Từ đó, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra những kế hoạch, chiến lược sản xuất để có thể tạo ra nhiều giá trị thặng dư, giúp thu lại lợi nhuận và doanh thu nhiều hơn.● Bên cạnh đó
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Trang 2CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH:
CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG
DƯ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA
CHÚNG
GVHD: Lê Văn Thông
Nhóm: 3
Thành phố Hồ Chí Minh, 12 tháng 4 năm 2024
MỨC
Trang 3STT MSSV HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐƯỢC
N THÀ NH
ĐIỂM CỘNG TỔN G
1 2256160003 Mai Thị Ngọc Anh Thuyết trình nội
2 2257040009 Nguyễn Thị Quỳnh
Anh
Phân công nhóm, làm PowerPoint nội dung
1, tổng hợp chỉnh sửa powerpoint
3 2257040112 Nguyễn Thị Minh
4 2257010121 Trần Thị Minh
Ngọc Nội dung 3, tổng hợpchỉnh sửa nội dung 100% 10/10
5 2256160049 Nguyễn Ngọc Triệu
Kim
Nội dung 1 và phần
kết
6 2256080064 Lê Thị Thanh Nội dung 2, tổng hợp
chỉnh sửa toàn nội
dung
7 2256160067 Tạ Thái Linh Thuyết trình nội
dung 2
8 2356060023 Ngô Phương Mai Thuyết trình nội
9 2356220046 Long Đức Thịnh Làm PowerPoint nội
Trang 4Mở đầu:
- Theo đánh giá của V.I Lênin, lí luận giá trị thặng dư là “hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác” và học thuyết kinh tế của C Mác là “nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác”
- Khái niệm giá trị thặng dư: Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài
giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản
- Ý nghĩa của giá trị thặng dư trong thực tiễn:
● Giá trị thặng dư được đề cập và nghiên cứu trong học thuyết kinh tế của C.Mác đã phơi trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản trong những thời kỳ trước đây Giúp khơi nguồn cho phong trào đấu tranh giữa giai cấp vô sản chống lại chủ nghĩa tư bản
● Giá trị thặng dư không chỉ giúp tồn tại xã hội tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư còn có thể giúp kinh tế, xã hội phát triển và đổi mới của chủ nghĩa xã hội
● Giá trị thặng dư cấu thành động lực để giúp kinh tế tăng trưởng và phát triển Từ đó, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra những kế hoạch, chiến lược sản xuất để có thể tạo ra nhiều giá trị thặng dư, giúp thu lại lợi nhuận và doanh thu nhiều hơn
● Bên cạnh đó vẫn đảm bảo về quyền lợi, và chế độ đãi ngộ tốt với công nhân, người lao động
Giá trị thặng dư không chỉ tồn tại ở một hình thức duy nhất mà nó tồn tại dưới các dạng biểu hiện khác nhau (bao gồm lợi nhuận, lợi tức, địa tô tư bản chủ nghĩa (hay còn gọi là tiền thuê nhà đất)
Vậy, mối quan hệ giữa các biểu hiện giá trị thặng dư là như thế nào? Liệu chúng có “chằng chịt” và “tương tác” với nhau Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa
Trang 5các biểu hiện của giá trị thặng dư, ta cần phân tích cụ thể từng mối quan hệ theo các khía cạnh sau:
1 Lợi nhuận
1.1 Khái niệm
- C Mác cho rằng: “ Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận” (C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập,sđd, t.25,ph.I, tr.65)
- Quan niệm của P.Samuelson: “ Lợi nhuận là phần thu nhập thặng dư tính bằng hiệu quả giữa giá trị tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí
Để hiểu rõ khái niệm lợi nhuận, ta sẽ theo Mác phân tích làm rõ chi phí sản xuất
a) Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị của hàng hóa, bù lại giá cả
của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy Đó là chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa
- Chí phí sản xuất tư bản ký hiệu là K
Giá trị hàng hóa: G = K + m, trong đó k = c + v
Chi phí thực tế xã hội để tạo ra giá trị của hàng hóa bao gồm lao động quá khứ,
lao động vật hóa Mác ký hiệu là C, và lao động sống, tức là lao động tạo ra giá trị mới , Mác ký hiệu là V + m Ký hiệu giá trị hàng hóa là G
Ta có công thức: G= C+V+m
Trang 6 Khái niệm: Lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hoá do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí tư bản
Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản Cái khác nhau giữa bỏ m và p ở chỗ, khi nói
m là hàm ý so sánh nó với “ v ”, còn khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v); p
và m thường không bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả bán hàng hóa do quan hệ cung - cầu quy định Nhưng xét trên phạm
vi toàn xã hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư
Công thức tính lợi nhuận: p = G - k Công thức G = k + m chuyển thành = k + p, có nghĩa là giá trị hàng hóa tư bản chủ nghĩa bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận
Lợi nhuận với nghĩa trực tiếp là số tăng thêm ngoài chi phí sản xuất và là mức lớn lên của toàn bộ tư bản ứng trước Lợi nhuận không nằm trong chi phí sản xuất Theo nghĩa đó thì một bộ phận hàng hóa tạo thành lợi nhuận vì có một bộ phận khác đã bù đắp đủ số tư bản chi phí vào sản xuất Tư bản đã chỉ phí vào sản xuất quay trở về nhà
tư bản cùng với số tăng thêm, còn toàn bộ tư bản ứng trước thì được tăng thêm một lượng bằng tổng số lợi nhuận
Khi lợi nhuận là kết quả hoạt động của tư bản thì đối với lợi nhuận, không còn
có sự khác nhau giữa tư bản cố định và tư bản lưu động nữa Lợi nhuận được biểu hiện thành kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản ứng trước, của cả tư bản lưu động lẫn tư bản cố định, sự khác nhau giữa hai thứ tư bản này chỉ còn lại trong chi phí sản xuất
1.2 Bản chất lợi nhuận
“Lợi nhuận rất hay biến động đến nỗi người tiến hành một nghề kinh doanh cũng
không thể tự mình nói rõ được số lợi nhuận trung bình hằng năm là bao nhiêu Số lợi
nhuận không những bị chi phối bởi biến động giá cả hàng hóa, mà còn bởi sự may rủi
Trang 7của những người cạnh tranh của khách hàng, đó là chưa kể tới những rủi ro, tai nạn khi hàng hóa phải gửi theo tàu hoặc xe cộ, và ngay cả khi còn dự trữ trong kho Do đó, lợi nhuận biến động từng năm, từng ngày và từng giờ nữa ” [2; tr115] ( Adam Smith)
Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận (p’): là tỷ lệ % giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản
ứng trước
- Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận:
+ Tỷ suất giá trị thặng dư
+ Cấu trúc hữu cơ của tư bản
+ Tốc độ chu chuyển cura tư bản
+ Tiết kiệm tư bản bất biến ( c)
1.2.1 Lợi nhuận bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị
thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất TBCN, ký hiệu là p ′ ഥ
- Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau,
đầu tư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản thế nào,
ký hiệu là p ത
Trang 8- Cùng với sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì
giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất
1.2.2 Lợi nhuận thương thương nghiệp
Lợi nhuận thương nghiệplà 1 phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do tư bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thương
nghiệp để tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng lưu thông
2 Lợi tức
2.1 Khái niệm
- Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay ( tư bản đi vay) phải trả cho người đi vay ( tư bản cho vay) vì đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người
cho vay
- Tỷ suất lợi tức: là tỷ lệ % giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay (tính theo tháng, quý, năm ), ký hiệu là z’
2.2 Đặc điểm tư bản cho vay
+ Quyền sử dụng tách quyền sở hữu
+ Là hình thái được sùng bái nhất
+ Sau khi sử dụng, giá trị được bảo tồn và tăng lên
Trang 93 Địa tô tư bản chủ nghĩa
3.1 Khái niệm
- Địa tô là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi một phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ ( ký hiệu là R)
- Quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp
→ Địa tô TBCN = Tiền thuê đất, hầm mỏ của nhà TB kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ
Ví dụ: Đất đai sẽ tạo ra lương thực, thực phẩm; kim loại quý; sử dụng trong xây dựng; khoáng sản…
Địa tô Tư bản chủ nghĩa sẽ có:
+ Địa tô hầm mỏ: Đất đai được cho được cho thuê để khai thác khoáng sản, kim loại quý
+ Địa tô ruộng đất: Đất đai dùng để sản xuất tạo ra lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến…
+ Địa tô xây dựng: Đất đai được cho thuê trong lĩnh vực xây dựng, nhà ở, mặt bằng
● Địa tô ruộng đất TBCN:
- Địa tô tuyệt đối ( r): là địa tô mà nhà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải
trả cho địa chủ Cơ sở của địa tô tuyệt đối là chế độ tư hữu độc quyền ruộng đất
- Địa tô chênh lệch: là kết quả của hiệu suất khác nhau giữa các tư bản ngang
nhau đầu tư vào ruộng đất nhưng có độ phì nhiêu khác nhau Nó là sự chênh lệch kết quả giữa các loại đất từ loại đất xấu nhất đến đất tốt nhất
Trang 10+ Địa tô chênh lệch l: Thu được trên những ruộng đất thuận lợi về điều kiện sản xuất (vị trí địa lý thuận lợi, độ màu mỡ của đất
+ Địa tô chênh lệch ll: Thu được do đầu tư thâm c im anh
→ Địa tô TBCN là lợi nhuận siêu ngạch
- Quan hệ sản xuất 2 giai câps ( địa chủ và
lĩnh canh - nông nô)
- Quan hệ sản xuất 3 giai cấp ( địa chủ, công nhân nông nghiệp và người lĩnh canh – nhà tư bản kinh doanh NN) -Tín dụng TBCN chưa phát triển, chủ
yếu là cho vay nặng lãi Sản xuất nhỏ,
manh mún
- Tín dụng TBCN phát triển, lợi tức thấp thúc đẩy tích tụ tập trung sản xuất trong nông nghiệp, thúc đẩy nền nông nghiệp
sản xuất lớn
- Địa tô là toàn bộ phần giá trị thặng dư
được tạo ra mà người lĩnh canh phải trả
cho chủ đất (Địa tô là hình thái của giá
trị thặng dư trong NN)
- Địa tô TBCN là 1 phần của toàn bộ giá trị thặng dư sau khi đã khấu trừ lợi nhuận bình quân bằng cách bóc lột trực tiếp công nhân nông nghiệp (Địa tô TBCN chỉ còn là 1 chi nhánh của giá trị thặng
dư)
- Địa tô tồn tại dưới các hình thái: địa tô
lao dịch – địa tô sản phẩm – địa tô tiền tệ
- Hình thái địa tô tiền tệ
- Giá cả nông phẩm thấp hơn - Giá trị nông phẩm cao hơn
3.2 Vai trò các giai cấp trong kinh doanh nông nghiệp TBCN
- Địa chủ: Ruộng đất là một hòn đá nam châm vĩnh cửu dùng để hút lấy một
phần giá trị thặng dư do tư bản bòn rút được
Trang 11- Nhà tư bản: Tư bản là một cái máy bơm vĩnh cửu để thu hút lao động thặng
dư
- Công nhân: Lao động là điều kiện tụ nó không ngừng được đổi mới, cho phép
công nhân nhận được dưới hình thái tiền công, một phần giá trị do anh ta sáng tạo ra
❖ Giá cả đất đai: là phạm trù kinh tế bất hợp lý Giá cả ruộng đất là hình thức
địa tô tư bản hóa Giá cả ruộng đất là giá mua quyền thu địa tô do ruộng đất mang lại
Giá cả đất đai = Địa tô/ Tỷ suất lợi tức nhận gửi ngân hàng
4 Mối quan hệ giữa các biểu hiện của giá trị thặng dư
Đầu tiên, khi xét từ lao động thặng dư, ta có thể thấy những biểu hiện này có tính thống nhất chung với nhau về nguồn gốc
a Tính thống nhất về nguồn gốc
- Tất cả các biểu hiện của giá trị thặng dư đều bắt nguồn từ lao động thặng dư -phần giá trị do người lao động làm ra nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt
- Như vậy, lợi nhuận, lợi tức, lãi suất, tiền thuê nhà đất, đều là những hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư, được phân chia cho các chủ sở hữu tư bản theo những tỉ lệ khác nhau
Ngoài tính thống nhất chung về nguồn gốc, các biểu hiện này cũng sẽ có tính thống nhất chung về bản chất
b Tính thống nhất về bản chất
- Mỗi biểu hiện của giá trị thặng dư đều thể hiện sự bóc lột lao động của nhà tư bản đối với người lao động
Trang 12Ví dụ trong tỷ suất lợi nhuận, nhà tư bản có thể tìm cách để tăng tỷ suất bằng việc cắt xén tiền công (v), trái với thỏa thuận ban đầu để thu lợi nhuận cho bản thân (bạn làm ppt có thể tìm hình ảnh cho ví dụ)
- Nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư phần giá trị do người lao động làm ra
-để gia tăng của cải cho bản thân, thế nên người giàu càng giàu thêm,trong khi người nghèo vẫn mãi lo toan cho bữa cơm manh áo, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng
Tiếp theo, chúng ta xét đến 1 khía cạnh mối quan hệ giữa các biểu hiện của giá trị thặng dư: Một mô hình hệ thống tương hỗ và thúc đẩy lẫn nhau Vậy chúng thể hiện mối quan hệ tương sinh này như thế nào?
c Hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau:
Ví von lợi nhuận (P) - “đầu tàu” dẫn dắt các biểu hiện khác, còn lãi suất, tiền thuê nhà đất, lợi tức - "những toa tàu" gắn liền
Vì,
Xét theo thứ tự hình thành, lợi nhuận có thể được xem như là “đầu tàu”, biểu hiện đầu tiên bắt nguồn từ lao động thặng dư, sau đó sinh ra lãi suất, tiền thuê nhà đất và lợi tức
Xét theo mối quan hệ phụ thuộc, lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi trừ đi các khoản chi phí thì khoản lợi nhuận đó sẽ được nhà tư bản thu lại, sau đó, nhà tư bản có thể sử dụng 1 phần lợi nhuận để cho vay, thuê nhà đất, đầu
tư chứng khoán,v.v Thế nên, lãi suất, tiền thuê nhà đất và lợi tức có thể coi như phụ thuộc vào lợi nhuận, và lợi nhuận cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới những biểu hiện lãi suất, tiền thuê nhà, lợi tuất…Khi lợi nhuận tăng -> lãi suất, tiền thuê nhà đất và lợi tức cũng có xu hướng tăng theo Ngược lại, khi lợi nhuận giảm -> lãi suất, tiền thuê nhà đất và lợi tức cũng có xu hướng giảm theo
Trang 13Ví dụ:
Lãi suất: Khi doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, họ sẽ có nhiều nguồn
vốn hơn để đầu tư Do đó, họ có thể chấp nhận cho vay với lãi suất thấp hơn Ngược lại, khi doanh nghiệp thu được ít lợi nhuận, họ sẽ cần huy động vốn để duy trì hoạt động kinh doanh Do đó, họ có thể tăng lãi suất để thu hút người gửi tiết kiệm
Tiền thuê nhà đất: Khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp thu được
nhiều lợi nhuận, họ sẽ có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Do đó, nhu cầu
về nhà đất để sản xuất kinh doanh cũng tăng lên, dẫn đến việc giá thuê nhà đất cũng tăng theo Ngược lại, khi nền kinh tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp thu được ít lợi nhuận, họ có thể thu hẹp sản xuất kinh doanh Do đó, nhu cầu về nhà đất để sản xuất kinh doanh cũng giảm xuống, dẫn đến việc giá thuê nhà đất cũng giảm theo
Lợi tức: Khi doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, họ sẽ chia cổ tức (tức là
khoản lợi tức thu được từ việc sở hữu cổ phiếu của một công ty) cao hơn cho cổ đông Ngược lại, khi doanh nghiệp thu được ít lợi nhuận, họ có thể giảm hoặc thậm chí không chia cổ tức cho cổ đông
Và một điều khá là quan trọng, mối quan hệ của các biểu hiện sẽ phản ánh sự vận động giá trị thặng dư
d Phản ánh sự vận động và phát triển của giá trị thặng dư:
Các biểu hiện của giá trị thặng dư thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Ví dụ: trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận là biểu hiện chủ yếu của giá trị thặng dư (khi đó, nhà tư bản trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, họ tự mình bóc lột sức lao động của người lao động và thu thập giá trị thặng dư, việc cho
Trang 14vay, đầu tư còn hạn chế, do đó, nhà tư bản chủ yếu sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh) Sau này, với sự phát triển của hệ thống tín dụng, thị trường chứng khoán, và sự ra đời của các công ty cổ phần lãi suất và lợi tức cũng trở thành những biểu hiện quan trọng, nhà tư bản có thể sử dụng một phần lợi nhuận để cho vay, thu lãi suất, đầu tư vào thị trường chứng khoán, thu lợi tức, hoặc nắm giữ cổ phần của các công ty và thu lợi nhuận
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biểu hiện của giá trị thặng dư:
Giải thích sơ đồ:
● Giá trị thặng dư (V') là phần giá trị mà người lao động làm ra ngoài giá trị sức lao động của họ, bị nhà tư bản chiếm đoạt mà không trả cho họ Đây là nguồn gốc của tất cả các biểu hiện khác như lợi nhuận (P), lãi suất (r), tiền thuê nhà đất (đ) và lợi tức (Ti)
● Lợi nhuận (P) là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã bù đắp cho chi phí sản xuất và chi phí lưu thông Đây là nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp và là động lực để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
● Lợi nhuận (P) cao sẽ dẫn đến nhu cầu vay vốn cao hơn, từ đó đẩy lãi suất (r) lên cao Lợi nhuận (P) cao cũng sẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai cao hơn, từ
đó đẩy giá thuê nhà đất (đ) lên cao Lợi nhuận (P) cao của doanh nghiệp sẽ dẫn đến giá cổ phiếu và giá trị của các tài sản khác tăng lên, từ đó mang lại lợi tức (Ti) cao cho nhà đầu tư