Trong tiến trình phát triển công nghiệp, nhất là đối với một quốc gia đang dịch chuyển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam hiện nay, công nghiệp là ngành
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM Môn Kinh tế Phát triển 2
Chủ đề: Thực trạng phát triển Công nghiệp Việt nam thời gian qua (từ 2011 đến nay) và định hướng hoàn thiện
Nhóm sinh viên: Nhóm 2
Lớp tín chỉ: PTKT1111(223)_03 Giảng viên: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Hà Nội, 4/2024
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1: Cơ sở lý thuyết và những nhân tố ảnh hưởng 1
Phần 2: Thực trạng phát triển công nghiệp Việt nam thời gian qua (từ 2011 đến nay) 3
Phần 3: Xác định điểm mạnh, điểm yếu của ngành công nghiệp 8
Phần 4: Nguyên nhân của những điểm yếu còn tồn tại 10
Phần 5: Định hướng hoàn thiện 11
Phần 6: Các giải pháp để nâng cao vị thế ngành công nghiệp 12
Trang 4Trong tiến trình phát triển công nghiệp, nhất là đối với một quốc gia đang dịch chuyển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam hiện nay, công nghiệp là ngành có vai trò "đầu tàu" để dẫn dắt nền kinh tế có những bước chuyển mình sang các ngành công nghiệp hiện đại, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa để phù hợp với
xu thế chung của toàn cầu Tuy nhiên, hiện nay, công nghiệp Việt Nam vẫn còn có nhiều vấn đề, khiến cho ngành chưa thật sự phát triển như những định hướng đề ra Vậy cụ thể, tại sao lại nói Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo? Ngành tác động đến các khía cạnh của phát triển như thế nào? Những vấn đề nào mà ngành đang gặp phải?
Để làm rõ những câu hỏi này, bằng các lý thuyết đã học trong bộ môn Kinh tế phát triển 2 và các bộ môn liên quan đến ngành Kinh tế phát triển, kết hợp với những tài liệu
tham khảo, nhóm chúng em lựa chọn đề tài "Thực trạng phát triển Công nghiệp Việt nam thời giai đoạn 2011 đến nay và định hướng hoàn thiện" Bài làm của nhóm gồm 6 phần
Phần 1 là Cơ sở lý thuyết và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp
Phần 2 là Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp Việt nam thời gian qua (từ 2011 đến
nay) Phần 3 là Xác định điểm mạnh, điểm yếu của ngành công nghiệp Phần 4 là Nguyên nhân của những điểm yếu còn tồn tại Phần 5 là Định hướng hoàn thiện ngành công nghiệp giai đoạn sau Và cuối cùng là phần 6: Các giải pháp để nâng cao vị thế ngành công nghiệp
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và thiếu kinh nghiệm thực tiễn, bài viết của nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót Mong thầy và các bạn sẽ góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
a, Cơ sở lý thuyết
Công nghiệp là ngành có vai trò chủ đạo đối với quá trình phát triển kinh tế, thể hiện ở ba khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội
Tăng trưởng kinh tế
Trong tăng trưởng kinh tế, công nghiệp được coi là khu vực đầu tàu giúp gia tăng quy mô sản lượng cho nền kinh tế, thể hiện ở ba mặt sau:
Công nghiệp giúp nâng cao năng suất lao động: Một trong những đặc trưng của
ngành công nghiệp là luôn đi đầu về việc đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất Điều này đã góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện không ngừng nâng cao năng suất lao động
Công nghiệp tạo ra tác động hiệu quả dây chuyền giúp nền kinh tế tăng trưởng thông qua cung cấp tư liệu sản xuất, tư liệu quản lý cho khu vực nông nghiệp, thương mại
và dịch vụ Bằng việc cung cấp máy móc thiết bị, các phương tiện vận chuyển, tích trữ,
phần mềm quản lý, hệ thống thông tin… công nghiệp đã góp phần làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng hàng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng giá trị sản phẩm
Công nghiệp cung cấp đa dạng các loại hàng hóa tiêu dùng Bên cạnh cung cấp
các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, ngành công nghiệp còn có vai trò trong đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng từ đó khuyến khích tiêu dùng trong và ngoài nước
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là thay đổi về số lượng, tỷ trọng các ngành, vị trí, tính chất mối quan hệ giữa các ngành Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng của ngành nông nghiệp
Đối với cụ thể ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp
là quá trình thay đổi mối quan hệ số lượng và chất lượng giữa các bộ phận trong ngành công nghiệp Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp là hướng tới một
cơ cấu ngành hợp lý, phát huy tiềm lực của mỗi bộ phận trong bối cảnh cụ thể Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp dựa trên lợi thế so sánh về lao động và tài nguyên thiên nhiên chuyển dần sang lợi thế về vốn và công nghệ
Tiến bộ xã hội
Công nghiệp có tác động sâu sắc lên 4 mặt quan trọng của tiến bộ xã hội bao gồm:
lao động và việc làm; bất bình đẳng trong thu nhập; phát triển con người và bất bình đẳng giới Về lao động và việc làm, người lao động được tiếp cận với nhiều ngành công nghiệp
Trang 6đa dạng như: sản xuất, chế biến, xây dựng giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động có thu nhập ổn định và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội Tuy nhiên, công nghiệp cũng tạo ra hiện tượng bất bình đẳng trong thu nhập do đặc thù ngành
là yêu cầu cao về trình độ, chuyên môn, tay nghề… của người lao động Theo đó, những lao động có trình độ, chuyên môn tốt thì sẽ có mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với lao động có trình độ phổ thông, chuyên môn thấp Từ đấy, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập Về phát triển con người, công nghiệp đã tạo điều kiện cho con người được học tập, phát triển khả năng tư duy một cách sáng tạo và nâng cao trình độ tay nghề Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp cũng gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đến môi trường Về bất bình đẳng giới, đặc biệt trong những ngành công nghiệp truyền thống, phụ nữ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiếp cận các vị trí quản lý và cơ hội tiến thân
b, Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp
Lao động (L)
Lao động (L) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công nghiệp Đây là đội ngũ tiên phong nhất và có tác phong công nghiệp, đồng thời cũng là nguồn lực chính để triển khai các quy trình sản xuất, từ việc lắp ráp, vận hành máy móc đến kiểm tra chất lượng sản phẩm Sự đa dạng về kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của người lao động có thể thúc đẩy sự phát triển và đổi mới trong các quy trình sản xuất Từ đó, mang đến nhiều góc nhìn và ý tưởng sáng tạo trong việc cải tiến quy trình làm việc đến phát triển sản phẩm mới
Vốn (K)
Vốn (K) là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng Việt Nam là một nền kinh tế với ngành công nghiệp đang phát triển nên vốn vừa là phương thức, vừa là điều kiện để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển; tạo khả năng huy động, khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực Vốn có 2 loại hình chính: Nguồn vốn trong nước (tiết kiệm chính phủ, doanh nghiệp…); Nguồn vốn nước ngoài (ODA, FDI, FPI…)
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)
Trong TFP, công nghệ là một trong những nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành Đây là cơ sở để tạo ra những bước chuyển đổi quan trọng cho ngành công nghiệp:
Từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu; từ công nghiệp hạ nguồn, trung nguồn đến các ngành công nghiệp thượng nguồn Ngoài ra, vốn nhân lực, thể chế hay phần dư còn lại sau khi loại trừ các yếu tố tác động của lao động cũng đều là những nhân tố giúp ngành công nghiệp phát triển với năng suất ngày càng cao
Trang 7PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI GIAN
QUA (TỪ 2011 ĐẾN NAY)
a, Tăng trưởng
Trong giai đoạn 2011-2023, công nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế Tính trung bình công nghiệp nước ta chiếm trên 30% mỗi năm trong GDP và là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam từ vị trí thứ 50 (năm 2010) lên vị trí thứ 22 (năm 2019) trong các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 2022, Việt Nam đứng thứ 23 thế giới về giá trị sản lượng công nghiệp Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/12/2023, trị giá xuất khẩu là 337,62 tỷ USD Riêng 7 mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo có giá trị kim ngạch trên 10 tỷ USD đã đạt chiếm 66,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Không chỉ vậy, năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam đã tăng 16 bậc trong vòng 10 năm Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng trong ngành công nghiệp ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi trong thu hút FDI từ đó thúc đẩy mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, điển hình là việc số lượng khu công nghiệp tăng Tính đến tháng 12/2022, số lượng khu công nghiệp ở Việt Nam đã chiếm khoảng 67% diện tích Trong hơn 400 khu công nghiệp thì hơn 290 khu đã đi vào hoạt động
Không chỉ vậy, ngành công nghiệp phát triển còn cung cấp tư liệu sản xuất cho ngành nông nghiệp và dịch vụ Nhờ có sự phát triển của ngành công nghiệp, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cả nước đã xuất hiện nhiều hơn như: mô hình trồng rau khí canh, trồng rau thủy canh, mô hình chăn nuôi lợn ứng dụng nền đệm lót sinh học…Hay trong lĩnh vực dịch vụ, nhờ có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các ngành dịch vụ có cơ hội phát triển hạ tầng và thúc đẩy chuyển đổi số Tuy nhiên công nghiệp vẫn chưa có sự gắn kết thực sự chặt chẽ với các ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp Minh chứng cho điều đó, một biểu hiện dễ thấy là khả năng cơ giới hóa nông nghiệp còn thấp Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của Việt Nam trung bình đạt 1,6 mã lực (HP)/ha canh tác, thấp hơn nhiều
so với Thái Lan (4 HP/ha), Trung Quốc (8 HP/ha), Hàn Quốc (10 HP/ha) Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu gần 70% số máy móc phục vụ nông nghiệp, phần lớn trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc
Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong suốt 6 năm từ 2011-2016 tỷ trọng ngành công nghiệp chỉ tăng 0.48% (từ 32.24% vào năm 2011 lên 32.72% vào năm 2016) Lần đầu tiên sau 6 năm từ năm 2011 tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam đạt thấp kỷ lục trong quý I/2016 Bắt đầu từ năm 2017 ngành công nghiệp lấy lại được đà tăng trưởng, đạt 7,85% Đến năm
2020, do ảnh hưởng của đại dịch covid-19, khu vực công nghiệp chỉ có tốc độ tăng trưởng
Trang 83,98% Đến năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức: lạm phát vẫn neo ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục suy giảm,… Kim ngạch xuất khẩu giảm
đã ảnh hưởng đến kinh tế trong nước nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng làm tốc
độ tăng trưởng công nghiệp giảm vào nửa đầu 2023 nhưng diễn biến theo xu hướng tích
cực kể từ nửa sau 2023 Công nghiệp chế biến, chế tạo- một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu của nước công nghiệp, tăng trưởng 8% - tốc độ cao nhất trong số các ngành công nghiệp
Ngoài ra, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ Trong cơ cấu tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến, chế tạo, công nghệ thấp và trung bình chiếm đến hơn 60% Mặc dù vậy, các doanh nghiệp công nghiệp, gồm cả những doanh nghiệp nhà nước lớn cũng chưa thực sự quan tâm đầu tư thỏa đáng cho đổi mới công nghệ, cũng như không
có khả năng, không đủ nguồn lực đầu tư cho công nghệ Tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam là dưới 0,5% doanh thu, trong khi Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc 10% Tỷ lệ đổi mới máy móc, thiết bị hàng năm chỉ đạt khoảng 10% trong 5 năm qua (các nước khác trong khu vực có khoảng 15-20%) Do đó, doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp FDI phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị sản xuất Các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện tử nhập khẩu từ 70% đến 90% nguyên liệu
Thêm vào đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) vẫn không có sự tăng trưởng đáng
kể Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 6,8%; năm 2012 tăng 5,8%; năm 2013 tăng 5,9%; năm 2014 tăng 7,6% và sơ bộ năm 2015 tăng 9,8% Tính chung 5 năm 2011-2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 41,4%, bình quân mỗi năm tăng 7,2% Năm 2016 giữ mức tăng 7,4% Bình quân giai đoạn 2017-2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7.6%/năm, đây rõ ràng là con số chưa thực sự ấn tượng so với giai đoạn trước Năm 2017
có mức tăng trưởng cao nhất với 11.3% so cùng kỳ năm trước, tiếp đến là năm 2018 có mức tăng 10.1%, năm 2019 tăng 9.1% so cùng kỳ, mức tăng trưởng của năm 2020 đạt thấp nhất với 3.3% do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2022 tăng 7,4% so với năm 2021, cao hơn mức tăng 4,7% của năm 2021 nhưng thấp hơn nhiều so với năm 2018 và năm 2019 Đặc biệt hơn, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, là năm có tốc độ tăng thấp nhất
trong 12 năm gần đây
Hơn thế nữa, giá trị tăng thêm toàn ngành vẫn còn thấp tuy nhiên đã có sự cải thiện trong thời gian gần đây Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 chỉ tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023 Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 1,98% Giá trị xuất
Trang 9khẩu của các sản phẩm điện tử, điện thoại tăng trong giai đoạn từ năm 2016-2022 tăng trưởng mạnh với 193% và 68%.Tuy nhiên, phần lớn giá trị gia tăng trong mặt hàng xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao như điện tử, máy tính, điện thoại phần lớn thuộc về các doanh nghiệp FDI (Tỷ trọng xuất khẩu của FDI chiếm đến 61%, còn lại 39% là của DN tư nhân, DN nhà nước) Nhưng có thể thấy từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp bắt đầu khởi sắc và tiếp tục đà tăng trưởng Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2024 tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế
Tuy năng suất lao động cao trong 3 khu vực nhưng tốc độ tăng năng suất lao động thấp Năm 2022, năng suất lao động của khu vực công nghiệp đạt 215 triệu đồng/lao động, tăng 19,4 triệu đồng/lao động so với năm 2021, đồng thời là khu vực có mức năng suất lao động cao nhất trong 3 khu vực kinh tế, tuy nhiên đây là khu vực có tốc độ tăng năng suất lao động thấp nhất trong 3 khu vực với 3,4% Nếu nhìn rộng hơn, trong 3 khu vực có vẻ năng suất công nghiệp cao nhất nhưng trong thực tế vẫn kém xa với các nước khác Khu vực FDI được kỳ vọng cao nhưng năng suất lại thấp hơn khu vực nhà nước Năng suất của khu vực chế biến chế tạo - khu vực được mong đợi nhiều nhất lại không tăng lên theo thời gian Mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành
và giữa các ngành còn hạn chế; liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn chậm
b, Chuyển dịch cơ cấu
Trong giai đoạn 2011-2022, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP đã tăng từ 26,6% năm 2011 lên 38,26% năm 2022 phù hợp với con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Hiện nay, Việt Nam đang tập trung tận dụng lợi thế so sánh về tài nguyên lao động trong một số ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến, chế tạo Mặt khác, muốn phát triển kinh tế bền vững hơn trong các giai đoạn tiếp theo thì nước ta cũng đang chuẩn bị dần các điều kiện để chuyển sang phát triển các ngành công nghiệp sẽ thu hút nhiều vốn và lao động có trình độ kỹ thuật như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin…Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng tích cực, theo hướng giảm tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều tài nguyên (tỷ trọng ngành khai khoáng giảm gần 2 lần trong 10 năm qua, từ 9,9% xuống còn 5,6%) và tăng tỷ trọng của các ngành chế biến chế tạo (tỷ trọng của ngành chế biến chế tạo (từ 13,4% lên 16,7%) Đồng thời, chuyển dịch dần nội ngành từ các ngành sử dụng nhiều lao động (dệt may, da giày) sang các ngành cần nhiều vốn (thép, ô tô, hóa chất) và hiện nay là sang các ngành sử dụng công nghệ (điện tử, công nghệ thông tin) Ngành công nghiệp cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, tỷ trọng vốn FDI chảy vào các ngành công nghiệp tăng đều qua các năm, từ 54% năm 2011 lên 68,6% năm 2020
Trang 10Công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng trưởng chủ yếu của ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng năm 2022 là 7,7%, và đạt bình quân 10,4%/năm trong giai đoạn 2011-2022 với đóng góp vào xuất khẩu của cả nước tăng nhanh qua các năm và
đã vượt qua các nước trong khu vực (từ 64% năm 2010 lên 89,6% kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế vào năm 2022) Cơ cấu nội ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng
có sự chuyển biến tích cực, với tỷ trọng ngày càng tăng của các ngành công nghiệp nền tảng và công nghiệp hỗ trợ, từng bước đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa,
Thống kê cho thấy, trong số 11 nhóm ngành Công nghiệp ưu tiên phát triển giai đoạn 2011-2020 thì đến nay 6/11 ngành hiện là các ngành Công nghiệp đứng đầu cả nước,
có đóng góp lớn cả về sản xuất, xuất khẩu, đầu tư và việc làm gồm: Dệt may; Da giầy; Thực phẩm chế biến; Thép; Hóa chất; Nhựa Công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện, cụm linh kiện đã dần được hình thành, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị tăng thêm trong các ngành Công nghiệp, thúc đẩy một số mặt hàng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn cầu
Mặc dù đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên trong giai đoạn
2015-2022, tái cơ cấu các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ra những thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành Tái cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu theo các mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính ổn định và bền vững, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ngành cơ khí chế tạo, mặc dù là trụ cột của sản xuất công nghiệp, nhưng sử dụng công nghệ vẫn còn lạc hậu Một số ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đã đề ra, bao gồm dệt may, da giày, thép, điện tử; các ngành công nghiệp này chỉ thực sự tham gia được ở một vài khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị sản xuất trong khi nguồn lực nhà nước hỗ trợ các ngành này thông qua ưu đãi về thuế là khá lớn Mặc dù có định hướng chuyển dịch cơ cấu dần qua những ngành có hàm lượng công nghệ cao nhưng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, chưa hấp thu được những tiến bộ từ thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đem lại
c, Đóng góp vào tiến bộ xã hội
Lao động và việc làm
Điều dễ thấy nhất là công nghiệp phát triển đã góp phần tích cực trong giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân Nhìn chung, tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp có xu hướng gia tăng liên tục, lao động tại khu vực nông nghiệp đang dần chuyển dịch sang công nghiệp Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp chiếm 32,8% vào năm 2021 tăng 11,5% so với 21,3% năm 2011 Năm 2022, lao động có việc làm trong khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 17,0 triệu người (chiếm 33,6%), tăng 724,6 nghìn người so