Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia với 54 dân tộc anh em Mỗi một dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng Trải qua quá trình phát triển, 54 bản sắc dân tộc, ngày càng hoà quyện, đan xen vào nhau, quá trình giao thoa đó đã làm cho nền văn hoá của các dân tộc hoà nhập nhưng không hoà tan, góp phần làm cho nền văn hoá vật chất, tinh thần Việt Nam phong phú, đa dạng và độc đáo Dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mỗi một dân tộc có nhưng bản sắc văn hoá dân tộc riêng, trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay việc giữ gìn nhưng nét văn hoá dân tộc mang một ý nghĩa quan trọng, những đề tài tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc là vô cùng cần thiết hiện nay, không những để mang những đặc sắc văn hóa này đến với bạn bè quốc tế, mà còn là để củng cố lại những kiến thức về bản sắc văn hóa đang có dấu hiệu mai một của một số người Việt.
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mường được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam Dân tộc Mường cư trú thường ở các khu vực Sông Đà, và khu vực trung lưu của Sông Mã, Sông Bưởi, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình rồi đến các tỉnh lân cận là Thanh Hóa, Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Nội và rải rác ở các khu vực khác “Người Mường có quan hệ rất gần với người Kinh, có cùng nguồn gốc với người Kinh Các nhà dân tộc học đưa ra thuyết cho rằng người Mường và người Kinh có chung nguồn gốc là người Việt-Mường cổ”(trích Wikipedia) Người Mường có một đời sống tinh thần đa dạng và phong phú về phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và chữ viết, tiếng nói, văn hoá nghệ thuật
Theo trang báo điện tử “Biên phòng” ngày 23/02/2022: “Một số dân tộc chỉ còn dưới 10 người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình Có những dân tộc chỉ còn 13% người dân biết múa điệu múa truyền thống Có dân tộc chỉ có hơn30% dân số biết nói tiếng dân tộc mình Kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số (DTTS) cho thấy, nhiều di sản văn hóa đang bị mai một Điều này đang đặt ra yêu cầu bức thiết và những thách thức đối với công tác bảo tồn truyền thống văn hóa của các DTTS”.
Từ thực tiễn đó, ta có thể thấy rõ ràng việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số là điều vô cùng cần thiết Những năm qua Đảng ta đã có những chính sách nhằm bảo tồn bản sắc văn học dân tộc thiểu số Trích từ nội dung Thông tư số 12/2014/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa bao gồm: Hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam; hỗ trợ việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số; ưu tiên xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ xây dựng, tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ; tổ chức hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ văn hóa là người dân tộc thiểu số Để góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình tìm hiểu văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, chúng tôi quyết định chọn: “Nghiên cứu phong tục ma chay của dân tộc Mường” làm đề tài dự án.Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hoá truyền thống của người Mường hoà chung vào nền văn hoá Việt Nam
“Tiến tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” là mục đích mà chúng tôi muốn đạt được.
Là sinh viên đang học tại trường Đại Học Ngoại Ngữ-Đại học quốc Gia Hà Nội, đang theo học môn CSVH Việt Nam, tìm hiểu về văn vóa dân tộc Đó cũng là một lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm góp phần mang đến nhiều kiến thức bổ ích hơn về bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, mở rộng, bồi đắp cho mọi người lòng tự hào, tình yêu đối với dân tộc, quê hương, đất nước.
Tình hình nghiên cứu
Dân tộc Mường được biết đến qua rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bài báo, các tạp chí Các trang thông tin điện tử hiện nay có giới thiệu tổng quan về văn hóa và đời sống của dân tộc Mường, trong đó đề cập đến phong tục ma chay của dân tộc Mường Đến với đề tài này chúng tôi sẽ đi vòa sâu hơn về tang ma của người Mường, những đặc sắc, ý nghĩa, tâm quan tọng của phong tục này đối với người dân của dân tộc Mường Phong tục ma chay của người Mường vô cùng độc đáo mà không một nơi nào giống, có nhiều quy trình, nghi thức cần phải thực hiện, nhìn qua thì vô cùng rắc rối phức tạp nhưng mỗi một nghi thức trong đó đều hàm chứa ý nghĩa riêng.
1.2.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a, Mục đích:
Tìm hiểu phong tục ma chay của người Mường để thấy được những giá trị và bản sắc văn hóa riêng của cộng đồng người Mường thông qua phong tục ma chay. b, Nhiệm vụ:
Khái quát về nguồn gốc và lịch sử dân tộc Mường, sơ lược về phong tục tang ma của người Mường và phân tích đặc điểm, ý nghĩa của các nghi thức, thủ tục quan trọng, và quá trình tang ma của dân tộc Mường.
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a, Đối tượng nghiên cứu
Phong tục ma chay dân tộc Mường b, Phạm vi nghiên cứu
Phong tục ma chay của dân tộc Mường tại Việt Nam
Những đóng góp của đề tài
Thông qua tìm hiểu về phong tục ma chay của người Mường góp phần nâng cao nhận thức của người dân, tình thần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét đẹp đặc sắc văn hóa, truyền thống các dân tộc Việt Nam của đồng bào dân tộc.
Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
2.1.1 Tang ma Đám tang hay đám ma là một nghi lễ kết nối với công đoạn xử lý cuối cùng của một xác chết, chẳng hạn như chôn cất hoặc hỏa táng, có những người thân hữu đến tham dự và đưa tiễn Phong tục tang lễ bao gồm sự phức tạp của tín ngưỡng và tập quán được sử dụng bởi một nền văn hóa để tưởng nhớ và tôn trọng người chết, từ sự can thiệp, đến các di tích, lời cầu nguyện và nghi lễ khác nhau được thực hiện để vinh danh họ Phong tục khác nhau giữa các nền văn hóa và các nhóm tôn giáo Động lực thế tục phổ biến cho tang lễ bao gồm để tang người quá cố, kỷ niệm cuộc sống của họ, và cung cấp hỗ trợ và cảm thông cho người mất; Ngoài ra, đám tang có thể có các khía cạnh tôn giáo nhằm giúp linh hồn của người quá cố đến thế giới bên kia, phục sinh hoặc tái sinh.
Tang lễ thường bao gồm một nghi thức mà qua đó xác chết nhận được một sự sắp xếp cuối cùng Tùy thuộc vào văn hóa và tôn giáo, những điều này có thể liên quan đến việc tiêu huỷ thân thể (ví dụ, bằng cách hỏa táng hoặc thiên táng) hoặc bảo quản (ví dụ, bằng cách ướp xác hoặc chôn cất) Niềm tin khác nhau về sự sạch sẽ và mối quan hệ giữa cơ thể và tâm hồn được phản ánh trong các thực hành tang lễ Một dịch vụ tưởng niệm hoặc lễ kỷ niệm của cuộc sống là một nghi lễ tang lễ được thực hiện mà không có hài cốt của người quá cố.
Khái quát về dân tộc Mường
Dân tộc Mường là một trong những tộc người dân tộc thiểu số ở Việt Nam, rất gần gũi với người Kinh về văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc học, nhân chủng học NgườiMường có tên tự gọi là Mol (hoặc Mon, Moan, Mual, Mwanl) Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh như ngày nay Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của đồng bào bao gồm nhiều làng Mỗi vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người Kinh và người Mường, người Kinh đã sử dụng từ Mường để gọi dân tộc này Cho đến tận bây giờ, người Mường vẫn gọi mình là Mol, Moăn như ở Hòa Bình; Mon, Mwanl như ở Thanh Hóa Còn từ Mường vốn là từ “mương” đồng bào dùng để chỉ nơi cư trú chứ không liên quan gì đến tộc danh ngày nay của mình Mặc dù vậy, cùng sự biến động của lịch sử cũng như quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các dân tộc anh em khác cho đến nay “Mường” đã được đồng bào chấp nhận và coi đó là tộc danh của mình, và hiển nhiên, họ tự nhận mình là người Mường như ngày nay Do đó, Mường trở thành tên gọi chính thức và duy nhất của tộc người này để phân biệt với các dân tộc khác Tộc danh Mường đã được các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu và nhân dân dùng khi tìm hiểu, nghiên cứu gọi dân tộc này: Người Mường.
2.2.2 Sơ lược về phong tục tang ma người Mường
Phong tục tang ma của người Mường giữ một vị trí quan trọng, không chỉ thể hiện trách nhiệm của người sống với người chết theo tư duy “chết không phải là hết” mà là sự chuyển đổi từ thế giới này sang thế giới khác Vì vậy, tập tục tang lễ của họ chứa đựng nhiều giá trị di sản văn hóa dân gian thông qua quan niệm về thế giới quan, vũ trụ quan cũng như quy trình thực hành các nghi lễ từ sau khi tắt thở đến lễ bỏ tang Đồng thời, trong nghi lễ này còn chứa đựng cả những yếu tố văn hóa
- xã hội mang tính bản sắc văn hóa tộc người qua hai dạng thức: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Để cuộc hành trình trở về thế giới bên kia được thuận lợi và may mắn cho hồn người chết thì vai trò của ông Mo và cộng đồng rất quan trọng NgườiMường quan niệm, cuộc sống ở âm phủ cũng giống như cuộc sống ở trần gian nên người sống phải đáp ứng đầy đủ về vật chất, tinh thần cho người chết để hồn của họ vui vẻ trở về với tổ tiên Nếu hồn của người quá cố “không được đáp ứng” đủ mọi yêu cầu thì sẽ về gây hại cho người sống bằng nhiều hình thức khác nhau: ốm đau,làm ăn không thuận, chăn nuôi gia súc, gia cầm bị dịch bệnh; thậm chí còn bắt cả người thân chết theo Xuất phát từ quan niệm nêu trên, người Mường rất cẩn trọng trong nghi thức tang lễ nên đã mời thầy Mo đến tiến hành hàng loạt các nghi lễ với một ước nguyện “mồ yên mả đẹp” Nghi lễ này hết sức phức tạp để đưa linh hồn người chết về cõi vĩnh hằng Cõi vĩnh hằng ở đây chính là nơi linh hồn của họ sẽ tồn tại vĩnh viễn sau khi chết Theo ông Vương Anh, các nghi thức tang ma của người Mường được quy định rất nghiêm ngặt Từ trang phục của người chết, con cháu, anh em, họ hàng cho đến việc xem ngày, giờ nhập quan, cách bày trí các đồ cúng lễ áo quan, các nghi lễ, nghi thức: Đưa ma, tùy táng Trong suốt các nghi thức tang ma, ậu mo làm nhiệm vụ thuyết phục và hướng dẫn Trách nhiệm của ậu mo là làm cho người chết hiểu được quy luật tự nhiên của sự sống và cái chết, mà người đã chết thì phải tách khỏi thế giới của người sống Để sau đó hồn mới có thể sẵn sàng đi tiếp hành trình, chuyến đi cuối cùng đến với thế giới dành riêng cho họ.
Phong tục tang ma của dân tộc Mường
Phần lễ nghi trong nghi thức tang ma
Tang lễ của người Mường được diễn ra trong 3 bước: chuẩn bị trước tang lễ, chính thức vào tang lễ và tú tem (hết tang)
3.1.1 Chuẩn bị trước tang lễ
Theo tục lệ cứ có người ốm yếu, ngoài việc chữa chạy về thuốc men, con cháu họ hàng và những người thân thiết hoặc có quan hệ tốt với nhau cùng góp gà, gạo, rượu với gia đình cúng vía, gọi là vải vách cộ (vía sửa quan tài) Trong cuộc cúng vía này họ nhờ những người giỏi nghề mộc để khoét đẽo, làm mộng quan tài, mặt khác cũng báo cho con cháu nội ngoại biết, chuẩn bị góp khâm liệm và cúng lễ cho vong linh Các mế, các bà đến may vá đồ khâm liệm từ chiếc gối đầu đến các gối nhỏ kê chân tay, quần, áo, mũ.
Hình 1: Đám ma dân tộc Mường
Khi tắt thở, con cháu giữ hai tay người quá cố buông thẳng, vuốt mặt rồi lấy miếng vải trắng che lại Họ luộc một quả trứng, nấu ít gạo nếp, một banh rượu làm cố thắt nghỉ (tắt thở) Lúc đó họ cầm dao lên cửa voóng gõ sống dao xuống ngưỡng cửa ba cái và nói to “khổ lắm nhà mình đằng này bố (hay mẹ) ơi “ Tiếp theo gia đình phải cho họ chiếc khăn trắng để thắt lên đầu, cầm chiêng đánh báo động có người chết để mọi người chạy về, lúc đó mới được khóc Nếu người chết tuổi chó, lợn mà chết vào giờ dần hoặc giờ thần trùng thì phải tống khử, yểm đảo cho người chết Cuộc cúng tiếp theo là thấy cũng mời thầy thuốc Mường Trời (Cun Kẹ) xuống tra thuốc, gọi là Kẹ, cho người chết khỏi bệnh tật ốm đau Kết hợp với kẹ là Khồng cho mát mẻ Sau đó là nấu nồi lá bưởi tắm rửa, mặc quần áo, quấn khăn, loại đồ bang khà đã chuẩn bị sẵn, đặt nằm lên chiếu, trăn trên kép, đắp chăn, căng màn chờ giờ vào áo quan Lễ nhập quan, ông Mo còn hát khấn kể tích quan tài rồi đánh thức săng (dẩyl khăng) và đạp khăng để:
“Ma tinh chạy về gốc
Ma mộc chạy về cành
Cho lành thây ma, yên người sống” Ông Mo dùng đuốc hơ hoặc dùng cành lá quét bên trong quan tài gọi là xông khăng hoặc quét khăng sau đó hà hơi, yểm đảo trừ khử các loại yêu tinh ở cây chờ đến giờ tốt nhập quan tài Họ lót chiếu chăn vào quan tài mà khiêng bằng chiếc chăn đặt thi hài nằm vào trong quan tài trong tiếng trống, chiêng, kèn giục giã Sau đó các phần vải, cùng chăn, màn, quần áo khi còn sống người đó dùng gọi là phùn đội của tất cả con cháu họ hàng đều được đắp cho người già qua đời Tuy thế cũng chỉ ấn chặt trong quan tài là đủ, còn lại khi chôn cất xong con cháu chia nhau giữ để ngày tết còn đặt cũng lễ.
Quan tài của người Mường là hình trụ tròn, nửa dưới khoảng 2/3 thân cây gỗ để gờ quanh miệng ở phía bên trong áo quan, bên ngoài đẽo khấc xuống, ở nửa quan tài bên trên để gờ bên ngoài, khi đậy nắp úp khít lấy nhau rất kín, chặt Ở hai đầu của hai nắp đã đục sẵn lỗ vuông gọi là lỗ chạo đa, vót tám que khít chặt tám lỗ ấy,đặt dây vải se sẵn vào lỗ đóng chặt vào ở nắp áo quan bên trên trước rồi ấn chặt nắp xuống kéo căng dây đóng vào lỗ chạo đa ở nắp dưới Ở giữa và hai đầu quan tài buộc đai bằng lạt tre như đại trống, thắt lại cho chắc mà đóng nêm cho thật chặt. Bên ngoài quan tài quấn các lớp vải trắng, đỏ gọi là bọc Bọc áo quan cũng phải chọn giờ tốt nhưng thường là chung giờ với giờ vào áo quan Bọc đỏ ngoài cùng là của con cả, tuần tự các lượt bên trong là con thứ 2,3 đến lượt cuối là vải trắng.
Quan tài được đặt trên chiếc giường, phản hay sập ở giữa nhà thẳng với quá giang, sát cửa cái phía cột voóng, bên trên là bàn thờ.
Khi sắm sửa lễ mo đám ma, trước hết họ mạc phải phân công người đi thông báo cho các đầu thông gia, anh em bạn bè đến phúng viếng, phân công tiếp các đầu, các bữa cúng lễ cho hồn, đi mượn ông Mo, kèn, trống.
Bước vào đám phải có đủ các bộ phận thầy Mo, Chí Chuốc, bộ phận âm nhạc gồm ba nhóm: nhóm trống con, kèn hơi, chũm chọe, thanh la, mõ, bộc: nhóm trống cái, trống đồng, lệng và nhóm chiêng.
Bộ phận trang trí phải làm cây vải, cây vóc, làm cột có ngáng đặt các cuộn vải tự dệt: cây thóc lúa cũng làm thành cột để buộc đựng các bó lúa cho hồn làm của cải giống mạ, làm cờ con trai vải đỏ, con gái vải trắng để khi đưa linh cữu đưa ra huyệt mỗi con một cờ dài chừng 1,20m, rộng 2cm treo trên ngọn cây sật còn cả lá.
Làm cây bông, cây hoa để hồn mang đi chợ Mường Trời bán lấy tiền trả nợ khi ở trọ nhà Keo Reng, vật dụng đan lát (cang la) để hồn đựng đồ đạc, sào quần áo vắt lên trên thẳng chỗ đặt quan tài Cạnh hai bên quan tài con cháu túc trực Bên trên quan tài con cháu đặt các cỗ xôi, thịt, bánh trái để thờ hồn Cây bánh làm thành khung hay đan thành nửa chiếc lồng mắt cáo, đặt khít chiếc bánh dày vào hết các mắt cáo ấy Đặt quả còn cho hồn đi chơi ném còn.
Vấn đề ăn uống do họ phối hợp với làng xóm nấu nướng Thức ăn chủ yếu là xôi,thịt, canh loóng (là cây chuối, bóc lớp ngoài thái khoanh mỏng nấu nước luộc thịt cho thêm lá lốt vào làm hương vị).
3.1.2 Chính thức vào tang lễ
Cứ theo công việc của đám hiếu, ông mo lần lượt làm các thủ tục của mo như khấn nổ, cuông xống áo, đẻ khót đến làm thủ tục cho hồn như đi nhìn, để nhận họ hàng bên mường ma, lên trời để đối kiện, chuộc số, xin đuông, đi chợ sắm các thứ để về bên ma dùng, đến mo Cliêu kể chuyện, cuối cùng là Mo Lìa và đưa linh cứu ra đồng.
Sau khi chôn cất được bốn mươi đêm thì làm lễ nộp kéo, lược Lễ này riêng con cháu trong chi làm để cúng hồn và các ông bà tổ tiên về cho ăn uống mà thu lấy kéo, lược để từ hôm đó trở đi con cháu được cắt tóc Sau lễ cúng tổ tiên thì cúng vía để con cháu đoàn tụ với thân thể cho luôn khỏe mạnh.
Trong thời gian để tang, con cháu giữ lễ độ báo hiếu: không hát thường đang, không đi xắc bùa, không vùng vẫy dưới sông nước, không huýt sáo, không dựng vợ, gả chồng Thường xuyên kiêng không tắm nước lá bưởi, ngày chôn cất không dựng nhà, làm chuồng gà, lợn, cấy, trồng.
Lễ mãn tang, trước đây tổ chức khi hết ba năm, nay thường tổ chức luôn vào cuộc chàm xám, lễ một trăm ngày Lễ này nhà chủ phải nấu nồi lá moc hay lá, vỏ mít đê nhuộm cho tất cả Đây là cuộc làm với nghĩa đã làm tròn công đức báo hiếu để cha mẹ giúp đỡ cho con cháu lâu dài.
Những năm gần đây cùng với sự chuyển giao giữa các dân tộc khác nhau thì những giá trị văn hóa của người Mường đã có nhiều thay đổi, cả theo hướng tích cực và mai một Tuy nhiên, nghi lễ tang ma của người Mường vẫn được coi là một trong những nghi thức tôn giáo mang đậm màu sắc tâm linh huyền bí Có những giá trị không thể thay thế trong đó có vai trò của thầy Mo trong nghi lễ tang ma Đây là nhân vật quan trọng và là người đặt nền móng văn hóa cho các nghi lễ tâm linh của dân tộc Mường Những tín ngưỡng tâm linh và dân gian mà thầy Mo còn lưu giữ được sẽ là kho tàng văn hóa phong phú và đáng quý để chúng ta lưu tâm gìn giữ và khai thác.
Các thủ tục quan trọng trong tang lễ
3.2.1 Nghi lễ MoMo a, Thầy Mo và vị trí của thầy Mo trong tâm linh người Mường
Thầy mo là một người thầy cúng trong các bản, làng của những dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam Những người này có nhiệm vụ làm các lễ linh thiêng, lễ hội, ma chay… Những công việc liên quan đến phong tục tập quán, tất cả những công việc ấy người trong bản đều cần thầy Mo cầu khấn trước thần linh.
Có thể nói thầy Mo chính là linh hồn của các đám tang ở Mường Thầy Mo là mối dây quan trọng để liên kết với những người còn sống và những người đã mất. Người Mường vẫn quan niệm rằng con người khi mới mất nếu chưa tiến hành các nghi lễ tang ma thì họ chưa thành ma dù không còn là người trần nữa Trong ranh giới này người mất có một quyền lực siêu nhiêu mà chỉ có thầy Mo mới điều khiển hay cầu xin được họ Vì vậy thầy Mo được xem là người trung gian giữa hai thế giới người chết và người trần Thầy Mo có nhiệm vụ điều khiển linh hồn người mất phải tuân theo các nghi lễ của tang ma Điều này rất quan trọng Nếu thầy Mo có những bước chỉ dẫn sai thì linh hồn người chết sẽ bị mất phương hướng và không đến được thế giới của cõi âm.
Trong cộng đồng thầy Mo rất được kính trọng Họ là những người có kiến thức tương đối sâu rộng và ít nhiều tích lũy được những bí quyết thần bí mà người xưa truyền lại Chính vì vậy thầy Mo là người mang trọng trách thực hiện một số nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng trong cộng đồng Để thực hiện nhiệm vụ ấy thầy Mo phải có những dụng cụ của riêng mình như trang phục và các vật dụng quan trọng khác.
Bộ trang phục của thầy Mo may rất rộng, tay áo to vạt trái vắt chéo qua sườn phải Áo dài tới bắp chân phần dưới may mở rộng và không xẻ tà, ngang lưng có một thắt lưng bằng vải trắng Ông Mo đội mũ mềm bằng vải xanh được khâu về phía đỉnh.
Người Mường cho rằng tất cả các vật dụng của thầy Mo khi chưa dùng đến thì chúng đều nằm im Khi có đám tang thầy Mo muốn sử dụng thì phải đánh thức các đồ vật thì thầy Mo còn phải đánh thức tổ tiên đời trước có hành nghề Mo, nhưng đến thời điểm hiện tại đã mất Các vị tổ tiên sẽ giúp sức cho các thầy Mo làm
Khi các vật dụng được đánh thức thì sức mạnh của thầy Mo sẽ tăng lên gấp bội. Một số vật dụng tiêu biểu và quan trọng của thầy Mo như thanh gươm, túi khót và quạt Trong đó túi khót là vật linh thiêng nhất Đây được coi là túi phép của các thầy
Mo Túi khót có các vật dụng vô cùng quý hiếm, như răng lợn rừng, răng hổ, răng báo, xương, móng vuốt động vật và một số các loại vật dụng bằng đá Đây không phải là những loại răng bình thường mà theo tín ngưỡng của người Mường thì đó là những vật được thần linh ban cho, nếu thầy Mo nào có càng nhiều vật dụng thì sức mạnh chắc chắn sẽ càng lớn. b,
Thầy Mo là người thực hiện tất cả các lễ nghi Ngay sau khi gia đình có người mất thì lập tức phải mời thầy Mo đến Đầu tiên thầy Mo sẽ thực hiện nghi lễ chia vải vóc Sau đó thầy sẽ tiến hành một loạt các nghi lễ khác như lễ báo tang, lễ phát tang…
Hình 2: Thầy Mo trong nghi lễ tang ma người Mường
Thầy Mo vừa là người làm lễ, vừa là người hướng dẫn cho ma thực hiện các nghi thức Sau khi người nhà đã chuẩn bị xong đồ dùng để cho ma đi đường và tắm rửa sạch sẽ cho người đã mất thì thầy Mo bắt đầu đọc bài cúng báo với thần linh biết để trừ tà ma và không cho tà ma đến làm hại quan tài của người đã khuất Khi những nghi lễ trên hoàn tất thì việc khâm niệm coi như đã xong Thầy Mo phải ở đó không được đi đâu cho tới khi các nghi lễ kết thúc.
Một trong những nét đặc sắc của nghi lễ tang ma người Mường chính là việc tiến hành các đêm Mo hay còn gọi là các bữa ăn của ma Đối với nghi lễ tang ma cổ các đêm Mo có khi kéo dài đến 12 đêm Tuy nhiên đến nay nhằm thực hiện nếp sống mới thì các bữa đã có những thay đổi cho phù hợp với cuộc sống hiện đại nên không còn đầy đủ như trước Trong tang lễ ở Mường hiện nay chỉ còn bốn bữa ăn chung cho người mất Trong nghi lễ này thầy Mo đóng vai trò là người chỉ đường và dẫn đường Thầy Mo dùng cây kiếm và dùng chiếc chuông để gọi ma và chỉ đường cho ma đi đúng hướng.
Trong các bữa ăn của ma thì mỗi một bữa lại có những lời cúng khác nhau với ý nghĩa khác nhau Cách thức tiến hành của từng bữa cũng mang những đặc trưng riêng nhằm mục đích là giúp người đã khuất được siêu thoát Trong bữa Tẩm tịch, thầy Mo nói với người đã khuất rằng từ nay họ đã là ma Thầy hướng dẫn cho người mất khi về với Mường ma phải sống như thế nào hay phải tuân thủ những tập tục ở đó ra sao Trong bữa đầu tiên này thầy Mo sẽ đọc sử thi đẻ đất đẻ nước vừa là sự giải tỏa tâm lý, an ủi trấn an tinh thần, vừa là sự trang bị những kiến thức cơ bản cho người mất trước khi họ về thế giới bên kia Giọng Mo đầy truyền cảm và uy lực.
Bữa thứ hai là bữa Mo đi nhìn ho Bằng các bài cúng thì thầy Mo bắt đầu dẫn dắt linh hồn người quá cố vào nghĩa địa nơi mà sau này sẽ được chôn cất để gặp chủ đất trong chuyến đi này Sau đó thầy Mo dẫn họ vào chào và gặp những người thân trong dòng tộc đã yên nghỉ ở đây rồi trở lại nhà Đây cũng là khoảng thời gian mà linh hồn được nghỉ ngơi. Để người chết có thể tìm được cửa tìm được người thân trong Mường ma qua những lời cúng thầy Mo sẽ chỉ dẫn cho ma lối đi, tránh lầm đường lạc lối và gọi đầy tớ đi cùng để mang đồ Những con vật dẫn đường cho ma là con muông và con cá tượng trưng cho sự sinh tồn.
Như vậy có thể thấy thầy Mo là người đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức nghi lễ tang ma và các bữa ăn cho người đã mất Thầy Mo là người chỉ dẫn cho ma đi đúng đường để ma có thể đi chợ mua đồ dùng, mua quần áo đi gặp những người thân và về với gia đình của mình ở thế giới Mường ma Thầy Mo thể hiện quyền lực qua thanh gươm và chuông gọi ma để điều khiển người mất theo sự chỉ dẫn của mình.
Chọn ngày lành, giờ tốt để đưa tang
Nhập quan là nghi lễ hệ trọng nhất trong tang ma Mường Thầy Mo coi giờ rất kỹ lưỡng và theo phong tục của đồng bào chỉ nhập quan vào lúc 3-4 giờ chiều hoặc vào buổi tối, bởi giờ đó là giờ Mường Ma nhập linh hồn của người chết (Tạ Đức, 2013). Nhiều vải vóc, quần áo của người chết cũng được đưa vào trong quan tài, sau đó thầy Mo thực hiện các nghi thức “ma thuật tiếp xúc” bằng cách dùng than củi gạch đánh dấu vào những tài sản của con cháu tặng cho người chết để các hồn ma khác không được đến cướp giật Tiếp theo, thầy Mo dùng cành sa nhân quét trên nắp quan tài (3 lần) và dùng dao thờ (dao lù) vung trước mặt rồi dậm chân, hét lên một tiếng thật to, với ý nghĩa nghiêm cấm các hồn ma khác không được xâm nhập vào trong quan tài và đến gần đàn lễ Trước khi phát tang, con trai trưởng quỳ trước cửa sổ của gian chính rồi cầm dao chặt 3 nhát vào thành cửa và nói, “nhà ta ở đây bố/mẹ ơi”, với ý nghĩa, người đại diện gia đình đứng ra lo liệu mọi việc tang lễ Tiếp theo,người con trai cả đánh 3 tiếng trống và vứt dùi trống ra ngoài, sau đó đội nhạc hiếu dóng 3 hồi 9 tiếng cồng báo hiệu cho cộng đồng trong làng biết có người mất Sau khi phát tang, dân làng sẽ đến phúng viếng, chia buồn cùng gia đình với nhiều hình thức khác nhau: tiền mặt, gạo, thực phẩm, rượu, củi đun; giúp việc đào huyệt, làm nhà táng, dựng rạp và tham gia đưa tang b,
Trên đường ra huyệt Đến ngày giờ thầy Mo đã chọn, quan tài được di dời từ trên nhà sàn xuống đặt vào nhà táng (nhà ram), sau đó dùng dây lạt để buộc chặt quan tài lên khung đòn khiêng để nó không bị xê dịch trong quá trình đưa tang Khi có hiệu lệnh di chuyển, mọi người đến nâng đòn khênh nhà ram để tiễn đưa người chết về thế giới bên kia.
Một số nghi lễ diễn ra sau khi chôn cất người chết
Sau khi chôn cất được bốn mươi đêm thì làm lễ nộp kéo, lược Lễ này riêng con cháu trong chi làm để cúng hồn và các ông bà tổ tiên về cho ăn uống mà thu lấy kéo, lược để từ hôm đó trở đi con cháu được cắt tóc Sau lễ cúng tổ tiên thì cúng vía để con cháu đoàn tụ với thân thể cho luôn khỏe mạnh.
Trong thời gian để tang, con cháu giữ lễ độ báo hiếu: không hát thường đang,không đi xắc bùa, không vùng vẫy dưới sông nước, không huýt sáo, không dựng vợ, gả chồng Thường xuyên kiêng không tắm nước lá bưởi, ngày chôn cất không dựng nhà, làm chuồng gà, lợn, cấy, trồng.
Lễ mãn tang, trước đây tổ chức khi hết ba năm, nay thường tổ chức luôn vào cuộc chàm xám, lễ một trăm ngày Lễ này nhà chủ phải nấu nồi lá moc hay lá, vỏ mít đê nhuộm cho tất cả Đây là cuộc làm với nghĩa đã làm tròn công đức báo hiếu để cha mẹ giúp đỡ cho con cháu lâu dài.