chủ đề văn hóa học và văn hóa việt nam

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
chủ đề văn hóa học và văn hóa việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay, người ta đã thống kê có khoảng vài trăm định nghĩa vềvăn hóa với các cách tiếp cận khác nhau theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng, theo chiều rộng, chiều sâu… Năm 2002, UNESCO định ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD:Nguyễn Thị Sáu BÀI TIỂU LUẬN

và 1.1.2.2

4Dương Văn Chon19502531Làm tiểu luận word và thuyết trình 35Huỳnh Văn Để 21087881Tổng hợp làm ppt và

làm tiểu luận

6Lê Khoa Điền 21026391Làm tiểu luận word và thuyết trình 27Đoàn Thị Mỹ Duyên 21065581Tìm nội dung đề tài

1.1.2 và 1.1.4 ,1.1.58Phan Hồng Hải 21000145Tìm nội dung 1.3.1 và

9Võ Nguyễn Quốc Đài21004371Tìm nội dung 1.1.2.3 và 1.1.2.4

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 1 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: Văn hóa học và văn hóa Việt Nam1 Văn hóa học và văn hóa Việt Nam

1.1 Định nghĩa văn hóa

1.2 Các đặc trưng và chức năng của văn hóa1.2.1 Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống1.2.2 Đặc trưng quan trọng của văn hóa là tính giá trị

1.2.3 Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh

Trang 3

1.1.VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC1.1.1 Định nghĩa văn hóa

“Văn hóa” là một từ Hán – Việt, là từ để chỉ cái vẻ bên ngoài, không phải tự nhiên mà có cần có sự sửa sang, thay đổi, dạy dỗ để trở nên tốt đẹp hơn, hữu ích hơn.

Ở Phương Tây, văn hóa là một từ gốc La tinh (sự trồng trọt tinh thần)

Hiện nay, người ta đã thống kê có khoảng vài trăm định nghĩa vềvăn hóa với các cách tiếp cận khác nhau theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng, theo chiều rộng, chiều sâu…

Năm 2002, UNESCO định nghĩa về văn hóa: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức, xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội; nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật là cả cách sống và phương thức chung sống, nó chứa đựngtrong hệ thống giá trị truyền thống và cả đức tin.

-Năm 1940, Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn 1

- Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.

Khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó có những giá trị vật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tẳng định hướng cho lối sống,đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thành viênđể vươn tới cái đúng, cái tốt, cái chân, cái thiện, cái mỹ trong mối quan hệ giữa người và người, giữa người với môi trường tự nhiên và xã hội.

*Cấu trúc của hệ thống Văn hóa:

Trang 4

-Văn hóa chỉ có thể thực hiện được các chức năng của nó khi nó vận hành với tính cách là một hệ thống nên văn hóa cần được xem xét như là một hệ thống

-Văn hóa được chia thành hai thành tố: Văn hóa vât chất và Văn hóa tinh thần

-Cũng có quan điểm chia ba:

+Văn hóa vật chất – Văn hóa xã hội – Văn hóa tinh thần.+Văn hóa vật chất – Văn hóa tinh thần – Văn hóa nghệ thuật +Sinh hoạt kinh tế – sinh hoạt xã hội – sinh hoạt trí thức… -Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như

+ Văn hóa sản xuất, Văn hóa xã hội, Văn hóa tư tưởng, Văn hóa nghệ thuật

+ Hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt đông nghệ thuật

*Từ cách tiếp cận hệ thống, có thể xem văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành tố (tiểu hệ) cơ bản với các vi hệ như sau.-Văn hóa nhận thức.

Mỗi nền văn hóa là tài sản của một cộng đồng người (chủ thể văn hóa) nhất định Trong quá trình tồn tại và phát triển Chủ thểvăn hóa đó đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người Đó là 2 vi hệ của tiểu hệ Văn hóa nhận thức

-Văn hóa tổ chức cộng đồng

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

+Đó là tiểu hệ thứ hai liên quan đến những giá trị nội tại của chủthể văn hóa Nó bao gồm hai vi hệ là Văn hóa tổ chức đời sống tập thể (ở tầm vĩ mô như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), vàVăn hóa tổ chức đời sống cá nhân (liên quan đến đời sống riêng mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp, nghệ thuật…).

-Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và Văn hóa ứng xửvới mỗi trường xã hội.

Cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môitrường – môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (các dân tộc, quốc gia khác) Cho nên, cấu trúc văn hóa còn chứa hai tiểu hệ liên quan đến thái độ của cộng đồng với hai loại môi trường đó là Văn hóa ứng xử với môi trườngtự nhiên và Văn hóa ứng xử với mỗi trường xã hội.

Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng (tạo nên hai vi hệ): tận dụng môitrường (tác động tích cực) và ứng phó với môi trường (tác động tiêu cực) Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống, tạo ra các vật dụng hàng ngày…; đồng thời phải ứng phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa…) Với môi trường xã hôi bằng các quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cô gắngtận dụng những thành tựu của các dân tộc lân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại giao…

Dưới góc độ đồng đại, hệ thống văn hóa còn có thể có nhiều cách phân chia khác Chẳng hạn, trong quan hệ với cộng đồng, có thể phân biệt văn hóa dân gian và văn hóa chính thống Trong quan hệ với địa bàn cư trú, có thể phân biêt văn hóa biển, văn hóa đồng bằng và văn hóa núi Cũng vậy có sự khác biệt giũa văn hóa Việt với văn hóa các dân tộc ít người Những cách phân chia này cần được vận dụng kết hợp với cách phân chia chính.1.1.2 Các chức năng và đặc trưng của Văn hóa.

Trang 6

1.1.2.1 Văn hóa có tính hệ thống

Tính hệ thống thể hiện ở những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa Phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.

Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là một thực thể baotrùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội Chính vãn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định

Trang 7

của xã hội Cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình Nó là nền tảng của xã hội Có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từchỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hóa (nền văn hóa) 1.1.2.2 Văn hóa có tính giá trị.

Các giá trị có thể được định nghĩa là những gì học được, tương đối lâu dài, cảm tính, có cơ sở tri thức luận, và thể hiện các quá trình khái niệm hóa về đạo đức, hỗ trợ chúng ta trong việc đưa ra các đánh giá và chuẩn bị cho chúng ta hành động Quan niệmvà cách sử dụng khái niệm này cũng bao gồm các giá trị cá nhâncủa một con người cũng như các giá trị tập thể của một cộng đồng Tất cả mọi giá trị đều xứng đáng để con người học tập Các giá trị không nhất thiết phải được biết đến một cách có ý thức bởi cả cá nhân, hoặc xã hội Không giống như ngữ pháp ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta, các giá trị hiếm được khớp nối công khai, mặc dù chúng ta phụ thuộc vào cả hai trong việc lĩnh hội hành động của người khác và trong việc tạo sinh hành

Trang 8

động của mỗi chúng ta Việc tìm kiếm các giá trị của riêng bạn và các giá trị của người khác chỉ có thể được thực hiện với nỗ lựcrất lớn.

Các giá trị xác lập một khuynh hướng để hành động Giá trị ảnh hưởng đến các hành vi của con người bằng cách chuẩn

bị cho con người hành động theo một số cách thức định

hướng đạo đức Các giá trị đều tồn tại tương đối lâu dài: Văn hóa là thước đo mức độ nhân bản của xã hội, của con người làm động lực cho sự phát triển xã hội Thực hiện nhiệm vụ này Văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội.

1.1.2.3 Văn hóa mang tính nhân sinh

Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo – nhân tạo), với các giá trị tư nhiên(thiên tạo) Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng, đẽo gỗ…) hoặc tinh thần (như việc đặt ten truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên)

Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau Nếu ngôn ngữ là hình thức của giaotiếp thì văn hóa là nội dung của nó.

1.1.2.4 Văn hóa còn có tính lịch sử

Trang 9

Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trìnhvà được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn Tính lịch sử tạo cho văn hóa tính bề dày một chiều sâu, nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị.

Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa Truyền thông văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiêm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian Được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…

Truyền thông văn hóa tồn tại nhờ giáo dục Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổnđịnh (truyền thống) Mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực màcon người hướng tới Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người) Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử Nó là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau

11.3 Phân biệt Văn hoá , Văn minh , Văn hiến , Văn vật:Điểm chung:

Đều để chỉ cái vẻ ngoài đẹp đẽ trong nghĩa của từ “ Văn ”Điểm riêng:

Văn hiến được hiểu theo nghĩa truyền thống văn hóa của một dân tộc , cộng đồng Chủ yếu nói đến giá trị tinh thần (Văn chương, học thuật, nghi lễ ).

Trang 10

Văn vật được hiểu theo nghĩa truyền thống văn hóa của một dântộc , cộng đồng Chủ yếu nói đến giá trị vật chất (Di tích, công trinh, kiến trúc, hiện vật).

Văn minh mang nét nghĩa chủ yếu chỉ trình độ phát triển, hơn nữa trình độ phát triển này trước hết có liên quan đến giá trị vật chất ,nói đên Văn minh là nói đến trình độ phát triển không ngừng, trình độ sau thay thế trình độ trước trong cả tự nhiên và xã hội

Văn hóa là khái niệm để chỉ những gì gắn với đời sống tinh thần của một cộng đồng và tương đối ổn định, có gốc rễ sâu xa trong lịch sử Tức là cái mà người ta vẫn gọi là bản sắc dân tộc Do sự khác nhau đó mà cộng đồng khác nhau tuy có cùng trình độ văn minh nhưng có những nền văn hóa khác nhau Tương tự, mỗi cộng đồng tuy có trải qua trình độ văn minh khác nhau nhưng giữ được truyền thống văn hóa mang bản sắc riêng 11.4 “ Văn hoá học “ và “ bộ môn cơ sở văn hoá “

- Văn hóa học (culturology) là khoa học nghiên cứu về văn hóa - Bộ môn Cơ sở văn hóa là môn học trình bày những đặc trưng cơbản cùng các quy luật hình thành và phát triển của một nền văn hóa cụ thể.

11.5 Cấu trúc của hệ thống Văn hoá

Văn hóa chỉ có thể thực hiện được các chức năng của nó khi nó vận hành với tính cách là một hệ thống Vì vậy, văn hóa cần được xem xét như là một hệ thống

Văn hóa được chia thành hai thành tố: Văn hóa vât chất và Văn hóa tinh thần.

Cũng có quan điểm chia ba:

Văn hóa vật chất – Văn hóa xã hội – Văn hóa tinh thần.Văn hóa vật chất – Văn hóa tinh thần – Văn hóa nghệ thuật Sinh hoạt kinh tế – sinh hoạt xã hội – sinh hoạt trí thức… Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như

- Văn hóa sản xuất, Văn hóa xã hội, Văn hóa tư tưởng, Văn hóa nghệ thuật

- Hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt đông

-Từ cách tiếp cận hệ thống, có thể xem văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành tố (tiểu hệ) cơ bản với các vi hệ như sau.Mỗi nền văn hóa là tài sản của một cộng đồng người (chủ thể văn hóa) nhất định Trong quá trình tồn tại và phát triển Chủ thểvăn hóa đó đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người Đó là 2 vi hệ của tiểu hệ Văn hóa nhận thức.

Tiểu hệ thứ hai liên quan đến những giá trị nội tại của chủ thể văn hóa: đó là Văn hóa tổ chức cộng đồng Nó bao gồm hai vi hệlà Văn hóa tổ chức đời sống tập thể (ở tầm vĩ mô như tổ chức

Trang 11

nông thôn, quốc gia, đô thị), và Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (liên quan đến đời sống riêng mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp, nghệ thuật…).

Cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môitrường – môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (các dân tộc, quốc gia khác) Cho nên, cấu trúc văn hóa còn chứa hai tiểu hệ liên quan đến thái độ của cộng đồng với hai loại môi trường đó là Văn hóa ứng xử với môi trườngtự nhiên và Văn hóa ứng xử với mỗi trường xã hội.

Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng (tạo nên hai vi hệ): tận dụng môitrường (tác động tích cực) và ứng phó với môi trường (tác động tiêu cực) Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống, tạo ra các vật dụng hàng ngày…; đồng thời phải ứng phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa…) Với môi trường xã hôi bằng các quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cô gắngtận dụng những thành tựu của các dân tộc lân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại giao…

Dưới góc độ đồng đại, hệ thống văn hóa còn có thể có nhiều cách phân chia khác Chẳng hạn, trong quan hệ với cộng đồng, có thể phân biệt văn hóa dân gian và văn hóa chính thống Trong quan hệ với địa bàn cư trú, có thể phân biêt văn hóa biển, văn hóa đồng bằng và văn hóa núi Cũng vậy có sự khác biệt giũa văn hóa Việt với văn hóa các dân tộc ít người Những cách phân chia này cần được vận dụng kết hợp với cách phân chia chính.

1.2.1 Hai loại hình văn hóa.

Dựa theo địa bàn cư trú, môi trường sống, dựa theo đặc điểm sinh hoạt, theo nếp sống, thói quen…Người ta chia thành hai loạihình văn hóa

- VH gốc nông nghiệp (phương Đông)

- VH gốc du mục (Phương Tây)

Trang 12

Phương Tây là khu vực tây bắc bao gồm toàn bộ châu Âu đến dãy Uran

Phương Đông gồm Châu Á và Châu Phi.

Hai vùng này có sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt:Phương tây

Ngôn ngữ phương Tây biến hìnhNgười phương Tây coi trọng cá nhân

Người phương Tây chìa tay ra bắt lúc gặp nhau

phương Tây là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, có chăng chỉ là những vùng đồng cỏ mênh mông

Phương đông

Ngôn ngữ phương Đông chủ yếu là đơn lậpNgười phương Đông coi trọng cộng đồngNgười phương Đông khoanh tay cúi đầu

Môi trường sống của cư dân phương Đông là xứ nóng sinh ra mưa nhiều ( ẩm) tạo nên các con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú

Hai loại địa hình này khiến cho cư dân hai khu vức phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau:

trồng trọt

chăn nuôi.

Nghề chăn nuôi ở phương Tây phổ biến đến mức trong Kinh Thánh từ cừu được nhắc tới 5.000 lần, tín đồ được gọi là con chiên, Chúa là người chăn chiên.

1.2.2 Những đặc trưng chủ yểu của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp.

Trang 13

Việt Nam do ở góc tận cùng phía Đông - Nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình

Dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ươc vọng sống hòa hợp với thiên nhiên

Nghề trồng trọt buộc ngươi dân phải sống định cư để chờ cây cốilớn lên, ra hoa kêt trái và thu hoạch Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên cộng với việc yếu về thế giớI quan khoa học nên người Việt Nam mở miệng là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”…Về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp Tổng hợp kéo theo biện chứng.

Vì nghề nông, nhât là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên (Trông trời trongđất, trông mây; Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm) Cáimà người nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và kinh nghiệm sống: Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm.

Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình

Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Bán anh em xa, mua láng giềng gần Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình Tình làng nghĩa xóm…

Trang 14

Phụ nữ Việt Nam là người quản lí kinh tế, tài chính trong gia đình– người nắm tay hòm chìa khóa

Tinh thần coi trọng ngôi nhà là coi trọng cái bếp là coi trọng người phụ nữ hoàn toàn nhất quán và rõ nét

“Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà; Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng”

Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ cái vớinghĩa là “mẹ” đã mang thêm nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay cái, máy cái…

nhiều học giả phương Tây gọi Đông Nam Á là “xứ sở Mẫu hệ” (le Pays du Matriarcat).

Tư tưởng coi thường phụ nữ là từ Trung Hoa truyền vào sau này: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô; Nam tôn nữ ti; Tam tòng; tứ đức… đến khi ảnh hưởng này trở nên đậm nét (từ lúc nhà Lê tôn Nho giáo làm quốc giáo).

Lối tư duy tổng hợp và biện chứng:

luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lí sống: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy…

Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến phương Đông và nền dân chủ tư sản phương Tây Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau.

Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc (giờ cao su), sự thiếu tôn trọng pháp luật… Lối sống trọng tình làm cho thói tùy tiện càng trở nên trầm trọng hơn: Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình… Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” trong giải quyết công việc: Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế… Trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn so với cư dân các nền văn hóa gốc du mục.

1.2.3 Chủ thể và thời gian văn hóa Việt nam.

Ngày đăng: 23/05/2024, 21:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan