Trên cơ sở tầng văn hóa chung đó là tiếp biến với những nền văn hóa khác đặc biệt là tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo thành những nền văn hóa quốc gia khác nhau tất cả đã
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA DU LỊCH VÀ TRUYỀN THÔNG SÁNG TẠO
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA DU LỊCH VÀ TRUYỀN THÔNG SÁNG TẠO
1 Tô Thu Phương 2100003244
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
TRUNG TÂM KHẢO THÍ HỌC KỲ 5 NĂM HỌC 2022 - 2023 KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHIẾU CHẤM THI TIỂU LUẬN/BÁO CÁO
Môn thi: Giao tiếp liên văn hóa Lớp học phần: 21DQN1A
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 2
1 Tô Thu Phương Tham gia đóng góp: 100%
2 Trần Đặng Kim Uyên Tham gia đóng góp: 100%
3 Trần Thị Thảo Vân Tham gia đóng góp: 80%
Ngày thi: Phòng thi:
Đề tài tiểu luận/báo cáo của sinh viên : Giao tiếp liên văn hóa Việt Nam - Ấn Độ
Phần đánh giá của giảng viên (căn cứ trên thang rubrics của môn học):
tiểu luận/báo cáo
Trang 6
MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu 7
1.1 Lý do chọn đề tài 7
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
1.3 Phương pháp nghiên cứu 8
1.4 Cơ sở lý luận 8
1.4.1. Văn hóa 8
1.4.2. Văn minh 9
1.4.3. Giao tiếp liên văn hóa 9
1.5 Mối quan hệ ban giao giữa Việt Nam và Ấn Độ 10
Phần 2: Nội dung 11
Chương 1: Sự tác động qua lại và giao thoa văn hóa Việt Nam - Ấn Độ 11
1.1 Giao lưu văn hóa vật chất Việt Nam - Ấn Độ 11
1.1.1. Nghệ thuật kiến trúc 11
1.1.2. Ẩm thực 14
1.2 Giao lưu văn hóa tinh thần Việt Nam - Ấn Độ 16
1.2.1. Chữ viết 16
1.2.2. Tôn Giáo 17
1.2.3. Văn học 17
1.2.4. Lễ hội 18
Phần 3: Kết luận 20
PHỤ LỤC 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 7Phần 1: Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài
Đông Nam Á là một khu vực lịch sử văn hóa có nền tảng chung từ thời tiền sử được sản sinh và phát triển trong một môi trường sinh thái tự nhiên xã hội của khu vực đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước được phân bổ từ bờ Nam sông Dương Tử đến Đông Bắc
Ấn Độ sang cả châu Đại Dương Trên cơ sở tầng văn hóa chung đó là tiếp biến với những nền văn hóa khác đặc biệt là tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo thành những nền văn hóa quốc gia khác nhau tất cả đã tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng của văn hóa khu vực Việt Nam một quốc gia ở Đông Nam Á cũng không nằm ngoài
xu hướng đó
Ấn Độ là một quốc gia có nền văn minh cổ xưa được biết đến như là xứ sở của Tăng Lữ
và vũ nữ đất nước Ấn Độ trải qua mấy nghìn năm tôi luyện và hòa hợp kết tủa và phát triển đã trở thành một dân tộc vĩ đại tràn đầy sức sống trong cộng đồng các dân tộc thế giới văn hóa Ấn Độ là nền văn minh độc lập sừng sững tại phía đông thế giới với một nét văn hóa riêng biệt của mình đương nhiên trong quá trình phát triển lịch sử Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng Chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài sau sự tác động ấy không vì thế mà biến khu vực này thành khu vực Hán hóa hay Ấn Độ hóa mà
nó đã lựa chọn những gì thích hợp đồng thời giữ vững các đặc điểm của mình chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ Việt Nam đã tiếp thu ở văn hóa Ấn Độ những nét đặc sắc nhất đồng thời kết hợp vào những gì đang tồn tại trong chính nền văn hóa bản địa của mình từ đó tạo nên một nền văn hóa đa dạng và phong phú
Để góp phần tìm hiểu thêm sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn Độ nhóm chúng em chọn đề tài giao lưu văn hóa Việt Nam Ấn Độ để làm đề tài tiểu luận của mình Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu toàn diện về sự tiếp xúc và giao tiếp lưa giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Ấn Độ
ở nhiều khía cạnh khác nhau
Trang 81.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đề tài nghiên cứu về sự tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam với Ấn Độ nên đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sự tiếp xúc văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và
Ấn Độ
Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất nước Việt Nam - Ấn Độ và mối quan hệ từ lịch sử cho đến ngày nay
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích, thống kê, thu nhập tài liệu, tổng hợp và nhiều phương pháp nghiên cứu liên ngành khác
1.4 Cơ sở lý luận
1.4.1 Văn hóa
- Theo PGS TSKH Trần Ngọc Thêm Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội
- Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”
- Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
- Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo xuất bản năm 1998: Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử
Trang 9- Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
1.4.2 Văn minh
- Văn minh là một xã hội phức tạp, thể hiện phẩm chất tiên tiến từ một xã hội đồng nhất Mọi cư dân sinh sống trong xã hội cùng một văn hóa, nhưng không phải tất cả mọi cư dân đều sống trong nền văn minh
- Xét chung thì văn minh chỉ là sự sáng tạo văn hóa, nhờ 1 trật tự xã hội gây ra và kích thích Nó gồm 4 yếu tố căn bản: sự phòng xa về kinh tế, sự tổ chức chính trị, những
truyền thống luân lí và sự thăng tiến trí thức, phát triển nghệ thuật Chỉ khi nào không còn
sự hỗn độn, sự bất an nữa thì văn minh mới phát sinh được
Như vậy, văn minh là tổng những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội, phạm vi nghiên cứu của lịch sử văn minh rất rộng Đó là quá trình phát triển kinh tế, quan hệ xã hội, tư tưởng, chữ viết, văn học,
phuong tục, tập quán, y phục, nhà cửa cho đến khoa học, giáo dục
1.4.3 Giao tiếp liên văn hóa
Giao tiếp liên văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau Bản thân sự giao tiếp liên văn hóa không phải là một hiện tượng mới mẻ, mà đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm, gắn liền với số phận của tất cả các dân tộc, các cộng đồng người trên thế giới
Cho đến nay, khi bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, nhờ mạng internet, điện thoại di động, điện thoại truyền hình, nhờ vô số các kênh truyền thanh và truyền hình quốc tế, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kỹ nghệ giao thông nội địa và quốc tế, nhất là kỹ nghệ hàng không, v.v., cơ hội giao lưu, giao tiếp đối thoại, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa trên khắp hành tinh ngày càng gia tăng mạnh mẽ
Trang 10Trong bối cảnh ấy, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế lịch sử không thể tránh khỏi, lôi cuốn tất cả các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới Do vậy, giao tiếp liên văn hóa đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống xã hội đương đại, trở thành lĩnh vực được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, như nhân học, văn hóa học, sử học,
xã hội học, tâm lý học, v.v
1.5 Mối quan hệ ban giao giữa Việt Nam và Ấn Độ
Việt Nam và Ấn Độ đều là những nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong một thời gian dài từ lịch sử cho đến hiện
tại là cầu nối thúc đẩy văn hóa lan tỏa đến mỗi người dân
Từ rất sớm Việt Nam và Ấn Độ đã có mối liên hệ và giao lưu văn hóa, tôn giáo và hai nước đã chia sẻ điểm tương đồng về nhiều mặt, trong đó đặc biệt nhất là lĩnh vực văn hóa Lịch sử giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ được thể hết sức sinh động thông qua sự hiện diện của những ngôi chùa Phật giáo và ngôi đền Hindu giáo nằm rải rác trên khắp Việt Nam Giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ cũng được tiếp tục phát triển trong thời hiện đại khi hai nước cùng tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Trải qua nhiều thời kỳ, giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ được tiếp nối phát triển trở thành nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác chiến lược giao lưu toàn diện giữa hai nước
Cho đến thời điểm hiện nay, các tổ chức hữu nghị Ấn Độ đã luôn phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ để tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa rộng khắp cả nước tại hai quốc gia Những sự kiện giao lưu văn hóa, nghệ thuật đặc sắc trong các liên hoan hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam ở các bang Ấn Độ và các tỉnh, thành phố Việt Nam đã thu hút sự chú ý và quan tâm của hàng nghìn người từ nhiều tầng lớp nhân dân đến tham dự Điều này giúp nhân rộng và phổ biến sự hiểu biết về văn hóa giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ một cách nhanh chóng và hiệu quả
Trang 11Phần 2: Nội dung
Chương 1: Sự tác động qua lại và giao thoa văn hóa Việt Nam - Ấn Độ
1.1 Giao lưu văn hóa vật chất Việt Nam - Ấn Độ
1.1.1 Nghệ thuật kiến trúc
Trong lịch sử, văn hóa Ấn Độ đã lưu dấu cũng như có sự ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam Về kiến trúc ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu thể hiện rất rõ Nó vừa mang đậm nét riêng của Ấn Độ đồng thời dung hòa, linh hoạt biến đổi để hòa nhập với nền văn hóa của các nước đến Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng
Điều đó thể hiện thông qua các công trình người Champa (được xây dựng từ nhiều loại vật liệu như gạch và đá) Nền kiến trúc của Ấn Độ đã được chúng ta dung hòa và chọn lọc trở thành công trình kiến trúc nổi bật tại Việt Nam như thánh địa Mỹ Sơn ( Quảng Nam) hay đền cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như: Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia), đặc biệt ở Việt Nam thì có thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Có nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh các cuộc khai quật khảo cổ học gần đây và trùng
tu các di tích của đạo Hindu ở Thánh địa Mỹ Sơn
Khu đền tháp Mỹ Sơn là nơi được xem là Thánh địa Ấn Độ giáo còn xót lại của Vương Quốc Chămpa Trải qua hàng trăm năm lịch sử, nhưng nơi đây vẫn được người dân đã gìn giữ và cải tạo hệ thống đền tháp vĩ đại này Nhìn chung lối kiến trúc nơi đây chịu ảnh hưởng nhiều của Ấn Độ giáo, các đền tháp ở đây được xây dựng bằng gạch đá ghép với những mảng trang trí bằng sa thạch vô cùng tinh tế và độc đáo chủ yếu quay về hướng Đông có tư thế vút lên cao lên trời biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết như ngọn núi Mêru (Ấn Độ) Cấu trúc đền được chia thành 3 phần chính: đế tháp, thân tháp và đỉnh tháp
Khu di tích được chia thành các khu vực như sau:
Khu A: Cụm tháp A (Kalan Mỹ Sơn A1) thờ một bộ Linga, có 6 ngôi đền nhỏ đối xứng nhau bao quanh thờ các vị thần phương hướng (trừ 2 hướng Đông, Tây) Khi đến với Mỹ Sơn du khách có thể đứng ngắm nhìn toàn bộ khu đền tháp
Trang 12Khu B: là cụm tháp trung tâm của Thánh địa Mỹ Sơn, nơi đây có 1 tháp chính và 3 tháp phụ, tọa lạc tại khu đồi phía Tây
Khu C: là nơi đây tập hợp rất nhiều đền, tháp, bia ký, các bức phù điêu, những tác phẩm điêu khắc ấn tượng, độc đáo nhất tại Thánh địa Mỹ Sơn Tọa lạc tại đồi phía Nam và là địa điểm mà bạn chắc chắn không nên bỏ lỡ khi tham quan quần thể di tích này
Xét về tổng thể, đền tháp ở Mỹ Sơn chia thành nhiều cụm nhưng được xây dựng theo cùng một nguyên tắc: đền thờ chính tượng trưng cho núi Meru - trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva; xung quanh là tháp thờ các vị thần trông coi hướng trời, đặc biệt là cụm nào cũng có thờ linga - yoni (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva Nét độc đáo là các phiến gạch, đá được xếp với nhau vô cùng khít khao, đến nay vẫn chưa
ai có thể biết được kết dính bằng chất liệu gì, thậm chí kỹ thuật nung gạch vẫn còn là điều
bí ẩn Các công trình gạch nung với trụ đá được trang trí nhiều loại hoa văn khác nhau trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại hy lạp của Ấn Độ giáo… Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng riêng biệt nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa
Hình 1: Thánh địa Mỹ Sơn
Nguồn: Nụ cười Mê Kông
Trang 13Một kiến trúc tiêu biểu khác chúng ta có thể thấy ngay tại TP Hồ Chí Minh, văn hoá Ấn
Độ vẫn còn hiện hữu thông qua công trình nổi tiếng như đền Mariamman là những điểm
du lịch nổi tiếng và thu hút được rất nhiều khách du lịch đến tham quan Đền có tên gốc là Mariamman, thờ nữ thần Mariamman, vị thần của mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, đất đai màu mỡ, mang lại sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ,… còn có tên gọi khác là chùa bà Ấn là tên mà người dân thường dùng để gọi ngôi đền Hindu giáo của người gốc
Ấn Ngôi đền được xây dựng từ đầu thế kỉ 20, khi mà có một số đông người dân Ấn Độ di
cư qua Việt Nam và sống tập trung ở gần khu vực đền Hiện nay, đền vẫn được những người gốc Ấn trông coi cẩn thận như là nơi linh thiêng nhất của họ Hàng ngày, có rất đông khách – có cả người gốc Ấn lẫn người Việt, du khách nước ngoài đến thắp nhang và cầu mong phước lành đến với bản thân và gia đình của họ Chùa Bà Ấn Độ được thiết kế bao gồm: khu vực chính điện thờ vị nữ thần Mariamman và hai bảo vệ Maduraiveeran (bên trái) và Pechiamman (bên phải) Ngay lối vào là chính điện là nơi thờ nữ thần
Mariammam, cạnh bên là hai điện phụ thờ hai vị thần bảo vệ Khu vực này được rào chắn chặt chẽ vì là nơi linh thiêng nên chỉ có những người được phụ trách cúng lễ mới được vào đây, đặc biệt cấm phụ nữ Ở vị trí chính giữa trên tầng cao của điện chính là tượng nữ thần Mariamman với gương mặt đỏ hung Tượng bà có nhiều tay để thể hiện cho sức mạnh và sự uy quyền, trong đó có một bên tay cầm đinh ba, một tay bưng chén cơm Quanh đền còn có nhiều tượng bà Mariamman với đủ mọi kích thước lớn nhỏ cùng tượng, tranh ảnh của những vị thần khác trong Hindu giáo Khách tham quan có thể dễ dàng nhận thấy, chạy dọc ở trên tường là hình tượng của 18 vị thần ở 18 tư thế khác nhau Các
vị thần được khắc họa theo từng phong thái khác nhau, biểu tượng cho những mong cầu ước nguyện của người dân Quan sát ở góc bên trái điện là sư tử Simha Vahanam – đây là linh vật được vị thần Mariamman dung để cưỡi Với lối kiến trúc hình chữ U vô cùng độc đáo này tạo nên sự mới lạ, thú vị, thu hút rất nhiều du khách ghé thăm cũng như tạo được
sự ấm áp, gần gũi
Trang 14“nước sốt” và chỉ đến nhiều món ăn được phổ biến rộng rãi ở miền Nam Ấn Độ được nấu bằng rau hay thịt trộn với cơm Nếu trong bữa ăn của người Việt Nam căn bản nhất là cơm, canh và món mặn thì người Ấn Độ dùng cà ri trong mỗi bữa cơm hàng ngày và được thay đổi bằng nhiều thực phẩm khác nhau như hải sản, trứng, gà, dê, rau, bắp cải khô Món cà ri kiểu Ấn khi du nhập vào Việt Nam đã có những cải biến sao cho phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền Chẳng hạn như người Nam thì nấu cà ri với cùng với nước cốt dừa, còn người Bắc thì lại thích nấu cà ri với sữa bò tươi Các loại nguyên liệu chính trong món cà ri của người Việt thường là thịt gà, bò, dê kèm thêm cà rốt, khoai tây, khoai môn và một số gia vị đặc trưng khác Món cà ri Ấn Độ còn được người Chăm ở nước ta cải biên với nhiều khẩu vị mới lạ Chẳng hạn trong bữa cơm bình dân của người Chăm thường thấy có món pài ga ghênh, bao gồm hạt gạo rang xay nhuyễn thành thính