Dù bạn là ai, làm gì, thì bạn cũng sẽ phải thuyết trình trình bày một vấn đề nào đó trước người khác có thể là một người, một nhóm người, hoặc rất nhiều người.. - Kiến thức về chủ đề thu
Lý thuyết
Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng
1.2 Hiện tượng run sợ khi nói trước đám đông
Run sợ khi nói trước đám đông là chuyện bình thường vì nó là tâm lý chung của đa số mọi người
Một số người cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi đứng trước khán thính giả để thuyết trình Tuy nhiên, với phần đông những người khác, nhất là những người lâu nay vốn e dè và thiếu tự tin trong giao tiếp, thì việc phải đứng nói chuyện trước đám đông lại là điều khiến họ cảm thấy lo sợ, thậm chí, còn đáng lo sợ hơn tất cả các nỗi sợ khác
Theo 1 khảo sát của ĐH Chapman, Hoa kỳ cũng cho thấy 25,3% người Mỹ đều rất e ngại việc phải nói trước đám đông
- Triệu chứng của nỗi sợ: Đau thắt dạ dày, ra mồ hôi tay, khô miệng, cổ họng đặc lại
+ Trước khi thuyết trình, người thuyết trình thường rơi vào những trạng thái như căng thẳng, hồi hộp, lo lắng, và luôn kỳ vọng buổi thuyết trình được thành công Những diễn biến này vẫn xảy ra ngay cả đối với những người đã có kinh nghiệm, nhưng đối với những người mới thuyết trình nó biểu hiện rõ hơn
1.2 Các nguyên nhân dẫn tới sự lo lắng
- Chuẩn bị không tốt bài thuyết trình
+ Trong quá trình chuẩn bị, người thuyết trình trải qua quá trình nghiên cứu chủ đề, thu thập và xử lý thông tin, sau đó xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình Việc chuẩn bị không tốt dẫn tới thiếu thông tin sẽ làm cho người thuyết trình rơi vào trạng thái thiếu sự tự tin
- Kiến thức về chủ đề thuyết trình bị hạn chế
+ Đây là trở ngại rất lớn cho người thuyết trình, sự hạn chế về kiến thức sẽ làm cho người thuyết trình khó triển khai được các ý chính, nội dung chính cần truyền đạt một cách phong phú và đa dạng
+ Người nghe mong muốn người thuyết trình có phông kiến thức rộng nhất là kiến thức thực tế, chứ không mong muốn một sự “sáo rỗng”
- Thể chất và tinh thần không tốt
+ Căng thẳng ít hay nhiều đều làm cho thần kinh bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình tập trung cho bài thuyết trình Vì thế giá trị của bài thuyết trình sẽ bị giảm đi
- Thính giả nhìn chúng ta chằm chằm
Như một phản ứng tự nhiên, mọi người đều cảm thấy ngượng ngập hoặc bối rối khi có ai đó nhìn mình quá lâu Dẫn tới lúng túng và hoảng hốt
- Người nghe không mấy để ý đến những gì chúng ta nói
+ Cảm giác lạc lõng sẽ xâm chiếm và cảm thấy sự hứng khởi cũng như công sức chuẩn bị sẽ “tan thành mây khói” Nỗi sợ này khiến người thuyết trình không còn động lực hay sự tự tin để đứng trước đám đông nữa
- Sợ những yếu tố giấu mặt
+ Có một thực tế là con người phải chịu nhiều nỗi sợ hãi hết sức mơ hồ như sợ lần đầu tiên thử sức một lĩnh vực nào đó, sợ gặp người lạ, sợ phải thay đổi thói quen… Dù không xác định được gốc rễ, chúng ta vẫn bị những yếu tố này chi phối Trong thuyết trình cũng thế, có thể người nói sẽ sợ rủi ro, sợ những yếu tố không ngờ đến…
1.3 Biểu hiện của sự lo lắng
Tâm lý căng thẳng sẽ làm cho các hoạt động của chúng ta không được tự nhiên và thể hiện rõ ra bên ngoài:
+ Khuôn mặt không được tươi vui, trầm ngâm
+ Giọng nói run run và tim đập mạnh
+ Đi đi, lại lại không rõ mục đích, đứng ngồi không yên
+ Tay liên tục vân vê một thứ gì đó như vạt áo, bút, đồ trang sức, tóc, mũi…
+ Toát mồ hôi, run tay, run chân, giọng nói ngắt quãng, thở hổn hển…
- Ngoài những biểu hiện ra bên ngoài người thuyết trình thường có những suy nghĩ tiêu cực:
+ Có lẽ mình không nên nhận lời mời thuyết trình thì hơn
+ Mình đang nhận làm một công việc nguy hiểm
+ Có lẽ mình chuẩn bị như thế vẫn chưa đủ
+ Từ trước tới giờ, mình không thể trình bày được những ý tưởng hay
+ Ước gì bây giờ mình có thể từ chối buổi thuyết trình ngày mai
1.4 Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng
Lo lằng khi thuyết trình trước đám đông là điều hoàn toàn bình thường, điều đó xảy ra với cả những người có kinh nghiệm Tuy nhiên, nếu có thể thuyết trình trôi chảy, tự tin, chúng ta sẽ xây dựng uy tín cho bản thân và tạo ảnh hưởng lớn cho sự nghiệp Vậy làm thế nào để kiểm soát sự lo lắng?
- Chấp nhận một thực tế, bất cứ ai cũng không hoàn hảo
+ Bất cứ ai cũng có thể cảm thấy lo lắng và nôn nóng trong một số trường hợp nào đó Và bản thân mình cảm thấy lo lắng khi phải thuyết trình cũng không phải là ngoại lệ
- Chọn chủ đề đã biết rõ
+ Chọn chủ đề quen thuộc với bản thân chắc chắn sẽ cho người thuyết trình lợi thế về sự tự tin vì người thuyết trình nắm rõ mình cần nói gì và kiểm soát được quá trình thuyết trình
+ Trong những tình huống bất thường như trục trặc về công cụ trình chiếu hay mất giấy ghi chú, vẫn có thể tiếp tục vì trong đầu người thuyết trình đầy thông tin
+ Ngoài ra, quen thuộc với chủ để giúp người thuyết trình có thể đưa ra những ví dụ thực tế, đồng thời giúp phần hỏi đáp trở nên dễ chịu hơn
+ Đây là điều vô cùng quan trọng, bạn không thể có bài thuyết trình thành công nếu bạn không có kiến thức về chủ đề mình sắp nói
+ Theo các chuyên gia về thuyết trình, sự chuẩn bị hợp lí có thể làm giảm đáng kể nỗi lo lắng Người thuyết trình sẽ phải tập nói vài lần và thậm chí trình diễn trước vài ba người bạn thân, điều đó giúp có được sự tự tin
- Lên kế hoạch sử dụng công cụ hỗ trợ
+ Công cụ hỗ trợ có thể là máy chiếu, tờ rơi, bảng biểu… Nhờ sử dụng những thiết bị này, không những ý nói của người thuyết trình được làm sáng tỏ mà còn giúp tự tin hơn vì thính giả sẽ chuyển hướng nhìn sang tài liệu trình chiếu hơn là nhìn chằm chằm vào người thuyết trình và để minh chứng những gì mình nói, nên đi lại hay chỉ trên màn chiếu, điều đó góp phần giúp giải phóng bớt năng lượng gây căng thẳng
- Đừng bao giờ học thuộc bài nói
Kỹ năng trao đổi với người nghe
2.1 Kĩ năng đặt câu hỏi
Mục đích của việc đặt câu hỏi là khơi gợi suy nghĩ, khuyến khích sự tham gia của thính giả, dẫn dắt đến phần trình bày, đồng thời tìm kiếm sự đồng cảm, sự ủng hộ của người nghe và tạo sự thân thiện Đặt câu hỏi đúng giúp thính giả tập trung suy nghĩ, tạo quan điểm chung cũng như xây dựng và củng cố mối quan hệ, đồng thời thể hiện sự chân thành, quan tâm, thu hút sự tham gia của thính giả
Trong buổi thuyết trình, thính giả không được tham gia vào bài thuyết trình, sẽ dẫn tói sự nhàm chán và mệt mỏi với những biểu hiện như: ghếch tay chân, làm việc riêng, nói chuyện với người bên cạnh, cười khỉnh, ngồi uể oải,
11 ngủ gật, lắc đầu hoặc ngắm quanh phòng… Nếu người thuyết trình lôi cuốn thính giả bằng các câu hỏi, thính giả trả lời đúng sẽ làm tăng hưng phấn theo dõi các nội dung tiếp theo Mặt khác, đặt câu hỏi làm cho thính giả quan tâm và kích thích tư duy của thính giả
Có rất nhiều loại câu hỏi khác nhau, tùy theo mục đích và đối tượng của buổi thuyết trình mà người thuyết trình chọn loại câu hỏi cho phù hợp Theo cách đặt câu hỏi, có thể chia thành hai loại: câu hỏi đóng và câu hỏi mở
- Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi có sẵn các phương án trả lời, người được hỏi chỉ cần chọn một trong các phương án đó Ví dụ, người thuyết trình hỏi:
“Bạn có thích buổi thuyết trình này không ?”, câu trả lời nhận đựoc chỉ là “có” hoặc “không”
- Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi ngược lại với câu hỏi đóng, tức là không có các phương án trả lời được ấn định trước Trong thuyết trình, câu hỏi mở giúp thính giả tư duy, có nhiều lựa chọn, có nhiều đáp án cũng như có nhiều quan điểm, ý kiến về một vấn đề Câu hỏi mở sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp người thuyết trình muốn tìm kiếm thêm thông tin chi tiết về vấn đề, tham khảo ý kiến của thính giả hay phát triển một cuộc thảo luận mở Ví dụ: Khi thuyết trình về vai trò của kỹ năng mềm, có thể đặt câu hỏi: “Theo anh/chị, kỹ năng mềm có vai trò như thế nào đối với sinh viên” Người trả lời có thể thoải mái trả lời theo ý mình, do đó, thông tin thu thập được phong phú và đa dạng
2.1.2 Các cấp độ câu hỏi Đối với người thuyết trình cũng như người tham dự buổi thuyết trình cũng cần có sự chuẩn bị cho mình về nội dung và câu hỏi để đặt cho thính giả hoặc tìm hiểu sâu về chủ đề thuyết trình Cần chú ý các cấp độ câu hỏi trong quá trình đặt câu hỏi để có được những thông tin như mong muốn
Các cấp độ câu hỏi
Những lưu ý khi đặt câu hỏi cho thính giả:
- Đặt câu hỏi để khuyến khích sự tham gia của thính giả một cách chủ động
- Câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và không quá khó Chiến lược đặt câu hỏi là đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng
- Nội dung câu hỏi phải gắn với phần nội dung bạn vừa trình bày
- Khi hỏi thính giả nên có sự gợi mở
- Kiểm soát tốt câu hỏi
- Động viên khi thính giả trả lời đúng
2.2 Kỹ năng trả lời câu hỏi
Trong một buổi thuyết trình, người thuyết trình có những khoảng thời gian trao đổi với thính giả, trả lời các câu hỏi của thính giả đưa ra Nếu người thuyết trình xử lý các câu hỏi tốt, uy tín sẽ được nâng cao và ảnh hưởng tích cực đến bài trình bày Song nếu người thuyết trình lảng tránh câu hỏi hoặc tỏ ra khó chịu, họ sẽ phải gánh chịu tác động ngược lại
Các câu hỏi do thính giả đưa ra có thể vừa lôi cuốn người nghe vừa tạo cơ hội để phân tích sâu hơn những lĩnh vực có ý nghĩa với người nghe Câu hỏi có thể được đưa ra ngay trong lúc trình bày hoặc được để dành sau khi người nói kết thúc trình bày Sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra trong việc trả lời câu hỏi, có thể có những câu hỏi mà bạn không thể trả lời ngay được
Việc hỏi đáp có thể đem lại mạo hiểm cho người thuyết trình Nếu người thuyết trình nói rằng “Tôi không biết; Tôi không chắc lắm; Tôi sẽ liên lạc với quý vị sau”, mức độ tin cậy của bài thuyết trình sẽ bị ảnh hưởng Người thuyết trình có thể giảm được những sự cố rủi ro này nếu họ đoán trước câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi đó
Chính vì vậy, muốn hoàn thành tốt phần hỏi đáp, người thuyết trình phải luôn nhớ rằng cần phải đầu tư cho phần này không khác gì so với phần trình bày
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị phần trả lời câu hỏi của thính giả:
2.2.1 Chuẩn bị sẵn sàng cho mọi câu hỏi
- Khi viết dàn ý cho bài thuyết trình, người thuyết trình nên nghĩ đến những câu hỏi có thể xảy ra
- Khi thuyết trình thử trước mọi người, hãy nhờ mọi người đặt các câu hỏi, càng nhiều càng tốt Thông qua việc trả lời các câu hỏi người thuyết trình sẽ nắm rõ nội dung hơn
- Nếu người thuyết trình trình bày về một vấn đề gây tranh cãi, hãy chắc rằng mình có thể trả lời được tất cả các câu hỏi thể hiện quan điểm đối lập
- Nếu người thuyết trình nói về một chủ đề mang tính kỹ thuật hay chuyên môn, nên chú ý đến cách trả lời cụ thể nhưng sử dụng càng ít thuật ngữ chuyên ngành hay khoa học càng tốt
2.2.2 Luyện tập cách trả lời câu hỏi
- Nhờ bạn bè, đồng nghiệp lắng nghe và đặt câu hỏi để người thuyết trình trả lời Nên ưu tiên cách này, vừa giúp bạn quen với việc nói trước đám đông, có nhiều người nên sẽ có nhiều kiểu câu hỏi để bạn luyện tập ứng biến để trả lời như khi thuyết trình thật
- Người thuyết trình ghi âm câu trả lời chuẩn bị trước của mình rồi nghe lại, từ đó chỉnh sửa câu trả lời cho hợp lý
Những điều người thuyết trình cần ghi nhớ khi chuẩn bị cho phần hỏi đáp:
- Phần hỏi đáp cũng quan trọng không kém phần thuyết trình
- Cần nghiên cứu kỹ tài liệu thuyết trình và thông tin liên quan sẽ giúp người thuyết trình lường trước được các vấn đề được hỏi
- Hầu hết các câu hỏi của thính giả đều có mục đích chung chứ không có mục đích cá nhân
- Sự căng thẳng có thể khiến người thuyết trình vội vã trả lời Vì vậy, hãy bình tĩnh suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời
- Nếu cần, hãy đề nghị người hỏi làm rõ nghĩa câu hỏi
- Nên trả lời từng câu hỏi một
- Cách xử lý câu hỏi
2.2.3 Hãy chủ động trong phần hỏi đáp
- Thông báo về cách thức:
Thực hành
Mục đích của buổi thuyết trình
Tạo ý thức và nhận thức : Thuyết trình nhằm mục đích tạo ra một sự nhận thức sâu rộng về các vấn đề xã hội gây hại và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng và xã hội
Giáo dục và chia sẻ thông tin : Mục tiêu của thuyết trình là cung cấp thông tin chi tiết về các dạng tệ nạn xã hội, nguyên nhân và hậu quả của chúng để tạo ra sự hiểu biết và ý thức cho đối tượng người tham dự
Thúc đẩy hành động và thay đổi : Thuyết trình sẽ tạo ra một động lực để khuyến khích người nghe tham gia vào các hoạt động và chiến dịch nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tệ nạn xã hội
Thúc đẩy hợp tác và hành động cộng đồng : Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một môi trường hợp tác và hành động cộng đồng mạnh mẽ hơn trong việc ngăn chặn và giảm thiểu tệ nạn xã hội.
Phác thảo đề cương, cấu trúc bài thuyết trình
Thời gian Thứ tự Nội dung
Phần mở đầu: giới thiệu bản thân và chủ đề muốn trình bày (tệ nạn xã hội)
-Đặt câu hỏi với thính giả -Định nghĩa tệ nạn xã hội
2p -Thực trạng tệ nạn xã hội
2 bài -Nguyên nhân tệ nạn xã hội
-Hậu quả, ảnh hưởng tệ nạn xã hội
-Giải pháp ngăn chặn tệ nạn xã hội
30s Phần kết luận: kết luận về tệ nạn xã hội
Nội dung bài thuyết trình
- Trong một thế giới đầy ắp với những tiến bộ khoa học, công nghệ và văn hóa, có một sự thật không thể phủ nhận: tệ nạn xã hội vẫn tồn tại và là một thách thức đối với xã hội ngày nay Chúng ta không thể nhìn nhận vấn đề này mà không chú ý đến sự ảnh hưởng sâu sắc và đau lòng của nó đối với cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới
- Tệ nạn xã hội không chỉ là vấn đề của một quốc gia hay một khu vực cụ thể, mà là một vấn đề toàn cầu, đe dọa sự ổn định và phát triển của cả nhân loại
Từ tội phạm đến ma túy, từ buôn người đến bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng và đòi hỏi sự chú ý và hành động quyết liệt từ mỗi cá nhân và cộng đồng
- Trong buổi thuyết trình hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào chủ đề này để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội, nhận biết nguyên nhân và hậu quả của nó, cũng như thảo luận về các giải pháp từ đó có thể đưa ra những bài học để áp dụng, đối phó và giảm thiểu tác động tiêu cực của nó
- Hãy cùng nhau bắt đầu hành trình khám phá và chia sẻ những ý kiến, kinh nghiệm, và cảm xúc của chúng ta về một chủ đề mà không chỉ là một vấn đề của xã hội, mà còn là một thách thức về đạo đức và nhân quyền
Trước tiên, chúng ta sẽ định rõ "tệ nạn xã hội" là gì và tại sao nó đang là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội ngày nay
Tiếp theo, chúng ta sẽ xác định mục đích của buổi thuyết trình: để nhận biết, hiểu và thảo luận về những tệ nạn xã hội, về thực trạng ngày nay, những nguyên
18 nhân hình thành nên chúng, những hậu quả mà chúng để lại và cách chúng ta có thể đối phó với chúng
3.2.1 Định nghĩa tệ nạn xã hội
Mô tả và định nghĩa các dạng tệ nạn xã hội như tội phạm, ma túy, buôn người, bạo lực gia đình, đối xử bất công, và bất bình đẳng xã hội
"Tệ nạn xã hội" là thuật ngữ được sử dụng để mô tả những hành vi, hành động hoặc tình trạng gây hại và đe dọa đến sự ổn định, an ninh, và phát triển của một xã hội Đây là những vấn đề hoặc tình trạng tồn tại trong xã hội, thường xuất hiện ở nhiều mức độ và dạng thức khác nhau, từ cá nhân cho đến cấp bậc cộng đồng hoặc quốc gia
Các dạng tệ nạn xã hội có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các vấn đề như tội phạm, ma túy, buôn người, bạo lực gia đình, đối xử bất công, và bất bình đẳng xã hội Những hành vi và tình trạng này thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng và tiêu cực đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng, và xã hội nói chung, như mất mát về sức khỏe, giáo dục, và tài chính, cũng như sự suy thoái về giá trị đạo đức và văn hóa trong xã hội
Chỉ rõ thực trạng của mỗi loại tệ nạn xã hội (nên đưa vào số liệu cụ thể)
- Tổ chức tội phạm và tội phạm mạng
- Ma tuý và lạm dụng chất cấm
- Đối xử bất công và bất bình đẳng xã hội
Phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự phát sinh và lan rộng của tệ nạn xã hội
Nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập: Kinh tế yếu và sự bất bình đẳng thu nhập tạo điều kiện cho sự phát sinh của tệ nạn xã hội, vì những người ở tầng lớp thu nhập thấp thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục và y tế
- Yếu tố Xã hội và Văn hóa
Phân biệt đối xử và bất bình đẳng xã hội: Sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng xã hội dẫn đến sự loại trừ và cô lập một số nhóm dân tộc, làm tăng nguy cơ về tệ nạn xã hội trong những nhóm này
Giáo dục và nhận thức xã hội: Thiếu hụt giáo dục và nhận thức xã hội làm cho một số người khó nhận biết và đối phó với các hành vi tệ nạn xã hội, như bạo hành gia đình hoặc ma túy
- Yếu tố tâm lý và hành vi:
Tình trạng tâm lý: Một số người có tình trạng tâm lý không ổn định có thể dễ dàng trở thành nạn nhân hoặc thủ phạm của tệ nạn xã hội
Lựa chọn và quyết định cá nhân: Một số người chọn lựa và quyết định cá nhân của họ có thể dẫn đến việc tham gia hoặc trở thành nạn nhân của các hành vi tệ nạn xã hội
- Yếu tố xã hội và văn hóa: Áp lực xã hội và nhóm: Áp lực từ xã hội và nhóm có thể đẩy một số người tham gia vào các hành vi tệ nạn để thích nghi hoặc được chấp nhận trong nhóm của họ
Xây dựng kịch bản thuyết trình
Kính chào cô và tất cả các bạn sinh viên có mặt trong buổi học kỹ năng thuyết trình ngày hôm nay Cũng là buổi cuối rồi, mình xin chúc tất cả mọi người có một buổi chiều học tập thật vui vẻ và bổ ích
Mình là Thanh Thảo, không để các bạn chờ đợi nữa, mình xin bắt đầu luôn chủ đề thuyết trình của nhóm 8 chúng mình Vâng, không xa lạ và chưa bao giờ là cũ kỹ, vấn đề tệ nạn xã hội
(Bạn nào có thể kể tên một vài tệ nạn xã hội mà bản thân được biết không?) (Chờ trả lời…) Khi nhắc đến tệ nạn xã hội, thì hẳn trong tiềm thức của các bạn đã in sâu các vấn nạn về tội phạm, ma túy, cờ bạc, buôn người Mình thì cũng thế thôi, nó giống như một chân lý rồi Tóm lại, về tệ nạn xã hội thì cái lý thuyết của nó nghe hơi rườm rà, mình chỉ tóm gọn lại bằng hai cụm từ: hành vi sai trái và hậu quả nghiêm trọng
Tình hình chung hiện nay thì tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội Cụ thể:
Ma túy: Số lượng người nghiện ma túy ngày càng tăng, trẻ hóa, nhiều loại ma túy mới xuất hiện
Trong quý I/2022, đã phát hiện 7.002 vụ, 10.313 đối tượng phạm tội về ma tuý, thu giữ 238 kg heroin, hơn 347 kg và gần 100.000 viên ma tuý tổng hợp, 14 kg cần sa…
Cờ bạc: Các hình thức cờ bạc trá hình ngày càng tinh vi, xuất hiện nhiều trên mạng internet
Mại dâm: Tình trạng mua bán dâm, mại dâm trá hình, mại dâm online ngày càng phổ biến
Mê tín dị đoan: Nhiều người tin vào các hoạt động mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và xã hội Đó là những tệ nạn nổi cộm, bên cạnh đó, vẫn còn những hành vi mà chúng ta cho rằng khá là bình thường, chưa nhận thức được đó cũng là những tệ nạn tiềm ẩn Mình lấy một ví dụ về vấn nạn “lệch lạc thần tượng” của giới trẻ xuất hiện cũng khá lâu nhưng chưa hoàn toàn biến mất Đó là vụ việc “nhân vật Khá
“Bảnh” gây bão khi được nhiều em học sinh, thậm chí cả người lớn tung hô, xin chữ ký, chụp hình chung (Chỗ này cho xin ảnh hoặc 1 bài báo về anh Bảnh trên slide) Đây là nhân vật “đình đám” trên mạng xã hội với các video chửi tục, đánh đấm, dọa dẫm và thậm chí đốt xe máy, dàn hàng trên đường cao tốc để chụp ảnh Hiện nay vẫn đang bị giam giữ.”
Một nhân vật tội phạm với những hành vi sai lệch như vậy, lại được thần tượng Mình không biết là có cái gì hay nhưng điều đó cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến hành vi sau này của những bạn trẻ mà có thái độ hâm mộ hay thần tượng như vậy
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói “Tệ nạn xã hội là mầm mống cho mọi tệ nạn khác trong xã hội” Chúng ta đang sống ở năm 2024 nhưng theo thống kê của Bộ Công an, trong năm 2023, số vụ phạm pháp do tệ nạn xã hội gây ra đã tăng 15% so với năm 2022 Một con số không hề nhỏ Và để hiểu rõ hơn nguyên nhân của nó thì mình xin nhường mic lại cho bạn Văn Tuấn
Cảm ơn bạn Thảo với phần thuyết trình vừa rồi, mình là Tuấn và mình xin được tiếp tục phần thuyết trình của nhóm mình Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về
24 định nghĩa và thực trạng của vấn đề tệ nạn xã hội Vậy nguyên nhân gây ra tệ nạn xã hội là do đâu, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây:
4.2.1 Thứ nhất là về nguyên nhân khách quan
Nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập: Khi một phần của xã hội phải đối mặt với nghèo đói và thiếu hụt cơ hội, họ có thể trở thành nạn nhân và cũng có khả năng trở thành người phạm tội Bất bình đẳng kinh tế cũng làm gia tăng sự căng thẳng xã hội và thúc đẩy tệ nạn
- Yếu tố Xã hội và Văn hóa
Phân biệt đối xử và bất bình đẳng xã hội: Sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng xã hội dẫn đến sự loại trừ và cô lập một số nhóm dân tộc, làm tăng nguy cơ về tệ nạn xã hội trong những nhóm này
Giáo dục và nhận thức xã hội: Thiếu hụt giáo dục và nhận thức xã hội làm cho một số người khó nhận biết và đối phó với các hành vi tệ nạn xã hội, như bạo hành gia đình hoặc ma túy
4.2.2 Thứ hai là nguyên nhân chủ quan
- Yếu tố Tâm lý và Hành vi:
Tình trạng tâm lý: Một số người có tình trạng tâm lý không ổn định có thể dễ dàng trở thành nạn nhân hoặc thủ phạm của tệ nạn xã hội
Lựa chọn và quyết định cá nhân: Một số người chọn lựa và quyết định cá nhân của họ có thể dẫn đến việc tham gia hoặc trở thành nạn nhân của các hành vi tệ nạn xã hội