Vốn đầu tư công từ ngân sách quốc gia là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế ,nhà nước xã hội.. Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng nhằm xác định tác động của đầu tư c
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
2010 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : GV Đặng Văn Dân Lớp : FIN301_222_1_D13
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tào liệu tham khảo bằng tiếng việt
báo điện tử (2011, 07 11) Đầu tư công năm 2011 chỉ còn 36% so với tổng đầu tư
Retrieved 06 19, 2023, from dangcongsan.vn: cong-nam-2011-chi-con-36-so-voi-tong-dau-tu-78837.html
https://dangcongsan.vn/kinh-te/dau-tu-kinh tế và đô thị (2011, 10 20) Tỷ trọng đầu tư công năm 2012 giảm khá mạnh Retrieved
06 19, 2023, from kinhtedothi.vn: 2012-giam-kha-manh.html
https://kinhtedothi.vn/ty-trong-dau-tu-cong-nam-Luận văn 99 (n.d.) Đầu tư công là gì? Vai trò & các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công
Retrieved 06 19, 2023, from uanvan99.com: gi-bid195.html
https://luanvan99.com/dau-tu-cong-la-tạp chí cộng sản (2011, 01 10) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 tăng
17,1% so với năm 2009 Retrieved 06 19, 2023, from tapchicongsan.org.vn:
hoi-thuc-hien-nam-2010-tang-17%2C1%25-so-voi-nam-2009.aspx#
https://tapchicongsan.org.vn/thong-tin-ly-luan/-/2018/5700/tong-von-dau-tu-toan-xa-tạp chí tài chính (2020, 12 27) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư công
tại tỉnh Tiền Giang Retrieved 06 19, 2023, from tapchitaichinh.vn:
tai-tinh-tien-giang.html
https://tapchitaichinh.vn/cac-nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua-quan-ly-dau-tu-cong-Thảo, H (2016, 01 18) Thanh toán đầu tư công năm 2015 đạt hơn 88% Retrieved 06 19,
2023, from thoibaotaichinhvietnam.vn: dau-tu-cong-nam-2015-dat-hon-88-60636.html
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thanh-toan-Tổng cục thống kê (2013, 12 29) Xây dựng, đầu tư phát triển năm 2013 Retrieved 06 19,
2023, from moc.gov.vn: phat-trien-nam-2013.aspx
Trang 4https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1299/60770/xay-dung dau-tu-DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BẢNG:
Bảng 1: Tỷ trọng đầu tư các khu vực (nguồn: Tổng cục thống kê) 7 Bảng 2: Số liệu GDP và thu chi ngân sách (nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) - 8 - Bảng 3: Tỷ trọng đầu tư của các khu vực trong năm 2010 ( nguồn: Tổng cục thống kê) - 9 - Bảng 4: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành (nguồn: tổng cục thống kê) - 11 -
-DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 2015 (nguồn: Internet) 17 Hình 2: Xây dựng cơ sở hạ tầng (nguồn: Internet) - 18 - Hình 3: Chỉ số ICOR ở Việt Nam năm 2010 – 2015 - 20 -
Trang 5-MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3.Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
1 Khái niệm đầu tư công 3
2 Đặc điểm của đầu tư công 3
3 Vai trò của đầu tư công 3
4 Phân loại đầu tư công 4
5 Nguyên tắc đầu tư công 5
6 Đối tượng và cơ cấu của đầu tư công 5
6.1 Đối tượng của đầu tư công 5
6.2 Cơ cấu đầu tư công 6
7 Tiêu chí xác định hiệu quả đầu tư công 6
-CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 7
1 Tổng quan đầu tư công 7
1.1 Đầu tư công ở Việt Nam năm 2010 9
1.2 Đầu tư công năm 2011 10
1.3 Đầu tư công năm 2012 10
1.4 Đầu tư công năm 2013 11
1.5 Đầu tư công năm 2014 12
1.6 Đầu tư công năm 2015 12
2 Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư công 12
2.1 Sử dụng chỉ số ICOR 12
2.2 Sử dụng hàm sản xuất (MP) 13
2.3 Sử dụng phương pháp VAR, VECM 14
CHƯƠNG III: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ CÔNG 15
Trang 62 Các nhân tố khách quan 15
-CHƯƠNG IV:NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VIỆC ĐẦU TƯ CÔNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 16
CHƯƠNG V: HẠN CHẾ ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 2015 18
1.Cơ cấu đầu tư công chưa hợp lý 19
2 Tốc độ giải ngân đầu tư công còn chậm 20
3.Thất thoát, lãng phí trong đầu tư công còn nhiều 21
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CÔNG HIỆU QUẢ 23
PHẦN KẾT LUẬN 24
Trang 7-PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đầu tư công là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế và phát triển bền vững trong trong một quốc gia Đầu tư công chủ yếutập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và công nghệ, giáo dục, y tế, xóa đói,giảm nghèo Vốn đầu tư công từ ngân sách quốc gia là nguồn lực quan trọng cho tăngtrưởng và phát triển kinh tế ,nhà nước xã hội Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn vốnngân sách nhà nước còn tương đối hạn hẹp như hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sửdụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư công càng trở nên quan trọng Quan niệmđầu tư công ở Việt Nam trong thời gian qua bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng kinh tế,
cơ sở thể chế và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế chưa được hiểu và hợp lý hóa.Ngoài ra, hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công của nước ta chưa hoàn thiện, thiếuđồng bộ, thiếu các biện pháp chế tài, biện pháp giám sát quản lý và còn nhiều hạnchế Hơn thế, do đặc điểm của thể chế Việt Nam gồm 63 tỉnh, thành phố, dân số ít,lãnh thổ nhỏ, sở hữu tư nhân địa phương nhiều hơn Theo đó, chính quyền địaphương được hưởng quyền tự chủ lớn trong quy hoạch phát triển, phân cấp quản lýnhà nước và quyền quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng cấp tỉnh, dẫn đến Việt Nam có
63 nền kinh tế tỉnh, thành phố và nền kinh tế quốc dân Các tỉnh đang phấn đấu trởthành một vùng kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế tương đối thống nhất: có cụmcông nghiệp, sân bay, bến cảng, trường đại học, cao đẳng, đài phát thanh truyềnhình Điều này để lại nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước trong khu vực.nói chung, đặc biệt là ở từng tỉnh, thành phố
Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về đầu tư công nói chung và của UBND cấp tỉnhnói riêng còn ít, dẫn đến “thiếu” hạ tầng Khoa học có bản chất là “dẫn đường” quản
lý đầu tư công của quốc gia Từ đó cho thấy, mặc dù quản lý nhà nước về đầu tư làmột hoạt động quan trọng nhưng những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm tổngkết thực tiễn về hoạt động này chưa được các nhà quản lý, nghiên cứu nhận thức, dẫnđến công tác quản lý nhà nước về đầu tư công gặp nhiều khó khăn Điều này dẫn đếnnhững khó khăn chung trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư công, nhất là trongquá trình đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư công Do đó, điềuquan trọng là nghiên cứu phải làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết và pháp lý cơ bản liênquan đến quản trị xã hội trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực tái cơ cấu khu vực đầu
tư công
Trang 8Do đó, nhóm quyết định chọn làm tài “Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn
2010-2015” để nghiên cứu và làm rõ.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài này, song do thời gian có hạn và còn thiếu kinhnghiệm nên bài tiểu luận môn Lý thuyết tài chính tiền tệ này khó tránh khỏi nhữngthiếu sót và hạn chế, nhóm chúng em mong Giảng viên góp ý kiến và chỉ bảo để bàitiểu luận được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy!
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu lý thuyết để làm cơ sở khoa học cho hoạt động đầu tư công và quản lý tưcông của Chính phủ Từ đó, phân tích và làm rõ các chính sách đầu tư công của chínhphủ Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng nhằm xácđịnh tác động của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng và sựphát triển kinh tế xã hội chung của Việt Nam trong giai đoạn này, cũng như đặt mụctiêu đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư công và đề xuất những biện pháp cải thiệnquản lý đầu tư công trong tương lai
3.Đối tượng nghiên cứu
Quản lí nhà nước đối với đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tiểu luận tập trung nghiên cứu , phân tích tình hình đầu tư công, đánh
giá hiệu quả đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước về mặt kinh tế, cũng như nhữngyếu tố tác động đến hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam
Về thời gian: Tiểu luận chọn phạm vi thời gian từ năm 2010 đến năm 2015
5 Nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm chương
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Thực trạng và đánh giá về thực hiện đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn
2010 - 2015
Chương III: Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công
Chương IV: Những thành tựu của việc đầu tư công trong giai đoạn 2010 – 2015 Chương V: Hạn chế đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2015
Chương VI: Những thành tựu của việc đầu tư công trong giai đoạn 2010 - 2015
Trang 9CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm đầu tư công
Đầu tư công là:
- Là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội mà không nhằm mục đích kinh doanh và đối tượng đầu tư côngkhác theo quy định của Luật đầu tư công
- Là các khoản chi tiêu, đầu tư hoặc thanh toán định kỳ của chính phủ để cung ứnghàng hóa công cộng, chẳng hạn như khi chính phủ bỏ tiền vào phát triển đường sá,trường học, quân sự, v.v
- Là một thành phần quan trọng của tổng cầu Kinh tế học Keynes cho rằng đầu tưcông cộng có tác dụng thúc đẩy tổng cầu thông qua số nhân tài chính Dựa vào đó, họ
đề cao vai trò của chính sách tài chính
- Theo Liên Hợp quốc, ĐTC là việc đầu tư/chi tiêu của Nhà nước nhằm phát triển cơ
sở hạ tầng, y tế, giáo dục Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ĐTC hỗ trợ việc cung cấpcác dịch vụ công thông qua xây dựng trường học, bệnh viện, nhà ở công cộng và các
cơ sở hạ tầng xã hội khác.[ CITATION tạp20 \l 1033 ]
2 Đặc điểm của đầu tư công
- Tính công cộng: Đầu tư công mang tính chất phục vụ cộng đồng, hưởng lợi cho toàn
xã hội
- Quy mô lớn: Đầu tư công thường liên quan đến các dự án quy mô lớn, có thời gian
thực hiện dài và yêu cầu nguồn vốn đáng kể
- Tính dài hạn: Đầu tư công thường được thiết kế và triển khai để mang lại lợi ích kéo
dài trong thời gian dài, không chỉ tạo ra hiệu ứng ngay lập tức
3 Vai trò của đầu tư công
- Đầu tư công giúp cải thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư tư nhân trong nước vànước ngoài, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng phúc lợi xã hội
-Đầu tư công giúp thúc đẩy và làm động lực tăng trưởng kinh tế dựa vào việc đầu tưcho các công trình hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu chung cho xã hội Đồngthời nó cũng tạo những điều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nướcđầu tư và phát triển
Trang 10- Đầu tư công góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, bảo đảm cuộc sống củangười dân và cộng đồng sinh sống tại Việt Nam, giảm bất bình đẳng và các bất côngtrong xã hội thông qua các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó khăn,vùng sâu vùng xa,… từ đó nâng cao và ổn định đời sống của người dân.
- Đầu tư công góp phần đảm bảo ổn định và tăng cường quốc phòng, an ninh Cáccông trình, dự án an ninh quốc phòng là cơ sở quan trọng của đất nước để bảo vệ tổquốc, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia
=> Nói tóm lại, đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước có vai trò quan trọngvới sự phát triển các mặt của nền kinh tế và đời sống xã hội, giúp củng cố an ninhquốc phòng và là một công cụ góp phần điều tiết kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ
mô Nó mang tính định hướng, dẫn dắt và hỗ trợ phát triển cho toàn bộ nền kinh tếquốc dân [ CITATION Luậ23 \l 1033 ]
4 Phân loại đầu tư công
Có 5 loại vốn đầu tư công:
- Vốn ngân sách nhà nước
Là nguồn vốn được quyết định và giải ngân vốn đầu tư công đến các bộ ngành, địaphương Nguồn vốn giải ngân đầu tư công đến từ ngân sách nhà nước, được dùng đểxây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội Đây là nguồn vốn không hoàn lại, không có khảnăng thu hồi vốn hay thu hồi vốn chậm Vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước cóvai trò thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế nhà nước
- Vốn đầu tư từ các chương trình hỗ trợ
Là nguồn vốn đầu tư đến từ các chương trình hỗ trợ đầu tư quốc gia được quyết địnhbởi chính phủ nhà nước
- Vốn tín dụng đầu tư
Là nguồn vốn của nhà nước, được chính phủ cho vay với mức lãi suất bằng với nguồnvốn tự do hay vốn ODA Vốn tín dụng này được sử dụng để đầu tư vào các dự ánthuộc các lĩnh vực ưu tiên của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước gồm có giải ngân tiền vốn từ ngân sáchnhà nước đã cấp cho doanh nghiệp, cùng với các khoản thu có lợi nhuận hoặc vốn vaycủa doanh nghiệp do Nhà nước bảo lãnh Quản lý và phân bố sử dụng đúng cách vốnđầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực được dùng để đẩy mạnh sự pháttriển của kinh tế đất nước
- Vốn vay trong nước và nước ngoài
Trang 11Bên cạnh các nguồn vốn đến từ nguồn trong nước như ngân sách nhà nước, tín dụngđầu tư, thì nguồn vốn vay từ cả trong nước và nước ngoài cũng cần thiết để thực hiệnnhững dự án cần thiết Đây là nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài đối với những
dự án đầu tư trong nước Nguồn vốn trong nước gồm trái phiếu địa phương hoặc tráiphiếu chính phủ (phiếu ngoại tệ, phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư, công trái xâydựng…)
5 Nguyên tắc đầu tư công
Theo Điều 12 Luật Đầu tư công 2019 quy định về nguyên tắc quản lý đầu tư công
như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật vềquy hoạch
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức,
cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn;bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cânđối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công
6 Đối tượng và cơ cấu của đầu tư công
6.1 Đối tượng của đầu tư công
- Đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội
- Đầu tư, phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chứcchính trị – xã hội
- Đầu tư, hỗ trợ các hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm, công ích, phúc lợi xã hội
- Đầu tư, tham gia thực hiện các dự án theo phương án đối tác công tư
- Đầu tư lập, thẩm định, quyết định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh các quy hoạchtheo quy định pháp luật về việc quy hoạch
- Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, phí quản lý;quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
Trang 126.2 Cơ cấu đầu tư công
- Cơ cấu nguồn vốn: Bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vay nợ nội và ngoại,cũng như các nguồn vốn khác như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Cơ cấu dự án: Bao gồm các lĩnh vực đầu tư như giao thông, năng lượng, nước, côngtrình xã hội, y tế, giáo dục, và các ngành khác
7 Tiêu chí xác định hiệu quả đầu tư công
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá tác động của đầu tư công và mỗiphương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng Bài viết sử dụng kết hợp 3
phương pháp phổ biến nhất đó là phương pháp sử dụng chỉ số ICOR để xem xét mối tương quan giữa đầu tư công và tăng trưởng; phương pháp tiếp cận theo hàm sản
xuất (MP) để xem xét tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng cũng như hiệu
quả của đầu tư công và phương pháp VAR, VECM xem xét mối tương quan đầu tư
công với tăng trưởng cũng như với đầu tư của các thành phần kinh tế khác trong nềnkinh tế
- Phương pháp sử dụng chỉ số ICOR: Chỉ số ICOR (Investment Capital Output Ratio)được sử dụng để đánh giá sự hiệu quả của các dự án đầu tư, dựa trên việc tính toán sốvốn đầu tư cần để tạo ra một đơn vị sản phẩm Nếu chỉ số này cao, đó có thể cho thấyđầu tư không hiệu quả và ngược lại
ICOR = (Kt-Kt-1)/(Yt-Yt-1)Trong đó: K là vốn sản xuất, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước
Như vậy, với cùng một trình độ công nghệ và các yếu tố tác động khác, hệ số ICORcàng nhỏ chứng tỏ lượng vốn cần bỏ ra ít hơn để đạt cùng một mức tăng trưởng,nghĩa là khoản đầu tư này đạt hiệu quả tốt hơn
- Phương pháp tiếp cận theo hàm sản xuất (MP): Là phương pháp đánh giá tác độngcủa đầu tư công đến tăng trưởng và hiệu quả kinh tế, bằng cách sử dụng hàm sản xuất
để đánh giá tác động của các yếu tố khác nhau đến sản lượng kinh tế của Việt Nam
- Phương pháp VAR, VECM: Phương pháp VAR (Vector Autoregression) và VECM(Vector Error Correction Model) là các phương pháp phân tích mối quan hệ giữa cácbiến thời gian và thông qua đó đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng vàhiệu quả kinh tế
Trang 13CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
1 Tổng quan đầu tư công
Ở Việt Nam, đầu tư công đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng vốn đầu tư toàn xãhội cũng như tăng trưởng kinh tế Đầu tư công luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng vốn đầu tư, cao hơn phần đóng góp của khu vực FDI và khu vực ngoài nhà nước
Do chiếm tỷ trọng lớn nên bất kỳ sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng đầu tư công đềuảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tổng vốn đầu tư Tuy nhiên, từ mức đỉnh điểm59,8% năm 2001, tỷ trọng đầu tư công trên tổng vốn đầu tư có xu hướng giảm dần do
sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư ngoài nhà nước, chạm xuống mức thấp nhất 33,9%vào năm 2008; sau đó tăng nhẹ và đạt 38% vào năm 2015 Với chủ trương của Chínhphủ giảm tỷ trọng đầu tư công nhằm khuyến khích và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu
tư trong nền kinh tế, năm 2015, tỷ trọng đầu tư tư nhân đã vượt tỷ trọng đầu tư củakhu vực nhà nước
Bảng 1: Tỷ trọng đầu tư các khu vực (nguồn: Tổng cục thống kê)
- Số liệu thống kê cho thấy tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP theo giá cố địnhnăm 2010 tăng đều qua các giai đoạn, từ 27,2% GDP (1990 - 1995) lên 39,3% GDP(2006 - 2010), giảm xuống 31,7% GDP (2011 - 2015) và tăng nhẹ lên 33,0% GDP(2016 - 2019)
Trang 14Bảng 2: Số liệu GDP và thu chi ngân sách (nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
- Tốc độ tăng tổng vốn đầu tư qua các giai đoạn cao hơn nhiều so với tốc độ tăngtrưởng kinh tế Điều này cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế dựa nhiều vào nhân tốvốn đầu tư Tốc độ tăng vốn cao hơn tốc độ tăng GDP nhưng cùng xu hướng chậmdần theo thời gian
- Cụ thể tăng bình quân vốn là 20,1%/năm, tăng GDP bình quân 8,2%/năm giai đoạn(1990-1995); vốn tăng 17,4%/năm và GDP tăng 6,4%/năm giai đoạn (1996 - 2000);vốn tăng 12,3%/năm và GDP tăng 7,4%/năm giai đoạn (2001-2005); vốn tăng 13,2%/năm và GDP tăng 6,2%/năm giai đoạn (2006 - 2010); vốn tăng 7,9%/năm và GDPtăng 5,8%/năm giai đoạn (2011 - 2015); vốn tăng 9,2%/năm và GDP tăng 7,0%/nămgiai đoạn (2016 - 2019)
- Nguồn vốn đầu tư công hiện nay ở Việt Nam chủ yếu vẫn từ NSNN, huy độngnguồn vốn từ khu vực tư nhân cho đầu tư công qua các hình thức hợp tác công tư cònkhá khiêm tốn
Trang 151.1 Đầu tư công ở Việt Nam năm 2010
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 830,3nghìn tỉ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP, trong đó có 1980 tỉđồng từ nguồn ngân sách trung ương và 4487,5 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chínhphủ được Thủ tướng cho phép ứng trước để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ thực hiệnmột số dự án quan trọng hoàn thành trong năm 2010 Trong tổng vốn đầu tư toàn xãhội thực hiện năm nay, vốn khu vực Nhà nước là 316,3 nghìn tỉ đồng, chiếm 38,1%tổng vốn và tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nước 299,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 36,1% vàtăng 24,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 nghìn tỉ đồng, chiếm25,8% và tăng 18,4%
Khu vực ngoài Nhà nước 299,5 36,1 124,7
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
Bảng 3: Tỷ trọng đầu tư của các khu vực trong năm 2010 ( nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép trong năm 2010, các
dự án lớn đáng chú ý là: Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉdưỡng Nam Hội An) do nhà đầu tư Xin-ga-po đầu tư tại Quảng Nam với số vốn đăng
ký 4 tỉ USD; Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điệnMông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh 2,1 tỉ USD; Dự ánCông ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An 1 tỉ USD,…
[ CITATION tạp11 \l 1033 ]