Vì thế, hệ thống pháp luật có vai tròrất quan trọng trong phát triển đất nước, nhất là đối với kinh tế.Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng như tạo lập môi trường kinhdoanh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
TIỂU LUẬN MÔN: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
TẠI VIỆT NAM
Giảng viên: TS Trần Huỳnh Thanh Nghị
Học viên thực hiện: Phạm Văn Việt
MSHV: 2283801070041
Lớp: 81Y22LUTK01
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 3
II PHẦN NỘI DUNG 4
1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh có điều kiện 4
1.1 Khái niệm về kinh doanh, điều kiện đầu tư kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện 4
1.2 Đặc điểm của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 5
1.3 Mục đích của việc đặt ra điều kiện đầu tư kinh doanh 5
2 Quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 6
3 Điều kiện để được kinh doanh ngành, nghề có điều kiện 6
3.1 Điều kiện về giấy phép kinh doanh 6
3.2 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh 7
3.3 Điều kiện về chứng chỉ hành nghề 7
3.4 Điều kiện về Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 7
4 Tình hình cắt giảm điều kiện kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của các Cơ quan Nhà nước 8
5 Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam 10
6 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh trong xu thế hội nhập hiện nay 13
III PHẦN KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế nói chung, vừa
là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế đất nước Hơn 30 năm qua tiến hành công cuộc đổi mới, nước ta đã và đang chủ động sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật
về kinh tế nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình đổi mới cũng như hội nhập quốc tế Quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu về sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về kinh tế
Luật đầu tư ra đời, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế Qua các lần sửa đổi,
bổ sung thì Luật Đầu tư năm 2020, Việt Nam có 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện
và Luật số 03/2022/QH15 ra đời thì con số ngành nghề kinh doanh có điều kiện là 228 ngành nghề So với Luật Đầu tư 2014 (243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện) thì Luật Đầu tư 2020 đã cắt giảm một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện để phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam Đây có thể là bước đột phá cho kinh tế trong nước, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Vì thế, hệ thống pháp luật có vai trò rất quan trọng trong phát triển đất nước, nhất là đối với kinh tế
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng như tạo lập môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư thì còn tồn tại một số điều kiện kinh doanh chưa rõ ràng, chưa cụ thể, Mặt khác, những ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, từ đó làm cho các quy định pháp luật mâu thuẫn, xung đột thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan Nhà nước Chính
vì những lẽ đó, việc bãi bỏ, cắt giảm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết, phù hợp với xu hướng hội nhập Nếu hệ thống pháp luật thông thoáng, minh bạch sẽ thu hút đầu tư góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội và ngược lại hệ thống pháp luật không thông thoáng, minh bạch sẽ tạo thành môi trường không thuận lợi cho doanh nghiệp, là rào cản lớn đối với các nhà đầu tư trong công cuộc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Xuất phát từ những quy định của pháp luật về kinh tế đến các tình huống thực tiễn,
tôi chọn đề tài “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam” để viết tiểu luận cuối
môn “Áp dụng pháp luật doanh nghiệp trong hoạt động của doanh nghiệp”
Trang 4II PHẦN NỘI DUNG
1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
1.1 Khái niệm về kinh doanh, điều kiện đầu tư kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Tại Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi, bổ sung 2022 có quy định về
khái niệm kinh doanh và kinh doanh được hiểu là: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”
Luật đầu tư 2020 sửa đổi, bổ sung 2022 không đưa ra khái niệm “thế nào là kinh doanh” nhưng có đề cập về khái niệm “đầu tư kinh doanh” Theo đó, tại Khoản 8 Điều 3
có định nghĩa như sau: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện
hoạt động kinh doanh.”
Khái niệm giữa hai văn bản pháp luật không đồng nhất nhưng có thể làm rõ phần
nào bản chất của kinh doanh, đó là “bỏ vốn để đầu tư và mục đích tìm kiếm lợi nhuận”
Đối với thuật ngữ “điều kiện đầu tư kinh doanh” được hiểu dưới góc độ pháp luật như thế nào? Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện1 Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức:
Một là, giấy phép kinh doanh (có thể mang nhiều tên khác nhau như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Ví dụ: muốn kinh doanh khí hóa lỏng, kinh doanh thuốc lá, kinh doanh xăng dầu chủ thể kinh doanh chỉ được kinh doanh những ngành nghề này khi được Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép kinh doanh; hoặc muốn kinh doanh tín dụng (thành lập tổ chức tín dụng) phải được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động Giấy phép kinh doanh chỉ có thời hạn nhất định;
Hai là, các điều kiện quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định
về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép)
1 Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 sửa đổi, bổ sung 2022.
Trang 5Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 sửa đổi, bổ sung 2022 định nghĩa như sau:
“Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” Trong đó, các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư
kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
1.2 Đặc điểm của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
- Thứ nhất, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định trong Luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật khác do cơ quan có thẩm quyền, hoạt động trong từng lĩnh vực nhất định ban hành
Ngoài ra, tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, tùy vào chủ thể kinh doanh, hình thức kinh doanh khác nhau mà tương ứng với đó sẽ có các văn bản chuyên ngành riêng quy định, hướng dẫn các điều kiện cần và đủ cho một ngành nghề kinh doanh Ví dụ như: Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng gồm có 11 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được quy định rải rác trong các văn bản như Luật An ninh thông tin mạng; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định 104/2007/NĐ-CP; Nghị định 96/2016/NĐ-CP; Nghị định 66/2017/NĐ-CP; Nghị định 79/2014/NĐ-CP; Nghị định 78/2018/NĐ-CP
- Thứ hai, muốn tham gia đầu tư kinh doanh các ngành, nghề này thì chủ thể tham gia phải đáp ứng một số điều kiện như: có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và một số điều kiện khác
- Thứ ba, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chỉ áp dụng đối với một số lĩnh vực nhất định Hiện nay, theo quy định của pháp luật có 15 lĩnh vực bao gồm danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, cụ thể: Lĩnh vực an ninh quốc phòng; Lĩnh vực tài chính; Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; Lĩnh vực xây dựng; Lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Lĩnh vực Y tế; Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; Lĩnh vực ngân hàng; Lĩnh vực tư pháp; Lĩnh vực công thương; Lĩnh vực giao thông vận tải; Lĩnh vực thông tin và truyền thông; Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Lĩnh vực khoa học và công nghệ; Lĩnh vực tài nguyên và môi trường
1.3 Mục đích của việc đặt ra điều kiện đầu tư kinh doanh
Nhà nước đặt ra điều kiện đầu tư kinh doanh không phải để gây khó khăn, hạn chế quyền lợi của doanh nghiệp, của nhà đầu tư mà là để bảo vệ những lợi ích mà Nhà nước
Trang 6quan tâm, bao gồm nhóm lợi ích tư và lợi ích công (quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái) Như vậy, việc đặt ra các điều kiện đầu tư kinh doanh vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo được cân bằng lợi ích chung cho cộng đồng, cho đất nước
2 Quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Hiện nay danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều được quy định tại Phụ lục
IV Luật Đầu tư năm 2020 (có 227 ngành nghề) và trong Luật số 03/2022/QH15 (01 ngành nghề), và các ngành nghề này được đăng tải trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, quy định cụ thể về các điều kiện kinh doanh của từng ngành, nghề và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nội dung tương ứng
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện nay có nhiều thay đổi để phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của từng giai đoạn Các cá nhân, tổ chức được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm Tuy nhiên, vì một số lý do như an ninh quốc phòng, sức khỏe của cộng đồng mà pháp luật quy định một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện nhất định mới được đăng ký kinh doanh
3 Điều kiện để được kinh doanh ngành, nghề có điều kiện
Điều kiện chính là các yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện các công việc cụ thể trên Giấy phép kinh doanh như mã ngành, nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các yêu cầu khác
3.1 Điều kiện về giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh (hay còn được gọi là “giấy phép con”) là loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh khi đã đáp ứng các điều kiện ràng buộc Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động đòi hỏi phải có giấy phép của cơ quan chức năng chuyên ngành thì sau khi có Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xin thêm Giấy phép kinh doanh ngành nghề đó thì mới được tiến hành
tổ chức đi vào hoạt động Doanh nghiệp buộc phải có các giấy phép này khi hoạt động những lĩnh vực thuộc “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” theo quy định của Luật Đầu tư Giấy phép kinh doanh còn được sử dụng như một hình thức hạn
Trang 7chế kinh doanh đối với những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định Ví dụ: giấy phép kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ôtô
3.2 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất hoặc con người của cơ sở đó Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới được phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó Những loại giấy chứng nhận phổ biến hiện nay có thể kể đến như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự Ví dụ:
Kinh doanh hóa chất là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, căn cứ theo phụ lục IV
Luật Đầu tư năm 2020 Vì vậy khi các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hóa chất phải thực hiện xin giấy phép hay giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất tại Cục Hoá Chất (Bộ Công Thương) hay tại Sở Công thương theo quy định của Luật Hóa chất và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP của Chính Phủ ngày
09 tháng 10 năm 2017
3.3 Điều kiện về chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành nghề nhất định Đối với những ngành, nghề có điều kiện này, doanh nghiệp phải có người hoạt động trong ngành nghề đó có chứng chỉ hành nghề Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau được quy định trong pháp luật chuyên ngành mà yêu cầu số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề và vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp cũng khác nhau Ví dụ: chứng chỉ hành nghề kế toán
3.4 Điều kiện về Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh trong việc hành nghề chuyên môn.Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo vệ các chi phí pháp lý và bồi thường thiệt hại do sơ suất trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp, dẫn đến các hậu quả ngoài ý muốn
Trang 84 Tình hình cắt giảm điều kiện kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia của các Cơ quan Nhà nước
Phải đến khi Luật Doanh nghiệp vào năm 1999 ra đời, Luật này mới khởi xướng cắt giảm giấy phép con, xem xét về sự quản lý của bộ máy nhà nước Luật Doanh nghiệp năm 1999 là đóng góp rất lớn cho cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh ở nước ta, nhưng đã phải trải qua cuộc đấu tranh gay gắt giữa một bên là bảo vệ quyền tự
do kinh doanh theo pháp luật, thực thi pháp luật nghiêm túc, với một bên là bảo vệ lợi ích nhóm cho các bộ, ngành
Điều đó cho thấy hành trình cắt giảm điều kiện kinh doanh đã được nhìn nhận từ rất sớm Vì việc tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng chính là “đòn bẩy” cho những kết quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam sau này
Báo cáo đánh giá các quy định pháp luật năm 2019 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, trong các đợt cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu
tư kinh doanh, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt việc phải bãi bỏ hoặc cụ thể hoá các điều kiện kinh doanh chung chung, định tính như "doanh nghiệp phải có trang thiết bị phù hợp", "người thực hiện phải có trình độ chuyên môn, nắm vững kiến thức…", "có đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu"… Theo VCCI, các quy định như vậy gây ra nguy cơ tham nhũng, tiêu cực Nếu pháp luật quy định rõ ràng các điều kiện, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực và tự tin nộp đơn, doanh nghiệp chắc chắn được cấp phép
Những kết quả cải cách này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên các xếp hạng thế giới như tại Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu giai đoạn 2016-2020 của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam tăng 20 bậc, xếp thứ 70/190 quốc gia, nền kinh tế và xếp thứ 5 trong khu vực ASEAN; xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI 4.0 do Diễn đàn Kinh tế thế giới thực hiện, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc giai đoạn 2018-2019, từ 77 lên 67/141 quốc gia và xếp thứ 7 trong ASEAN…
Hiện nay, Chính phủ ban hành một số Nghị định để cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh Trong đó, Nghị định số 151/2018/NĐ-CP đã quy định cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán tại Chương III và Chương V Chỉ riêng hai lĩnh vực này đã cắt giảm,
Trang 9đơn giản hóa 75 điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 151/2018/NĐ-CP đã cắt giảm 19 điều kiện, đơn giản hóa 07 điều kiện được quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 Trong đó, đối với tổ chức Việt Nam tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, Nghị định đã bãi bỏ điều kiện là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác được tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm Nghị định cũng bãi
bỏ một số điều kiện ban đầu mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng (như được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính cho phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động); bãi bỏ một số điều kiện đối với đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thủy sản Việc cắt, giảm các điều kiện đó không chỉ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động lựa chọn đại lý bảo hiểm triển khai sản phẩm mà còn tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân làm đại lý bảo hiểm Một số điều kiện kinh doanh khác được sửa đổi theo hướng đơn giản để phù hợp với điều kiện thực tế, dễ thực hiện, đồng thời tạo sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đề nghị thành lập doanh nghiệp bảo hiểm (giảm yêu cầu về thời gian hoạt động đối với tổ chức nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam từ “10 năm” xuống “7 năm” kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam, đơn giản hoá điều kiện đối với công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập chỉ cần tối thiểu 2 cổ đông (thay vì 2 cổ đông sáng lập là tổ chức…)
Trong lĩnh vực chứng khoán, Nghị định đã cắt giảm 26 điều kiện, đơn giản hóa 23 điều kiện đang được quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012, Nghị định 86/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 Một số quy định cắt, giảm nổi bật như giảm điều kiện về mức vốn điều lệ tối thiểu đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán từ 100 tỷ đồng xuống
50 tỷ đồng; giảm tiêu chuẩn đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức kinh doanh chứng khoán; bãi bỏ điều kiện tổ chức tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán không có lỗ lũy kế; bãi bỏ điều kiện tài chính để công ty chứng khoán được thực hiện giao dịch ký quỹ gồm điều kiện không có lỗ lũy kế bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ và điều kiện tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần Với các quy định này, Nghị định tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức tham gia góp vốn thành lập
Trang 10tổ chức kinh doanh chứng khoán; tạo thuận lợi hơn cho công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh, cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ, giao dịch trong ngày cho khách hàng; thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc giảm điều kiện để tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam
Ngoài ra, dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) và Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội và đang trong quá trình soạn thảo Theo đó, dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2018 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2019; dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5/2019 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2019; dự kiến khi được thông qua 2 dự án luật trên sẽ cắt giảm thêm 28 điều kiện đầu tư kinh doanh
Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 -2025, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã triển khai rà soát, xây dựng phương án cắt giảm đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý năm 2020
Kết quả rà soát này đã được cập nhật đầy đủ trên hệ thống phần mềm và tại văn bản
số 2303/CHK-PCHTQT ngày 01/06/2021 Tổng số quy định liên quan đến HKDD lĩnh vực hàng không dân dụng là 35/125 quy định (trong đó: 23 điều kiện kinh doanh, 102 thủ tục hành chính) Tổng số quy định liên quan đến HĐKD dự kiến cắt giảm, đơn giản: 35/15 (trong đó: 2 điều kiện kinh doanh, 33 thủ tục hành chính) đạt 28% Tổng số CPTT quy định liên quan đến HĐKD dự kiến tiết kiệm là 2.115.269.108 VNĐ/năm
Sách Trắng 2020 của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã đánh giá, kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam
đã liên tục cải cách quy định pháp luật trong nước để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế,
từ đó trở thành một thị trường hấp dẫn hơn trong mắt doanh nghiệp nước ngoài và các nhà đầu tư quốc tế
Như vậy, kết quả của hành trình cắt giảm điều kiện kinh doanh là chỉ còn 228 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và trong tương lai kỳ vọng con số này ngày càng giảm
5 Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh có
điều kiện ở Việt Nam
Theo các doanh nghiệp, vẫn còn nhiều quy định, điều kiện kinh doanh đang là rào cản, gây khó khăn cho doanh nghiệp; có sự chồng lấn về mặt quản lý giữa các cơ quan