nhiên sau một thời gian hoạt động giữa các thành viên có bất đồng mâu thuẫn và đưa ra quyết định giải thể đối với hợp tác xã Vì vậy, UBND huyện Lương Sơn đã ra quyết định giải thể đối với Hợp tác xã Hòa Bình vào tháng 10/2018

Câu hỏi 1: Hãy bình luận về tư cách thành viên trong hợp tác xã?

Trong hợp tác xã dự định thành lập có 8 thành viên là cá nhân, theo quy định tại khoản

1 điều 13 Luật HTX 2012 để trở thành xã viên hợp tác xã các cá nhân cần đáp ứng các điều kiện như sau:

+ Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ

18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có đơn xin gia nhập hơp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã;

+ Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã: vốn góp của thành viên được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy đinh của điều lệ nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;

Cá nhân không có đủ các điều kiện nói trên, cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bị Tòa án tước quyền hành nghề

do phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không được là xã viên hợp tác xã Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã,

cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:

Trang 3

1 Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân

sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam

2 Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài

3 Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó

4 Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định

* Đối với cá nhân là cán bộ, công chức:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng và điều 20 Luật cán bộ, công chức, thì cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành hợp tác xã Theo đó, cán bộ, công chức chỉ được phép góp vốn vào hợp tác xã với tư cách người lao động trong hợp tác xã

Vậy nếu 8 cá nhân đủ các điều kiện đã nêu trên thì có tư cách trở thành thành viên của hợp tác xã

Theo quy định tại điều 13 Luật HTX 2012 thì xã viên hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân Tuy nhiên trong 2 thành viên là tổ chức có Doanh nghiệp tư nhân

Y không phải là pháp nhân (Vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không tách biệt với tài sản

cá nhân – chủ doanh nghiệp tư nhân đó, không đủ điều kiện có tư cách pháp nhân Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015) nên doanh nghiệp tư nhân Y không thể trở thành thành viên của hợp tác xã Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên X là pháp nhân nên có thể trở thành thành viên hợp tác xã nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

Điều 3 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật HTX quy định:

1 Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã

2 Pháp nhân Việt Nam khi tham gia HTX phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của HTX Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

đó

3 Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó

Trang 4

4 Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã

5 Các điều kiện khác do điều lệ hơp tác xã quy định

Như vậy, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên X muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu trên sẽ được trở thành thành viên hợp tác xã Nếu không

có đủ các điều kiện trên thì không được là xã viên hợp tác xã

Câu hỏi 2: Quyết định giải thể của UBND huyện Lương Sơn có hợp pháp không? Cho biết các cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm tham gia vào hoạt động giải thể đối HTX Hòa Bình?

Điều 54 Giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong Luật HTX 2012 có quy định

về giải thề hợp tác xã như sau:

1 Giải thể tự nguyện

Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, hợp tác xã thành viên

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự

nguyện, hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: a) Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể;

b) Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản

và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này

2 Giải thể bắt buộc:

Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;

Trang 5

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;

c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;

d) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;

đ) Theo quyết định của Tòa án

3 Thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

a) Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của

cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là thành viên của liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên; b) Hồ sơ giải thể bắt buộc gồm quyết định giải thể bắt buộc và giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; xử lý tài sản và vốn của hợp tác

xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này

4 Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này, hội đồng giải thể phải nộp 01 bộ hồ sơ về việc giải thể, con dấu và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký Việc xử lý các tài liệu khác thực hiện theo quy định của pháp luật

5 Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác

xã phải xoá tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký

Trang 6

6 Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải thể bắt buộc, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện

ra Tòa án theo quy định của pháp luật

7 Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

Trong tình huống đề bài đưa ra, việc hợp tác xã giải thể không thuộc bất cứ điểm nào tại khoản 2 điều 54 Sau một thời gian hoạt động, giữa các thành viên có bất đồng mâu thuẫn và đưa ra quyết định giải thể, như vậy quyết định giải thể trong trường hợp này

là tự nguyện Theo Khoản 1 Điều 54 Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13 năm 2012 quy định về giải thể hợp tác xã: “Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện.” Quyết định giải thể tự

nguyện phải do đại hội thành viên ra quyết định và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện Như vậy, quyết định giải thể của UBND huyện Lương Sơn đối với HTX là không hợp pháp trong tình huống này

Các cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm tham gia vào hoạt động giải thể đối với HTX Hòa Bình là “Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên.” Theo Khoản 1 Điều 54 nêu trên

Câu hỏi 3: Tiến hành phân chia tài sản đối với HTX này biết rằng, các khoản nợ của công ty như sau:

- Chi phí giải thể: 50 triệu đồng

- Nợ tiền điện: 200 triệu đồng

- Nợ lương người lao động: 500 triệu đồng

- Nợ thuế: 800 triệu đồng

- Nợ Công ty TNHH 1 thành viên A: 1 tỷ đồng

- Nợ Ngân hàng Agribank: 2 tỷ đồng

Biết rằng, tại thời điểm giải thể, tài sản của HTX Hòa Bình là 10 tỷ đồng, cụ thể:

- Dây chuyền thiết bị máy móc, vật liệu chế biến mía đường: 7 tỷ đồng;

- Khoản hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước là 300 triệu đồng

- Khoản tiền cho Hợp tác xã Lương Sơn vay: 1 tỷ đồng;

Trang 7

- Tiền mặt trong quỹ: 1,7 tỷ đồng

Khi Hợp tác xã giải thể, căn cứ vào khoản 1 Điều 49 Luật HTX 2012 trình tự xử lý vốn, tài sản của hợp tác xã như sau:

a) Thu hồi các tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia;

c) Thanh toán các khoản nợ phải trả và thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

=> Tài sản và vốn của Hợp tác xã Hòa Bình được xử lý như sau:

B1: Thu hồi các tài sản của HTX

Các tài sản của HTX cần phải đáp ứng các quy định tại khoản 1, Điều 48 Luật HTX

2012 cụ thể:

Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ nguồn sau đây:

a) Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;

b) Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;

c) Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp HTX

d) Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác

Khi giải thể tài sản của Hợp tác xã Hòa bình bao gồm:

- Dây chuyền thiết bị máy móc, vật liệu chế biến mía đường: 7 tỷ đồng;

- Khoản hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước là 300 triệu đồng

- Khoản tiền cho Hợp tác xã Lương Sơn vay: 1 tỷ đồng;

- Tiền mặt trong quỹ: 1,7 tỷ đồng

Ở tình huống này các tài sản của HTX Hòa Bình đều thỏa mãn các điều kiện ở quy định trên => Tổng tài sản của HTX là 7.000 + 1.000 + 1.700 + 300 = 10.000 triệu đồng hay 10 tỷ đồng và cần phải thu hồi

B2: Thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia;

Khoản 2 Điều 48 Luật HTX 2012 có quy định về tài sản không được chia bao gồm: a) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;

Trang 8

c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;

d) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia

=> Do đó, trong tài sản của HTX Hòa Bình thì khoản hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước

300 triệu đồng thuộc vào phần tài sản không được chia

=> Phần tài sản trừ phần tài sản không chia của HTX Hòa Bình cần thanh lý là: 10.000 –

300 = 9.700 triệu đồng

B3: Thanh toán các khoản nợ phải trả và thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác

xã, liên hiệp hợp tác xã

Các khoản nợ của HTX Hòa Bình bao gồm:

- Chi phí giải thể: 50 triệu đồng

- Nợ tiền điện: 200 triệu đồng

- Nợ lương người lao động: 500 triệu đồng

- Nợ thuế: 800 triệu đồng

- Nợ Công ty TNHH 1 thành viên A: 1 tỷ đồng

- Nợ Ngân hàng Agribank: 2 tỷ đồng

Tổng khoản nợ = 50 + 200 + 500 + 800 + 1.000 + 2.000 = 4.550 triệu đồng < Phần tài sản trừ phần tài sản không chia 9.700 triệu đồng => Giá trị còn lại đủ thanh toán các khoản nợ cho nên việc xử lý tài sản trừ tài sản không chia được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật HTX 2012:

a) Thanh toán chi phí giải thể, bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi và thanh lý tài sản;

b) Thanh toán nợ lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội của người lao động;

c) Thanh toán các khoản nợ có bảo đảm theo quy định của pháp luật;

d) Thanh toán các khoản nợ không bảo đảm;

đ) Giá trị tài sản còn lại được hoàn trả cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo tỷ lệ vốn góp trên tổng số vốn điều lệ

Như vậy, sau khi thanh toán các khoản nợ, giá trị tài sản còn lại được hoàn trả cho các thành viên là 9.700 – 4.550 = 5.150 triệu đồng

Trang 9

Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 49 Luật Hợp tác xã 2012 thì “Giá trị tài sản còn lại được hoàn trả cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo tỷ lệ vốn góp trên tổng số vốn điều lệ”

vì vậy phần tài sản còn lại 5.150 triệu đồng của hợp tác xã sẽ được chia cho các thành viên theo tỉ lệ vốn góp của họ

Phần tài sản không chia theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định

196/2013/NĐ-CP và Nghị định 107/2017/NĐ-196/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 193/2013/NĐ-CP được xử lý như sau:

a) Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên thì đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp;

c) Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác

xã chấm dứt hoạt động thì đại hội thành viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác (ưu tiên bàn giao lại cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác

xã khác) nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn; d) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai

=> Vì vậy theo điểm a khoản này thì khoản hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước giá trị 300 triệu này sẽ chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã là ngân sách UBND huyện Lương Sơn

Trang 10

PHÂN BIỆT GIẢI THỂ HỢP TÁC XÃ VÀ PHÁ SẢN HỢP TÁC XÃ

Khái

niệm

- Giải thể tự nguyện: hợp tác xã làm đơn

xin giả thể

- Giải thể bắt buộc: cơ quan nhà nước có

thẩm quyền (UBND nơi đã cấp giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp

tác xã) ra quyết định buộc hợp tác xã phải

giải thể

Phá sản là tình trạng của hợp tác

xã mất khả năng thanh toán và

bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản

Nguyên

nhân

- Sau thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được

cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

mà hợp tác xã không tiến hành hoạt động

- Hợp tác xã ngừng hoạt động trong 12

tháng liền

- Trong thời hạn 6 tháng liền, hợp tác xã

không đủ số lượng xã viên tối thiểu theo

qui định điều lệ mẫu của từng loại hình

hợp tác xã

- Trong thời hạn 18 tháng liền, hợp tác xã

không tổ chức được đại hội xã viên

thường kỳ mà không có lý do chính đáng

- Các trường hợp khác theo pháp luật qui

định

- Hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh thanh toán

- Hợp tác xã bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản

Tính

chất

Thủ tục hành chính, do hợp tác xã tự

quyết định giải thể hoặc UBND nơi đã cấp

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho

hợp tác xã ra quyết định giải thể

Thủ tục tư pháp, tiến hành tại Tòa án, tiến hành theo những trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Phá sản 2014

Ngày đăng: 10/04/2024, 05:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w