1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chủ đề sự thay đổi nhận thức của việt nam đối với mỹ trong lĩnh vực kinh tế thời kỳ đại hội đảng vi 1986

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TÓM TẮTXuất phát từ đề tài chung: “Đổi mới nhận thức, tư duy thời kỳ Đại hội Đảng VI1986”, nhóm sinh viên đã lựa chọn đi sâu vào một khía cạnh nhỏ và cụ thể hơntrong số những nét đổi mới

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

-*** -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Môn: Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay

Hà Nội - Tháng 1/2024

Trang 2

MỤC LỤC

TÓM TẮT

A MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

1 Khái niệm về đổi mới tư duy đối ngoại

2 Nguyên nhân thay đổi nhận thức của Việt Nam

2.1 Trong chính sách đối ngoại

2.1.1 Tình hình đối ngoại giữa các nước trên quốc tế trước năm 1986

2.1.2 Tình hình chính sách đối ngoại của Việt Nam trước năm 1986

2.2 Trong chính sách kinh tế

2.2.1 Tình hình kinh tế của các nước trên quốc tế

2.2.2 Tình hình kinh tế của Việt Nam trước năm 1986

CHƯƠNG II: SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ MỸ TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ TRƯỚC VÀ SAU THỜI KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG VI (1986)

1 Nhận thức của Việt Nam về Mỹ trong lĩnh vực kinh tế trước năm 1986 (1975-1986)

2 Nhận thức của Việt Nam về Mỹ trong lĩnh vực kinh tế sau năm 1986 1995)

(1987-CHƯƠNG III: THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỚI MỸ TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1986

1 Chính sách của Việt Nam về mặt kinh tế nói chung giai đoạn sau năm 1986

2 Đường lối đối ngoại của Việt Nam về mặt kinh tế giai đoạn sau năm 1986

3 Những dấu mốc quan trọng giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực kinh tế

CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC ĐỐI VỚI MỸ

Trang 3

TÓM TẮT

Xuất phát từ đề tài chung: “Đổi mới nhận thức, tư duy thời kỳ Đại hội Đảng VI(1986)”, nhóm sinh viên đã lựa chọn đi sâu vào một khía cạnh nhỏ và cụ thể hơntrong số những nét đổi mới là khía cạnh về Sự thay đổi về nhận thức của Việt Namđối với Mỹ trong lĩnh vực kinh tế thời kỳ Đại hội Đảng VI (1986) để nêu cảm nhận, suynghĩ và đánh giá Trong bài phân tích này, nhóm đã thực hiện phân tích về nhữngthay đổi trong nhận thức của Việt Nam với Mỹ nói chung và về mặt kinh tế nói riêngtrong các giai đoạn trước và sau năm 1986, cũng như nêu rõ những chính sách kinh tếcủa nước ta đối với Mỹ sau thời kỳ Đại hội Đảng VI (1986) Để thực hiện các phầnphân tích trên, nhóm đã dựa theo cơ sở lý thuyết về đổi mới tư duy đối ngoại để xácđịnh những thay đổi về nhận thức của Việt Nam trong chính sách đối ngoại nói chungvà chính sách kinh tế nói riêng Qua đó, nhóm làm rõ ba phần chính: (1) Việt Nam đãthay đổi nhận thức về Mỹ trong lĩnh vực kinh tế thế nào? (2) Sự thay đổi về mặt nhậnthức ấy đã dẫn tới những quyết định nào trong quan hệ kinh tế Việt-Mỹ? (3) Nhữngquyết định ấy đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam ra sao? Qua đó, nhóm rút rađánh giá chung về ảnh hưởng của đổi mới tư duy đối ngoại đối với nền kinh tế củamột đất nước.

Trang 4

A MỞ ĐẦU

Trong đề tài lớn về “Những nét đổi mới về nhận thức, tư duy thời kỳ Đại hộiĐảng VI (1986)”, nhóm sinh viên quan tâm đến khía cạnh về quan hệ Việt - Mỹ tronglĩnh vực kinh tế trước và sau thời kỳ Đổi mới giai đoạn trước và sau 1986 Theo dòngchảy thời gian, giữa Việt Nam và Mỹ đã có nhiều thỏa thuận chung quan trọng và gần

đây nhất, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, mở ra một giai đoạn lịch sử mới của tình

-hữu nghị và hợp tác song phương.1

Để đạt được những thành công trong hợp táckinh tế với Mỹ như hiện nay, nước ta đã rất nỗ lực đổi mới và sáng tạo trong đườnglối đối ngoại từ Đại hội Đảng VI (1986), khi Việt Nam chính thức mở cửa và đẩy mạnhthiết lập quan hệ kinh tế với quốc tế nói chung và với Mỹ nói riêng.

Dựa theo chủ đề chung cùng những hiểu biết thực tế, nhóm sinh viên đã đặt racâu hỏi nghiên cứu: Nhận thức của Việt Nam đối với Mỹ trong lĩnh vực kinh tế đã thayđổi như thế nào thời kỳ Đại hội Đảng VI (1986)?

Phát triển dựa trên một số nghiên cứu liên quan như: Quan hệ Việt Nam - HoaKỳ dưới góc độ hợp tác phát triển kinh tế thương mại của tác giả Tô Cẩn và Hoa Lê(9/6/2017), Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh mới của TS Lê Thị

Vân Nga (2020), , nhóm sinh viên đã thực hiện nghiên cứu về quan hệ giữa hai nướcvề mặt kinh tế chủ yếu giới hạn trong khung thời gian từ 1975 đến khoảng 1995 Tuynhiên, để làm rõ sự thay đổi, bài nghiên cứu có nhắc đến một số sự kiện trong nhữngnăm 2000 và ở thời điểm hiện tại.

Giả thuyết nghiên cứu của nhóm là: Việt Nam đã thay đổi nhận thức đối với Mỹvề mặt kinh tế sau khi đổi mới tư duy đối ngoại thông qua việc đưa ra các chính sáchđẩy mạnh hợp tác kinh tế với quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng, từ đó tiến tới cácquyết định và thỏa thuận song phương có tác động to lớn đối với nền kinh tế ViệtNam.

Bài nghiên cứu tập trung vào mục tiêu làm rõ sự thay đổi về nhận thức của ViệtNam đối với Mỹ trong lĩnh vực kinh tế thông qua phương pháp tổng hợp và phân tích1 Thông tấn xã Việt Nam (2023), Toàn văn Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác

Chiến lược Toàn diện ky-len-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-102230911170243626.htm

Trang 5

https://baochinhphu.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-ve-nang-cap-quan-he-viet-nam-hoa-dữ liệu Cụ thể, nhóm thực hiện phân tích các chính sách và chủ trương của Đảng vàNhà nước trong lĩnh vực kinh tế nhằm phục vụ cho công tác đối ngoại với Mỹ.

Theo tác giả Vũ Dương Huân trong cuốn “Về vấn đề đổi mới tư duy trong hoạtđộng đối ngoại của Việt Nam”, đổi mới về tư duy đối ngoại là đổi mới nhận thức,quan niệm, cách tiếp cận, cách đánh giá về tình hình thế giới và quan hệ quốc tế,trước hết là các vấn đề thời đại như nội dung, tính chất, đặc điểm, vấn đề chiếntranh, hòa bình, các lực lượng cách mạng, chủ nghĩa tư bản hiện đại và các xu thếphát triển của thế giới hiện nay

2 Nguyên nhân thay đổi nhận thức của Việt Nam trong đường lối đối ngoại vềlĩnh vực kinh tế.

Giai đoạn 19761985 là thời kỳ Việt Nam phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế xã hội nặng nề Cụ thể, kinh tế Việt Nam đứng trước một sự tăng trưởng cực kỳ thấpvà thực chất không hề phát triển do vấn đề siêu lạm phát Suốt giai đoạn khủnghoảng này, chỉ số giá bán lẻ hàng hóa qua từng năm luôn dừng ở mức đáng báo độngkhi chỉ duy trì ở mức 2 con số, trong khoảng 19-92% Đời sống nhân dân cũng vì vậymà ngày càng trở nên khó khăn hơn.

-Đối mặt với khủng hoảng kinh tế ấy, việc đổi mới toàn diện chính sách đối ngoạinói chung và cải cách nền kinh tế nói riêng đã trở thành nhiệm vụ tiên quyết được đặtlên hàng đầu nước ta Bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa lúc bấy giờ, chính sách mở cửakinh tế đã trở thành một xu hướng đáng chú ý, đồng thời, đây cũng là yếu tố vô cùngquan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.2

2 Nguyễn Anh Cường (2022), “Những quan điểm đột phá trong phát triển đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 14 tháng 9, 2022.

loi-doi-ngoai-thoi-ky-doi-moi-cua-viet-nam.pdf

Trang 6

https://sps.ussh.vnu.edu.vn/uploads/fps/news/2022_12/nhung-quan-diem-dot-pha-trong-phat-trien-duong-2.1 Trong chính sách đối ngoại

2.1.1 Tình hình đối ngoại giữa các nước trên quốc tế trước năm 1986

Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, kéo dài từ cuối những 40 đến tận năm 1991, có sựcạnh tranh và căng thẳng giữa hai liên minh lớn là Liên Xô (đại diện cho hệ thống xãhội chủ nghĩa) và Tây phương dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ (đại diện cho hệ thống tưbản chủ nghĩa) Trong khi nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển kinh tế mạnh mẽhơn, với hiệu suất cao và sự đổi mới công nghệ nhanh chóng, nhiều quốc gia xã hộichủ nghĩa vẫn gặp nhiều khó khăn về hiệu quả kinh tế và quản lý do hệ thống kế thừatừ giai đoạn chiến tranh và những thách thức nội địa

Cụ thể, vào thời kỳ 1975-1985, các quốc gia xã hội chủ nghĩa trên thế giới phảiđối mặt với tình trạng quản lý nhà nước thiếu minh bạch, các hiện tượng tiêu cựctrong xã hội do đó mà gia tăng từng ngày Tất cả những quốc gia này đều đối diện vớitình trạng năng suất lao động thấp, dân chúng thụ động và thờ ơ Những mâu thuẫncăng thẳng về mặt chính trị và xã hội ngày càng tăng cao do khó khăn về mặt kinh tế.Tất cả những điều này đồng loạt chỉ ra những dấu hiệu rõ ràng của sự khủng hoảngtrong cả hệ thống xã hội chủ nghĩa.3

Trong khi đó trên thế giới, bức tranh chính trị đã có sự thay đổi rõ rệt, hìnhthành bước ngoặt cơ bản trong quan hệ giữa các nước Các quốc gia dần chuyển từđối đầu sang đối thoại, trong khi các cường quốc đẩy mạnh hòa hoãn và cải thiệnquan hệ với nhau.4

Họ bắt đầu điều chỉnh chiến lược phát triển, chú trọng vào nội lực,tăng cường chạy đua kinh tế và cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực Trong đối ngoại, cácnước lớn cũng tìm cách hòa hoãn, cải thiện quan hệ theo từng cặp, vừa hợp tác vừađấu tranh.5

3 Tamás Vonyó, Alexander Klein (2017), Why did socialist economies fail?, School of Economics Discussion Papers, No 1708, University of Kent, School of Economics, Canterbury, https://www.econstor.eu/bitstream/ 10419/175519/1/1708.pdf.

4 Nguyễn Anh Cường (2022), “Những quan điểm đột phá trong phát triển đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 14 tháng 9, 2022

https://sps.ussh.vnu.edu.vn/uploads/fps/news/2022_12/nhung-quan-diem-dot-pha-trong-phat-trien-duong-5 “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới kinh tế đất nước” (2021), Trang tin Điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh https://thanhuytphcm.vn/tin-tuc/dang-cong-san-viet-nam-lanh-dao-cong-cuoc-doi-

moi-kinh-te-dat-nuoc-1491890466

Trang 7

2.1.2 Tình hình chính sách đối ngoại của Việt Nam trước năm 1986

Ngược lại, từ năm 1975 đến 1985, chính sách đối ngoại của Việt Nam tập trungchủ yếu vào lĩnh vực chính trị và chịu ảnh hưởng đáng kể từ tư duy ý thức hệ, cũngnhư sự chi phối của cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đươngđại Điều này được phản ánh rõ trong các văn kiện của Đại hội IV và V của Đảng Cộngsản Việt Nam Đại hội V (tháng 3/1982) tiếp tục nhấn mạnh: “Củng cố tình hữu nghịvà mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở chủ nghĩaMác - Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa là ưu tiên hàng đầu trong chínhsách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.” Thực hiện chủ trương đó, hoạtđộng đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn này không chỉ phục vụ lợi ích quốc giamà còn gắn liền với trách nhiệm quốc tế, tham gia vào cuộc đấu tranh để giải quyếtthách thức "ai thắng ai" giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên phạm vi quốctế6

2.2 Trong chính sách kinh tế

2.2.1 Tình hình kinh tế của các nước trên quốc tế

Kể từ năm 1980, sự toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu hướng đáng chú ývà đồng thời đó là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốcgia Cùng với đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ thứ ba diễn ra với nhịp độ ngàycàng mạnh mẽ, mà cốt lõi là dựa trên việc ứng dụng các phát minh khoa học côngnghệ, phát triển các ngành công nghệ cao, như công nghệ truyền thông và tin học,công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học…7

Điều này đã tác động đến mọi khíacạnh của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trên toàn thế giới.

Bối cảnh kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 1980 đã gây ra một làn sóng cải cáchkinh tế lớn Các quốc gia phát triển như các nước Tây Âu, Hoa Kỳ đã điều chỉnh cơ cấukinh tế của họ, tập trung vào các ngành có mức độ công nghệ cao, thực hiện điềuchỉnh kinh tế chủ yếu thông qua các công cụ vĩ mô, tư nhân hóa khu vực kinh tế nhànước và tăng cường vai trò của kinh tế tư nhân Trong khi đó, các quốc gia đang pháttriển như khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã tiến hành cải cách cơ cấu với mục tiêunâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy mở cửa hội nhập, phát triển liên kết kinh tế,6 Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7 Nguyễn Anh Cường (2022), “Những quan điểm đột phá trong phát triển đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 14 tháng 9, 2022.

loi-doi-ngoai-thoi-ky-doi-moi-cua-viet-nam.pdf.

Trang 8

https://sps.ussh.vnu.edu.vn/uploads/fps/news/2022_12/nhung-quan-diem-dot-pha-trong-phat-trien-duong-khuyến khích xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xem đó như động lựcchính cho sự phát triển kinh tế Cùng với đó, các nước xã hội chủ nghĩa cũ trước cáckhó khăn chồng chất cũng tiến hành cải cách kinh tế nhằm khắc phục cơ chế kế hoạchhóa tập trung, chuyển sang cơ chế thị trường, ví dụ như Trung Quốc đã thực hiệnnăm 1978.8

2.2.2 Tình hình kinh tế của Việt Nam trước năm 1986

Trước bối cảnh những quốc gia trên thế giới bắt đầu thực hiện các chính sáchmở cửa kinh tế, tình hình kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ lại trở nên khó khăn hơn baogiờ hết Sau khi thống nhất đất nước đến trước năm 1986, cơ chế kinh tế kế hoạchhoá tập trung quan liêu bao cấp và mô hình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa kiểu Xôviết đã được áp dụng rộng rãi trên cả nước Việc áp dụng cơ chế này quá lâu mộtcách cứng nhắc và máy móc trong khi bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đã cónhiều thay đổi, làm cho tình hình kinh tế trong nước trở nên khó khăn.9

Không chỉvậy, nguồn viện trợ của bên ngoài, các nguồn vốn và hàng hoá vật tư, nguyên liệu vàhàng hoá tiêu dùng cũng đã bị cắt giảm đáng kể 10

Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội với một nền kinh tế tăng trưởngthấp và thực chất không có phát triển do siêu lạm phát Suốt những năm 1976-1985chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước luôn ở mức hai con số và giao độngtừ 19-92% Đời sống nhân dân hết sức thiếu thốn, khó khăn.11

Đối mặt khủng hoảng kinh tế như vậy, việc đổi mới toàn diện chính sách đốingoại nói chung và cải cách nền kinh tế nói riêng đã trở thành nhiệm vụ tiên quyếtđược đặt lên hàng đầu nước ta.

8 “Những kết quả đạt được sau 30 năm đổi mới về hội nhập kinh tế quốc tế” (2017), Cổng thông tin điện tử Bộ

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/2661-chinh-sach-doi-ngoai-giai-doan-1976-10 “Đổi mới tư duy công tác đối ngoại để nâng tầm vị thế đất nước” (2023), Báo Nhân dân điện tử, 26 tháng

5, 2023.

https://nhandan.vn/cong-tac-doi-ngoai-gop-phan-nang-cao-vi-the-dat-nuoc-tiep-theo-ky-truoc-11 Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2021) http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCN VietNam/ThongTinTongHop/kinhtexahoi

Trang 9

CHƯƠNG II: SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ MỸ TRONG LĨNH VỰCKINH TẾ TRƯỚC VÀ SAU THỜI KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG VI (1986)

1 Nhận thức của Việt Nam về Mỹ trong lĩnh vực kinh tế trước năm 1986(1975-1986)

Trước năm 1986, Việt Nam thuộc nền kinh tế bao cấp, đóng cửa, không giao lưubuôn bán hay ngoại giao với nhiều quốc gia khác trên thế giới, chỉ coi Liên Xô và cácnước trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa là đồng minh Trong thời gian này, ý thức Mỹlà kẻ thù về an ninh nên chúng ta không muốn hợp tác, đặc biệt nhìn nhận chưa thấuđáo về Mỹ và sức mạnh của Mỹ trong khu vực Việt Nam cho rằng, chiến thắng mùaXuân 1975 đã “đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng có”12

, đánh dấu bước ngoặtđi xuống của Mỹ; làm Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng, buộc phải rút lui khỏi một số địabàn ở châu Á Song trên thực tế, Mỹ không rơi vào “tình thế khó khăn chưa từng có”,mặc dù uy tín có giảm sút, nhưng Mỹ chưa hề đánh mất vị trí siêu cường và khi cầnthiết Mỹ có thể sử dụng sức mạnh đó liên kết với các nước khác thực hiện các chínhsách chống phá Việt Nam Việt Nam cũng chưa nắm bắt được những tính toán củaMỹ trong mối bang giao với các nước cùng khu vực Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội bìnhthường hóa quan hệ Việt - Mỹ và cơ hội tháo gỡ nút thắt trong quan hệ đối ngoại củamình Bên cạnh đó, do chưa nắm bắt chuẩn xác về sự thay đổi trong tam giác chiếnlược Mỹ - Xô - Trung Việt Nam cũng chưa có những đối sách phù hợp, nhất là vớiTrung Quốc.

Nhận thức được nhiệm vụ xây dựng miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vữngchắc lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp kinh tế với quốc phòng, nâng cao cảnh giác, sẵnsàng đánh bại mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và bọn tay sai13

, Đại hội Đảng III, ViệtNam tập trung vào nhiệm vụ, phương hướng khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắctrong hai năm 1974-1975, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh là chínhvà chi viện mạnh mẽ cho miền Nam14 Nhiệm vụ cơ bản về kinh tế tại Đại hội Đảng IVlà nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; có kế hoạch chu đáo triển khai thực hiện khẩntrương các chương trình hợp tác kinh tế với Liên Xô, Lào, Campuchia và các nước xã12 Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, t.37, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

13 “ĐẠI HỘI III: Những quyết sách mang ý nghĩa lịch sử trọng đại”, Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam

https://daihoi13.dangcongsan.vn/cac-ky-dai-hoi/tu-dai-hoi-den-dai-hoi/dai-hoi-iii-nhung-quyet-sach-mang-y-14 Nghị quyết số 229-NQ/TW, ngày 22/1/1974 Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nhiệm vụ, phương hướng khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc trong hai năm 1974-1975

Trang 10

hội chủ nghĩa khác trong hội đồng tương trợ kinh tế; làm tốt những điều đã ký kết vàtranh thủ mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác Đại hội Đảng V nhấn mạnh tựlực vươn lên với tinh thần làm chủ, khai thác mọi khả năng để cân đối kế hoạch mộtcách tích cực và vững chắc 15

2 Nhận thức của Việt Nam về Mỹ trong lĩnh vực kinh tế sau năm 1986 1995)

(1987-Một trong những sự kiện đầu tiên dẫn đến việc Việt Nam sẽ tham gia vào sự hộinhập kinh tế quốc tế là sự thay đổi mô hình kinh tế quan liêu, bao cấp sang mô hìnhkinh tế thị trường mang tính Xã hội chủ nghĩa trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVI (12/1986)16 Đây là điều kiện tiên quyết để xuất hiện sự tương thích của kinh tếViệt Nam với kinh tế toàn cầu, từ đó bắt đầu một chương mới trong nền kinh tế ViệtNam Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận định rằng: “Cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ trên thế giới đang phát triển hết sức mạnh mẽ với những thành tựu được áp dụngmau lại vào cuộc sống, đưa tới bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất”17 và Đảng cũngnhận định rằng: “Phần lớn công nghệ mới nằm trong tay của các nước tư bản pháttriển, và các công ty xuyên quốc gia”18 Điều này cho thấy Đảng ta đã bắt đầu cónhững bước tiến vào tiến trình đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế của thế giới vàở đó, Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong việc mở ra một cách cửa cho Việt Namphát triển.19

Ngoài ra, nếu chúng ta không thể bình thường hoá được với Mỹ, thì chúng ta sẽbị bỏ lại phía sau trong xu thế phát triển của toàn cầu Khi không tham gia được vào xuthế đó, chúng ta không có sự tương tác với bên ngoài

Đặc biệt, khi không tương tác được với Mỹ sẽ không thể dẫn đến sự tương thíchgiữa hai quốc gia, không tác động đến được giới tinh hoa chính trị, kinh tế của Mỹcũng như đẩy nhanh tiến trình hòa bình giữa hai nước Điều đó được thể hiện qua nhậnthức của Đảng rằng: “Trình độ quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới phát triển lên mộtbước mới với các hệ thống đa quốc gia trên nhiều lĩnh vực… Sự phân công lao động

15 Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam,

Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977

16 Trịnh Minh Anh (2007), “Những yếu tố tác động đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Tạp

chí Cộng sản den-tien-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam.aspx

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/1055/nhung-yeu-to-tac-dong-17 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t.52, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007: tr.123.

18 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t.52, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007: tr.123.

19 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t.52, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007: tr.146

Ngày đăng: 03/07/2024, 15:47

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w