KHOA TUYÊN TRUYỀN TIỂU LUẬN HẾT MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM Giảng viên Sinh viên Lớp MSSV TS Bùi Thị Như Ngọc Nguyễn Phương Loan Quảng cáo K[.]
Trang 1KHOA TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN HẾT MÔN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
MSSV
: : : :
TS Bùi Thị Như Ngọc Nguyễn Phương Loan Quảng cáo K40
2051100021
Hà Nội, tháng 3 năm 2022
Trang 2: : :
Nguyễn Phương Loan Quảng cáo K40
2051100021
Tiểu luận môn
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Hà Nội – 2022
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 2
1.1 Nguồn gốc du nhập Phật giáo vào Việt Nam 2
1.2 Sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam 3
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM 4
2.1 Ảnh hưởng phật giáo về mặt tư tưởng và đạo lý 4
2.2 Ảnh hưởng Phật Giáo qua quá trình hội nhập văn hóa Việt Nam 6
2.3 Ảnh hưởng Phật Giáo qua góc độ nhân văn và xã hội 10
2.4 Ảnh hưởng phật giáo ảnh hưởng đến các loại hình nghệ thuật 18
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM 21
3.1 Một số những hoạt động tiêu cực trong sinh hoạt Phật giáo Việt Nam hiện nay 21
3.2 Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong đời sống văn hóa ở Việt Nam 23
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 4MỞ ĐẦU
Phật giáo là một tôn giáo đã gắn bó lâu đời với người Việt, đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Việt Sau hàng nghìn năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo vừa đồng hành, vừa góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam Hòa nhập vào với đời sống văn hóa xã hội Nhiều tín điều Phật giáo đi vào đời sống xã hội Việt Nam truyền thống, gắn kết với văn hóa dân tộc, phát triển đến ngày nay
Tiểu luận này sẽ tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là nó có ảnh hưởng, tác động sâu sắc như thế nào đối với đời sống văn hóa người Việt như thế nào Qua đó có những nhìn nhận, đánh giá, đưa
ra một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay Việc nghiên cứu, tìm hiểu các ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa người Việt sẽ giúp ta hiểu rõ tâm lý, lý giải các hoạt động sinh hoạt đời sống của người dân hơn Qua đó tìm ra được phương cách để tuyên truyền giáo dục người dân tham gia hoạt động tôn giáo một cách đúng đắn, tránh
có các suy nghĩ, hành động mê tín dị đoan gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của xã hội Vì vậy em đã chọn đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM” để có thể hiểu biết thêm kiến thức về lĩnh vực này Kết cấu của tiểu luận gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận Trong đó phần nội dung gồm 3 chương
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1.1 Nguồn gốc du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Phật giáo Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa là một điều mà rất nhiều người lầm tưởng Thật ra, sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên xuất phát từ Ấn Độ Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một
số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này
Vào đầu công nguyên, Ấn Độ đã có được sự giao thương mạnh mẽ với Trung Đông, và gián tiếp với vùng Địa Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn
cung cấp nguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này, những thương nhân
Ấn đã tới các vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm Họ giong buồm, theo gió mùa tây nam mà đi về đông Họ đến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại theo tiếp đường biển hay đường bộ vào trong nội địa Trung Hoa Trong khi đợi gió mùa đông bắc để quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này đã lan truyền dần những nét văn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ mà các thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù trợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á
Ngoài ra, tư liệu trong Lĩnh Nam Chích Quái cho biết một dữ kiện chứng
tỏ sự có mặt của Đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng)
Đó là câu chuyện công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Đồng
Tử Chuyện kể rằng Đồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buôn bán giao thiệp với người nước ngoài Một hôm Đồng Tử theo một khách buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên và tại đây Đồng Tử đã gặp một nhà sư Ấn Độ ở trong một túp lều Nhờ đó mà Đồng Tử và Tiên Dung đã biết đến Đạo Phật Như vậy, khởi thủy du nhập của Phật giáo vào Việt Nam là từ Ấn Độ
Trang 61.2 Sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam
Trải qua gần 2000 năm tồn tại, Phật giáo đã bao phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy Vào thời đại nhà Lý và nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi
là quốc đạo, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người dân Rất nhiều chùa tháp có quy mô to lớn, kiến trúc độc đáo được xây dựng trong thời gian này như chùa Phật Tích, chùa Dạm (chùa Đại Lãm), chùa Diên Hựu (Một Cột), chùa Quỳnh Lâm, hệ thống chùa Yên Tử, v.v Khâm phục những thành tựu văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần, sách vở Trung Hoa đời Minh truyền tụng nhiều về bốn công trình nghệ thuật lớn mà họ gọi là An Nam tứ đại khí Đó là: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Bảo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ
Minh
Thời nhà Lê, nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo, Phật giáo dần dần suy thoái Đầu thế kỉ XVIII, vua Quang Trung có quan tâm chấn hưng đạo Phật, xuống chiếu chỉnh đốn việc cất chùa, cho cất các chùa lớn đẹp, chọn các tăng nhân có học thức và đạo đức cho coi chùa, song vì vua mất sớm nên việc này ít thu được kết quả Đến thời nhà Hậu Lê rồi Nguyễn Triều, Phật giáo đi vào thời kỳ suy thoái, nhường vị trí quốc giáo cho Nho giáo Đến khi người Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước này, thì đạo Phật lại càng suy yếu, mất đi những gì thuần túy, cao siêu, mà chỉ còn như là một tôn giáo thờ thần với nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng phong trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới, Phật giáo Việt Nam cũng chuyển mình phục hưng, khởi đầu từ các đô thị miền Nam rồi miền Trung với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu Cho đến năm 1964, các hội đoàn Phật giáo miền Nam Việt Nam đã thống nhất dưới một mái nhà chung là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và sau 17 năm hoạt động giáo hội này đã ngưng mọi sinh hoạt vào năm 1981 Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất vào năm 1975, năm 1981 chín tổ chức Phật giáo trong cả nước đã tổ chức đại hội, thống nhất làm một và lấy danh hiệu là “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”
Trang 7Dù Phật giáo Việt Nam trải qua thăng trầm nhưng nó đã hoà vào đời sống văn hóa dân tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam Tuy quyện mình, hòa nhập, kết hợp hài hòa với đời sống văn hóa con người Việt Nam nhưng giáo lý kinh điển của Phật giáo vẫn giữ được vẻ tinh khiết vốn có của nó và dòng thiền Trúc Lâm đã được khôi phục vào cuối thế kỷ thứ 20, tiếp nối mạch của lịch
sử Phật giáo Việt Nam Phật giáo đã đi sâu vào đời sống văn hóa của người Việt
từ tư tưởng, đạo lý, phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật, kiến trúc, âm thực… tất cả được thể hiện rõ trong phần phân tích tiếp sau đây
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA VIỆT NAM
2.1 Ảnh hưởng phật giáo về mặt tư tưởng và đạo lý
Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ những kỷ nguyên Tây lịch, rồi tồn tại, phát triển và chan hòa với dân tộc ta cho đến tận hôm nay Xét trên khía cạnh
hệ thống tư tưởng, thì Đạo Phật đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hình thành những quan niệm sống và sinh hoạt cho con người Việt Nam Trong phần này sẽ tìm hiểu về tư tưởng, đạo lý của Phật Giáo đã tác động đến con người Việt Nam như thế nào và người Việt Nam đã tiếp thu những tư tưởng, đạo lý của Phật Giáo
ra sao
2.1.1 Về tư tưởng:
Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu
Đế và Bát chánh Đạo Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáo, nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt Đạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện tại Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại Không những các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều tuân theo luật duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và suy tàn
Trang 8Luật nhân quả của Đạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm Nó đương nhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam
có hiểu biết, có suy nghĩ Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, hoàn toàn thích hợp với sự phát triển lành mạnh của đất nước Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này Vì thế, luật nhân quả đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho đến nay, dẫn dắt từng thế hệ con người hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho
xã hội Thậm chí trẻ con mười tuổi cũng tự nhiên biết câu: "ác giả ác báo" Chúng phát biểu câu rất đúng hoàn cảnh sự việc xảy ra cho đối phương Mặt khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó
họ tự biết sửa chữa, cải tổ, hướng thiện Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến
cố xảy ra cho họ, thì họ nghĩ rằng là do nghiệp từ kiếp trước của nên mới gặp khổ nạn này Không than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia
2.1.2 Về đạo lý:
Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt Đều này ta thấy rõ qua con người và tư tưởng của Nguyễn Trãi, ông đã khéo vận dụng đạo lý Từ Bi và biến nó thành đường lối chính trị nhân bản đem lại “tiếng thơm” nổi tiếng trong lịch sử nước Việt Khi đại thắng quân xâm lược, đối với tù binh nhà Minh, chúng ta không những không giết hại mà còn cấp cho thuyền bè, lương thực để họ về nước Bạn đến với tinh thần xâm lăng chúng tôi sẽ quyết không nhượng bộ, nhưng nếu bạn đến với tinh thần bạn bè hữu nghị chúng tôi sẵn sàng đón tiếp
Tinh thần thương người như thể thương thân ảnh hưởng từ giáo lí từ bi đã làm xuất hiện trong ca dao tục ngữ, phổ biến trong quần chúng Việt Nam như "Lá lành đùm lá rách” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng” Đây là những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứ người Việt Nam
Trang 9nào cũng điều thấm nhuần và thuộc nằm lòng, nói lên lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam
Người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh Đạo
lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý
về tình cảm của dân tộc Việt Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân cho đến
xa, từ tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan
hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này Đặc biệt trong đạo lý tứ
ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo
lý của người Việt Bởi Phật Giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp sống đạo lý truyền thống của dân tộc Việt
Đạo lý Tứ Ân còn có chung cái động cơ thúc đẩy là Từ Bi, Hỷ Xã khiến cho ta sống hài hòa với xã hội, với thiên nhiên để tiến đến hạnh phúc chân thực
và miên trường Từ cơ sở tư tưởng triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật Giáo Việt Nam hình thành được một bản sắc đặc thù rất riêng biệt của nó tại Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền văn hóa tinh thần của dân tộc Việt
2.2 Ảnh hưởng Phật Giáo qua quá trình hội nhập văn hóa Việt Nam
Trong quá trình hội nhập văn hóa sự ảnh hưởng của Phật Giáo đã tác động
và đã tạo cho Phật Giáo Việt Nam có những nét đặc thù sau đây:
2.2.1 Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các tín ngưỡng truyền thống:
Khi được truyền vào Việt Nam, Phật Giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng bản địa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này Biểu tượng chùa Tứ Pháp thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây, Mưa, Sấm, Chớp và thờ Đá Lối kiến trúc của chùa chiền Việt Nam là tiền Phật hậu Thần cùng với việc thờ trong chùa các vị thần, các vị thánh, các vị thành hoàng thổ địa và vị anh hùng dân tộc Có chùa thờ cả Bác Hồ ở Hậu tổ và hầu
Trang 10như không một chùa nào là không để bia hậu, bát nhang cho các linh hồn, vong hồn đã mất
Nhưng cũng vì tinh thần khai phóng này mà về sau phát sinh những hậu quả mê tín dị đoan bên trong Phật Giáo như xin xăm, bói quẻ, cầu đồng các nhà nghiên cứu nước ngoài rất ngạc nhiên khi thấy Phật Giáo Việt Nam dung nạp dễ dàng các tín ngưỡng đa thần của bản địa trong khi các quốc gia trong vùng thì không có Có nên gạt bỏ loại hình tín ngưỡng truyền thống này ra khỏi Phật Giáo không? Vẫn là một vấn đề rất tế nhị, tuy nhiên, ta phải thừa nhận rằng tinh thần dung hòa và khai phóng của Phật Giáo Việt Nam là một trong những nét đặc trưng đáng chú ý
2.2.2 Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các tôn giáo khác:
Đó là kết quả của sự phối hợp và kết tinh của Đạo Phật với đạo Nho và đạo Lão, được các nhà vua thời Lý công khai hóa và hợp pháp hóa Chính vì đặc tính dung hòa và điều hợp này mà Phật Giáo Việt Nam đã trở thành tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt Nó chẳng phải Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa, Tiểu Thừa hay Đại Thừa, mà nó là tất cả những khuynh hướng tâm linh của người dân Việt Trong nhiều thế kỷ hình ảnh tam giáo tổ sư với Phật Thích Ca ở giữa, Lão
Tử bên trái và Khổng Tử bên phái đã in sâu vào tâm thức của người dân Việt
2.2.3 Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa giữa các tông phái Phật Giáo:
Phật giáo Việt Nam có sự tổng hợp của các tông phái với nhau nên không
có tông phái Phật giáo nào ở Việt Nam là thuần khiết Đây là một nét đặc trưng rất riêng biệt của Phật Giáo Việt Nam so với các quốc gia Phật Giáo láng giềng như Thái Lan, Lào… Chùa miền Bắc là cả một Phật điện vô cùng phong phú với hàng chục pho tượng Phật, Bồ Tát, La Hán của các tông phái khác nhau Miền Nam, nhiều chùa mang hình thức Tiểu Thừa (thờ Phật Thích ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại Thừa; bên cạnh tượng Phật Thích ca lớn vẫn có nhiều tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng vẫn sử dụng đồ nâu và đồ lam Điều đặc sắc ở đây là trong khi khai triển Phật Giáo Việt Nam, các thiền sư Việt Nam đã
Trang 11không theo thiền kiểu mẫu của các thiền sư Ấn Độ và Trung Hoa mà mở lấy một con đường riêng, phù hợp với dân tộc
2.2.4 Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các thế hệ chính trị xã hội
Tuy là một tôn giáo xuất thế, nhưng ở Việt Nam, Phật giáo lại rất nhập thế, nổi bật nhất là các thời Đinh, Lê, Lý, Trần Trong các thời này các vị cao tăng có học thức, có giới hạnh điều được mời tham gia triều chính, cố vấn trong những việc quan trọng của quốc gia Thời vua Đinh Tiên Hoàng đã phong cho thiền sư Ngô Chân Lưu làm Tăng Thống, thời Tiền Lê có ngài Vạn Hạnh, ngài Đỗ Pháp Thuận, ngài Khuông Việt cũng tham gia triều chính Trong đó đặc biệt thiền sư Vạn Hạnh đã có công xây dựng triều đại nhà Lý khi đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, chấm dứt chế độ tàn bạo của Lê Long Đỉnh, ông vua Ngọa Triều còn có biệt danh kẻ róc mía trên đầu sư Thời nhà Trần có các thiền sư Đa Bảo, thiền sư Viên Thông điều được các vua tin dùng trong bàn bạc quốc sự như những cố vấn triều đình
Đến thế kỷ 20, phật tử Việt Nam rất hăng hái tham gia các hoạt động xã hội như cuộc vận động đòi ân xá cho Phan Bội Châu Thời Diệm, Thiệu (1959-1975) cũng thế, các tăng sĩ và cư sĩ miền Nam tham gia tích cực cho phong trào đấu tranh đòi hòa bình và độc lập cho dân tộc, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đấu tranh chống lại nền độc tài chuyên chế của gia đình họ Ngô năm 1963 Đặc biệt là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chế độ độc tài đó Đến cuối thế kỷ 20, ta thấy tinh thần nhập thế này cũng không ngừng phát huy, đó là sự có mặt của các thiền sư Việt Nam trong quốc hội của nước nhà
2.2.5 Ảnh hưởng Phật Giáo trong đời sống người bình dân và giới trí thức Việt Nam
Thời sơ khởi người Việt Nam cũng có tín ngưỡng, tôn thờ tất cả những sức mạnh hữu hình hay vô hình mà họ cho là có thể giúp đỡ hoặc làm hại đến họ như mây, mưa, sấm, sét,… Trong bối cảnh tín ngưỡng đa thần này, Phật Giáo đã xuất hiện và nhanh chóng hóa thân qua hình ảnh của bộ tượng Tứ Pháp ở chùa Dâu,
Trang 12ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên của Việt Nam ở Luy Lâu (Hà Bắc ngày nay), đó là
bộ tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điển, một hình ảnh sống động
và gần gũi với người dân nông thôn trong việc cầu xin phước lộc, cầu đảo, cầu siêu, cầu xin tất cả những gì mà cuộc sống con người đòi hỏi Phật tử trong thời
kỳ sơ khai này quan niệm: Phật là đấng cứu thế, có thể ban cho con người mọi điều tốt lành Phật Giáo ở Việt Nam lúc bất giờ mang dáng dấp của Phật Giáo Tiểu Thừa và Mật Giáo, vì vậy dễ dàng gắn với phù chú, cầu xin phước lộc hơn
là tôi luyện trí tuệ và thiền định Vả lại, tính đời trội hơn tính đạo, trong quần chúng đa số là phụ nữ đến với Phật Giáo, đó là hạng người đau khổ nhất trong xã hội cũ
Được vua triều Lý, Trần ủng hộ, hoạt động của Phật Giáo có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm, làng nào cũng có chùa có tháp, người ta học chữ, học kinh, hội hè, biểu diễn rối nước, họp chợ ngay ở trước chùa Chùa làng đã từng một thời đóng vai trò trung tâm văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã Việt Nam, chùa không những là nơi giảng đạo cầu kinh, thờ cúng Phật mà còn là nơi hội họp, di dưỡng tinh thần, tham quan vãn cảnh Bởi vì, kiến trúc của chùa Việt Nam thường hòa hợp với cảnh trí thiên nhiên, tạo thành một kiến trúc hài hòa với ngoại cảnh Khung cảnh ấy phù hợp với những giờ phút nghỉ ngơi sau giờ lao động nhọc nhằn và dinh dưỡng tinh thần của tuổi già
Đến thế kỷ mười lăm, Nho Giáo thay chân Phật Giáo trong lĩnh vực thượng tầng xã hội, Phật Giáo từ giã cung đình nhưng vẫn vững vàng trong làng xã Ngôi đình xuất hiện tiếp thu một số kiến trúc và nghệ thuật Phật Giáo, đồng thời trở thành trung tâm hành chính của làng xã Cửa chùa chỉ còn mở cửa cho đàn bà, con gái kêu van, nguyện cầu khi chồng bị bắt phu, con bị bắt nợ, ốm đau bệnh tật, mất mùa đói rét xin Phật gia hộ Bồ Tát Quan Âm hay Phật Bà được ưa chuộng hơn xưa (tính trội nữ) Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta chiêm ngưỡng được pho tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt trong chùa Bút Tháp (tỉnh Hà Bắc) tạc vào năm 1656 Tượng rất đẹp nhưng được tạo vào thời điểm Phật Giáo không còn tôn
Trang 13sùng như quốc giáo nữa, chứng tỏ Phật Giáo đã ăn sâu vào tâm tư và văn hóa nghệ thuật dân gian
Qua trên ta thấy được Đạo Phật đã có mặt khắp nơi, ảnh hưởng đến mọi giai tầng trong ở xã hội Việt Nam cả trong giới bình dân và giới trí thức Ngoài
ra Phật Giáo còn ảnh hưởng qua góc độ nhân văn và xã hội
2.3 Ảnh hưởng Phật Giáo qua góc độ nhân văn và xã hội
2.3.1 Ảnh hưởng Phật Giáo đến ngôn ngữ
Nhiều từ ngữ được người Việt ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày một cách thường, có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều người dùng đến kể cả những người ít học Tuy nhiên không phải ai cũng biết những từ ngữ này được phát xuất từ Phật Giáo, ví dụ như khi ta thấy ai bị hoạn nạn, đau khổ tỏ lòng thương xót, ta bảo "tội nghiệp quá" Hai chữ “tội nghiệp” là
từ ngữ chuyên môn của Phật Giáo Theo Đạo Phật tội nghiệp là tội của nghiệp,
do nghiệp tạo ra từ trước, dẫn tới tai nạn hay sự cố hiện nay, theo giáo lý nhà Phật thì không có một hiện tượng hay sự cố tai nạn nào xảy ra là ngẫu nhiên hay tình
cờ, mà chỉ là kết quả tập thành của nhiều nguyên nhân tạo ra từ trước Hoặc khi các bà mẹ Việt Nam la mắng các con hay quậy phá, các bà nói: "chúng bay là đồ lục tặc", tuy nhiên họ không biết từ “lục tăc” này phát xuất từ đâu? Đó là từ nhà phật, chỉ cho sáu thằng giặc: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp của ngoại cảnh luôn luôn quấy nhiễu ta Một từ ngữ có sâu xa như vậy, nhưng khi Phật Giáo truyền bá vào Việt Nam đã bị Việt Nam hóa trở thành lời mắng của các bà mẹ Việt Nam Còn nhiều từ ngữ khác như từ bi, hỷ xả, giác ngộ, sám hối đã được người dân Việt Nam quen dùng như tiếng mẹ đẻ mà không chút ngượng ngập lạ lùng Sự ảnh hưởng phật giáo không ngừng ở phạm vi từ ngữ mà nó còn lan rộng,
ăn sâu vào những ca dao dân ca và thơ ca của người dân Việt Nam nữa
2.3.2 Ảnh hưởng phật giáo đến văn học Việt Nam
Dấu ấn Phật giáo trong ca dao, tục ngữ, thơ ca Việt Nam phản ánh sự gắn
bó mật thiết giữa đạo Phật và văn hóa bản địa Những giáo lí kinh điển nhà Phật
Trang 14như luân hồi, nhân quả, quan niệm về chữ tâm, về hạnh phúc được tinh lọc qua
bộ lọc văn hóa dân gian đã được truyền bá sâu rộng trong nhân dân một cách phong phú, gần gũi, dễ thẩm thấu đối với đa phần người dân Việt để nhắc nhở, khuyên răng dạy bảo, với mục đích xây dựng một cuộc hạnh phúc cho nhân dân
Ca dao
Những tư tưởng giáo điều tốt đẹp của Phật giáo đã được người dân chọn lọc tiếp nhận, phù hợp với nhân sinh quan của cả nhân dân Có thể nói ca dao trong văn học Việt Nam vô cùng phong phú, tinh thần Phật giáo trong ca dao cũng hòa quyện với văn hóa dân tộc góp phần tăng giá trị tư tưởng văn hóa dân tộc, bồi đắp cho nền văn hóa dân tộc được trường tồn Các giáo lý ảnh hưởng đến
ca dao Việt Nam có thể nhắc đến như là là giáo lý từ bi, giáo lý nhân quả, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh Nó đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong ca dao Việt Nam
Giáo lý nhân quả của nhà Phật được lọc qua lăng kính của nhân dân, biến thành những nguyên tắc sống đẹp:
"Quả báo ăn cháo gãy răng,
Ăn cơm gãy đũa, xỉa răng gãy chày"
Người Việt Nam thường nhắn nhủ nhau chớ có vì tiền bạc danh lợi, làm điều xấu hại người, ăn ở cho lương thiện rồi thế nào cũng gặp điều tốt lành, may mắn và hạnh phúc: “Ai ơi hãy ở cho lành/Kiếp này chẳng gặp đề dành kiếp sau”
Hiếu hạnh xuất phát bởi lòng từ bi, là Bồ tát hạnh vậy Trên cơ sở đó, lòng hiếu thảo trở thành một nền luân lý đạo đức thiết yếu mà bổn phận làm con phải chu toàn: " Làm trai hết đủ trăm đường/Trước tiên đều hiếu, đạo thường xưa nay" Hiếu hạnh trong Phật giáo trong ca dao còn thể hiện ở tâm nguyện đối với tiền nhân, tổ tiên trong quá khứ:
"Khôn ngoan nhờ ấm cha ông, Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
Ðạo làm con chớ có hững hờ, Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm"