Bài tập nhóm kinh tế đầu tư chủ đề tại sao đầu tư vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực đến nền kinh tế lấy ví dụ chứng minh

21 0 0
Bài tập nhóm kinh tế đầu tư chủ đề tại sao đầu tư vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực đến nền kinh tế  lấy ví dụ chứng minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ ĐẦU TƯ

CHỦ ĐỀ: TẠI SAO ĐẦU TƯ VỪA TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, VỪA TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN NỀN KINH TẾ LẤY VÍ DỤ CHỨNG MINH

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thùy Dung Mã lớp học phần: DTKT1154(223)_07 Nhóm thực hiện: 02

Trang 2

MỤC LỤC

I Tác động tích cực của đầu tư đến nền kinh tế 3

1 Tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3

2 Tác động của FDI đến thị trường lao động và vấn đề việc làm 3

3 Tác động của FDI trong cải tiến khoa học - công nghệ 4

4 Tác động của FDI đến môi trường 4

II Tác động tiêu cực của đầu tư đến nền kinh tế 5

1 Đầu tư làm gia tăng nguy cơ lạm phát: 5

2 Đầu tư nước ngoài mang lại nhiều rủi ro: 6

3 Đầu tư là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế: 9

III Ví dụ 12

1 Mặt tiêu cực 13

2 Mặt tích cực 16

Trang 3

I Tác động tích cực của đầu tư đến nền kinh tế

1 Tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2 Tác động của FDI đến thị trường lao động và vấn đề việc làm

Đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ mới tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việc có nhiều việc làm hơn giúp cải thiện mức sống và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Khu vực FDI góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho người lao động Theo Tổng cục Thống kê (2019), kết quả Điều tra Lao động - Việc làm quý 1/2019, khu vực doanh nghiệp FDI đã và đang tạo công ăn việc làm cho 3,8 triệu người lao động, chiếm trên 7% trong tổng lực lượng lao động (trên 54 triệu lao động), chiếm trên 15% trong tổng lao động làm công ăn lương (25,3 triệu người) ở Việt Nam Bên cạnh tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI cũng gián tiếp tạo việc làm cho rất nhiều lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI.

Mức lương bình quân của lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn so với trong khu vực nhà nước hoặc khu vực ngoài nhà nước Cụ thể, mức lương trung bình của lao động trong khu vực có vốn FDI là 8,2 triệu đồng/tháng, trong đó đối với lao động nam là 9,2 triệu đồng/tháng và lao động nữ là 7,6 triệu đồng/tháng Trong khi đó, lao động trong khu vực nhà nước có mức lương trung bình là 7,7 triệu đồng/tháng và đối với khu vực ngoài nhà nước là 6,4 triệu đồng/tháng (Tổng cục Thống kê, 2019).

Bên cạnh mức lương cao, khu vực FDI cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua hệ thống đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài doanh nghiệp.

Trang 4

Số liệu điều tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xãhội năm 2017 cho thấy, trên 57% doanh nghiệp FDI thực hiện các chương trình đào tạo cho người lao động Trong đó, tự đào tạo chiếm 40%, liên kết với các cơ sở đào tạo chiếm 17% Điều này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động trong doanh nghiệp FDI, tạo hiệu ứng tích cực, thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam thông qua việc dịch chuyển lao động từ khu vực FDI sang các khu vực còn lại.

3 Tác động của FDI trong cải tiến khoa học - công nghệ

Không thể phủ nhận rằng, khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ, là kênh quan trọng giúp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn cả về kinh tế - xã hội với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới FDI được kỳ vọng là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là trong một số ngành như: Điện tử, công nghiệp phần mềm, công nghệ sinh học

4 Tác động của FDI đến môi trường

Trang 5

Khu vực FDI đã tích cực tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ xanh, thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, xây dựng và nâng cao nhận thức về nền kinh tế xanh cho người lao động và người tiêu dùng Có thể kể đến lợi thế của FDI đối với việc phát triển bảo vệ môi trường tại Việt Nam như Dự án hệ thống xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy; Công ty Điện lực Phú Mỹ 3 với việc cài đặt hệ thống phát hiện rò rỉ tự động và trồng 4.000 cây xanh xung quanh công ty…

II Tác động tiêu cực của đầu tư đến nền kinh tế 1 Đầu tư làm gia tăng nguy cơ lạm phát:

Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24 đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư làm cho tổng cầu tăng (nếu các yếu tố khác không đổi) Điều này dẫn đến cầu các yếu tố đầu vào tăng, giá các yếu tố đầu vào cũng vì thế mà tăng theo Chi phí sản xuất tăng khiến các doanh nghiệp phải đẩy giá bán của hàng hóa lên cao Giá hàng hóa tăng liên tục trong một khoảng thời gian gây ra lạm phát

Có thể kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 Yếu tố được coi là chủ chốt gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 là do sự phát triển quá “nóng” của thị trường bất động sản tại Mỹ Khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư hay những người dân bình thường đều có thể vay nợ dễ dàng từ các NHTM với mục đích đầu tư vào BĐS Tuy nhiên, đầu tư quá mức vào thị trường BĐS đã làm tăng nhu cầu BĐS, đẩy giá BĐS tăng lên chóng mặt

Ở Việt Nam, từ năm 2021 đến nay, giá nhà chung cư tại Hà Nội tăng liên tục Tính đến đầu năm 2024, theo nghiên cứu mới nhất của Net Credit, Hà Nội tiếp tục lọt nhóm các thủ đô khó mua nhà ở nhất thế giới Giá một căn nhà chung

Trang 6

cư tại nội thành Hà Nội đã tăng 77% trong năm qua, tương đương 45 năm thu nhập bình quân của người lao động và đang đạt ngưỡng 70 triệu đồng/m2 Vấn đề giá nhà tăng cao bên cạnh lý do lãi suất thấp, lạm phát cao kỷ lục thì cốt lõi vấn đề nằm ở tình trạng cầu tăng cao trong khi nguồn cung lại sụt giảm Nhu cầu đầu tư vào nhà ở của người dân không ngừng tăng lên, thúc đẩy giá BĐS liên tục thiết lập mặt bằng mới Dưới đây là biểu đồ thể hiện nhu cầu tìm chung cư vẫn rất lớn:

Nguồn: Batdongsan.com.vn

2 Đầu tư nước ngoài mang lại nhiều rủi ro:

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI:

FDI - nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức vào một quốc gia khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh tại nước đó Đối với các nước đang phát triển - những nước luôn cần huy động vốn đầu tư - thì việc thu hút hiệu quả được dòng vốn FDI là vô cùng quan trọng Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng mang lại cho quốc gia nhận đầu tư nhiều tác động tiêu cực:

 Mất cân đối trong đầu tư:

Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là đầu tư trong nước và nước ngoài Vì vậy nếu như chỉ chú trọng đến việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài FDI sẽ gây ra mất cân đối trong cơ cấu đầu tư Nền kinh tế

Trang 7

quốc dân sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, FDI sẽ chỉ tập trung vào một số địa phương có tiềm năng phát triển Điều này sẽ gây ra mất cân đối đầu tư giữa các địa phương

 Nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ:

Thực tế, do công tác quản lý ở nước sở tại còn nhiều hạn chế, một số nhà đầu tư nước ngoài thông qua con đường FDI đã tiêu thụ một lượng máy móc thiết bị lạc hậu, biến nước tiếp nhận FDI thành “bãi rác công nghệ” Hay lợi dụng việc nước được nhận đầu tư chưa chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường mà một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm ra môi trường Điển hình như trường hợp Formosa ở Hà Tĩnh năm 2016 gây ô nhiễm môi trường biển nặng nề

 Lợi dụng chuyển giá để trốn thuế gây ảnh hưởng đến ngân sách và người tiêu dùng:

Để thu hút được vốn đầu tư nước ngoài FDI, quốc gia muốn được nhận đầu tư sẽ đánh ít thuế, cùng với đó là những chính sách ưu đãi nhà đầu tư Lợi dụng những lợi thế đó, một số nhà đầu tư nước ngoài FDI sử dụng biện pháp chuyển giá với mục đích vừa thu được lợi nhuận, vừa “trốn được thuế” Các tổ chức này sẽ cung ứng nguyên vật liệu, chi tiết, linh kiện, bộ phận, sản phẩm dở dang với giá cao Để mua số nguyên vật liệu đó, nước được đầu tư phải chi một khoản ngân sách lớn Tuy nhiên đến cuối kỳ, phái nhà đầu tư lại báo lỗ, như vậy sẽ không bị đánh thuế Một ví dụ cụ thể là Coca-Cola Việt Nam trốn thuế trong 10 năm (từ năm 2007), với tổng khoản thuế phải thu từ doanh nghiệp này lên đến 821,4 tỷ đồng

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực trên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có thể gây sức ép lên doanh nghiệp trong nước Sự gia

Trang 8

tăng về số lượng các dự án FDI cũng đi kèm với những vấn đề xã hội, an ninh quốc gia

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA:

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho một quốc gia đang phát triển khác để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội

Thông tin về công tác huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, tính đến giữa tháng 11/2023, Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ đã thực hiện ký kết 6 hiệp định vay nước ngoài với Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), Hàn Quốc và Nhật Bản với tổng trị giá ký kết khoảng 531,79 triệu USD

Theo đó, khoản vay lớn nhất là thỏa thuận vay hỗ trợ ngân sách trị giá 50 tỷ Yên cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hậu Covid-19 Đây là khoản vay thuộc chương trình ODA thế hệ mới được triển khai trên cơ sở cam kết của Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản với lãi suất ưu đãi nhất từ trước đến nay

ODA là khoản vay có mức lãi suất rất thấp lại đi kèm nhiều ưu đãi nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển Tuy nhiên, song hành cùng những mặt lợi đó là những điều kiện ràng buộc kèm theo Với các nước viện trợ vốn ODA; họ đều có những chính sách và quy định riêng để ràng buộc với các nước tiếp nhận Các nước này không chỉ muốn đạt ảnh hưởng về chính trị mà còn muốn đem lại lợi nhuận cho họ Vậy nên những khoản cho vay luôn đi kèm với những điều kiện ràng buộc nhất định về nhiều mặt như kinh tế, chính trị,…

 ODA có ảnh hưởng về mặt chính trị:

Trang 9

Kể từ khi ra đời tới nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại

song song: Một là, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển Hai là, tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ

Các nước cho vay ngoài giúp đỡ các nước đang phát triển thì mục đích của họ là sử dụng ODA như một công cụ chính trị, xác định vị trí và ảnh hưởng của mình tại các nước và vực tiếp nhận ODA

 ODA là nguồn vốn có nguy cơ tăng nợ quốc gia:

Nguồn vốn ODA sẽ là “miếng mồi ngon” với điều kiện nước được nhận viện trợ sử dụng hiệu quả nguồn vốn này kết hợp cùng với các nguồn vốn khác để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu Bởi lẽ, ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại bằng ngoại tệ Và ngược lại, nếu như không có những chính sách cũng như cách làm đúng đắn với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA có thể tạo được sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau đó sẽ rơi vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ

Ngoài ra, nước nhận viện trợ phải mua thiết bị, công cụ sản xuất và thuê nhân sự, dịch vụ của nước tài trợ với chi phí cao, làm giảm hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng xấu đến các công ty cung cấp các sản phẩm tương tự trong nước

3 Đầu tư là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế:

Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù tăng hay giảm đều cùng một lúc là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia

Đầu tư bất động sản (BĐS):

Trang 10

Thị trường bất động sản được xem là một trong những trụ cột của nền kinh tế, giúp tập trung các nguồn lực, tạo ra tài sản cố định cho quốc gia Sự phát triển của thị trường bất động sản tạo ra động lực tăng trưởng cho các ngành nghề liên quan (thị trường tài chính, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, lao động ), đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và phát triển đô thị, du lịch

Tuy nhiên, việc đầu tư quá mức hoặc không hợp lý vào thị trường bất động sản lại ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Đầu tư nhiều vào BĐS làm giá BĐS tăng vọt Khi giá tăng quá cao sẽ dẫn đến bong bóng BĐS Điều này đồng nghĩa với lượng vốn tồn đọng nhiều ở một lĩnh vực BĐS, khiến cho vốn của các ngành nghề khác sụt giảm Ngoài ra, bong bóng BĐS cũng là nguy cơ dẫn đến vỡ nợ nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) Tất cả những yếu tố trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của nền kinh tế Tình trạng nặng nề nhất của vấn đề BĐS này có thể kể đến cuộc khủng hoảng tài chính của toàn thế giới năm 2008

Đầu tư làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước:

Cạnh tranh vốn là điều tất yếu để phát triển tích cực, thúc đẩy sự tăng trưởng Tuy nhiên, việc cạnh tranh bất bình đẳng thì ngược lại Các doanh nghiệp nước ngoài luôn có lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp Việt về thuế, vốn và mặt bằng Doanh nghiệp ngoại nhập khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được miễn giảm thuế nhập khẩu Còn ở doanh nghiệp nội, khi nhập khẩu nguyên liệu, trang thiết bị về sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ bị đánh thuế nhập khẩu Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư tại Việt Nam được nhận các ưu đãi về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ giá điện… Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước phải đóng đầy đủ tất cả khoản thuế, phí trên, thậm chí còn phải tự tìm đất đầu tư nhà xưởng

Trang 11

Từ đó, các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước cũng khó có thể cạnh tranh về giá thành với các sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài Về mặt nhân công cũng tương tự Các doanh nghiệp nước ngoài luôn trả mức lương cao hơn, thu hút người lao động về phía họ Và lẽ đương nhiên, bên nào hoạt động hiệu quả hơn thì sẽ chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng Kết quả là nhu cầu đối với sản phẩm trong nước giảm, thị phần của các donah nghiệp trong nước giảm gây sức ép lớn đến các doanh nghiệp nội địa

Ngày càng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, nếu như không có những chính sách, luật định rõ ràng sẽ có thể gây hỗn loạn nền kinh tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:

Bên cạnh những ý kiến cho rằng FDI là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam cũng có những cảnh báo về nguy cơ khi nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài Và nếu như các doanh nghiệp FDI gặp vấn đề, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ

Một ví dụ cụ thể, trong năm tài chính 2020, theo thông tin được Bộ Tài chính đưa ra trong báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2020 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có 14.108 doanh nghiệp FDI, chiếm 56% tổng số doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam báo lỗ Có những doanh nghiệp FDI được cho là kinh doanh thuận lợi vẫn báo lỗ

Công ty Airpay và Công ty Shopee là hai doanh nghiệp FDI có doanh thu tăng mạnh trong năm 2020, mức tăng doanh thu của cả hai doanh nghiệp này là 2.964 tỉ đồng, đóng góp 58% tăng trưởng doanh thu của ngành Tuy doanh thu tăng cao, quy mô vốn đầu tư lớn (Công ty Shopee) và có sự mở rộng về quy mô (Công ty Airpay), nhưng hai doanh nghiệp FDI này vẫn báo lỗ, trong đó Công ty

Trang 12

Shopee bị lỗ mất vốn, mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước hạn chế Số nộp ngân sách nhà nước của hai doanh nghiệp này lần lượt đạt khoảng 67 tỉ đồng và 48 tỉ đồng Từ thực tế này, Bộ Tài chính đánh giá: "Việc thu hút doanh nghiệp FDI có quy mô vốn lớn chưa hẳn là đã có đóng góp tích cực hơn vào nguồn thu ngân sách nhà nước, cũng như tác động tích cực đối với các chỉ tiêu tài chính của ngành"

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA:

Thực tế, không ít dự án sử dụng vốn ODA có hiệu quả kinh tế thấp, không có khả năng thu hồi vốn, dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn để trả nợ nước ngoài, làm tăng nợ quốc gia Tình trạng giải ngân chậm, sử dụng vốn không đúng mục đích làm thất thoát, lãng phí nguồn vốn ODA khá phổ biến Nhiều dự án chậm tiến độ, gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam

Cụ thể như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc với tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng (gần 553 triệu USD), sau đó “đội vốn” lên tới 18.002 tỷ đồng (hơn 868 triệu USD) trong đó vốn vay là 13.867 tỷ đồng, vốn đối ứng từ phía Việt Nam là 4.134 tỷ đồng Đây là dự án từng là kỷ lục về chậm tiến độ và lỡ hẹn khai thác

III Ví dụ

Đường sắt đô thị Hà Nội là hệ thống được vận hành bởi Công ty Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro Company – HMC), bao gồm 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 318 km, và 3 tuyến tàu điện một ray Đây là hệ thống đường sắt đô thị trên cao đầu tiên tại Việt Nam

Hai tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng là tuyến số 2A (đoạn Cát Linh – Hà Đông), và tuyến số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội) Tính tới tháng 11 năm 2021,

Ngày đăng: 31/03/2024, 14:28

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan